Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 2


liêu, bao cấp, đóng cửa sang tự do hóa và mở cửa, phát triển năng động, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Ấn Độ chính thức công bố cải cách kinh tế năm 1991, đánh dấu sự chuyển hướng theo chiến lược tự do hóa và hướng ngoại. Quá trình này diễn ra tuy chậm nhưng đã đạt một số thành công và mô hình Ấn Độ đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của quốc tế.

Việc nghiên cứu Ấn Độ - một quốc gia đang trong quá trình cải cách và đang dành được sự chú ý của quốc tế về khả năng kinh tế - có ý nghĩa rất quan trọng. Những gì Ấn Độ đã làm được và chưa làm được, những gì Ấn Độ đã thành công và chưa thành công trong cải cách kinh tế là một kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam tham khảo trong thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Hơn nữa, ngoài mục tiêu tìm hiểu và học hỏi thì nghiên cứu Ấn Độ để phát triển quan hệ hợp tác cũng là một mục đích quan trọng mà Việt Nam hướng tới trong tương lai.

2. Tình hình nghiên cứu

Các tạp chí quốc tế đã có nhiều bài viết về kinh tế Ấn Độ, đó là:


Nirviker Singh (10/2002),Miracles and Reform in India: Policy Reflections”, ASIAN survey, No 5.

Rafiq Dossani (2002), “Creating an Environment for Venture Capital in India”, World Development, Vol 30, No 2.

Ở Việt Nam, cũng có một số bài nghiên cứu về kinh tế Ấn Độ đăng trên các báo, các tạp chí. Có thể điểm ra một số bài viết như:

Thông tấn xã Việt Nam (2004), “Ấn Độ - Mục tiêu trở thành cường quốc”, Tài liệu tham khảo số 3.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Trần Khánh và Vò Xuân Vinh (2004), “Việt Nam trong chính sách Hướng Đông của Ấn Độ”, Báo Nhân Dân, số 17974, trang 4.


Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 2

Thạch Văn Rong (3/2004) “Những thành tựu mới về tăng trưởng kinh tế Ấn Độ”, Tạp chí Ngoại thương, số 9, trang 27…

Do giới hạn trong phạm vi một bài báo nên những bài viết đó mới chỉ đề cập đến một hoặc một vài khía cạnh nào đó của kinh tế Ấn Độ. Bên cạnh các bài viết ấy, còn có những công trình nghiên cứu hệ thống về kinh tế Ấn Độ. Tiêu biểu là cuốn “50 năm kinh tế Ấn Độ” của PGS.TS Đỗ Đức Định, xuất bản năm 1999 tại Nhà xuất bản Thế giới. Nhìn chung ở Việt Nam, số lượng công trình nghiên cứu sâu về kinh tế Ấn Độ chưa nhiều. Hơn nữa, nghiên cứu về cải cách kinh tế ở Ấn Độ để rút kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế thì chưa có công trình nào tiến hành thực hiện một cách đầy đủ. Do đó, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu toàn diện “Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” bởi đây là một đề tài mới và không bị trùng lặp với công trình nào khác.

3. Mục đích nghiên cứu

Xuất phát từ sự cần thiết và tình hình nghiên cứu như trên, mục tiêu của luận văn chú trọng vào những điểm chính sau:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển kinh tế và cơ sở thực tiễn đòi hỏi Ấn Độ phải tiến hành cải cách kinh tế.

Tổng hợp và phân tích những nội dung cơ bản của quá trình cải cách kinh tế Ấn Độ; từ đó, đánh giá những thành công và hạn chế của hơn 10 năm cải cách.

Rút ra những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo cho Việt Nam trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế và trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Ấn Độ.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quá trình cải cách kinh tế ở Ấn Độ


Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào những chính sách cải cách kinh tế Ấn Độ cũng như những thành tựu và hạn chế của Ấn Độ trong quá trình cải cách. Từ đó, luận văn sẽ đề cập đến những vấn đề mà Việt Nam có thể tham khảo từ công cuộc cải cách kinh tế ở Ấn Độ.

Về phạm vi thời gian, luận văn chủ yếu tập trung vào thời kỳ cải cách từ 1991 đến nay. Tuy nhiên, luận văn cũng đề cập đến giai đoạn trước cải cách bởi nó là cơ sở để đánh giá đầy đủ hơn quá trình phát triển kinh tế của Ấn Độ.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp phân tích, diễn dịch, tổng hợp, thống kê, so sánh.

6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn

Đưa ra những đánh giá hệ thống về công cuộc cải cách kinh tế ở Ấn Độ.

Đề xuất một số ý kiến tham khảo cho Việt Nam trong quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế

Góp phần nghiên cứu quá trình thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được sắp xếp thành 3 chương.

Chương 1: Những tiền đề cơ bản của cải cách kinh tế ở Ấn Độ Chương 2: Tiến trình cải cách kinh tế ở Ấn Độ

Chương 3: Vận dụng những kinh nghiệm của Ấn Độ để góp phần đẩy nhanh công cuộc đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam

CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN


CỦA CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ẤN ĐỘ‌

1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN - CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO CẢI CÁCH KINH TẾ ẤN ĐỘ

1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành

Quá trình nghiên cứu các quan điểm phát triển hình thành cùng với sự ra đời và phát triển của rất nhiều nhà nước độc lập ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh từ những năm 1950; khi phần lớn các nước này được giải phóng khỏi chế độ thực dân cũ và bắt đầu sự nghiệp xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của mình. Nhận thấy không thể dựa mãi vào những lý thuyết kinh tế truyền thống của các nước Phương Tây, nhiều nhà kinh tế học của các nước “thế giới thứ ba” đã đi sâu nghiên cứu để tìm ra các quan điểm phát triển riêng của mình. Song bởi đây lại là một vấn đề mang tính chất quốc tế, nên đã có rất nhiều nhà kinh tế học Phương Tây tham gia quá trình nghiên cứu này. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới sự hình thành các quan điểm phát triển ở các nước đang phát triển.

Lúc đầu, những quan điểm này chịu ảnh hưởng lớn bởi lý thuyết của những nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith, David Ricardo…và cả các quan điểm kinh tế xã hội của học thuyết Marx. Về sau, chúng được mở rộng và bổ sung thêm những vấn đề thực tế của các nước đang phát triển. Từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến những năm 1980, các trường phái chính của kinh tế học phát triển tập trung vào hai loại lý thuyết chủ yếu nối tiếp nhau, đó là “Chủ nghĩa Cấu trúc” và “Thuyết Tự do mới”. Các lý thuyết này một phần vẫn chịu ảnh hưởng từ những lý thuyết kinh điển như “Tự do cạnh tranh” và “Lợi thế so sánh”; song bên cạnh đó, chúng đã được bổ sung thêm các quan điểm mới cho phù hợp với tình hình thực tế. Lý thuyết “Lợi thế so sánh” thì được bổ sung thêm những yếu tố mới về tiềm lực khoa học công nghệ; những yếu tố liên quan đến nội lực và ngoại lực của các nước đang phát triển trong


đó tiêu biểu là quan điểm “tự lực cánh sinh” và “độc lập dân tộc”, đề cao vai trò dân tộc ở các nước đang phát triển, hạn chế ảnh hưởng của tư bản nước ngoài. Điểm nổi bật của chủ nghĩa “Tự do cạnh tranh” là việc đề cao sức mạnh tuyệt đối từ “bàn tay vô hình” của thị trường đã nhường chỗ cho những tư duy của trường phái Tự do mới về điều chỉnh cân đối giữa Nhà nước và thị trường. Chủ nghĩa Cấu trúc và Thuyết Tự do mới có ảnh hưởng chi phối tới quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển.

Từ những năm 1980, khi những cuộc khủng hoảng về cơ cấu và khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra ngày càng nhiều, đã có đánh giá lại về quan điểm lý thuyết và về chiến lược phát triển ở hầu hết các nước đang phát triển. Những quan điểm về chính sách phát triển càng ngày càng thay đổi mạnh mẽ, thể hiện qua các cuộc cải cách và chuyển đổi kinh tế xã hội ở các nước đang phát triển tại Châu Á, Châu Phi.

Đến những năm 1990, các lý thuyết trên đây một lần nữa lại phải điều chỉnh bởi quá trình toàn cầu hóa ngày càng trở nên sâu rộng cùng với sự luân chuyển mạnh của các dòng vốn, của thương mại quốc tế; sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin, của kinh tế tri thức và bởi những diễn biến thất thường của kinh tế thế giới. Sự điều chỉnh này đã tác động mạnh đến các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Từ đó, tư duy kinh tế của các nước đang phát triển được bổ sung thêm những quan điểm mới về liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế.

1.1.2. Các tư tưởng và lý thuyết kinh tế liên quan đến cải cách kinh tế ở Ấn Độ

1.1.2.1. Chủ nghĩa Cấu trúc

Trong số những lý thuyết luận giải về hiện tượng kinh tế ở các nước đang phát triển để đưa ra khuyến nghị về chính sách, chủ nghĩa Cấu trúc nổi


bật lên bởi tính độc đáo và ảnh hưởng lâu dài của nó. Khái niệm “Chủ nghĩa Cấu trúc” hay “Cấu trúc luận” xuất hiện vào cuối những năm 40 và đầu những năm 50 của thế kỷ 20 để mô tả tư tưởng của một nhóm những nhà khoa học xã hội trong Ủy ban Kinh tế Liên Hợp Quốc về Mỹ La Tinh (ECLA) do nhà kinh tế học nổi tiếng người Argentina là Raul Prebisch đứng đầu [11].

Các tác giả của Chủ nghĩa Cấu trúc đã tập trung phân tích những vấn đề kinh tế của các nước đang phát triển với mục đích:

Xác định vị trí của các khu vực ngoại vi trong mối liên hệ với những trung tâm tư bản lớn ở Bắc Mỹ và Tây Âu trong nền kinh tế quốc tế.

Bàn và tìm giải pháp khắc phục tình trạng không đồng nhất giữa các nền kinh tế đang phát triển do sự phát triển không đều giữa các quốc gia trong khu vực và giữa các thành phần kinh tế khác nhau trong mỗi quốc gia.

Cuối những năm 40 đến đầu những năm 60 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu của Chủ nghĩa Cấu trúc đã tập trung bàn về mối quan hệ của các cơ cấu kinh tế - xã hội và sự phát triển kinh tế được xem như sự thay đổi liên quan đến các cơ cấu đó. Các cơ cấu kinh tế được xem xét trong lý thuyết này bao gồm: +)Cơ cấu giữa các ngành: nông nghiệp, khai khoáng, chế tạo, dịch vụ; +)Cơ cấu kinh tế đối ngoại liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài; +)Cơ cấu năng suất được tính theo năng suất trong các ngành kinh tế khác nhau; +)Cơ cấu doanh nghiệp được nghiên cứu thông qua các mô hình và quy mô xí nghiệp; +)Cơ cấu xã hội được nghiên cứu gắn với sở hữu và kiểm soát tài nguyên, chẳng hạn quyền kiểm soát và sở hữu đất đai.

Các nhà Cấu trúc luận chú trọng vào việc nghiên cứu những đặc điểm cơ cấu kinh tế cốt lòi nhất, những vấn đề kinh tế, xã hội quan trọng và thiết thực nhất của các quốc gia chậm phát triển. Do vậy, Cấu trúc luận đã ngày càng thu hút được sự tham gia rộng rãi của các nhà khoa học xã hội, đặc biệt


là các nhà kinh tế học. Vì lẽ đó mà nhiều học giả đã coi Chủ nghĩa Cấu trúc là một môn khoa học về kinh tế học phát triển.

Cấu trúc luận ra đời sau cuộc đại khủng hoảng những năm 1930, khi con người đã mất niềm tin vào thị trường tự do truyền thống - hệ thống đã đẩy thế giới vào cuộc đại khủng hoảng và suy thoái. Những học giả đứng đầu của Cấu trúc luận đã phê phán lý thuyết kinh tế lúc đó chỉ bàn về sự phát triển ở những nước công nghiệp phát triển; còn hầu như không quan tâm tới các nước đang phát triển, không tập trung giải quyết những khó khăn của các nước này, vì thế không thích hợp cho các nước nghèo. Chỉ có Cấu trúc luận là thực sự muốn tìm giải pháp cho những vấn đề nan giải của các quốc gia đang phát triển; do vậy, đã trở thành lý thuyết chính thống của các nước đang phát triển.

Cấu trúc luận ra đời vào lúc những tư tưởng của Keynes về vai trò trung tâm của Nhà nước trong quản lý kinh tế để khắc phục “những cản trở cơ cấu” đối với tăng trưởng kinh tế đã được thừa nhận. Do đó, phần nào nó chịu ảnh hưởng của học thuyết Keynes là đề cao vai trò của Chính phủ trong việc đề xướng và thực hiện các chương trình, các kế hoạch kinh tế nhằm khắc phục những thái quá và thất bại của thị trường tự do.

Theo quan điểm của Trường phái Cấu trúc luận, Chính phủ các nước đang phát triển có vai trò trung tâm trong việc khắc phục tình trạng lạc hậu kinh tế, đóng vai trò tích cực với quá trình công nghiệp hóa, đặc biệt là trong việc tăng qui mô tích lũy tư bản để phục vụ phát triển kinh tế. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, vào những năm 1950-1960, Cấu trúc luận nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Nhà nước với bảo hộ công nghiệp trong nước và xây dựng cơ sở hạ tầng, chống lại sự xâm nhập và cạnh tranh của tư bản nước ngoài.

Trong những năm 1950-1960, Chính phủ nhiều nước đang phát triển đã vận dụng lý thuyết này để xây dựng một chiến lược khá phổ biến lúc ấy là


chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Thực hiện chiến lược này, Chính phủ của những nước đang phát triển trong đó có Ấn Độ, đã lập nên các hàng rào thuế quan và phi thuế quan mang tính bảo hộ mậu dịch để đối phó với sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu; kích thích sản xuất những hàng hóa trong nước, từ những hàng hóa tiêu dùng đơn giản như giày dép, quần áo…đến những loại hàng tiêu dùng lâu bền, phức tạp như phụ tùng, máy móc, xe hơi…và cả những loại sản phẩm trung gian như thép và hóa chất. Chiến lược này được Chính phủ hỗ trợ bằng việc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào công nghiệp chế tạo, còn Chính phủ thì đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống sản xuất năng lượng.

Tuy đã có đóng góp đáng kể về quan điểm lý thuyết và sự tăng trưởng thực tiễn của nền kinh tế, song Cấu trúc luận đã bộc lộ những hạn chế. Quan điểm “công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu” để thay đổi cơ cấu và đưa nền kinh tế thoát khỏi những ảnh hưởng của hệ thống quốc tế đã trở nên khó thực hiện. Lý do là quan hệ giữa những mặt hàng nhập khẩu đơn giản được thay thế bởi sản xuất trong nước với những hàng hóa đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ cao đã trở nên ngày càng phức tạp, nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, dẫn đến mất cân bằng trong cán cân thanh toán. Do đó, tăng trưởng kinh tế không cao, không xóa bỏ được tình trạng đói nghèo của nhân dân các nước đang phát triển nói chung và nhân dân Ấn Độ nói riêng. Tình trạng này buộc Chính phủ các nước đang phát triển trong đó có Ấn Độ phải chuyển sang chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu, với cơ sở lý luận là lý thuyết về Sự phụ thuộc và thuyết Tự do mới sau này.

1.1.2.2. Lý thuyết về Sự phụ thuộc và trường phái Nhu cầu cơ bản

Các quan điểm phê phán lý thuyết Cấu trúc luận được phản ánh qua ba trường phái chính là lý thuyết về Sự phụ thuộc (Theory of dependency), quan điểm Nhu cầu cơ bản (Basic needs) và chủ nghĩa Tự do mới. Hai xu hướng

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 30/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí