* Về chính sách mở cửa (kinh tế đối ngoại)
- Chính sách mở cửa được coi là đường lối chiến lược không thay đổi, là điều kiện để hiện đại hoá.
- Chủ trương đa dạng hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại, mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, không phân biệt về thể chế chính trị, về trình độ phát triển nhưng phải đem lại lợi ích cho Trung Quốc.
- Thực hiện mở cửa từng bước: trước tiên xây dựng các đặc khu kinh tế, tiếp đến mở cửa các thành phố ven biển và sau đó là các khu vực khác.
- Biện pháp: cải cách ngoại thương, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài (đặc biệt là FDI)…
* Về cải cách thể chế chính trị:
Thực chất của cải cách và mở cửa ở Trung quốc là chuyển đổi mô hình kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường XHCN mang màu sắc Trung quốc. Đó là quá trình cấu trúc lại nền kinh tế và thay đổi phương pháp vận hành nền kinh tế:
- Từ nền kinh tế thuần nhất công hữu sang nền kinh tế có nhiều loại hình sở hữu, nhiều thành phần
- Từ vận hành nền kinh tế bằng cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
- Từ nền kinh tế mang nặng tính hiện vật sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá
- Từ nền kinh tế đóng sang nền kinh tế mở cửa, hội nhập quốc tế
- Phương pháp cải cách mở cửa diễn ra thận trọng, tự do hóa giá cả được tiến hành từng bước và không sử dụng “liệu pháp sốc” trong cải cách.
- Chú trọng xử lý tốt mối quan hệ giữa cải cách cục bộ và cải cách chỉnh thể
- Áp dụng các phương pháp vừa mạnh dạn vừa chắc chắn như kết hợp đột phá trọng điểm với đẩy mạnh toàn diện, thí điểm trước mở rộng sau.
- Mở rộng cải cách dần dần có trình tự và nhờ đó đã tránh được những xáo trộn xã hội không cần thiết, hạn chế và ngăn chặn một cách hữu hiệu những rủi ro trong cải cách.
6.3.2.2. Những thành tựu kinh tế và hạn chế sau cải cách
* Thành tựu:
Cách đây hơn 30 năm, tháng 12-1978, Hội nghị Trung ương 3 Khóa XI Ðảng CS Trung Quốc đã quyết định chuyển trọng tâm công tác sang xây dựng hiện đại hóa đất nước. Ðó là hội nghị quan trọng, vạch ra con đường mới xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc, mở ra thời kỳ lịch sử mới cho công cuộc cải cách mở cửa. Ðến nay, Trung Quốc từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới.
Theo số liệu vừa được Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố, giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc năm 2007 đạt 24.950 tỷ nhân dân
tệ, tương đương 23,7% GDP của Mỹ, 74,9% GDP của Nhật Bản và 99,5% GDP của Ðức. Trong thời gian từ 1978 đến 2007, tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP Trung Quốc là 9,8%, cao hơn 3% so với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm của thế giới trong cùng thời kỳ. Thu nhập bình quân đầu người của nước này tăng từ 190 USD năm 1978 lên 2.360 USD năm 2007.
Trong 30 năm cải cách mở cửa, thành phần kinh tế phi tập thể trong nền kinh tế đã phát triển với tốc độ nhanh. Thành phần kinh tế nhà nước không còn đóng vai trò độc quyền ở Trung Quốc. Kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và nước ngoài cùng tồn tại trong hệ thống kinh tế của Trung Quốc.
Số liệu của NBS cho thấy, năm 1978, xí nghiệp quốc doanh chiếm 77,6% tổng sản lượng công nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, đến năm 2007, tỷ lệ này chỉ còn chiếm 29,5%. Mặc dù tỷ lệ giảm, nhưng kinh tế quốc doanh vẫn là yếu tố quan trọng trong kinh tế Trung Quốc.
Trước khi cải cách mở cửa, Trung Quốc phải gánh chịu sự thiếu hụt nghiêm trọng về hàng tiêu dùng và dịch vụ. Sau năm 1978, khả năng cung cấp hàng tiêu dùng của Trung Quốc tăng nhanh và có thể đáp ứng nhu cầu của người dân. Năm 2007, sản lượng lương thực của Trung Quốc đạt 501,6 triệu tấn, tăng 64,6% so với năm 1978. Giá trị gia tăng công nghiệp năm 2007 vượt mức 10.000 tỷ nhân dân tệ (1.470 tỷ USD), tăng 23 lần so với năm 1978. Năm 2007, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng sản phẩm nông nghiệp như ngũ cốc, thịt và bông. Các sản phẩm công nghiệp như thép, than đá, xi-măng và phân hóa học của Trung Quốc cũng đạt sản lượng hàng đầu thế giới. Trung Quốc đã có 22 doanh nghiệp lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp mạnh của thế giới.
Năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chính thức trở thành một thành viên trong hệ thống thương mại đa phương toàn cầu, từng bước mở cửa thị trường tài chính của mình và hoàn thiện các quy định, văn bản luật pháp có liên quan. Thu nhập tài chính của Chính phủ Trung Quốc đã tăng gấp 45 lần trong vòng 30 năm qua. Tháng 8-2008, Trung Quốc tổ chức thành công Ðại hội thể thao Olympic Bắc Kinh 2008, được đánh giá là đại hội quy mô hoành tráng và thành công nhất trong lịch sử các kỳ đại hội.
Trung Quốc đạt được tiến bộ rò rệt trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ, thể hiện nổi bật qua việc phóng thành công các tàu vũ trụ Thần Châu, đưa nhà du hành vũ trụ Trác Chí Cương bước ra ngoài khoảng không vũ trụ; tự lực phát triển các lĩnh vực công nghiệp quốc phòng then chốt, phục vụ đắc lực cho hiện đại hóa quốc phòng của nước này.
16
14
1 1 ,7
12
10
(% )
7 ,8
8
6 7 ,6
4
2
5 ,2
9 ,1
1 5 ,2
1 3 ,5
1 0 ,9
1 1 ,6
8 ,8
1 1 ,3
4 ,1
1 4 ,2
9 ,2
3 ,8
1 3 ,5
1 2 ,6
1 0 ,5
9 ,6
8 ,8
7 ,8 7 ,4
7
1978
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
2000
0
Biểu đồ 6.1. Tốc độ tăng GDP của Trung Quốc (1978 – 2000)
* Hạn chế:
Bên cạnh những thành tựu đạt được kinh tế Trung Quốc hiện nay còn một số hạn chế cơ bản sau:
- Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào vốn đầu tư.
- Tình trạng bất bình đẳng về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư tăng.
- Tăng trưởng kinh tế dẫn đến tình trạng nguy cơ khai thác cạn kiện nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng cho đến nay vẫn chưa theo kịp tiến trình tăng trưởng nhanh của nền kinh tế.
6.3.2.3 Bài học rút ra từ sau cải cách
- Xác định nông nghiệp là khâu đột phá trong cải cách. Những kết quả đạt được trong cải cách nông nghiệp và nông thôn đã tạo tiền đề để mở rộng cải cách toàn bộ.
- Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách - phát triển - ổn định. Cải cách là biện pháp, là động lực; phát triển là mục đích, là mục tiêu; ổn định là tiền đề, là điều kiện tất yếu trong phát triển kinh tế quốc dân.
- Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận cải cách, coi trọng phương pháp và phương thức của cải cách
- Kiên trì tiêu chuẩn phát triển lực lượng sản xuất, xử lý chính xác mối quan hệ giữa hiệu suất với công bằng.
- Xử lý chính xác mối quan hệ giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị, “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”.
- Cần chú ý học tập kinh nghiệm của nước ngoài.
Về vấn đề cải cách và mở cửa mà Trung Quốc tiến hành là để tranh thủ vốn, kỹ thuật của nước ngoài vài giải tỏa tình trạng trì trệ và bế tắc truyền thống. Về vấn đề cải cách và mở cửa mà Trung Quốc tiến hành vào những năm 1980, khi xem xét đánh giá thì lúc đầu hầu hết những nhà kinh tế học xã hội chủ nghĩa đều cho là hữu khuynh phục hồi chủ nghĩa tư bản và vi phạm những nguyên tắc Mácxit v.v… Nhưng qua thực tế diễn biến ở Trung Quốc trong những năm qua, cách nhìn nhận và đánh giá về công cuộc xây dựng phát triển kinh tế ở đất nước này đã có sự thay đổi. Quan điểm chung
đều thừa nhận rằng trong thời gian qua Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rất cơ bản và coi chính sách cải cách và mở cửa là 1 tất yếu khách quan trên con đường phát triển của xã hội Trung Quốc. Từ những chuyển biến và thay đổi ấy, những người Mácxit cho rằng Trung Quốc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là phù hợp với xu thế thời đại, với nguyện vọng chung của các dân tộc trên đất nước này.
Câu hỏi ôn tập
1. Tại sao nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm trước năm 1978.
2. Trình bày nguyên nhân cải cách và mở cửa kinh tế của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này là gì?
3. Trình bày nội dung cải cách và mở cửa kinh tế của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này là gì?
4. Trình bày nguyên nhân và nội dung cải cách và mở cửa kinh tế của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay.
5. Trình bày những thành tựu trong phát triển kinh tế của Trung Quốc sau năm 1978 là gì?
6. Trình bày những hạn chế của nền kinh tế Trung Quốc từ năm 1978 đến nay?
7. Tại sao cho rằng cải cách kinh tế ở Trung Quốc trong năm 1978 là tất yếu?
8. Đặc điểm cơ bản của nền kinh tế Trung Quốc sau cải cách 1979 là gì?
9. Đánh giá những thành tựu mà kinh tế Trung Quốc đạt được sau cải cách kinh tế.
10. Trình bày những kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu quá trình cải cách và mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay.
CHƯƠNG 7. KINH TẾ ASEAN
7.1. Kinh tế Asean trước khi giành độc lập
7.1.1. Cơ cấu kinh tế
Trước khi bị thực dân phương tây xâm lược, phần lớn các nước ASEAN đang ở thời kỳ chế độ phong kiến.
Sau các phát kiến về địa lý vĩ đại, từ thế kỷ XVI, thực dân Châu Âu mà trước hết là Bồ Đào Nha, Tây Ba Nha đã xâm nhập vào vùng Đông Nam Á. Trong khoảng 20 năm đầu thế kỷ XVI, thực dân Bồ Đào Nha đã chiếm một số đảo và kiểm soát nhưng con đường buôn bán chủ yếu trên Ấn Độ Dương. Tiếp từ đó năm 1565 đến 1572, thực dân Tây Ba Nha đã chiếm Philippin và tiếp tục mở rộng các vùng thuộc địa ở Châu Á.
Từ thế kỷ XVII, tư bản Hà Lan, Anh, pháp đã dần chiếm ưu thế trong các cuộc tranh giành thuộc địa ở châu Á. Năm 1762 công ty Đông Ấn của Hà lan được thành lập và tiến hành sâm lược Inđônêxia (Indonesia).Từ năm 1768, thực dân Anh bắt đầu xâm lược Mã Lai. Năm 1819, Anh chiếm Xingapo. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ba Nha năm 1898, Philippin trở thành thuộc địa của Mỹ.
Đến cuối thế kỷ XIX, các nước ASEAN đã trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây. Các nước và Đông Nam Á nói chung đã trở thành một trong những vùng thuộc địa quan trọng nhất, là nơi cung cấp chủ yếu cho các nước tư bản các loại nguyên liệu, nông sản như gạo, bông, hồ, tiêu, gỗ, sợi, gai v.v… Tước chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á chiếm 80 - 90% giá trị xuất khẩu của thế giới các loại mặt hàng này. Ngoài ra khu vực này còn chiếm 90% cao su xuất khẩu của thế giới, 68% chì, 75% bột sắt và sản phẩm dừa, 50% dầu dừa và một phần quan trọng dứa sợi, đường mía, thuốc lá, chè và nhiều loại nguyên liệu quý khác bán gia trên thị trường thế giới.
Sự chuyển biến của nền kinh tế các nước ASEAN phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu xuất khẩu thu lợi nhuận cao của tư bản chính quốc.
Trong giai đoạn đầu thống trị các nước này, thực dân phương Tây đã áp dụng phổ biến các hình thức bóc lột siêu kinh tế mà điển hình mà chế độ trồng trọt cưỡng bức. Hàng triệu nông dân buộc phải chuyển sang trồng các cây gia vị, cà phê, chàm và các cây công nghiệp khác nhằm phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Ngoài ra chính sách sưu cao thuế nặng, trao đổi không ngang giá cũng đóng vai trò quan trọng.
Ở Đông Nam Á, chỉ còn có Thái Lan (trước năm 1939 gọi là Xiêm ) độc lập do sự tranh chấp giữa Anh và Pháp. Thực chất Xiêm đã trở thành nước nửa thuộc địa và bị rằng buộc bởi một loạt các hiệp ước bất bình đẳng với Anh, Pháp và các nước tư bản phương Tây khác.
Từ cuối thế kỷ XIX, ASEAN là một trong những thị trường đầu tư quan trọng nhất của các nước đế quốc với hai hình thức đầu tư kinh doanh và đầu tư cho vay.
Bảng 7.1. Đầu tư nước nước ngoài vào một số nức ASEAN trước chiến tranh thế giới thứ hai (triệu đô la)
Năm | Đầu tư kinh doanh | Đầu tư cho vay | |
Inđônêxia | 1930 | 1.600 | 853(năm 1937) |
(Indonesia) | |||
Malaixia | 1930 | 447 | 113 |
(Malaysia) | |||
Thái Lan | 1938 | 90 | 34 |
(Thailand) | |||
Philippin | 1935 | 315 | 61 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Kinh Tế Nước Nga Trước Cách Mạng Tháng Mười (1917)
- Chuyển Đổi Nền Kinh Tế Theo Hướng Thị Trường
- Kết Quả Sản Xuất Một Số Ngành Kinh Tế Của Trung Quốc Giai Đoạn 1966- 1968
- Xuất - Nhập Khẩu Các Nước Asean (Từ 1975 Đến 1980)
- Tỷ Trọng Các Ngành Kinh Tế Trong Tổng Sản Phẩm Quốc Nội Một Số Nước Asean
- Kinh Tế Việt Nam Thời Kỳ Thực Dân Pháp Thống Trị
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
Phần lớn vốn đầu của tư bản nước ngoài tập chung vào hai nghành: nông nghiệp và công nghiệp khai thác.
Trong công nghiệp, phần lớn ruộng đất nằm trong tay địa chủ phong kiến và tư bản nước ngoài và phát triển chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Thái lan từ đầu thế kỷ XX chủ yếu là độc canh sản xuất lúa gạo xuất khẩu. Năm 1940, diện tích trồng lúa lên tới 2 triệu hécta. Ở một số nước khác như Malaixia, Inđônêxia, Philippin lại chủ yếu là phát triển các đồn điền trồng cây công nghiệp như cao su, cà phê, dừa, mía v.v… Riêng Malaixia, khoảng 50% số vốn đầu tư của tư bản Anh tập trung vào cao su, năm 1900 có 500 acoro cao su, năm 1940 lên đến 3,5 triệu acoro.
Trong công nghiệp, công nghiệp khai thác được chú trọng. Năm 1941, riêng ở Malaixia có tới 70 công ty của tư bản Anh hoạt động trong ngành khai thác thiếc. Ở một số nước khác, tư bản nước ngoài cũng đầu tư chủ yếu vào công nghiệp khai thác như dầu ở Inđônêxia, thiếc ở Thái Lan, vàng, quặng sắt, đồng, crôm ở Philippin.
7.1.2. Chính sách kinh tế
Dưới tác động của chính sách thuộc địa, cơ cấu kinh tế xã hội ở các nước này có sự thay đổi sâu sắc. Bên cạnh quan hệ sản xuất phong kiến, vẫn tiếp tục duy trì quan hệ sản xuất mới xuất hiện nhưng phát triển phiến diện. Nền kinh tế các nước ASEAN trong thời kỳ này có đặc điểm nổi bật sau:
- Kinh tế nông nghiệp lạc hậu vẫn là phổ biến. Nông nghiệp độc canh, tập trung chủ yếu vào một số loại cây công nghiệp hoặc xuất khẩu. Quan hệ sản xuất tư bản đã xâm nhập vào nông nghiệp, nhưng các quan hệ sản xuất tư bản vẫn duy trì và tồn tại phổ biến với kỹ thuật sản xuất hết sức lạc hậu.
- Công nghiệp phát triển què quặt, phiến diện chủ yếu là công nghiệp khai thác mỏ và một số ít cơ sở công nghiệp sơ chế nguyên liệu.
- Nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào tư bản nước ngoài và phát triển theo hướng xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm nông - lâm nghiệp. Các nước tư bản thu được nguồn nông lâm, khoáng sản phong phú từ các nước này.
7.2. Kinh tế Asean sau khi giành độc lập
7.2.1 Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước ASEAN đã lần lượt giành được độc lập về chính trị:
+ Ngày 17 tháng 8 năm1945, nước cộng hòa Inđônêxia đước thành lập.
+ Ngày 4 tháng 7 năm 1946, Mỹ chính thức công nhận Philippin là nước cộng hòa độc lập.
+ Tháng 8 năm1957, chính phủ Anh tuyên bố “trao trả” độc lập cho Malaixia
+ Ngày 9 tháng 8 năm 1965 Xingapo tách khỏi liên bang Malaixia và tuyên bố thành lập nước cộng hòa Xingapo.
+ Ngày 1 tháng1 năm1984, Anh tuyên bố “trao trả” độc lập cho Brunây (Brunei).
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ và và các nước tư bản phát triển vẫn tiếp tục tìm mọi cách khống chề nền kinh tế các nước này bằng nhiều thủ đoạn thực dân mới nhằm tiếp tục duy trì các nước này trong quỹ đạo của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới.
Chính sách viện trợ được coi là công cụ quan trọng nhất mở đường cho sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới. Trong khoảng hơn 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đứng đầu các nước tư bản phát triển về tổng số viện trợ cho các nước ASEAN. Thời kỳ 1960 - 1967, Mỹ chiếm 50,9%, Nhật: 32%, Anh: 6,1%, Tây Đức: 9,6%. Trong tổng số 1.395,1 triệu USD viện trợ cho các nước ASEAN trong thời kỳ năm 1968 -1970 Mỹ chiếm tới 53%, Nhật chiếm 30,1%
Từ những năm 1970, Nhật Bản đã nhanh chóng vượt Mỹ về viện trợ, đầu tư và thương mại với ASEAN:…..
Thị trường Đông Nam Á được Nhật Bản coi là địa bàn quan trọng bậc nhất trong chiến lược kinh tế đối ngoại. Dưới chiêu bài xây dựng “khu vực mậu dịch tự do châu Á -Thái Bình Dương” và bằng các biện pháp linh hoạt như bồi thường chiến tranh, tăng cường tín dụng thương mại xuất, nhập khẩu, viện trợ kỹ thuật v.v… Nhật Bản đã vươn lên giành vị trí số một trong chiếm lĩnh thị trường ASEAN. Mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa thực dân mới Nhật Bản là biến ASEAN thành thị trường tiêu thụ hàng hóa, nơi cung cấp nguyên liệu, nông lâm sản cho nền kinh tế Nhật Bản.
Dưới hình thức các công ty hỗn hợp, tư bản nước ngoài đã thâm nhập sâu và nắm nhưng vị trí then chốt trong nền kinh tế ASEAN. Các công ty tư bản nước ngoài kiểm soát trên 45% tổng số đầu tư cho công nghiệp ASEAN. Phần của tư bản nước ngoài trong tổng số đầu tư ở Xingapo vào nhưng năm 70%: 69,4%, Philippin: 57,9%, Malaixia: 54,8%, Thái Lan: 29,1%. Từ đầu nhưng năm 1970, ở Philippin có 205 chi nhánh của các công ty độc quyền xuyên quốc gia, Xingapo (Singapore): 115,