Khái Quát Về Quá Trình Đổi Mới Kinh Tế Ở Việt Nam


để Ấn Độ thực hiện tốt chính sách “Hướng Đông”; sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược mở rộng quy mô kinh tế của Ấn Độ. Tận dụng điều này, chúng ta có thể thu hút ngày càng nhiều dòng vốn FDI, dòng lưu chuyển thương mại hàng hóa trong khu vực để phục vụ phát triển kinh tế.

Thứ hai, mô hình phát triển kinh tế Ấn Độ đang thu hút sự quan tâm của những nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Mặc dù đến nay, Ấn Độ vẫn là một nước đang phát triển, còn có mức độ bảo hộ kinh tế cao và nhiều khu vực kinh tế chưa được cải cách, nhưng mô hình phát triển chậm và chắc của Ấn Độ đang đặt ra câu hỏi về sự tăng trưởng bền vững đối với Việt Nam. So với Ấn Độ, Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế sớm hơn và mở cửa nhanh hơn, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa tạo dựng được một nền tảng công nghiệp hiện đại và bền vững cho quá trình công nghiệp hóa. Những lợi thế về lao động rẻ, tài nguyên dồi dào đều là sẵn có ở Việt Nam và Ấn Độ. Nhưng Ấn Độ đã rất thành công trong việc lựa chọn phát triển những ngành công nghiệp chiến lược, phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có chọn lọc và hiệu quả. Lực lượng lao động của Ấn Độ có khả năng nói tiếng Anh rất tốt và được đào tạo bài bản trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, dược phẩm, công nghệ sinh học - những ngành mũi nhọn của thế kỷ XXI. Nhờ đó, Ấn Độ rút ngắn được nấc thang công nghệ so với nhiều nước NIEs và ASEAN, mặc dù đường đi của Ấn Độ là khác so với những nước này. Đó là những điều Việt Nam nên tham khảo và học hỏi.

Bên cạnh những cơ hội đó, trong hai thập kỷ tới, Việt Nam cũng sẽ gặp những khó khăn không nhỏ trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế với Ấn Độ.

Bởi Ấn Độ đang nỗ lực cải cách cơ cấu kinh tế theo hướng nền kinh tế tri thức; nên buộc các nước đang phát triển trong khu vực, trong đó có Việt Nam, phải có những chuyển biến tích cực trong đào tạo nguồn nhân lực, xây


dựng cơ sở hạ tầng...để có thể tiếp nhận những cơ hội thương mại và đầu tư theo hướng này. Vì Việt Nam đang và sẽ chịu ảnh hưởng chi phối bởi mô hình Đông Á, nên muốn những cơ hội do quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong tương lai đem lại hiệu quả tích cực, Việt Nam cần nắm bắt và vận dụng được những công nghệ mới do Ấn Độ chuyển giao. Đây là bài toán khó, đòi hỏi Việt Nam phải có sự định hướng đổi mới mạnh hơn trên nhiều lĩnh vực.

Mặc dù được đánh giá là một nền kinh tế có tiềm năng và sức mạnh trong thế kỷ XXI, song nhìn chung Ấn Độ vẫn là một nước có trình độ phát triển kinh tế tương tự như ở Việt Nam. Ngoài một số bang mang tính chiến lược phục vụ cho ngành công nghiệp phần mềm, nhìn chung ở các bang khác cơ sở hạ tầng kinh tế của Ấn Độ vẫn được đánh giá là yếu hơn so với các nền kinh tế mới nổi trên thế giới. Hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ phần lớn vẫn là kém sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và trên thế giới. Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ và sản phẩm xuất nhập khẩu mang tính định hướng khi mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với Ấn Độ. Sự tương đồng về cơ cấu sản phẩm và trình độ phát triển trong nhiều ngành kinh tế mà Ấn Độ không có thế mạnh có thể làm chệch hướng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa Ấn Độ và Việt Nam.

Ấn Độ hiện đang được nhiều chủ đầu tư trên thế giới rất quan tâm, đặc biệt là những nước lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga…Thị trường rộng và những yếu tố về lao động, tài nguyên của Ấn Độ đang rất hấp dẫn dòng FDI và lưu chuyển thương mại của thế giới. Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ sẽ là đối thủ cạnh tranh về kinh tế - thương mại trong khu vực Châu Á. Trong thời gian tới, dòng FDI, xuất nhập khẩu hàng hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới dễ đi chệch khỏi Việt Nam để chuyển về những nơi hấp dẫn hơn như Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực. Nếu như những yếu kém của nền kinh tế Việt Nam hiện nay không mau chóng được khắc phục,


Việt Nam khó có khả năng tận dụng những cơ hội mới do toàn cầu hóa mang lại.


CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA ẤN ĐỘ‌

ĐỂ GÓP PHẦN ĐẨY NHANH

CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM


3.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Trong nhiều thập kỷ trước đổi mới, Việt Nam thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo mô hình XHCN, trong đó chế độ sở hữu toàn dân và tập thể về tư liệu sản xuất và cơ chế kế hoạch hóa tập trung là những yếu tố chủ đạo. Tuy nhiên, sau thực tế hơn 10 năm (1975-1986) áp dụng cơ chế ấy, nền kinh tế Việt Nam vận động không linh hoạt và kém hiệu quả. Vấn đề đặt ra cho Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam lúc này là tìm kiếm cách thức phát triển mới có khả năng đáp ứng các mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Hơn nữa, tình hình thế giới lúc ấy cũng diễn ra nhiều biến đổi quan trọng. Đó là sự không thành công của công cuộc cải tổ đã dẫn tới sự sụp đổ của Chủ Nghĩa Xã Hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu, thành công của một số nước công nghiệp mới ở Đông Á, xu hướng trên thế giới là hợp tác và cạnh tranh thay cho xung đột và đối đầu…Nhận rò điều này, Đại Hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam họp vào tháng 12 năm 1986 đã chính thức khởi xướng sự nghiệp đổi mới.

3.1.1. Đổi mới chế độ sở hữu và thành phần kinh tế

Đường lối của Chính phủ là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Đại hội VI Đảng Cộng Sản Việt Nam (1986) nêu rò “chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài”; với mục đích giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế. Cụ thể là: +)Phân biệt rò sở hữu Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước; phần sở


hữu Nhà nước có thể được sử dụng ở nhiều thành phần kinh tế; còn kinh tế Nhà nước chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định, làm đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. +)Xác định hợp tác xã là tổ chức kinh tế có nhiệm vụ hỗ trợ xã viên phát triển; được hình thành do người lao động tự góp sức, góp vốn và quản lý dân chủ.+)Xác định kinh tế cá thể là một trong nhiều con đường đi lên; có thể tự nguyện hợp tác làm ăn hoặc làm vệ tinh cho các doanh nghiệp khác. +)Xác định kinh tế tư bản tư nhân là thành phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế, được khuyến khích ở những lĩnh vực mà luật pháp không cấm.

+)Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trở thành một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.

Trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước, những biện pháp điều chỉnh và sắp xếp lại doanh nghiệp được Chính phủ tiến hành khẩn trương để tăng tính hiệu quả cho khu vực kinh tế quốc doanh. Trong năm 2002-2003, có 1.655 doanh nghiệp Nhà nước được đưa vào chương trình sắp xếp và đổi mới, năm 2004 là 882 doanh nghiệp và năm 2005 dự kiến sẽ là 413 doanh nghiệp.

Trong thời gian gần đây, kể từ Luật doanh nghiệp được sửa đổi năm 2000, các doanh nghiệp tư nhân cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển. Giai đoạn 2000-2004, có 73.000 doanh nghiệp đăng kí mới, tăng 3,75 lần so với giai đoạn 1991-1999. Đến năm 2004, số lượng doanh nghiệp tư nhân đã tăng lên 150.000 với tổng vốn là 182 tỷ đồng [48].

Theo ước tính, nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân lên đến 5-6 tỷ USD, lại thêm khoảng 2 tỷ USD kiều hối mỗi năm. Đây là nguồn vốn rất lớn so với ngân sách nhà nước và FDI vào Việt Nam [15]. Các nhà nghiên cứu kinh tế ở các nước đang phát triển đã chỉ ra rằng, nếu muốn thành công trong chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu thì phải khuyến khích khu vực tư nhân gồm các xí nghiệp năng động có quy mô từ nhỏ đến trung bình hoạt động trong lĩnh vực chế tạo.


Bảng 3.1: Đóng góp của các thành phần kinh tế trong GDP


Thành phần kinh tế

1995

1997

1998

1999

2000

2001

2002

Kinh tế Nhà nước

40,07

41,35

41,27

40,40

38,53

38,40

38,31

Kinh tế tập thể

9,70

8,72

8,54

8,64

8,58

8,06

7,98

Kinh tế tư nhân

3,06

3,25

3,31

3,26

3,38

3,73

3,93

Kinh tế cá thể

35,94

34,22

33,45

33,09

32,31

31,84

31,42

Kinh tế hỗn hợp

4,50

4,26

4,19

4,25

3,92

4,22

4,45

Kinh tế có vốn

đầu tư nước ngoài

6,73

8,20

9,24

10,36

13,28

13,75

13,91

Tổng

100

100

100

100

100

100

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 13

Nguồn: [11, 32]

Như vậy, nếu xét theo tỷ lệ đóng góp của các thành phần kinh tế đối với tổng sản phẩm trong nước, trong số 6 thành phần kinh tế được xác định từ đại hội Đảng lần thứ IX, cho đến nay thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng tăng nhanh nhất, tiếp đó là kinh tế tư nhân. Tỷ trọng của thành phần kinh tế Nhà nước hầu như không đổi, còn các thành phần kinh tế khác có xu hướng giảm nhưng chậm.

Đến nay, một nền kinh tế nhiều thành phần đã cơ bản được định hình vững chắc, tạo ra sự sôi động trong sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế đã đạt được những bước tăng trưởng nhất định, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo ổn định chính trị xã hội.

3.1.2. Đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế

Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phân tích sâu sắc những hạn chế của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xác định hướng đi cơ bản trong quá trình đổi mới quản lý kinh tế đất nước.

Có thể nêu lên những đổi mới có tính chất đột phá về cơ chế, chính sách như sau: +)Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khẳng định sản xuất hàng hóa rất cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. +)Coi thị trường là căn cứ của kế hoạch. Kế hoạch chủ yếu là định


hướng; còn thị trường trực tiếp hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

+)Từng bước xoá bao cấp, tăng cường sự quản lý của Nhà nước đi đôi với thực hiện quyền tự chủ của doanh nghiệp. +)Mở rộng thị trường, giao lưu hàng hóa thông suốt trong cả nước, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.

+)Thực hiện chế độ giá cả hàng hóa, tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng hình thành theo cơ chế thị trường. +)Tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; giới hạn độc quyền Nhà nước trong một số ngành nhất định.

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng GDP sau đổi mới kinh tế 1986


Năm

Đơn vị tính

Tốc độ tăng trưởng

1986-1990


%/năm

3,9

1991-1995

8,2

1996-2000

7,5

2000


%

6,7

2001

6,8

2002

7,04

2003

7,3

2004

7,7

Nguồn: [12, 48]

Sau hơn 10 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng GDP liên tục. Nếu như trong giai đoạn đầu (1986-1990), GDP chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân 3,9%/năm; thì trong 5 năm kế tiếp (1991-1995), tăng trưởng GDP bình quân là 8,2%/năm, vượt so với kế hoạch đề ra là 5,5-6,5%/năm, đạt loại cao trong số các nước đang phát triển. Trong giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 7,5%/năm, tuy có thấp hơn nửa đầu thập niên 90 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nhưng vẫn đạt loại cao trong khu vực [12].

Nhờ có chính sách “đổi mới”, Việt Nam đã chuyển mạnh từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, tạo môi trường cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết. Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích


phát triển, tạo hiệu quả huy động các nguồn lực xã hội phục vụ tăng trưởng kinh tế, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu.

3.1.3. Quá trình phát triển các ngành sản xuất

3.1.3.1. Nông nghiệp và sự tăng trưởng của khu vực nông thôn

Đến 1986, Việt Nam tiến hành chuyển đổi hệ thống nông nghiệp sang canh tác dựa trên cơ sở hộ gia đình theo hướng thị trường. Quá trình tự do hóa trong hoạt động xuất khẩu nông phẩm diễn ra không nhanh chóng song có hiệu quả, bởi có sự hỗ trợ đắc lực của các xí nghiệp quốc doanh. Với những nỗ lực ấy, nông nghiệp Việt Nam đã đạt bước phát triển vượt bậc. Từ một nước mỗi năm phải nhập khẩu gần 1 triệu tấn lương thực, tiến đến không những đảm bảo nhu cầu nội địa mà còn xuất khẩu khoảng 3 đến 3,5 triệu tấn gạo hàng năm.

Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu; tiến đến đa dạng hóa nông sản xuất khẩu gồm chè, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, thuỷ hải sản…

Bảng 3.3: Sản xuất lương thực của Việt Nam



1975

1980

1985

1990

1995

2000

2001

2002

Tổng sản lượng lương thực

(Đv: triệu tấn)


11,4


14,4


18,2


19,9


26,1


34,5


34,3


35,8

Tổng sản lượng lúa gạo (Đv: triệu tấn)

10,3

11,6

15,8

19,2

24,9

32,5

32,1

33,6

Nguồn: [11]

Thực sự chưa có đánh giá tổng quát nguyên nhân tăng trưởng của nông nghiệp Việt Nam, song có thể nêu ra một số điểm dẫn đến thành công ấy:

Việt Nam đã tạo được một hệ thống phân phối đất đai tương đối công bằng, tạo điều kiện cho hầu hết các gia đình nông thôn đều có đất.

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 30/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí