Số Lượng Mặt Hàng Trong Danh Mục Được Phép Nhập Khẩu


phủ thực hiện kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu và theo đuổi chiến lược thay thế nhập khẩu.

Trước những năm 1980, Ấn Độ đã có một cơ cấu ngành khá đa dạng, nhưng chi phí sản xuất cao và mang nặng tính tự túc tự cấp. Do đó, chất lượng sản phẩm kém, công nghệ lạc hậu ngay cả ở những ngành mà Ấn Độ có lợi thế cạnh tranh như dệt, may, đồ da, sản xuất bông thô. Nguyên nhân về năng suất cùng với nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ, nguyên liệu thô mà thị trường trong nước không thể đáp ứng được tăng lên; đòi hỏi phải tự do hóa nhập khẩu máy móc và nguyên liệu cuối những năm 1970. Hơn nữa, nhờ những thành tựu trong xuất khẩu đã làm dự trữ ngoại hối đủ lớn, khiến các quan chức không quá lo lắng về khủng hoảng cán cân thanh toán. Do đó, một biện pháp tự do hóa bắt đầu được triển khai. Có thể nói rằng, từ giữa thập niên 80 (khoảng năm 1985), Ấn Độ đã sớm có nỗ lực chuyển đổi làm tiền đề cho cải cách kinh tế. Bước chuyển trong những năm 1980 của Ấn Độ có thể được chia thành 5 loại:

Thứ nhất: Danh mục hàng hóa và đầu vào trung gian cho sản xuất được phép nhập khẩu dần được mở rộng và tăng lên về số lượng. Hầu hết hàng hóa và đầu vào cho sản xuất được đưa vào danh mục cấp phép nhập khẩu đều là những mặt hàng trong nước không sản xuất được. Do đó, biện pháp tự do hóa này có ý nghĩa quan trọng với việc nâng cao hoạt động sản xuất trong nước.

Bảng 1.1: Số lượng mặt hàng trong danh mục được phép nhập khẩu


Năm

Máy móc và thiết bị sản xuất (Đv: mặt hàng)

1976

79

Tháng 4/1987

1.007

Tháng 4/1988

1.170

Tháng 4/1990

1.329

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 5

Nguồn: [48]


Thứ hai: Tỷ trọng hàng nhập khẩu độc quyền giảm đi, tỷ trọng hàng nhập khẩu bởi doanh nghiệp tăng lên. Trong thời kỳ 1980-1987, tỷ trọng hàng nhập khẩu độc quyền của Nhà nước giảm từ 67% xuống còn 27%.

Thứ ba: Sau năm 1985, một số biện pháp khuyến khích xuất khẩu được triển khai.

Thứ tư: Từ năm 1985, nới lỏng điều tiết ở một số ngành công nghiệp để tăng cường cho hoạt động tự do hóa nhập khẩu, bao gồm:

Xoá bỏ cơ chế cấp phép trong 25 ngành.

Cho phép doanh nghiệp được linh hoạt chuyển đổi sản xuất giữa các lĩnh vực tương tự.

Từ 1986, bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động tới hơn 80% công suất trong một thời điểm bất cứ trong vòng 5 năm trước 1986 sẽ được phép nâng công suất hoạt động lên 133% so với công suất tại thời điểm vượt 80% đó.

Những doanh nghiệp có tài sản trên 1 tỷ Rupi mới bị coi là thuộc diện xem xét của Luật Chống độc quyền, thay vì quy định trên 200 triệu Rupi trước đây. Theo đó, có 90 trong số 180 doanh nghiệp lớn đã được đưa ra khỏi danh sách doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Chống độc quyền để có thể mở rộng sản xuất.

Kiểm soát về giá và phân phối đối với sản phẩm xi măng được bãi bỏ hoàn toàn, tạo điều kiện xoá thị trường xi măng lậu, nhanh chóng làm giảm giá xi măng.

Thuế tiêu thụ được chuyển thành thuế giá trị gia tăng, cho phép các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo được khấu trừ thuế đánh vào đầu vào mua trong nước.

Thứ năm: Xây dựng chế độ tỷ giá hối đoái thực tế hơn bằng cách phá giá đồng rupi vào cuối thập niên 80 với mục đích kích thích xuất khẩu.


Nhờ có những bước chuyển theo hướng tự do hóa nói trên, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội cũng như tăng trưởng sản lượng công nghiệp của Ấn Độ trong những năm 1980 cao hơn hẳn thời gian trước. Tỷ lệ tăng của GDP thực tế bình quân hàng năm trong thời kỳ 1980-1991 là 5,7%/năm so với mức tăng khiêm tốn là 3,5%/năm thời kỳ trước 1980. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm thời kỳ 1988-1991 là 9,2%/năm [48]. Mức tăng trưởng nhanh của sản lượng công nghiệp bắt nguồn từ năng suất được cải thiện bởi tự do hóa trong công nghiệp và thương mại đem lại.

1.2.2. Tình hình kinh tế quốc tế thúc đẩy Ấn Độ tiến hành cải cách

1.2.2.1. Sự thành công của các nước công nghiệp mới ở Đông Á

Vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70, các mô hình kinh tế năng động ở Đông Á DAEs (Dynamic Asian Economies) gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Thailand và Malaysia đã đưa ra những gợi ý về cách thức và giải pháp phát triển đối với những nước vốn xuất phát từ nông nghiệp và quan hệ xã hội tuân theo những giá trị văn hóa Phương Đông. Đó là thành công của các chiến lược phát triển như phát huy sức mạnh nội lực, phát huy sức mạnh thị trường và mở cửa, hướng vào xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Như vậy, các nước tăng trưởng nhanh ở Châu Á có lẽ cũng là những ví dụ điển hình cho sự thành công về kinh tế liên quan đến con đường hướng ra thế giới. Có thể nói rằng, ở các quốc gia này, tăng trưởng xuất khẩu đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Tất nhiên, đi đôi với hoạt động ngoại thương còn phải kể đển các nhân tố khác như tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tỷ giá hối đoái cạnh tranh, tăng cường chất lượng giáo dục và đào tạo, khả năng áp dụng công nghệ mới, sự chuyển dịch linh hoạt từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp…song không thể phủ nhận vai trò mở cửa của nền kinh tế. Tự do hóa thương mại đã trở thành


nguyên nhân cơ bản của quá trình tăng trưởng kinh tế cao kéo dài nhiều thập kỷ qua ở các quốc gia này.

1.2.2.2. Công cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc

Cải cách kinh tế Trung Quốc theo hướng thị trường diễn ra từ năm 1978, đã đạt được những thành tựu cải cách nổi bật, thu hút được sự quan tâm chú ý của cộng đồng quốc tế. Quốc gia này do nguyên nhân về an ninh và hệ tư tưởng đã cố gắng duy trì tự lực cánh sinh hầu như suốt khoảng thời gian sau chiến tranh, nhưng sau đó cũng đã có những nhận thức về vai trò của chiến lược hướng ngoại đối với tăng trưởng kinh tế đất nước. Đây chính là một ví dụ điển hình cho sự tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu thông qua việc Nhà nước thiết lập các đặc khu kinh tế và các “thành phố mở” nhằm thu hút đầu tư và tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu.

Ngay khi Trung Quốc tiến hành chính sách mở cửa năm 1978 sau khoảng 3 thập niên đóng cửa, xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh chóng, đạt khoảng 11%/năm. Đồng thời, cải cách đã thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế; trong giai đoạn từ 1980 đến 2003, GDP bình quân đạt khoảng 9,5%/năm, số dân có mức sống dưới 1USD/ngày đã giảm từ 789 triệu người xuống còn 203 triệu người.

Điểm nổi bật trong cải cách kinh tế Trung Quốc là sẵn sàng sử dụng những giải pháp không mang tính truyền thống. Sau một thời gian dài theo đuổi chiến lược phát triển công nghiệp nặng mà bỏ qua nông nghiệp và các ngành sử dụng nhiều lao động, giờ đây Trung Quốc đã tập trung vào hai khu vực này, bởi nó cho phép Trung Quốc phát huy lợi thế của mình là lực lượng lao động dồi dào. Hướng cải cách của Trung Quốc bắt đầu từ nông nghiệp, thông qua chế độ khoán cho nông dân, tạo điều kiện để họ sản xuất phục vụ thị trường. Tiếp đó, cải cách ở nông thôn đã tạo điều kiện để ngành công nghiệp Trung Quốc phát triển thông qua việc cho ra đời các xí nghiệp hương


trấn - một hình thức doanh nghiệp hoàn toàn mang bản sắc Trung Quốc [38]. Các xí nghiệp này không được hưởng nhiều bảo hộ của Nhà nước, phải đối đầu với cạnh tranh và khó khăn về ngân sách, song lại được tự do hoạt động ngoài phạm vi kế hoạch của Nhà nước. Tỷ trọng của các xí nghiệp hương trấn trong sản lượng công nghiệp tăng từ 9% trong năm 1978 lên 58% năm 1997. Trung Quốc đã nhanh chóng thực hiện xóa đói giảm nghèo chủ yếu do hai nguyên nhân trên.

Hơn nữa, Trung Quốc đã thực hiện một chính sách mở cửa toàn diện hơn với nền kinh tế thế giới, bắt đầu bằng việc thành lập các đặc khu kinh tế SEZs (Special Economic Zones). Có hai yếu tố làm cho SEZs ở Trung Quốc trở thành một chính sách thành công:

Thứ nhất, SEZs được hưởng một môi trường đầu tư thuận lợi. Đó là: cho phép 100% sở hữu nước ngoài, được tự do tuyển dụng và sa thải nhân công, được hưởng thuế suất thấp, được cung cấp cơ sở hạ tầng...

Thứ hai, SEZs không còn là một khu vực bị cô lập. Từ SEZs, Trung Quốc tiến hành mở cửa toàn diện hơn. Thời gian đầu chỉ có 4 đặc khu kinh tế được thành lập, sau đó 14 thành phố ven biển khác đã thực hiện chính sách này và nó được nhân rộng sang các thành phố đồng bằng khác. Như vậy, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc cải cách toàn diện đối với nông nghiệp, công nghiệp, thương mại kể từ năm 1978 và bước đầu đã thu được những thành công nhất định.


Bảng 1.2: Tăng trưởng GDP thực tế và tăng trưởng xuất khẩu trung bình của các nền kinh tế năng động ở Châu Á và Trung Quốc



Quốc gia

Tăng trưởng GDP thực tế

(Đv: %/năm)

Tăng trưởng xuất khẩu

(Đv: %/năm)

1980-1990

1990-1995

1980-1990

1990-1995

Hàn Quốc

9,4

7,2

12,0

13,4

Hồng Kông

6,9

5,6

14,4

13,5


Singapore

6,4

8,7

10,0

13,3

Thailand

7,6

8,4

14,0

14,2

Malaysia

5,2

8,7

10,9

14,4

DAEs

7,5

7,6

12,3

13,8

Trung Quốc

10,2

12,8

11,5

15,6

Các nước đang phát triển

2,8

2,1

7,3

5,2

Nguồn: [48]

Qua số liệu trong bảng có thể thấy rằng, do thực hiện quá trình mở cửa hướng ra thế giới sớm nên các nước DAEs và Trung Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng GDP thực tế rất cao. Đối với DAEs, GDP thực tế tăng trung bình 7,5%/năm trong giai đoạn từ 1980-1990 và 7,6%/năm trong giai đoạn 1990- 1995. Tăng trưởng GDP trung bình thực tế ở Trung Quốc còn cao hơn, đạt mức 10,2%/năm và 12,8%/năm ứng với hai giai đoạn trên.

Có thể thấy, các nước đạt mức độ tăng trưởng nhanh ở Châu Á cũng chính là các dẫn chứng cho thấy sự liên quan giữa thành công về kinh tế với mức độ xuất khẩu. Các nước DAEs và Trung Quốc luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đồng thời cũng có tốc độ tăng trưởng cao về xuất khẩu, luôn đạt hơn 10%/năm (bảng 1.2). Như vậy, thực tiễn đã chứng tỏ vai trò đóng góp quan trọng của thương mại quốc tế vào sự tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển. Sự đóng góp đó thông qua rất nhiều kênh tác động, đó là:

1) Thương mại quốc tế có thể tạo điều kiện tận dụng triệt để những nguồn lực chưa được sử dụng hết trong nước; chẳng hạn, có thể tìm được lối thoát cho sự dư thừa các mặt hàng nông sản và nguyên liệu thô sẵn có thông qua hoạt động ngoại thương. Đây là thực tế phổ biến ở các quốc gia đang phát triển.

2) Mở rộng thị trường thương mại có thể chuyên môn hóa lao động và tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô.


3) Thương mại quốc tế còn là phương tiện chuyển giao các ý tưởng, công nghệ, phương pháp quản lý mới và các kỹ năng khác.

4) Thương mại kích thích và tạo điều kiện thuận lợi cho các luồng vốn quốc tế từ các nước phát triển vào các nước đang phát triển.

5) Nhập khẩu các sản phẩm chế tạo mới đã khuyến khích nhu cầu nội địa cho đến khi sản xuất nội địa có khả năng đáp ứng được.

6) Thương mại quốc tế là vũ khí hoàn hảo chống lại độc quyền vì nó kích thích năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất nội địa với nước ngoài.

1.2.2.3. Xu hướng hợp tác và cạnh tranh trên thế giới đang từng bước thay thế xu hướng đối đầu và xung đột

Trước xu thế chung của toàn thế giới là hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, các quốc gia buộc phải định hướng lại tư duy về các vấn đề phát triển. Khác hẳn với trước đây, trong hoàn cảnh phát triển mới, mở cửa và hội nhập quốc tế đã trở thành nhu cầu tự thân bên trong đối với nền kinh tế của hầu hết các quốc gia đang phát triển. Giờ đây, toàn cầu hóa và khu vực hóa là một xu thế tất yếu, trong đó tự do hóa kinh tế trở thành một nội dung bao trùm trong động thái phát triển của mọi nền kinh tế. Do vậy, Ấn Độ cần phải có những điều chỉnh kinh tế của mình theo hướng tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Toàn cầu hóa đang buộc Ấn Độ phải mở cửa thị trường hơn nữa, đồng thời buộc nền kinh tế phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài. Mặt khác, xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ấn Độ tận dụng được thị trường bên ngoài góp phần vào tăng trưởng kinh tế, bởi nền kinh tế Ấn Độ hiện nay đang có những lợi thế nhất định khi tham gia hội nhập quốc tế. Do xu thế toàn cầu hóa, Ấn Độ có khả năng mở rộng xuất khẩu những hàng hóa đang có lợi thế của mình ra nước ngoài và thu hút mạnh mẽ được nguồn vốn FDI trên thế giới nhờ dung lượng thị trường trong nước rất lớn.


Toàn bộ tình hình trên đây, bao gồm cả hoàn cảnh thực tiễn trong nước và tình hình quốc tế đã tác động đến Ấn Độ theo cả hai phương diện. Một mặt, nó đòi hỏi phải có sự đổi mới trong tư duy phát triển kinh tế, đặt trọng tâm phát triển kinh tế theo một phương thức mới; mặt khác, nó tạo ra các điều kiện và cơ hội để sự thay đổi được diễn ra thuận lợi hơn

1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CÔNG CUỘC CẢI CÁCH KINH TẾ - QUÁ TRÌNH CHUYỂN HƯỚNG SANG QUAN ĐIỂM TỰ DO HÓA VÀ MỞ CỬA NỀN KINH TẾ Ở ẤN ĐỘ

Như vậy, qua hai phần đã trình bày trên đưa ra một cái nhìn khái quát về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn làm động lực cho Ấn Độ thực hiện quá trình cải cách. Nhưng chúng ta vẫn chưa thấy được sự cấp thiết, sự thôi thúc đòi hỏi Ấn Độ phải tiến hành cải cách để thay đổi và phát triển nền kinh tế đất nước. Phần này sẽ trình bày một cách cụ thể sự cần thiết ấy.

Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn thứ 7 và đông dân thứ 2 thế giới. Với lực lượng lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú, điều kiện địa lý thuận lợi, khí hậu đa dạng, có đại dương bao bọc, có đồng bằng rộng lớn vào loại nhất thế giới…là những điều kiện thuận lợi để Ấn Độ phát triển kinh tế đất nước.

Ngay từ khi giành độc lập vào năm 1947, những người sáng lập ra nước cộng hòa Ấn Độ đã đặt nhiệm vụ là phải xây dựng đất nước thành một quốc gia độc lập và hùng mạnh trên cơ sở tự lực tự cường. Tư tưởng này đã chi phối đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Ấn Độ. Theo quan điểm xuyên suốt đó, các kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm bắt đầu từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1951-1956) đều hướng vào những mục tiêu cơ bản là:

+)Tăng trưởng vững chắc và hiện đại hóa nền kinh tế; +)Tự lực cánh sinh;

+)Đảm bảo công bằng xã hội; +)Xóa bỏ nghèo đói.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/07/2022