Cơ Sở Thực Tiễn Của Quá Trình Cải Cách Kinh Tế Ở Ấn Độ‌


phương pháp luận và thực tiễn của sự phân tách giữa hai chiến lược là công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu và công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Nếu như trước đây, quan niệm chỉ áp dụng riêng công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu hoặc công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu thì nay đã cho rằng có thể áp dụng được cả hai, hay ít nhất cũng không tuyệt đối hóa chúng với nhau. Thực tiễn cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997-1998 đã khiến các học giả lớn thuộc trường phái Tự do hóa phải nhìn nhận lại những hạn chế của tự do hóa quá mức. Giờ đây, họ chỉ ra rằng, phải coi trọng nội lực để khắc phục sự mất cân bằng do hướng ngoại thái quá, song về căn bản vẫn duy trì quan điểm nhấn mạnh vai trò trung tâm của cơ chế thị trường.

Phái Cấu trúc luận đã tranh thủ các thất bại nói trên trong quá trình thực hiện chiến lược hướng vào xuất khẩu để phê phán thuyết Tự do mới. Tuy nhiên, họ không thể duy trì hoàn toàn những tư duy cũ về thay thế nhập khẩu trước đây, những tư duy đã bị các nước đang phát triển quay lưng lại để hướng tới con đường cải cách và tự do hóa ngày nay. Từ đó, một hệ Tư tưởng Cấu trúc luận mới đã hình thành, đề cao vai trò của Nhà nước cũng như những hoạt động phát huy nội lực để thực hiện các chiến lược phát triển. Những nhà Cấu trúc luận mới đã không còn tuyệt đối hóa tự lực tự cường, song cũng tránh thiên lệch thái quá vào yếu tố bên ngoài như phái Tự do mới. Xuất phát từ cách nhìn ấy, nhiều quan điểm đã không đối lập hoàn toàn giữa hai chiến lược Thay thế nhập khẩu và Hướng vào xuất khẩu, và hướng vào xuất khẩu vẫn là chủ đạo. Chính cải cách kinh tế Ấn Độ đã chịu ảnh hưởng của quan điểm này. Một mặt, Ấn Độ vẫn nỗ lực cải cách hướng ngoại, khắc phục những khiếm khuyết của nền kinh tế sau một thời gian dài đóng cửa; mặt khác, vẫn chủ trương phát huy sức mạnh nội lực. Vì thế, cuộc cải cách ở Ấn Độ mang một đặc trưng riêng, bởi nó vừa tìm kiếm các yếu tố bên ngoài và lại chú ý đến cả các yếu tố bên trong.



1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ẤN ĐỘ‌

1.2.1. Tình hình kinh tế trong nước trước cải cách

1.2.1.1. Mô hình kinh tế tự lực tự cường

Từ xa xưa, Ấn Độ đã từng được coi là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất phương Đông. Đến giữa thế kỷ thứ IV, dưới sự cai trị của vương triều Magadha, Ấn Độ đã đạt được bước phát triển cực thịnh. Song đến thế kỷ thứ IX, nền văn minh Ấn Độ dần bị suy tàn vì các cuộc nội chiến xảy ra liên miên giữa hơn 600 tiểu vương quốc trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ. Nhân cơ hội đó, từ cuối thế kỷ thứ XV, các nước đế quốc Phương Tây như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan…bắt đầu để ý đến Ấn Độ. Năm 1958, thực dân Anh đã thành công trong cuộc thôn tính tiểu lục địa Ấn Độ. Do đó, từ một trung tâm kinh tế thương mại lớn vào bậc nhất khu vực, Ấn Độ trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạt, đồng thời là một thị trường khổng lổ tiêu thụ hàng hóa ế thừa của thực dân Anh [4].

Mahatma Gandi - linh hồn của cuộc đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ năm 1947 - chủ trương duy trì sự cân bằng xã hội truyền thống, chú trọng phát triển nông thôn để giải quyết việc làm. Ông phản đối công nghiệp hóa quy mô lớn bởi máy móc hiện đại làm gia tăng thất nghiệp, từ đó sẽ sinh ra bất công xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Trái ngược với M.Gandi, thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ là Jawahalah Nehru lại bảo vệ một luận điểm khác. Xã hội lý tưởng của ông là một nền dân chủ nghị viện kiểu Anh kết hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo kiểu Xô Viết. Theo ông, Ấn Độ là một đất nước có diện tích lớn, dân số đông, có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, thị trường nội địa rộng lớn đủ đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp hiện đại…Do đó, Ấn Độ cần xây dựng một nền kinh tế hoàn chỉnh với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến nhưng phải dựa trên cơ sở tự lực cánh sinh.


Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 4

Quan điểm tự lực tự cường của J.Nehru đã giành được sự ủng hộ đông đảo của quần chúng nhân dân và đã trở thành tư tưởng chỉ đạo cho đường lối phát triển kinh tế Ấn Độ những năm sau này. Mô hình kinh tế của J.Nehru cho rằng, Ấn Độ muốn tăng trưởng kinh tế cao thì phải đặt những hàng rào thuế quan để giới hạn nhập khẩu, xây dựng và phát triển công nghiệp nội địa, tự lực cánh sinh để xây dựng nền khoa học kỹ thuật cho riêng mình; nếu không sẽ trở thành nạn nhân của mậu dịch thế giới. Mô hình này hứa hẹn một lối thoát cho đất nước Ấn Độ vừa ra khỏi ách thống trị của ngoại bang và đang nỗ lực chiến thắng nghèo đói. Với một quốc gia mới giành độc lập như Ấn Độ, lý thuyết phát triển trên quả là hấp dẫn; Ấn Độ sẽ phát triển theo phương châm tự lực cánh sinh, không lệ thuộc vào các thế lực bên ngoài.


A. Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Sau khi giành độc lập năm 1947, Ấn Độ phải đối mặt với một thách thức lớn là giải quyết tình trạng thiếu đói kéo dài từ thời thực dân. Tình hình nông nghiệp lúc đó của Ấn Độ kém phát triển bởi một loạt các nguyên nhân như đất canh tác quá ít, chế độ sở hữu ruộng đất bất bình đẳng, thời tiết khắc nghiệt, hệ thống thủy lợi yếu kém, hệ số sử dụng đất thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu… Do vậy, Chính phủ đã cấp bách tiến hành cải cách ruộng đất và thực hiện quảng canh - đưa vào sử dụng diện tích đất hoang. Năm 1966-1967, một chiến lược nông nghiệp có tên là Cuộc Cách mạng xanh được triển khai, nội dung chính là phát triển các giống lúa cao sản, áp dụng phương pháp trồng trọt hiệu quả…Đến 1970, Ấn Độ tiếp tục thực hiện Cuộc Cách mạng trắng, tập trung chủ yếu vào chăn nuôi trâu, bò, dê lấy sữa. Ngoài ra, Chính phủ còn tiến hành một loạt các biện pháp phát triển nông nghiệp như công nghiệp hóa thủy lợi, cải tiến nông cụ truyền thống, phát triển máy móc nông


nghiệp hiện đại, áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, ưu tiên điện khí hóa nông thôn, khuyến khích các ngành nghề thủ công truyền thống…

Nền kinh tế Ấn Độ đã đạt được những thay đổi mang tính lịch sử, từ một “trung tâm đói kém” của thế giới trở thành một quốc gia không những tự túc lương thực mà còn dành một phần để xuất khẩu. Chính sách ưu tiên cho nông nghiệp của Ấn Độ vừa có ý nghĩa sách lược vừa có ý nghĩa chiến lược bởi nó không chỉ giải quyết nạn đói trước mắt mà còn tạo cơ sở vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa.

Tuy nhiên, nông nghiệp Ấn Độ vẫn còn khó khăn. Sau độc lập, bởi chính sách của Ấn Độ là phát triển một nền kinh tế tự lực tự cường nên nông dân Ấn Độ bị cô lập khỏi thị trường quốc tế, không có cơ hội để giao thương với nước ngoài. Hơn thế nữa, xuất phát từ quan điểm tự lực tự cường, Ấn Độ muốn tạo lập cho mình một nền tảng công nghiệp vững chắc. Do đó, trong khi công nghiệp được bảo hộ bởi chính sách thay thế nhập khẩu thì nông nghiệp lại không được hưởng những ưu đãi như thế.

B. Công nghiệp

Mục tiêu cơ bản trong chiến lược Công nghiệp hóa tự lực tự cường của Ấn Độ là phát triển một nền công nghiệp đa dạng và vững mạnh. Trong đó, vai trò chủ lực phải giành cho các ngành công nghiệp trụ cột như sắt thép, luyện kim…và các ngành công nghiệp mũi nhọn thể hiện trình độ phát triển mới và năng động của khoa học kỹ thuật như điện tử, tự động hóa…Khi mới giành độc lập, Ấn Độ có một cơ cấu công nghiệp yếu kém, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu quốc gia. Đến năm 1956, Chính phủ Ấn Độ công bố Nghị quyết về chính sách công nghiệp hóa - quyết định đầu tư cho công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản. Trong đó, ngành sắt thép được ưu tiên số một bởi nó được coi là biểu tượng của nền kinh tế Ấn Độ trong tương lai; tiếp đó là ngành luyện kim, dầu lửa, than, phân bón và cơ khí.Ấn Độ đã đạt được


những thành tựu đáng khích lệ trong công nghiệp và khoa học kỹ thuật. Từ một thị trường tiêu thụ hàng hóa thừa của thực dân Anh, đến đầu thập kỷ 80, Ấn Độ đã có một cơ sở công nghiệp lớn và khá đa dạng với đầy đủ những ngành cơ bản của nền kinh tế quốc dân; hướng tới những ưu tiên mới cho công nghiệp điện tử và năng lượng nguyên tử.

C. Kinh tế đối ngoại

Ngoại thương: Có thể nói, đây là lĩnh vực quan trọng nhất của kinh tế đối ngoại Ấn Độ. Trong 15 năm đầu sau khi giành độc lập, ngoại thương tăng chậm do chính sách Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu; tiếp theo đó là 10 năm bước đầu điều chỉnh chính sách theo hướng tăng cường kinh tế đối ngoại thì ngoại thương tăng dần. Đến những năm 80, khi mà tự do hóa được quan tâm nhiều và trở thành chính sách trung tâm thì ngoại thương bắt đầu phát triển mạnh. Chi tiết về sự phát triển các chính sách ngoại thương được áp dụng cuối những năm 80 sẽ được trình bày cụ thể trong phần “Bước chuyển trong những năm 1980”.

Đầu tư nước ngoài: Quá trình quan hệ với tư bản nước ngoài ở Ấn Độ được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn trước 1965: Đây là thời kỳ mới giành độc lập nên Chính phủ phải tập trung vốn để giải quyết nạn đói, chỗ ở, củng cố quốc phòng…không còn vốn để đầu tư cho công nghiệp. Vì thế, lúc này Chính phủ vẫn tiếp tục sử dụng tư bản tư nhân nước ngoài để phát triển công nghiệp. Song khi đó, hoạt động đầu tư nước ngoài không hiệu quả. Lí do bởi các nhà đầu tư lo ngại vì không thấy được sự đảm bảo từ các chính sách của Chính phủ, hơn nữa là thái độ bất hợp tác của tư bản trong nước.

Giai đoạn 1965-1980: Trong giai đoạn này, một loạt những biện pháp hạn chế trước đây đã được giảm bớt hoặc huỷ bỏ. +)Thứ nhất, cho phép các công ty tư nhân tự do huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, +)Thứ hai,


cho phép các công ty được tự đa dạng hóa sản xuất đến 25% tổng sản lượng.

+)Thứ ba, Chính phủ có chính sách tích cực hơn với việc nhập khẩu kỹ thuật và kiến thức về quy trình sản xuất, thiết kế sản phẩm; khuyến khích chuyển giao kỹ thuật đã nhập khẩu để tránh nhập trùng lặp. Đến năm 1973, Chính phủ cho phép các công ty liên doanh (trong đó tư bản nước ngoài có cổ phần từ 40% trở xuống) được quyền tham gia vào các lĩnh vực hoạt động công nghiệp.

Giai đoạn sau 1980: Đây là thời kỳ bước đầu thực hiện tự do hóa kinh tế. Các xí nghiệp được phép mở rộng công suất và tăng cường nhập khẩu kỹ thuật để khuyến khích xuất khẩu, tăng năng suất, hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng. Hơn nữa, cho phép các công ty nước ngoài tự do đầu tư vào các công ty có 100% sản phẩm xuất khẩu, nới lỏng các điều kiện nhập khẩu kỹ thuật, cho phép các công ty nước ngoài có cổ phần cao trong các xí nghiệp thuộc khu vực Nhà nước, giảm bớt hạn chế trong hệ thống cấp giấy phép…

Những chính sách mạnh mẽ như vậy đã thu hút tư bản nước ngoài. Trong nửa đầu thập kỷ 80, số lượng đầu tư của tư bản nước ngoài vào Ấn Độ tăng lên, trong khi số lượng đầu tư của tư bản nước ngoài vào các nước đang phát triển lại có xu hướng yếu đi. Điều đó chứng tỏ sự hấp dẫn của thị trường Ấn Độ đối với tư bản nước ngoài và cho thấy, Ấn Độ thực sự có tiềm năng phát triển. Như vậy, trước khi tiến hành cải cách, nền kinh tế tuy đã có rất nhiều nỗ lực song vẫn chưa hiệu quả. Các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế đối ngoại vẫn chưa phát triển mạnh. Vấn đề đó đòi hỏi Ấn Độ phải năng động hơn với thị trường, với thế giới bên ngoài; phải thay đổi tư duy cứng nhắc của mình, có sự chuyển hướng thích hợp để tạo được sức bật cho nền kinh tế.

1.2.1.2. Cơ chế điều tiết kinh tế trước cải cách


Đối với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến như Ấn Độ, cần phải có những công cụ hữu hiệu để có thể tập hợp những lực lượng sản xuất phân tán trên cả nước vào một mối; phục vụ mục tiêu chung là xây dựng một đất nước giàu mạnh và thịnh vượng. Để làm việc này, Chính phủ quyết định thiết lập hệ thống kế hoạch hóa và xây dựng khu vực kinh tế Nhà nước, coi đây là công cụ quan trọng nhất để quản lý nền kinh tế. Kinh tế Nhà nước được độc quyền nắm giữ các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản. Chính phủ Ấn Độ sử dụng một hệ thống kế hoạch hóa linh hoạt. Theo đó, áp dụng nguyên tắc bắt buộc, pháp lệnh đối với khu vực kinh tế Nhà nước; còn với khu vực kinh tế tư nhân, thì kế hoạch chỉ là mang tính hướng dẫn, điều tiết thông qua biện pháp cấp giấy phép, hệ thống thuế, tín dụng…

Khu vực kinh tế Nhà nước được hình thành từ một số các xí nghiệp tịch thu lại của thực dân Anh như xí nghiệp đường sắt, bưu điện, bến cảng, xí nghiệp sản xuất dược phẩm, xí nghiệp sản xuất vũ khí…Bên cạnh đó là một số các xí nghiệp do Nhà nước đầu tư xây mới. Đầu những năm 70, khu vực này được mở rộng bằng việc quốc hữu hóa một số ngành quan trọng như ngành than, ngân hàng, bảo hiểm và tiếp quản một số cơ sở yếu kém trong khu vực tư nhân gồm các xí nghiệp cơ khí, dệt bông, dệt đay. Cuối những năm 80 đầu 90, khu vực kinh tế Nhà nước chiếm trên 20% tổng sản phẩm quốc dân, nắm 2/3 tổng giá trị tài sản của Ấn Độ, kiểm soát hầu hết những ngành quan trọng và cơ bản nhất. Như vậy, có thể khẳng định được vai trò nòng cốt của khu vực kinh tế Nhà nước trong các chương trình phát triển quốc gia, là công cụ hướng kinh tế tư nhân vào phục vụ mục tiêu và kế hoạch của Nhà nước.

Khu vực kinh tế tư nhân có vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp; có vị trí lớn trong những ngành như vận tải, thương mại, xuất


nhập khẩu, ngân hàng. Kinh tế tư nhân được chia làm hai loại: 1)Loại “có tổ chức” gồm các công ty, xí nghiệp công nghiệp lớn và vừa; 2)Loại “không có tổ chức” gồm các xưởng nhỏ hoạt động chế biến lương thực, thực phẩm, vải, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp…[10]. Từ những năm 50, các xí nghiệp tư nhân qui mô lớn và vừa đã bắt đầu hoạt động với vốn tự tích luỹ; sau đó, phát triển dần bằng quá trình tập trung và tích tụ tư bản, cộng với sự hỗ trợ của khu vực kinh tế Nhà nước. Các xí nghiệp này chủ yếu được thừa hưởng những kỹ thuật và cách quản lý của phương Tây nên năng suất hoạt động khá cao.

Ngoài ra, ở Ấn Độ còn có các xí nghiệp liên doanh và hợp tác xã. Khu vực liên doanh hình thành trên cơ sở Nhà nước bỏ vốn vào các xí nghiệp tư nhân, hoặc tư nhân bỏ vốn vào các công ty Nhà nước, hoặc hai bên hùn vốn xây dựng xí nghiệp mới. Vào thời kỳ 1979-1780, khu vực liên doanh chiếm 1,6% tổng số xí nghiệp và 5,3% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân [10].

Khu vực hợp tác xã của Ấn Độ bao gồm các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, cung tiêu, tín dụng. Nguyên tắc hoạt động là các cá nhân và hộ gia đình cùng góp vốn, sau đó chia sản phẩm và lợi nhuận theo tỷ lệ đóng góp. Ưu điểm nổi bật của hình thức này là huy động được một khoản vốn khá lớn từ những khoản tích luỹ nhỏ để đưa vào hoạt động có hiệu quả.

Có thể nói, cơ chế kinh tế trong giai đoạn trước cải cách ở Ấn Độ là cơ chế kế hoạch hóa song song với điều tiết thị trường dựa trên cơ sở hai khu vực kinh tế cơ bản là Nhà nước và tư nhân, trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Cơ chế ấy tạo điều kiện để Ấn Độ có thể tập trung được những khả năng sản xuất đa dạng, phân tán vào một hệ thống chung hướng tới mục tiêu hiện đại hóa.

1.2.1.3. Bước chuyển trong những năm 1980

Qua phần trình bày về phát triển công nghiệp, nông nghiệp và kinh tế đối ngoại ở trên, có thể có cái nhìn khái quát nền kinh tế Ấn Độ khi Chính

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 30/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí