Tổng Quát Về Sự Lựa Chọn Chính Sách, Chiến Lược Và Triển Vọng Phát Triển Kinh Tế Ấn Độ


công ty Ấn Độ đang tập trung vào một lĩnh vực mới, đó là xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Nhiều nhà kinh tế dự đoán rằng Trung Quốc đang cạnh tranh để trở thành “công xưởng của thế giới”; trong khi đó Ấn Độ có khả năng trở thành “phòng thí nghiệm khoa học kỹ thuật cao của thế giới”. Lí do là bởi, nền kinh tế Ấn Độ được định hướng phát triển trên nền tảng công nghệ thông tin và đội ngũ kỹ sư phần mềm tài năng. Vì thế, Chính phủ đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực công nghệ thông tin và nghiên cứu phần mềm. Mục tiêu của Ấn Độ là xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin mang tầm vóc quốc tế với hệ thống đường truyền tốc độ cao thông qua mạng lưới cáp quang, vệ tinh đảm bảo thông suốt thông tin không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên toàn cầu. Cũng tận dụng lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động rẻ như hầu hết các nước đang phát triển khác, nhưng Ấn Độ đã chọn cho mình một hướng đi rất chiến lược, đó là phát triển công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực vừa dồi dào vừa có ưu thế về lương cho ngành công nghệ này. Nhờ nền tảng của phát triển công nghệ thông tin, giờ đây Ấn Độ trở thành một địa chỉ lý tưởng cho các nhà sản xuất và chế tạo các sản phẩm công nghệ phần mềm.

2.2.2. Tổng quát về sự lựa chọn chính sách, chiến lược và triển vọng phát triển kinh tế Ấn Độ

2.2.2.1. Về sự lựa chọn chính sách, chiến lược

Như vậy, sau khi phân tích những chính sách cụ thể của Ấn Độ đối với các ngành và các lĩnh vực trong nền kinh tế, có thể đưa ra cái nhìn khái quát về sự lựa chọn và định hướng phát triển của Ấn Độ như sau:

Thứ nhất, Chính phủ quán triệt rằng điều quan trọng chiến lược là phải hướng ngoại để đạt tăng trưởng kinh tế cao. Mức độ mở cửa càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Việc tập trung vào cải cách kinh tế bắt đầu từ năm 1991 là một hướng đi thực sự đúng đắn của Ấn Độ.


Thứ hai, xuất khẩu hàng chế tạo có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng GDP trong khi đó xuất khẩu hàng thô, hàng sơ chế không có ảnh hưởng gì cả. Do vậy, trong chính sách kinh tế, Chính phủ đã tập trung vào mặt hàng chế tạo. Cần phải tăng cường biện pháp khuyến khích xuất khẩu hàng chế tạo bởi vì giá cả của mặt hàng này nhạy cảm hơn so với loại hàng thô. Sự nhạy cảm về giá xuất khẩu hàng chế tạo thể hiện ở chỗ, các chính sách về tỷ giá hối đoái, về trợ cấp xuất khẩu và tăng năng suất đều thúc đẩy xuất khẩu nhanh chóng. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng chế tạo, những chính sách như thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt, áp dụng khoa học công nghệ phát triển vào sản xuất…là thực sự cần thiết. Có thể nói, hoạt động tự do hóa FDI và đơn giản hóa các thủ tục hợp tác sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tiếp nhận các công nghệ tiên tiến, tăng chất lượng và năng suất hàng hóa lên rất nhiều

Thứ ba, đặc trưng của Ấn Độ là cản trở nhập khẩu song chính sách tự do nhập khẩu năm 1991 đã giảm đáng kể tình trạng trên. Sau bước quá độ ban đầu năm 1991-1992, nền kinh tế hướng mục tiêu cải cách vào việc chuyển từ chiến lược thay thế nhập khẩu sang chiến lược tăng cường xuất khẩu.

Bảng 2.9: Tác động của cải cách kinh tế

lên tăng trưởng GDP và tăng trưởng xuất nhập khẩu


Các chỉ số vĩ mô

1992-1993

1993-1994

1994-1995

1995-1996

Tăng trưởng GDP

(Đv: %)

5,1

6,0

7,2

7,1

Tăng trưởng xuất khẩu

(Đv: % tính theo USD)

3,3

20,0

18,4

20,8

Tăng trưởng nhập khẩu

(Đv: % tính theo USD)

10,3

6,5

22,9

28,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 12

Nguồn: [48]

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6% trong năm 1993-1994, 7,2% năm 1994-1995 và 7,1% năm 1995-1996. Tăng trưởng xuất khẩu của Ấn Độ đạt tốc độ rất nhanh sau cải cách: tăng 20% tính theo USD năm 1993-1994; 18,4% năm 1994-1995 và 20,8% năm 1995-1996. Với hoạt động nhập khẩu,


con số tăng trưởng cũng đáng kể. Các số liệu này đã chứng tỏ cho những kết luận nêu trên. Điều đó cho thấy, Ấn Độ càng cần phải tiếp tục đi sâu vào cải cách hơn nữa để duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại, đạt những bước phát triển mới rộng hơn nữa trong tương lai. Những chính sách nói trên không chỉ có ý nghĩa đối với Ấn Độ mà cũng là một tham khảo cho sự lựa chọn chiến lược ở các nước đang phát triển trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế.

2.2.2.2. Triển vọng phát triển kinh tế

a. Kinh tế Ấn Độ sẽ tăng tốc rất nhanh nhờ những cơ sở kinh tế xã hội đã được phát triển từ đầu thập kỷ 90; cho phép Ấn Độ nâng cao sức mạnh kinh tế của mình ở khu vực và trên thế giới.

Quốc gia này sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, khoảng 7- 8%/năm trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Vào năm 2002, tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ là 4,5%, gấp hai lần tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới, năm 2003 đạt 6,8% và gấp gần 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới. Để thực hiện điều này, buộc phải tăng tiết kiệm và đầu tư. Trong những năm qua, tiết kiệm tư nhân ở Ấn Độ luôn tăng và đạt mức cao, tuy nhiên tiết kiệm của khu vực công cộng đạt mức rất thấp.

Trong 5 năm qua, thâm hụt tiết kiệm của Chính phủ chiếm tới 6,5% GDP và tỷ lệ đầu tư trong GDP là khoảng 23-24% [48]. Để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 7-8%/năm, yêu cầu tỷ lệ đầu tư phải là 30% hoặc cao hơn. Điều này cũng đòi hỏi phải có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn nữa. Trong hai mươi năm tới, Ấn Độ có thể làm được điều đó do sức mạnh ngày càng lớn của nền kinh tế.

b. Ấn Độ có khả năng trở thành một trong bảy nền kinh tế lớn nhất thế giới trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI, thể hiện ở các đặc điểm sau:

Quốc gia này có những lợi thế về quy mô. Với diện tích rộng 3,3 triệu km2, có hơn 3.000 km biên giới đất liền với Trung Quốc và Đông Nam Á, có biên giới biển với Inđônêxia và Thái Lan, Ấn Độ là đất nước lớn thứ


bảy trên thế giới về diện tích lãnh thổ. Dân số hiện nay khoảng trên 1 tỷ người, đông thứ hai thế giới và nền kinh tế đang cất cánh.

Xét về dung lượng thị trường, vào năm 1980, nền kinh tế Ấn Độ đứng thứ 5 trong khi Trung Quốc đứng thứ 9 trên thế giới. Thì chỉ hai thập kỷ sau đó, vào năm 2003, Trung Quốc đã vươn lên xếp thứ hai chỉ sau Mỹ và Ấn Độ xếp thứ tư toàn cầu. Hai nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc và Ấn Độ chiếm tới 20% tổng sản lượng của thế giới với 40% dân số toàn cầu.

Đất nước này có dự trữ ngoại tệ đạt mức cao trên thế giới. Vào tháng 7 năm 2004, dự trữ ngoại tệ của Ấn Độ đạt mức 121 tỷ USD, trở thành một nước có dự trữ ngoại tệ lớn trên thế giới bên cạnh Nhật Bản và Trung Quốc.



85 tû USD


100 tû USD

121 tû USD



tû USD


1 tû USD


1991 Th¸ng 7 2003 Th¸ng 12 2003 Th¸ng 7 2004 Hình 2 4 Lượng dự trữ ngoại tệ của 1

1991 Th¸ng 7/2003 Th¸ng 12/2003 Th¸ng 7/2004


Hình 2.4: Lượng dự trữ ngoại tệ của Ấn Độ ở một số thời kỳ

Nguồn: [48]

Ấn Độ đang có tiềm năng lớn về thu hút FDI và thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu hàng công nghệ phần mềm. So với Trung Quốc thì Ấn Độ còn thua xa về thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy xuất khẩu. Năm 2003, Trung Quốc thu hút hơn 53 tỷ USD FDI trong khi Ấn Độ chỉ thu hút được khoảng gần 5 tỷ. Nhưng quốc gia Nam Á này không mô phỏng mô hình Trung Quốc trong thu hút FDI.

Ưu thế lớn của Ấn Độ là sử dụng tiếng Anh, sự chú trọng vào toán học trong các trường học, tài năng của cộng đồng Ấn Kiều đặc biệt là đội ngũ trí


thức. Sau nhiều năm không chú ý đến tài sản tri thức khổng lồ của người Ấn ở nước ngoài, nay Ấn Độ đang hoan nghênh họ trở về. Nguồn vốn tri thức này chủ yếu là từ thung lũng Silicon của Mỹ, nơi vai trò tri thức của người Ấn đặc biệt nổi bật.

Hiện tại, Ấn Độ cũng đang tiến tới hội nhập kinh tế toàn cầu. Xuất khẩu của quốc gia này chiếm 0,8% xuất khẩu của thế giới; FDI chiếm 0,4% trong tổng FDI của thế giới. Theo kết quả nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế thế giới do Trường Đại học Kinh doanh Lausane (Thụy Sĩ) vừa công bố, Ấn Độ hiện nay đã có sức cạnh tranh ngang bằng với các nền kinh tế lớn như Pháp, Tây Ban Nha. Khả năng cạnh tranh của Ấn Độ trong năm 2003 đã nhảy tới 16 bậc so với mức của năm 2002, lên hàng thứ 34 trong số các nền kinh tế lớn có sức cạnh tranh cao trên thế giới.

Môi trường đầu tư của Ấn Độ cũng đang được cải thiện và mang lại hiệu quả, điển hình là chương trình đầu tư phát triển đường xá trị giá 12 tỷ USD, chương trình tự do hóa hơn nữa ngành viễn thông, bảo hiểm và hàng không... Thế mạnh trong công nghệ phần mềm và kinh doanh dịch vụ đang là tiềm năng lâu dài của Ấn Độ hiện nay. Do vậy, cùng với những chính sách thu hút FDI, nước này sẽ tham gia vào một cuộc cạnh tranh ngang sức với Trung Quốc và các nước đang phát triển khác trong khu vực Châu Á.

Ấn Độ đang có chiến lược phát triển giáo dục rất tốt, tạo ra đội ngũ lao động giàu chất xám trong những ngành công nghiệp được coi là mũi nhọn của thế giới trong thế kỷ XXI. Để phát triển đất nước theo con đường ngắn nhất, Chính phủ đã xác định những ngành công nghiệp mũi nhọn cần phải tập trung đầu tư về vốn, công nghệ và nhân lực. Đó là công nghiệp phần mềm, viễn thông tin học, dược phẩm, công nghệ sinh học...Chính phủ đã nỗ lực đầu tư xây dựng tập đoàn lớn của đất nước trong lĩnh vực này. Hiện nay, các công


ty lớn của Ấn Độ trong những ngành công nghiệp mũi nhọn đã có đủ khả năng cạnh tranh với những tập đoàn, công ty nổi tiếng của Mỹ và Châu Âu. Lực lượng lao động cũng được quan tâm và đào tạo bài bản. Hiện nay, số kỹ sư công nghệ thông tin làm việc tại Bangalore của Ấn Độ nhiều hơn con số

120.000 kỹ sư của thung lũng Silicon ở Mỹ. Như chỉ riêng tại Trung tâm Công nghệ của tập đoàn General Electric (GE) tại Bangalore đã quy tụ đến 1.800 kỹ sư, mà một phần tư trong số họ có học vị tiến sỹ [48].

Không chỉ có số lượng 3,1 triệu sinh viên đại học tốt nghiệp mỗi năm và dự kiến gấp đôi vào năm 2010, mà chất lượng giáo dục cũng là điều đáng khâm phục. Ấn Độ liên kết với các trường đại học danh tiếng của Mỹ để đào tạo sinh viên theo tiêu chuẩn quốc tế. Dự kiến năm 2008, ngành dịch vụ công nghệ thông tin và hỗ trợ văn phòng sẽ thu hút khoảng 4 triệu nhân công, đóng góp 57 tỷ USD vào GDP của quốc gia này. Tốc độ phát triển ấy sẽ là động lực mạnh mẽ nhất để thu hút nhân tài của đất nước và đông đảo tài năng chất xám người Ấn trên toàn cầu. Theo nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, Ấn Độ sẽ đạt tốc độ phát triển kinh tế là 7,5% vào năm 2005 nhờ phát triển công nghệ phần mềm.

Một xu thế dễ nhận thấy là cùng với sự trở mình của nền kinh tế, đa số các kỹ sư tài năng của Ấn Độ chọn làm việc trong nước, thay vì phải sang các quốc gia Tây Âu hay Mỹ như những thập niên trước đây. Họ cho rằng “Ngay ở Ấn Độ, các kỹ sư trẻ cũng có thể làm việc cho những công ty đa quốc gia, những tập đoàn hàng đầu của thế giới. Công nghệ thông tin đã thúc đẩy cho sự phát triển của Ấn Độ, đất nước đang tăng tốc và sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa cho những người trẻ tuổi” [48].

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Như vậy, qua toàn bộ những nghiên cứu ở chương 2 có thể rút ra những kết luận cơ bản về tiến trình cải cách kinh tế Ấn Độ như sau:

Từ khi ban hành quyết định cải cách vào tháng 7 năm 1991, toàn Ấn Độ đã dấy lên phong trào về tự do hóa kinh tế; tạo những thay đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế, thương mại, khuyến khích đầu tư nước ngoài. Mục tiêu hàng đầu của cuộc cải cách theo hướng tự do hóa ở Ấn Độ là tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, của các công ty và sản phẩm của Ấn Độ nói riêng. Để thực hiện điều này, Ấn Độ đã tiến hành những chuyển đổi không chỉ nhằm mục tiêu ổn định mà còn thay đổi cả cơ cấu kinh tế. Một trong những thay đổi căn bản nhất là giảm bớt vai trò của các ngành quốc doanh, tăng cường kinh tế tư nhân thông qua chính sách Tư nhân hóa.

Sau cải cách 1991, Ấn Độ đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng hướng vào công nghiệp và dịch vụ. Xác định được công nghệ là mũi nhọn trong quá trình cạnh tranh toàn cầu, chính sách công nghiệp của Ấn Độ ưu tiên phát triển những công nghệ tiên tiến hàng đầu như công nghệ thông tin để tạo dựng năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế; phát triển những ngành công nghiệp chiến lược chẳng hạn như công nghiệp dệt may để hướng mạnh ra xuất khẩu. Những chính sách khuyến khích công nghiệp đã đưa Ấn Độ vào một số ít những nước đang phát triển đã tạo dựng nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn vững chắc như công nghệ thông tin, đóng tàu, chế tạo máy bay, ô tô, máy công cụ, hóa chất, lọc dầu, dệt may...Đặc biệt, với chính sách tập trung vào công nghệ thông tin chú trọng vào công nghệ phần mềm, trong những năm gần đây, Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm phần mềm tầm cỡ thế giới. Sức cạnh tranh của các công ty phần mềm Ấn Độ là khả năng cung ứng các sản phẩm phần mềm chất lượng cao, đúng hạn và giá rẻ. Theo đánh giá của NASSCOM, đã có hơn 185 công ty đa quốc gia trong danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới đã chọn các nhà


cung cấp phần mềm Ấn Độ. Lí do bởi các sản phẩm phần mềm của Ấn Độ không những đa dạng, có chất lượng tương đương các sản phẩm cùng loại mà giá cả lại thấp hơn nhiều.

Với những tiềm lực kinh tế quốc gia, khả năng công nghệ, vị trí địa lý và chính trị; Ấn Độ sẽ có vai trò ngày càng lớn hơn trên thị trường thế giới, góp phần tạo nên sự cân bằng tiềm lực giữa các cường quốc, các châu lục trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Bên cạnh đó, Ấn Độ đang có vị thế ngày càng tăng trong khu vực Châu Á. Trong khi hàng loạt các quốc gia ở khu vực này đang tích cực cơ cấu lại nền kinh tế, thì mô hình Ấn Độ dựa vào công nghệ thông tin và đội ngũ lao động lành nghề trong công nghiệp phần mềm sẽ là một sự gợi ý, một sự khởi đầu cho nhiều nước Châu Á đang trong quá trình công nghiệp hóa noi theo. Mặc dù trong tương lai, Nhật Bản vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến mô hình phát triển kinh tế Đông Á và Ấn Độ vẫn đi theo một con đường riêng để đuổi bắt đến những nấc thang công nghệ hiện đại nhất khác hẳn với mô hình Đông Á, song những gì mà Ấn Độ đạt được trong một thập kỷ cải cách vừa qua sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến mô hình công nghiệp hóa “đi tắt đón đầu” của nhiều nước trong khu vực.

Vai trò và vị thế mới của Ấn Độ ở châu Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI sẽ đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn.

Thứ nhất, Việt Nam là một nước thành viên ASEAN nên sẽ có cơ hội từ chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ. Mặc dù hiện nay, kim ngạch thương mại của hai nước chưa đáng kể, Việt Nam chưa ký FTA với Ấn Độ; nhưng trong tương lai gần, việc mở rộng thương mại tự do song phương sẽ là hiện thực. Điều đó sẽ đem lại cơ hội lớn cho Việt Nam phát huy những lợi thế của mình để thúc đẩy xuất khẩu sang Ấn Độ, bổ sung cơ cấu kinh tế thông qua nhập khẩu công nghệ tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, sản xuất hàng dệt may...Với vị trí thuận lợi của mình, Việt Nam sẽ là cầu nối

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/07/2022