Quá Trình Lựa Chọn Lý Thuyết Phát Triển Của Ấn Độ


đầu phát sinh từ trong nhóm Cấu trúc luận, khuynh hướng thứ ba ra đời trong năm 1960 với nội dung cơ bản là đòi hỏi xét lại vai trò của Nhà nước, đề cao hơn vai trò của thị trường. Khuynh hướng thứ ba ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần có vai trò thay thế Cấu trúc luận; nội dung này sẽ được trình bày cụ thể trong phần “Chủ nghĩa Tự do mới”.

Trong ba trường phái trên, lý thuyết về Sự phụ thuộc phản ánh sự thay đổi mạnh mẽ nhất trong chính tư duy của Cấu trúc luận về kinh tế đối ngoại. Nó quay lại phê phán sự thất bại của việc thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu, coi đó là yếu tố tạo ra một nền kinh tế dân tộc độc lập mà không có “giai cấp tư bản dân tộc” lãnh đạo sự phát triển. Do đó, dẫn đến tình trạng là các công ty xuyên quốc gia nắm giữ hầu hết các lĩnh vực năng động trong nền kinh tế, còn các nhà công nghiệp địa phương thì bị phụ thuộc vào tư bản nước ngoài. Các học giả của lý thuyết về Sự phụ thuộc chủ trương mở rộng quan hệ với bên ngoài để phát triển bên trong. Tư tưởng này của họ được áp dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển, nhất là các nước đang phát triển ở Châu Á.

Trong trường phái Nhu cầu cơ bản, các nhà lý luận đã tập trung đi sâu nghiên cứu việc làm ở các nước đang phát triển và đề nghị thực hiện chiến lược “nhu cầu cơ bản”, nhấn mạnh vào việc đảm bảo mức sống tối thiểu cho những người nghèo nhất trong xã hội. Theo họ, những nhu cầu cơ bản của con người gồm có lương thực, quần áo, nhà ở và các dịch vụ cần thiết như nguồn nước sạch, điều kiện vệ sinh, y tế, giáo dục, giao thông vận tải…Các nhà nghiên cứu của trường phái Nhu cầu cơ bản cho rằng, tăng trưởng kinh tế và thay đổi cơ cấu là quan trọng song chưa đủ, muốn phát triển còn phải chú ý đến chính sách phân phối thu nhập cũng như mức sống của người nghèo.


Lý thuyết về Sự phụ thuộc được coi là nhánh cấp tiến của trường phái Cấu trúc luận. Nó chứa đựng một số quan điểm về quan hệ kinh tế quốc tế gần với lý thuyết Tự do mới sau này. Khác với Cấu trúc luận, các nhà lý thuyết về Sự phụ thuộc không còn coi sự phụ thuộc về kinh tế và chính trị vào Phương Tây là nguyên nhân cơ bản của tình trạng yếu kém ở các nước thuộc “thế giới thứ ba”; họ cũng từ bỏ ý định xây dựng một lý thuyết riêng về sự chậm phát triển. Tư tưởng cơ bản của lý thuyết về Sự phụ thuộc là mối quan hệ tương tác giữa các nước đang phát triển và nền kinh tế thế giới, coi đó là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến các nước thuộc “thế giới thứ ba”. Các học giả của lý thuyết về Sự phụ thuộc đã bác bỏ sự đối lập truyền thống giữa phụ thuộc và phát triển. Họ chấp nhận sự phụ thuộc và coi đó như một phương pháp luận để phân tích tình hình của các nền kinh tế chậm phát triển và đang phát triển. Đồng thời, họ cũng ủng hộ việc quan hệ kinh tế với bên ngoài để tiếp nhận vốn, công nghệ tiên tiến và mở rộng thị trường, phục vụ sự phát triển kinh tế trong nước.

Thực tế cho thấy, nhiều nước đang phát triển lúc bấy giờ, trong đó có Ấn Độ, đã ủng hộ lý thuyết về Sự phụ thuộc và coi trọng mối quan hệ giữa các nền kinh tế trên thế giới. Cũng như các quốc gia đang phát triển khác, Ấn Độ có nhiều hạn chế, nên không có đủ khả năng thực hiện các kế hoạch phát triển mang tính “tự lực cánh sinh”, theo nghĩa hẹp là tự mình làm lấy mọi thứ như lúc đầu họ mong muốn khi tiến hành chiến lược Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Đó cũng là lý do mà Ấn Độ đã cổ vũ cho trường phái lý luận mới sau này là chủ nghĩa Tự do mới, khi trường phái này đưa ra sự cần thiết phải mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế thông qua phát triển mạnh mẽ mậu dịch quốc tế và hạn chế sự can thiệp của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.

1.1.2.3. Chủ nghĩa Tự do mới


Khác với Cấu trúc luận nhấn mạnh tới các vấn đề mang tính đặc thù của các nước đang phát triển, chủ nghĩa Tự do mới cổ vũ cho những quy luật phổ biến của phát triển kinh tế. Chủ nghĩa Tự do mới là một trào lưu tư tưởng tạo nên làn sóng kinh tế đối với các nước đang phát triển, một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế ở các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh. Chính thất bại của mô hình phát triển hướng nội (công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu) dựa trên cơ sở các tư tưởng của Cấu trúc luận và phân nhánh của nó, đã làm nảy sinh một đường lối kinh tế mới. Các học giả của chủ nghĩa Tự do mới bác bỏ quan điểm của Cấu trúc luận cho rằng phải phát triển một lý thuyết kinh tế riêng cho các nước thuộc “thế giới thứ ba”. Theo các học giả Tự do mới, những nguyên lý phổ biến của sự phát triển kinh tế là giống nhau, đều có thể được áp dụng rộng rãi ở những nước phát triển và đang phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Tư tưởng chính mà thuyết Tự do mới đưa ra là sai lệch giá cả sẽ dẫn đến tính phi hiệu quả; sự can thiệp quá sâu và trực tiếp của Nhà nước vào nền kinh tế, nhất là những biện pháp can thiệp bằng chính sách Thay thế nhập khẩu là yếu tố gây ra sự sai lệch về giá cả ấy. Vì thế, trong nền kinh tế thị trường, không cần thiết phải có một sự can thiệp như vậy. Thay vào đó, cần thực hiện tự do hóa mậu dịch thông qua việc giảm bớt các chính sách và biện pháp bảo hộ thuế quan và phi thuế quan. Làm như vậy sẽ nâng cao được hiệu quả của nền kinh tế.

Nguyên nhân khiến Tự do mới phê phán sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào nền kinh tế là vì những nhà hoạch định chính sách bị hạn chế do thiếu thông tin, không sát với thực tế, không có công cụ làm đòn bẩy cho việc thực thi kế hoạch. Không những thế, có thể các quan chức còn lợi dụng hạn ngạch, giấy phép để tư lợi cá nhân, tham ô, nhận hối lộ…Hơn nữa, Nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gây ra chi tiêu

Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 3


quá mức, vay nợ và in tiền nhiều, gây lạm phát trầm trọng. Các công ty, xí nghiệp của Nhà nước hầu hết được bao cấp nên hoạt động không hiệu quả, năng suất và chất lượng rất thấp.

Theo thuyết Tự do mới, bảo hộ mậu dịch sẽ dẫn đến sự phi hiệu quả, vì bảo hộ mậu dịch giúp các công ty được bảo vệ, tránh sự cạnh tranh quốc tế. Do đó, họ không cần cắt giảm chi phí và tăng sản lượng như ở những quốc gia khác có thị trường mở; dẫn đến tăng đầu tư, gây lãng phí không cần thiết. Điều tai hại là những sản phẩm do các công ty được bảo hộ làm ra dù chất lượng kém vẫn có thị trường tiêu thụ và họ không lo sự lãng phí sẽ đe dọa hoạt động kinh doanh của công ty. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của tình trạng chất lượng hàng hóa thấp, chi phí sản xuất cao - đặc trưng của nhiều nền kinh tế thay thế nhập khẩu ở các nước đang phát triển.

Bên cạnh đó, chiến lược Thay thế nhập khẩu không những là phi hiệu quả mà còn gây bất lợi cho nông nghiệp và cán cân thanh toán; lý do là chính sách bảo hộ hàng công nghiệp cao hơn nông phẩm đã gây tổn hại cho sản xuất nông nghiệp và nông dân. Hơn nữa, chính sách Thay thế nhập khẩu đã không khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nguồn thu ngoại tệ; trong khi những đòi hỏi về nguyên liệu công nghệ cao để phát triển công nghiệp trong nước gia tăng, dẫn đến khối lượng và giá trị nhập khẩu tích tụ ngày càng lớn, gây khan hiếm ngoại tệ trầm trọng, cán cân thanh toán thiếu hụt, dự trữ quốc gia suy giảm, phải tăng vay nợ của Phương Tây.

Từ những luận điểm trên, chủ nghĩa Tự do mới với tư cách là một lý thuyết phát triển chính thống, đã có ảnh hưởng ngày càng lớn; trở thành cơ sở lý luận cho chính sách kinh tế ở các nước đang phát triển trong những năm 70-80 của thế kỷ XX. Các học giả Tự do mới đã đề cao quan hệ trao đổi trên thị trường thế giới và cho rằng, thị trường thế giới hoạt động tốt sẽ giúp các


quốc gia phân phối tốt nguồn lực của mình, khắc phục tình trạng trì trệ, cứng nhắc của cấu trúc bên trong các nền kinh tế đang phát triển.

Quan điểm thường được các học giả Tự do mới đưa lên hàng đầu là “sai lệch về giá sẽ dẫn đến không hiệu quả”. Theo họ, giá cả thị trường là yếu tố quyết định sự phân phối nguồn lực, khi giá cả chệch khỏi mức thị trường tự do, hay nói cách khác là bị sai lệch thì nền kinh tế sẽ không đạt hiệu quả. Đối với các nước đang phát triển, giá thị trường tự do thích hợp là giá xác định trên thị trường thế giới. Giá cả có thể bị sai lệch do độc quyền tư nhân, nhưng trong phần lớn các trường hợp, sự sai lệch là do Chính phủ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra, khi theo đuổi những mục tiêu kinh tế hoặc xã hội nào đó. Dù là do tư nhân hay do Nhà nước, những sai lệch này đều cần phải điều chỉnh lại để phù hợp với giá cả thị trường. Muốn vậy, rất cần các lực lượng thị trường hoạt động trong quan hệ kinh tế quốc tế và cả trong quan hệ kinh tế của nội bộ quốc gia.

Giá cả được đề cập trong cách tiếp cận của chủ nghĩa Tự do mới bao gồm giá cả của các hoạt động thương mại trong một quốc gia (nội thương), giá cả trong hoạt động ngoại thương, giá cả liên quan đến tỷ lệ lãi suất và tiền lương, giá cả cơ sở hạ tầng và đầu vào cho sản xuất. Theo lý thuyết Tự do mới, giá cả là yếu tố cốt lòi trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Trên cơ sở đó, thuyết Tự do mới cho rằng cả nhà sản xuất và người tiêu dùng đều hoan nghênh sự kích thích bằng giá. Chẳng hạn giá cả sản xuất dành cho nông dân tăng lên thì sản lượng nông nghiệp cũng sẽ theo đó tăng lên. Hay tiền lương thấp sẽ khuyến khích các xí nghiệp sử dụng những kỹ thuật sản xuất dùng nhiều lao động, nhờ đó việc làm tăng lên, thất nghiệp sẽ được giảm bớt.

Bên cạnh chính sách giá cả thì mậu dịch tự do cũng là một lĩnh vực được lý thuyết Tự do mới đề cao. Lý thuyết này khẳng định, các nước có thể


hưởng lợi nhờ thực hiện chuyên môn hóa và xuất khẩu những mặt hàng mà họ có lợi thế so sánh; đổi lại, nên nhập khẩu những mặt hàng mà họ không có lợi thế so sánh. Để đạt được sự chuyên môn hóa đó, cần phải có mậu dịch tự do hoặc giảm thiểu những hạn chế đối với mậu dịch. Nếu thực hiện được lý thuyết về lợi thế so sánh đi đôi với mậu dịch tự do, các nước sẽ có lợi nhờ vào xuất khẩu và nhập khẩu không hạn chế. Mỗi quốc gia sẽ có điều kiện tập trung mọi nguồn lực để cho ra đời những mặt hàng mà họ có lợi thế so sánh, hạn chế những mặt hàng mà họ không đủ điều kiện sản xuất hoặc có thể nhập rẻ hơn nhiều từ các quốc gia khác. Từ đó, có thể nhận thấy những khiếm khuyết của việc thực hiện chính sách Thay thế nhập khẩu, do chúng cản trở mậu dịch tự do một cách có chủ định nhằm bảo hộ, kích thích sản xuất hàng hóa nội địa, trong khi những loại hàng này được sản xuất rẻ và tốt hơn ở nước ngoài.

Những quan điểm trên đây của thuyết Tự do mới đã được thực hiện ở nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có Ấn Độ, thông qua những chính sách do Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) soạn thảo. Những chính sách này được gọi chung là “điều chỉnh cơ cấu” với ba hướng cơ bản là: 1)Tự do hóa thị trường; 2)Tự do hóa mậu dịch, chuyển dịch nền kinh tế theo hướng mở; 3)Hạn chế vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thông qua tư nhân hóa và cắt giảm chi tiêu Chính phủ.

Ba định hướng đó được thực hiện kết hợp với nhau để tạo ra một nền kinh tế thị trường mở. Trên cơ sở đó, một loạt các biện pháp cụ thể đã được áp dụng:

Để tự do hóa thị trường, người ta xóa bỏ kiểm soát giá, tự do hóa tài chính, giảm can thiệp vào thị trường lao động.

Để tự do hóa mậu dịch, người ta xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu, giảm thuế quan, áp dụng tỷ giá hối đoái thực tế.


Để giảm vai trò của Nhà nước, người ta thực hiện tư nhân hóa, cắt giảm chi tiêu của Chính phủ, hạn chế sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào hoạt động của các công ty và vào hoạt động xuất nhập khẩu. Chính phủ chỉ tập trung vào việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công ích; phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh; kích thích các hoạt động kinh tế đối ngoại như xúc tiến thương mại, khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài.

Thuyết Tự do mới là một xu hướng phát triển của lý thuyết cổ điển về kinh tế thị trường tự do, đề cao vai trò của các lực lượng thị trường, khắc phục những bất cân đối trong thời gian dài do quá thiên lệch vai trò của Nhà nước. Nó khuyến khích áp dụng các chính sách kích thích sự phát triển của thị trường tự do và mở cửa. Trong giai đoạn hiện nay, thuyết Tự do mới đang cổ vũ cho chính sách phát triển tự do trong các lĩnh vực như thương mại, tài chính, đầu tư, lao động mà tiêu biểu là tự do hóa thương mại.

1.1.3. Quá trình lựa chọn lý thuyết phát triển của Ấn Độ

Các dòng lý thuyết kế tiếp nhau về Cấu trúc luận, Tự do mới là những cơ sở lý luận trực tiếp cho sự hình thành quan điểm, chính sách ở các nước đang phát triển nói chung và Ấn Độ nói riêng. Chiến lược đó là sự lựa chọn giữa bảo hộ hay tự do thương mại, giữa hướng nội hay hướng ngoại, giữa thay thế nhập khẩu hay hướng vào xuất khẩu. Nó có vai trò vô cùng quan trọng bởi nó chi phối toàn bộ hoạt động của một quốc gia thông qua sự điều chỉnh các nguyên tắc, công cụ, biện pháp trong hệ thống chính sách. Trong những năm 50-60, Cấu trúc luận nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Nhà nước trong bảo hộ công nghiệp nội địa và quan điểm đó đã phần lớn ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách thương mại chiến lược “thay thế nhập khẩu” ở các nước đang phát triển. Ấn Độ đã chọn hướng đi này để phát triển kinh tế đất nước ở giai đoạn sau khi giành độc lập vào năm 1947.


Song đến cuối những năm 60 đầu những năm 70, các mô hình thành công trong tăng trưởng nhờ vào hoạt động xuất khẩu như Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc…đã là cơ sở cho sự phát triển dòng lý thuyết Tự do mới là tự do hóa thương mại. Theo thuyết Tự do mới, bảo hộ mậu dịch dẫn đến phi hiệu quả, sự can thiệp của Nhà nước thông qua chính sách thay thế nhập khẩu đã làm biến dạng thị trường và giá cả. Chỉ có tự do hóa thương mại với việc giảm bớt các chính sách và biện pháp bảo hộ thuế quan cũng như phi thuế quan mới có thể mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Như vậy, ưu thế của thuyết Tự do mới là dựa trên những khía cạnh như:

Tận dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất;

Chuyên môn hóa lao động theo điều kiện địa lý; Mở rộng thị trường;

Kiểm soát và hạn chế độc quyền; Nâng cao năng lực sản xuất;

Tạo quan hệ thiện chí và hợp tác giữa các quốc gia.

Có thể nói, đây là những cơ sở và căn cứ để chuyển hướng cho chiến lược kinh tế của các nước đang phát triển từ hướng nội sang hướng ngoại, từ thay thế nhập khẩu sang hướng vào xuất khẩu. Hơn nữa, trong điều kiện toàn cầu hóa, sự chuyển hướng đó trở thành một xu thế tất yếu. Chiến lược ở các quốc gia đang phát triển nhấn mạnh nhiều vào việc cơ cấu lại khả năng cung ứng sản phẩm của nền kinh tế sao cho có sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Theo đó, họ chú trọng vào việc phải thay đổi chiến lược Thay thế nhập khẩu bằng cách quay trở lại thị trường. Song nhất thiết cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để phát triển công nghệ; bởi nếu thiếu sự đổi mới trong công nghệ, thì sẽ có nhiều rủi ro trong việc duy trì các cuộc cạnh tranh quốc tế. Chính Ấn Độ đã đi theo hướng này trong phát triển công nghệ phần mềm và đã thành công. Những năm gần đây, người ta càng nhận thức được rằng, cần phải làm rò

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 30/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí