Tư Tưởng Cải Cách Của Đặng Huy Trứ Về Kinh Tế Xây Dựng Con Đường Tự Cường, Tự Trị Cho Dân Tộc


Kẻ làm quan suốt ngày mong ngóng sang giàu, luôn tìm chổ nào đó dễ kiếm chác đồng lợi của dân, đê hèn luồng cúi mà đúc lót các cống phẩm, bạc vàng cho quan trên để cầu mong được tiến cử. Sau này khi làm quan lớn lại vơ vét lấy lại bằng việc lễ nghi cưới hỏi, ma chay “Thứ hối lộ ấy không thể nhận”.

Nói về việc kinh doanh mua bán các thương gia, ông cũng chỉ rõ ra thói hư tật xấu của họ là cứ thể đo khám hay kiểm tra là đưa tiền đúc lót.

“ quản cơ, suất đội hối lộ để được ra coi cửa quan, cửa biển.” “địa phương hối lộ các quan thanh tra”[12]

Ông cũng đề cập đến vấn đề các con buôn nước ngoài đem đồ vật quí báu đến cầu thân, tung tiền rồi cầu xin hết việc này việc khác, các cống vật mang dâng nào là: “trà Ô long, quạt lông trắng, lộc nhung, quế chi, the lụa Tô châu, đồ sứ Giang Tây. Nhờ thế họ buôn bán hàng cấm, tung tiền ra để mua chuộc, xin thầu việc này việc khác mà trở nên giàu có. Họ mưu dùng ta làm bức tường chắn cho họ làm giàu. Thứ hối lộ ấy không nhận!.”[12]

2.2. Tư tưởng cải cách của đặng huy trứ về kinh tế xây dựng con đường tự cường, tự trị cho dân tộc

2.2.1. Phát triển thương nghiệp làm ra của cải là một việc lớn

Trong hệ tư tưởng của triều đình phong kiến thì việc xem trọng nghề nông, xem nghề nông là cái gốc được coi là nguyên tắc bất di bất dịch không thể nào thay đổi khác đi được. Đã thế hệ tư tưởng ấy luôn cho rằng nghề buôn là nghề “mạt”trong xã hội. Nguyễn Văn Siêu đã trích dẫn giáo lý của Khổng Tử mà cho rằng “trong việc vi chính, binh lương chỉ cần làm thế nào cho đủ là được, chứ không cần phải làm cho giàu mạnh”. Còn Nguyễn Xuân Ôn thì bài xích luôn cả việc buôn bán thông thương hàng hóa. “Nếu nói dùng tàu thủy để buôn bán, làm cho nước giàu, thì từ xưa chăm nghề nông, trồng lúa gạo đều có thể làm giàu cho nước, chưa từng nghe lấy việc buôn bán làm giàu bao giờ”[21, tr.121]

Trái hẳn với tư tưởng bảo thủ lạc hậu đó thì Đặng Huy Trứ cho rằng “Làm ra của cải, cái đạo lý lớn ấy là việc không thể coi nhẹ được”(sinh tài đại đạo sự phi khinh) [1, tr.374]. Ông một mực cho rằng cân, đong, đo, đếm cũng là phép tắc của


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

người quân tử, việc phải đi đông tây, nam bắc đó mới là học trò của thánh nhân. “Tuy đo từng tấc, cân từng ly nhưng đâu phải vì thế mà là kẻ trượng phu, bần tiện trên thế gian này. Cân, đong, đo, đếm là phép tắc của người quân tử. Đi đông tây, nam bắc đó mới là học trò của thánh nhân. [17, tr.371]

Vì thế, ông dâng sớ tâu lên triều đình mong muốn được là người đi đầu trong lĩnh vực này. Gia đình ông vốn bốn, năm đời là nhà Nho vì thế quan niệm về nghề buôn bán tuy một nghề mạt hạn, nhưng giờ đây xin góp sức gầy dựng.Và ông biết rằng mình cũng khổng thể sánh được như công lao của các bậc hiền nhân như Quản Trọng, Lý Ly, Bá Ích đã làm cho đất nước. Dẫu sao đi nữa ông cũng xin “sớm tối lo toan, chạy khắp đông tây, dẫu thịt nát xương tan cũng không từ nan”.[17, tr.435]

Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ - 7

Với Tư tưởng tự cường để phát triển kinh tế, ông đặc biệt coi trọng nhất là phát triển công, thương nghiệp, là điểm căn bản để để cải cách đất nước, tự trị cho dân tộc.

Tháng 5-1867 Ông xin bãi bỏ lệnh cấm xuất cảnh thiếc, tổ chức việc xuất cảnh qua cửa biển Trà Lý - Nam Định, sông Cấm - Hải Phòng, kết quả đem lại cho triều đình 8000 lạc bạc tiền thuế.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc lưu thông hàng hóa và tìm cách tăng nguồn thu, kiếm nguồn lợi cho quốc gia, Đặng Huy trứ đã tấu xin thành lập và quản lí Ty Bình Chuẩn. Ty Bình chuẩn đặt trụ sở ở Hà Nội và hoạt động của cơ quan trải rộng trên phạm vi cả nước, đến tận các tỉnh Nam Kỳ đã bị Pháp chiếm đóng như Vĩnh Long, Gia Định. Với số vốn do triều đình cấp chỉ có 50.000 quan tiền, Đặng Huy Trứ đã huy động thêm các nguồn vốn tư nhân để kinh doanh theo phương thức “công tư lưỡng lợi”, thu về cho triều đình hàng vạn lạng tiền thuế.

Có thể nói Đặng Huy Trứ là nhà tư tưởng đầu tiên nói về đạo đức của người làm kinh doanh, Ông đòi hỏi người kinh doanh mua bán không được lừa dối, lương lậu trong việc cân đong, đo đếm hay ép giá, tiêu chuẩn này được ông xếp là người quân tử. “Lỗ hay lãi, cái lẽ của việc làm ăn vốn không định trước được nhưng dù sao cũng không vì lỗ lãi mà vượt qua sự ngay thẳng của lòng ta được”.[17, tr.371]


Năm 1867, vua Tự Đức đã phê chuẩn sớ tấu của Ông cho phép thành lập Ty Bình Chuẩn. Ông đã viết những lời răn đối với thuộc hạ của mình những qui định như: trừng phạt việc mua ép giá, cấm việc xâm hại của công để trục lợi cho bản thân, chú trọng việc kiểm tra, giám sát chống tham nhũng, lên qui chuẩn cho việc kinh doanh là “ cán” “ cần” “ cương trực” “ công liêm”. Luôn luôn quan tâm trọn vẹn cả việc công lẫn việc tư không thiên lệch.

Khi tham gia vào con đường kinh doanh thì phải giữ “ đạo tâm”. Phải làm sao cho thâu được nhiều lợi nhất có thể, nhưng phải đặt cái lợi lớn đó sao cái việc chính đáng vì đạo nghĩa. Tuyệt đối không vì lợi nhất thời mà đánh đổi lương tâm mình làm hại cho người khác. Làm hại cái lợi chung mà trục lợi cho bản thân mình. Kiếm tiền tài cho quốc gia là một đạo lớn, người làm viên chức phải hết sức lưu tâm mà cân bằng lợi ích của công và tư.

2.2.2. Tư tưởng tự lực, tự cường xây dựng đất nước

Để thay đổi cục diện chính trị quốc gia dân tộc theo Đặng Huy Trứ là phải tiếp thu con đường tự cường, tự trị của các quốc gia khác. “Tự cường” “tự trị” là hai khái niệm khác nhau nhưng hoàn toàn có liên hệ mật thiết với nhau. Để có được sự tự trị thoát khỏi nanh vuốt trực chờ cướp nước của giặc, buộc giặc phải trả lại đất đai, xây dựng đất nước tự trị thì cần phải tự cường. Nhưng để tự cường được thì Việt Nam phải bảo vệ được nền tự trị. Để bảo vệ nền tự trị, chúng ta phải nhanh chóng tiếp thu các thành tựu văn minh, trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại tiên tiến của Phương Tây vào công cuộc tự cường.

“Dùng kế tự cường, tự trị, dần dần khôi phục phục, đó là thượng sách”[17, tr.436], Đặng Huy Trứ đã trình bày rõ ràng con đường tự cường, tự trị của quốc gia trong tác phẩm “ Bệnh trung đắc Dã Trì chủ nhân tứ giáo”. Điều ông thấy rõ rằng việc giảng hòa nhằm chỉ để nhân dân được nghỉ ngơi lấy sức còn việc phải tập luyện tích trữ vật lực, tài lực để phản công chiến đấu với địch thì một ngày cũng không được quên. Tiếp thu các kinh nghiệm thành tựu của các nước Phương Đông bảo vệ chủ quyền dân tộc thành công bằng con đường tự lực, tự cường Ông viết thành các việc cụ thể phải làm như:


Thứ nhất, phát triển công nghiệp bằng cách sang tây mua máy móc, lập xưởng gang thép; lập cục dạy nghề; mời chuyên gia Phương Tây đến dạy ngôn ngữ; toán Pháp, đồ họa để làm cơ sở cho việc phác thảo chế tạo vũ khí; đóng tàu hơi nước. Ông đưa ra thể lệ tuyển người học nghề có đủ 6 tiêu chí: một là, chỉ lấy người khoa mục vào học; hai là, học sinh phải ở nội trú để chuyên tâm học trong suốt quá trình học; ba là, tổ chức sát hạch hằng tháng; bốn là, tổ chức thi vào cuối mỗi năm; năm là, cấp học bổng; sáu là, khen thưởng những người học giỏi. Mặt khác phải chăm lo luyện tập và khen thưởng cho binh sĩ. (kinh nghiệm từ Nhà Thanh)

Thứ hai, củng cố sức mạnh quân sự bằng cách phải tìm tòi chế tạo được vũ khí tối tân, hiện đại và giáo dục binh pháp rèn luyện tinh thần chống giặc cho nhân dân “làm sao cho lòng người vững như thành”, Nếu có thể thì phải như nước Ba tư liên kết với Nga để rồi lớn mạnh ở châu Âu. Ra sức tổ chức tập luyện tập võ nghệ cho binh lính, làm sao cho thủy quân thì đều giỏi cả việc đi tàu lẫn bắn súng, lái tàu thì nắm kĩ được kỹ thuật hàng hải mà chỉ dạy lẫn nhau.

Thứ ba, bỏ chính sách ức thương, phát triển thương mại bằng cách nghiêm cấm thương gia nước ngoài mua rẻ bán đắt, kinh doanh mua bán các mặt hàng trọng yếu, lợi dụng việc mua bán để do thám tình hình chính trị. ( kinh nghiệm từ nước Cao Ly)

Thứ tư, phát triển giáo dục, học tập khoa học, kỹ nghệ phương Tây bằng cách tuyển thanh thiếu niên ưu tú sang học trường Tây “Luân Đôn học hiệu”, những thanh niên ấy sẽ đều thông thạo ngôn ngữ, văn tự tiếng Anh ...( kinh nghiệm nước Nhật).

Những tư tưởng đề xướng đường lối canh tân, tự cường của Đặng Huy Trứ đã được tâu lên triều đình. Theo nhận định của PGS. Ts Lê Thị Lan đánh giá “Tự Đức không phải là không nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới. Thái độ trân trọng, châu phê, nhận xét tỉ mỉ, cẩn thận của vua khi xem xét từng đề nghị đổi mới của các nhà cải cách, rồi giao cho đình thần nghị bàn chứng tỏ tinh thần trách nhiệm cao của ông. Các điểm cải cách được đem ra thực hiện chắc đã được cân nhắc kỹ càng bởi vua và triều thần” [14, tr.186]. Tuy nhiên, tình trạng tư tưởng bảo


thủ phổ biến cùng thái độ nửa vời của triều đình nhà Nguyễn đối với tư tưởng cải cách đất nước cần thiết, cấp bách là một trong những nguyên nhân khiến các tư tưởng này không được thực hiện, góp phần đẩy tình trạng đất nước ngày càng lạc hậu và dần rơi vào tay giặc.

Xét về thái độ các quan thần tư tưởng bảo thủ thì chẳng còn gì tốt đẹp hơn hệ tư tưởng Nho giáo mà đang nghe đang bàn cả. Như nhận định của Gs.Trần Văn Giàu rằng “Bàn ra mãi thôi! Thủ cựu và hoài nghi vẫn thống trị ở tư tưởng của đình thần, của nhà vua” [14, tr.181-182].

2.2.3. Phải học hỏi, tiếp thu công nghệ khoa học kĩ thuật

Trong bài “Đề bức ảnh mặc triều phục”, Đặng Huy Trứ tự đánh giá rằng nếu đem chuyện Thiệu Bá, chuyện xưa ra nói thì chính tích khi làm tuần tuyên thật chẳng được chút gì. Nhưng ở ông, cái lo, cái suy nghĩ nung nấu nhất của người làm bề tôi trong cảnh nước mất, nhà tan, quân vương chịu 35 nhục đã hiện hữu đó là quyết tiêu diệt giặc. Nhận thức được sức mạnh của tri thức, ưu thế của kẻ văn minh, Ông luôn khắc khoải mong muốn trong tim “muốn sang Tây vực để vẽ bức tranh toàn cảnh”, để từ đó có thể học hỏi tiếp thu các thành tựu tri thức mới về khoa học mà tìm được con đường đúng đắn cứu quốc, cứu dân.

Ông đặc biệt coi trọng việc học tập khoa học kĩ thuật hiện đại phương Tây, việc học gắn với việc hành, quan điểm này thực sự là mới mẻ với thời đại đương thời “Ông đề nghị “Lập cục dạy nghề, tuyển thiếu niên thông minh, rước mời người Phương Tây đến dạy ngôn ngữ, toán pháp, đồ họa để làm cơ sở cho việc chế tạo cơ khí đóng tàu thuyền” [21, tr.122]. Cũng như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đinh Văn Điền, ông nhận thức rõ được nguồn gốc làm nên sức mạnh của thực dân tây phương là khoa học kĩ thuật hiện đại, “vì thế phải dùng sức mạnh vật chất đó để chiến thắng sức mạnh vật chất đó” [21, tr.121].

Năm 1869, ông lập hiệu ảnh “cảm hiếu đường” chuyên chụp chân dung, là người đầu tiên đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam, khai sinh nghề nhiếp ảnh. Đặc biệt thú vị ở đây với tư cách là một nhà thơ, một quan văn của triều Nguyễn ông đã tự mình


viết một bài quảng cáo cho hiệu ảnh, và đây có thể coi là bài quảng cáo đầu tiên của ngành quảng cáo, marketing của Việt Nam. Xin trích lại một vài đoạn:

“Nay muốn sớm tối vui như trẻ được mặc áo hoa, ngoài nghìn dặm mà dường như dưới gối, luôn luôn thấy mặt, trăm năm sau mà vẫn như in trước mắt, khiến mọi người đều tỏ được tấm lòng thành hiếu chỉ có cách chụp ảnh là hay nhất... Nay cửa hiệu chúng tôi mở ra trong nước..., chiêu hàng rộng rãi, quý khách nếu có ý thích, động lòng hiếu thảo, trẻ thưa trình với các vị tôn trưởng, con em bẩm lên, các vị cha mẹ, một tấm chân dung mà tỏ được tấm lòng ái mộ sâu đậm. Xin xem bảng kê giá tiền dưới đây, tùy sở thích không dám dối trẻ lừa già...”[17, tr.498].

Bài quảng cáo này cho đến nay vẫn còn được coi là một di sản có “một không hai” của dân tộc. Nó là một minh chứng xác đáng cho tư tưởng cải cách mạnh mẽ về cả nội dung văn thơ lẫn hình thức và mục đích của Nho học trong thời đại mới. Điều này cũng cho thấy một sự tiến bộ giữa Đặng Huy Trứ và các nhà cải cách khác cùng thời, khi ông đã ngấm ngầm đả kích lối văn thơ tầm chương trích cú chỉ nệ vào ghi nhớ các điển cố điển tích mà chẳng đem lại mục đích thiết thực nào với dân chúng.

Cũng trong năm đó ông cũng mở hiệu sách “Trí Trung Đường” nhằm in ấn và truyền đạt những tri thức “trồng mầm khai khóa” cho nhân dân. Coi trọng việc mở mang tri thức khoa học ngoài việc mở mang hiệu sách góp sức đưa tri thức hiện đại văn minh đến nhân dân, ông còn đặc biệt chú trọng việc mời gọi các nhà Tây học về dạy cho dân. Ông viết: “phải rước mời chuyên gia phương Tây sang giảng dạy”, mở nhiều trường tư thục, mở hiệu sách bán tân thư và nhà in Trí trung đường tại Hà Nội, các tác phẩm được ông tâm đắc để phát hành và in ấn như: “Nhị vị tập”, “Ngũ giới pháp thiếp”, “Đại Nam quốc sử diễn ca” v.v. Ngoài những tác phẩm của mình, ông còn biên soạn khảo cứu nhiều tác phẩm nước ngoài như cuốn “Học vấn tân thư”, “Kim thang tám chủ thập nhị trù” v.v.

Học hỏi kinh nghiệm trong chiến thắng của Ba Tư trước sự xâm lược của nước Áo, ông khẳng định rằng, đó là do Ba Tư biết tiếp thu khoa học kĩ thuật, phát


triển vũ khí hiện đại. Ông chỉ rõ rằng: “Nước này biết đầu tư thỏa đáng cho sự phát triển khoa học - kỹ thuật, giáo dục – trí tuệ, đạo đức, đặc biệt là lòng yêu nước cho nhân dân, mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới nên đã có những thành tựu to lớn, đáng ngưỡng mộ. Họ đã chế được loại súng bắn nhanh, lại khéo giáo dục dân chúng, lòng người vững như thành, hiện cùng với nước Nga hùng mạnh kết thành liên minh mạnh nhất châu Âu”[18, tr.129]. Không chỉ nhận định về tầm quan trọng của súng ống đạn dược trong chiến đấu không sự mà với tư cách của một ông quan văn khi đi sứ ông đã mua được 239 “quá sơn pháo” để phục vụ cho quân sự và chủ động cử người đi học đồ họa để có thể phác thảo chế tạo vũ khí chiến đấu.

2.2.4. Tư tưởng cải cách giáo dục Nho học của Đặng Huy Trứ

Theo đặng Huy Trứ giáo dục là phải phát huy toàn diện. Nói về vai trò của giáo dục ông xem giáo dục là rất quan trọng với xã hội với đất nước trong tình thế hiện nay. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta là bởi sự yếu kém về giáo dục bởi sự kìm hãm của các giáo lý hệ tư tưởng Nho giáo không còn phù hợp nữa rồi. Giáo dục Việt Nam rơi vào tình trạng bảo thủ trì trệ, nhu nhược yếu đuối không thể nào chống lại sức mạnh của văn minh Phương tây đang lăm le bờ cõi. Cần phát triển giáo dục, bồi dưỡng đào tạo nhân tài để cứu nước, giải phóng dân tộc và xây dựng quốc gia.

Đối tượng giáo dục Ông cho là: “Người tài đâu phải do trời sinh ra một cách ngẫu nhiên” mà phải thông qua việc giáo dục đào tạo. Vì thế đối tượng giáo dục theo ông là không biệt giai cấp giàu nghèo, ai ai cũng có thể đào tạo và rồi phát hiện nhân tài cứu lấy bờ cõi non sông.

Trên cơ sở của mục đích giáo dục và đối tượng giáo dục Đặng Huy Trứ cho rằng nội dung của giáo dục hiện tại là cần phải đào tạo ra con người có hiểu biết sâu rộng ở cả nhiều lĩnh vực.Việc đánh giá của Đặng Huy Trứ cho rằng văn chương (Nho học) không còn chống nổi được giặc, không thể cứu vãn tình thế cấp bách của dân tộc cho thấy đây là sự cải cách tư duy mang tính đột phá nhất trong tư tưởng cải cách giáo dục của ông. Ông phê phán nội dung giáo dục và phương pháp giảng dạy


của các nhà Nho: “kẻ sĩ tới trường có tới một nửa là người học vờ; thậm chí có người nhảy lên tự đắc, ngất nghểu như một cự nho. Lối văn tam trường thì thổi sáo dựa theo người, đến khi hỏi tới quy cách hành văn thì bụng rỗng như không. Vậy mà trong lòng vẫn tự cho rằng một ngày kia ắt đỗ cử nhân, ắt là tiến sĩ”[17, tr.121]. Từ đó khi tận mắt chứng kiến các thành tựu của khoa học kĩ thuật phương Tây ông đã hết lòng nung nấu việc thay đổi nội dung giáo dục của Nho giáo một cách sâu sắc. Ông cho rằng việc giáo dục không chỉ là dạy những cái gì sẵn có mà phải đáp ứng những gì mà xã hội, đất nước đang cần.

Về phương pháp học tập ông cho rằng quá trình giảng dạy là sự thống nhất giữa người dạy và người học trong đó vai trò của người thầy hết sức là quan trọng, người thầy có thể truyền đạt tốt và thay đổi cả một con người, Ông viết: “Dạy dỗ bằng yêu thương thì kẻ ác hóa ra hiền như trẻ nhỏ, nét mặt vui vẻ thì chuột cáo cũng hết ranh ma”. Người thầy với nhiệm vụ truyền đạt tri thức của mình thì không được giấu diếm, với tinh thần ôn cố tri tân đáp ứng tất cả các nhu cầu tri thức mà học trò cần thiết: “ Sư đệ tương trưởng” thầy trò cùng nhau phát triển. Người thầy còn phải biết chọn lựa trí thức mà truyền đạt lại cho học trò.

Đối với học trò, ông yêu cầu cần phải có tinh thần ham học hỏi, từ chủ động tìm tòi khai phá những tri thức mới, không có gì khác hơn ngoài sự cố gắng trau dồi phát triển bản thân mình ngày đêm: “đạo học không gì bằng trở lại đòi hỏi ở nơi mình, các sĩ tử phải dốc chí làm cho được, nếu có ý nghĩa trên thì sửa đổi, không có thì cố gắng hơn nữa” [17, tr.122].

2.2.5. Cải cách văn hóa bằng việc phê phán bài trừ hủ tục truyền thống và thói hư tật xấu trong nhân dân

Bắt đầu từ quan niệm của tư tưởng Nho giáo về “quân tử” Ông đưa ra tư tưởng cải cách văn hóa ứng xử của người làm quan, xây dựng những phẩm chất tốt đẹp của người quân tử khi cho rằng: “Người quân tử là người làm việc trước đã, sau mới ăn...giữ chức vị, chẳng làm việc, chỉ ăn không, xưa coi đó là nhục”[17, tr.168] là người quân tử hay kẻ tiểu nhân khác nhau ở chỗ biết lao động hay chỉ là kẻ lười nhác, chuyên đi ăn bán của nhân dân, của những người bên cạnh. Ông viết:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023