Xuất Khẩu Của Sezs Ở Ấn Độ Trong Tài Khóa 2000/01-2002/03


khu kinh tế là tăng thu ngoại tệ, phát triển các ngành công nghiệp hướng ra xuất khẩu, tạo công ăn việc làm. Các doanh nghiệp hoạt động trong SEZs được phép hoạt động trong các lĩnh vực như thương mại, chế tác, sửa chữa và dịch vụ. Các doanh nghiệp này không bị buộc phải có tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu song trong vòng 3 năm đầu kể từ khi hoạt động nhưng phải có thu nhập ngoại tệ ròng. SEZs có thể do tư nhân, do Nhà nước, do Nhà nước và tư nhân liên kết hoặc do Chính quyền bang đứng ra thành lập.

Bảng 2.6: Xuất khẩu của SEZs ở Ấn Độ trong tài khóa 2000/01-2002/03


Đặc khu kinh tế

2000/2001

(Đv: triệu Rupi)

2001/2002

(Đv: triệu Rupi)

2002/2003

(Đv: triệu Rupi)

Đặc khu

Bang

1. Kandla

Gujarat

5.278,9

4.759,8

7.292,9

2. Surat

Gujarat

622,8

3.118,6

2.807,1

3. Santa Cruz

Mumbai-Maharashtra

51.937,0

52.256,0

60.830,2

4. Cochin

Kerala

3.043,0

2.585,0

2.704,2

5. Noida

Uttar Pradesh

10.342,0

9.804,1

10.011,7

6. Madras

Tamil Nadu

6.908,4

7.625,9

8.191,0

7. Visakhapatnam

Andhra Pradesh

2.190,8

2.530,2

3.572,7

8. Falta

Tây Bengan

5.199,7

9.236,3

5.123,9

Tổng giá trị xuất khẩu của SEZs

85.523,0

91.895,5

100.533,7

Tổng giá trị xuất khẩu quốc gia

2.035.710,0

2.090.180,0

2.551.370,0

Tỷ trọng trong tổng xuất khẩu quốc gia

(Đv:%)

4,2

4,4

3,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 10

Nguồn: [41]

Tính đến hết năm 2002-2003, đã có 659 doanh nghiệp hoạt động trong 8 đặc khu kinh tế của Ấn Độ [41]. Tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp này đạt 100,6 tỷ Rupi, tạo được trên 85.000 chỗ làm việc; xuất khẩu đạt 100,5 tỷ Rupi, chiếm gần 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (bảng 2.6).

Ngân hàng Thế giới đã tổng kết về tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của Ấn Độ trước và sau khi thực hiện cải cách kinh tế. Trong giai đoạn 1980-1990, tăng trưởng giá trị xuất khẩu trung bình là 7,3%/năm và tăng trưởng giá trị nhập khẩu trung bình là 4,2%/năm. Đến 1990-2001, con số tương ứng đã đạt 9,1%/năm và 9,5%/năm [56].


1980-1990

1990-2001

%


7 3 9 1 9 5 4 2 XuÊt khÈu NhËp khÈu Hình 2 2 Tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu 1

7,3

9,1 9,5


4,2


XuÊt khÈu NhËp khÈu


Hình 2.2: Tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của Ấn Độ trước và sau cải cách 1991

Nguồn: [56]

Theo tổng kết của Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB, hoạt động thương mại của Ấn Độ đã đạt tốc độ phát triển khá ấn tượng, tỷ trọng trong GDP tăng từ 21% lên 33% trong vòng một thập kỷ [48]. Năm tài khóa 2002- 2003, Ấn Độ đạt kim ngạch xuất khẩu 52,2 tỷ USD, tăng 18,8%; nhập khẩu 59,39 tỷ USD, tăng 15,5% so với năm trước. Chỉ trong 9 tháng đầu tài khóa 2003-2004, xuất khẩu đã tăng đến 13,48% so với cùng kỳ năm trước. Kết thúc tài khóa 2003-2004, xuất khẩu đạt tốc độ tăng 17,1%. Tổng kim ngạch xuất khẩu từ tháng 4 đến tháng 12/2004 đạt 42,2 tỷ USD. Chính phủ có kế hoạch đạt kim ngạch xuất khẩu 80 tỷ USD vào năm tài khóa 2007. Ngoài ra, nước này cũng có tham vọng giành 1% khối lượng thương mại toàn cầu trong năm 2005, so với 0,8% như hiện nay [33].

Trong tương lai, Ấn Độ chủ trương cải tiến cơ sở hạ tầng nghèo nàn đang làm chậm sự phát triển nền kinh tế đất nước và khởi xướng các biện pháp phát triển thị trường riêng cho các mặt hàng xuất khẩu của mình; tập trung vào việc nâng cấp chất lượng công nghệ, giải quyết tình trạng tắc nghẽn ở cảng và trên đường bộ nhưng lại thiếu hụt trên hoạt động vận tải hàng không. Cụ thể là Ấn Độ phải nâng cao năng suất lao động ở các cảng, sử dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa cơ chế thanh toán hải quan, nâng cấp các


dây chuyền vận tải hàng không. Công cuộc cải tổ các cảng được bắt đầu bằng việc ra một khung chính sách mới trong năm 1994 và hướng dẫn sự tham gia của tư nhân vào năm 1996. Tại cảng Jawahalah Nehru, bên cạnh việc duy trì cảng hiện hành dưới dạng sở hữu công, Chính phủ cho phép đặt song song một trạm của tư nhân để cạnh tranh với trạm của Nhà nước. Cạnh tranh đã làm tăng hiệu quả với thời gian neo đậu và bốc dỡ hàng giảm rất nhiều, từ 11 ngày vào năm 1986 xuống chỉ còn gần 3 ngày vào năm 2002 [21].

2.1.3.2. Chính sách đầu tư nước ngoài

Từ năm 1991, chính sách đầu tư nước ngoài của Ấn Độ đã được điều chỉnh một bước cơ bản, chủ động cắt bỏ những thủ tục phiền hà, tạo điều kiện tối đa cho các công ty nước ngoài trong hoạt động đầu tư. Những kiểm soát thông qua chế độ cấp phép đầu tư đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng được xóa bỏ, tất nhiên là vẫn trừ một số ngành đặc biệt. Các công ty nước ngoài được phép đầu tư và nắm giữ tới 51% cổ phần công ty thay vì 49% như trước đây, ngay cả trong 35 ngành được ưu tiên cao.

Ấn Độ chủ trương ưu tiên cho hoạt động đầu tư nước ngoài trong các ngành về hạ tầng cơ sở, các khu vực có tiềm năng xuất khẩu và có khả năng tạo công ăn việc làm. Ngoài ra, Ấn Độ cũng tập trung thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế trang trại và kinh doanh nông nghiệp nói chung. Tư bản nước ngoài được cho phép đầu tư vào 22 ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Đối với hàng dệt may, tư bản nước ngoài được tham gia với số vốn không quá 30 triệu rupi và phải xuất khẩu 50% sản phẩm. Ưu tiên xây dựng các công ty 100% sở hữu nước ngoài nếu như trong trường hợp họ sẽ chuyển giao công nghệ hiện đại. Ấn Độ còn cho phép đầu tư nước ngoài tối đa 100% trong xây dựng đường xá, du lịch, công nghiệp dầu mỏ và các ngành năng lượng; 51% trong các phân ngành của công nghiệp dược; 49% trong các ngành thuộc lĩnh


vực liên lạc; 10% trong kinh doanh ngân hàng. Bên cạnh đó, rất nhiều biện pháp khuyến khích kiều dân Ấn Độ đầu tư vào đất nước đã được đặt ra, bao gồm cả cho phép đầu tư 100% trong nhiều ngành và cho phép chuyển ra nước ngoài toàn bộ lợi nhuận. Tất cả những chính sách này đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ. Thập niên 90 đã chứng kiến dòng FDI chảy liên tục vào Ấn Độ. Trong năm 1991, FDI vào Ấn Độ là 527 triệu USD; đến 2001 đã tăng lên là 3,4 tỷ USD; năm 2002 là 3,45 tỷ USD; đến năm 2003 tăng lên là 4,27 tỷ USD. Hiện Ấn Độ được coi là nền kinh tế đang phát triển thu hút FDI nhiều thứ 7 trên thế giới [52].

2.1.3.3. Quan hệ kinh tế đối ngoại

A. Ấn Độ sẽ có vai trò và vị trí ngày càng lớn hơn trên thế giới

Trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, cùng với Mỹ, Nhật Bản, EU, sẽ nổi lên một số nước lớn khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga... Các nước này vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau để giành vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế - chính trị thế giới.

Với Nhật Bản: Hiện nay, Nhật Bản thực hiện chính sách “Quay về khu vực” để chắn giữ Châu Á, đối phó với việc mở rộng chủ nghĩa khu vực của Mỹ và EU. Nhật Bản nhận thấy, với những bước phát triển nhanh chóng về công nghệ thông tin, vũ khí quân sự và dự báo cũng sẽ nổi lên thành một cường quốc trong nửa đầu thế kỷ XXI, Ấn Độ sẽ cùng Nhật Bản giữ vững thế mạnh của khu vực Châu Á (gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc); tạo nên thế cân bằng toàn cầu giữa Châu Á - Châu Âu - Châu Mỹ.

Với Hoa Kỳ: Bên cạnh việc nâng cao ảnh hưởng và vị thế của mình trong việc cân đối quyền lực kinh tế giữa các châu lục, Ấn Độ cũng đang gây ảnh hưởng đến chính sách kinh tế của các cường quốc hàng đầu thế giới. Trong quan hệ kinh tế - thương mại song phương Mỹ - Ấn, Ấn Độ đã nêu rò những cơ hội cho sự mở rộng hợp tác giữa hai nước gồm công nghệ thông tin,


chuyển giao hợp đồng dịch vụ lắp ráp sản phẩm; phát triển y tế, giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học và công nghệ. Còn Mỹ cũng đang cần Ấn Độ bãi bỏ những hạn chế đối với dòng FDI, mở cửa các khu vực bán lẻ, mở cửa cho các công ty bảo hiểm và ngân hàng, cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Hiện Mỹ đang rất tăng cường hợp tác nhằm mục đích sử dụng Ấn Độ như một “đối tác chiến lược” để đối phó lại Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, an ninh quân sự, giáo dục...[53].

Với nước Nga: Sự lớn mạnh của nền kinh tế Ấn Độ cũng khiến Nga - bạn hàng lớn của Ấn Độ thời kỳ trước cải cách 1991 - ngày càng coi trọng hơn trong chính sách mở rộng quy mô kinh tế và quân sự của mình. Hợp tác chiến lược giữa Nga và Ấn Độ tiếp tục được tăng cường trong các lĩnh vực năng lượng, kinh tế, phát triển khoa học công nghệ, sản xuất vũ khí quân sự...[51]. Trong tương lai, Ấn Độ sẽ là đối tác quan trọng để Nga thực hiện ý đồ mở rộng quy mô kinh tế và quân sự sang khu vực Châu Á, giúp Nga gây ảnh hưởng đối với Mỹ và các cường quốc khác trên thế giới.

B. Ấn Độ đang có vị thế ngày càng tăng trong khu vực Châu Á


Kinh tế Ấn Độ hiện nay đang ở giai đoạn cất cánh. Những cải cách kinh tế ngày càng triệt để và phù hợp với nhu cầu thời đại đang giúp Ấn Độ phát huy hết những tiềm năng vốn có của mình, phục vụ cho quá trình tăng trưỏng và phát triển kinh tế. Cùng với sự nổi lên mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc, quyết tâm cải cách kinh tế của Chính phủ Ấn Độ sẽ là một yếu tố quan trọng giúp Ấn Độ tăng cường vai trò và vị thế của mình ở khu vực Châu Á.

Quan hệ Ấn Độ và khu vực Nam Á: Ấn Độ là một quốc gia lớn nhất trong khu vực Nam Á và hiện đang là thành viên của Tổ chức hợp tác khu vực Nam Á SAARC (South Asia Association for Regional Cooperation) gồm


Ấn Độ, Bangladesh, Butan, Maldives, Nepan, Pakistan và SriLanka. Để cải thiện mối quan hệ kinh tế giữa các nước trong khối SAARC, Ấn Độ và các nước thành viên đã có những cuộc viếng thăm lẫn nhau, cùng giải quyết các bất đồng về kinh tế, đưa ra những chính sách ưu đãi đầu tư, giảm thuế xuất nhập khẩu hàng hóa...[49].

Để thay đổi tình hình và thúc đẩy thương mại trong khu vực, Ấn Độ và các nước SAARC đã ký kết một Hiệp định khung về Thỏa thuận thương mại tự do Nam Á (SAFTA) vào tháng 1/2004 nhằm cắt giảm thuế quan xuống còn 0-5%. Hiệp định này chính thức có hiệu lực kể từ 1/1/2006 và sẽ được hoàn thành vào ngày 31/12/2015; trong đó, thời gian thực hiện đối với Ấn Độ và Pakistan sẽ là 7 năm, SriLanka là 8 năm, và các nước kém phát triển nhất gồm Nepal, Bhutan, Bangladesh và Maldives là 10 năm. Việc ký kết SAFTA đang làm thay đổi môi trường kinh doanh ở Nam Á. Các quốc gia trong khu vực, dù lớn hay nhỏ, đều tăng cường buôn bán thương mại với nhau hơn [50].

SAFTA sẽ giúp Ấn Độ xuất khẩu được nhiều hơn những hàng hóa nông nghiệp, khai khoáng, hóa chất, dược phẩm, dệt may, giày da, sản phẩm viễn thông...sang các nước Nam Á láng giềng; giúp Ấn Độ có tiếng nói lớn hơn trong việc duy trì mối quan hệ thương mại chặt chẽ giữa Nam Á và Đông Nam Á. Hiệp ước SAFTA hy vọng có thể nâng thương mại nội khối lên gấp đôi, đạt 6 tỷ USD mỗi năm và Ấn Độ sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ SAFTA.

Quan hệ với Trung Quốc: Trong thành tích kinh tế ở Châu Á thời gian gần đây, Trung Quốc được nhắc đến như là một “điểm nóng” về tăng trưởng. Tuy nhiên, Ấn Độ sẽ là đối thủ cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc để khẳng định vị trí là “nước lớn” trong khu vực Châu Á. Với thung lũng Bangalore - nơi tập trung những công nghệ thông tin hiện đại bậc nhất thế


giới - Ấn Độ cũng có những biện pháp phát triển kinh tế để đuổi kịp, hoặc có thể vượt Trung Quốc trong vòng hai mươi năm tới. Cho đến nay, những thành tựu kinh tế cả Trung Quốc và Ấn Độ đạt được đều đáng tự hào, cả hai nước đều đang có những nỗ lực để khẳng định vị trí của mình bằng những lợi thế và cách đi khác nhau.

Cuối thập kỷ 90, Ấn Độ chủ yếu tập trung vào khu vực Nam Á. Tuy chính sách “Hướng Đông” đem lại nhiều lợi ích song chưa đủ để Ấn Độ bành trướng kinh tế sang Đông Á. Nhận thức của Ấn Độ trong vấn đề duy trì sự chi phối của mình ở Đông Á chỉ thực sự sáng tỏ khi Trung Quốc và các nước ASEAN thiết lập Khu Thương mại Tự do vào tháng 11/2001, thời hạn thực hiện 10 năm, kết thúc vào năm 2010. Khu vực Thương mại Tự do Trung Quốc - ASEAN sẽ gồm 1,7 tỷ dân, GDP đạt khoảng 2.000 tỷ USD. Trong năm 2004, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đạt mức cao kỷ lục là 105,9 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2003, vượt chỉ tiêu 100 tỷ USD sớm 1 năm so với kế hoạch mà hai bên đã đề ra; đưa Trung Quốc lên một vị thế mới trong quan hệ với khu vực Châu Á [48].

Chính hoạt động này đã làm Ấn Độ thức tỉnh. Dù chưa thành lập được Khối Thương mại Tự do Ấn Độ - ASEAN như Trung Quốc đã làm, nhưng Ấn Độ đã và đang xúc tiến ký Hiệp định Thương mại Tự do FTA (Free Trade Agreement) với từng nước thành viên ASEAN, cũng như rất tích cực tạo quan hệ thương mại với các quốc gia trong ASEAN. Điều này sẽ được phân tích kỹ trong Chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ.

Chính sách “Hướng Đông” và quan hệ hợp tác thương mại Ấn Độ

- ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN có tổng số dân khoảng 500 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội đạt hơn 600 tỷ USD. Đây thực sự là một thị trường đầy tiềm năng mà rất nhiều quốc gia và khu vực trên


thế giới muốn đặt quan hệ hợp tác thương mại. Trong thập kỷ qua, tự do hóa kinh tế cùng với việc đẩy mạnh chính sách “Hướng Đông” (Look East) của Ấn Độ ngày càng thắt chặt hơn nữa mối quan hệ kinh tế vốn có giữa Ấn Độ và ASEAN [13]. Thương mại Ấn Độ - ASEAN đã tăng lên gấp đôi trong thập niên 90. ASEAN trở thành đối tác đầu tư lớn thứ 3 vào Ấn Độ, chỉ sau Mỹ và EU. Trước cải cách, quan hệ thương mại Ấn Độ - ASEAN có tồn tại song không tập trung mà dàn trải. Lí do bởi Ấn Độ chủ trương đóng cửa nền kinh tế đi liền với bảo thủ hướng nội trong hợp tác; còn ASEAN thì muốn đi tìm các đối tác khác hơn là hợp tác với Ấn Độ. Quá trình cải cách của Ấn Độ kết hợp với nguyện vọng tìm kiếm thị trường và cơ hội đầu tư của ASEAN vào Ấn Độ cộng thêm những lí do chính trị khác nữa, đã tạo nên một môi trường thuận lợi cho sự hợp tác kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN.

Trong năm qua, Ấn Độ đã ký các FTA với một số nước Châu Á. Tháng 4/2003, Ấn Độ và Singapore đã ký kết một Hiệp ước Hợp tác Kinh tế toàn diện, trong đó gồm cả FTA. Tháng 10/2003, Ấn Độ ký FTA với Thái Lan. Sau đó, Ấn Độ sẽ nhập khẩu hàng chế tạo của các nước này gồm linh kiện ô tô, vô tuyến, điện thoại không dây, điều hòa nhiệt độ...với mức thuế giảm từ ngày 1/3/2005; và miễn thuế hoàn toàn vào tháng 3/2006. Việc ký kết FTA với Thái Lan và Singapore buộc các nhà sản xuất chế tạo Ấn Độ phải thay đổi phương thức kinh doanh để có đủ năng lực cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài.

Thêm vào đó, Ấn Độ phải tự do hóa hơn nữa chính sách bảo hộ kinh tế tương đối cao hiện nay để tạo hiệu quả và sức cạnh tranh mới. Việc ký kết các FTA với các nước Châu Á cho thấy động cơ của chính sách “Hướng Đông”. Ấn Độ vừa muốn học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước Đông Á, lại vừa muốn tham gia chia sẻ thị trường Châu Á với các nước lớn khác trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc. Cho tới nay, Ấn Độ dường như

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 30/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí