Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Và Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế


Thực hiện hiệu quả quá trình cơ giới hóa và cung cấp hàng hóa công cộng phục vụ nông nghiệp như xây dựng cơ sở hạ tầng, tiêu biểu là thuỷ lợi và vận tải; do vậy, sản xuất nông nghiệp đã đạt hiệu quả cao.

Nghiên cứu và áp dụng các loại cây trồng và vật nuôi mới vào sản xuất; tăng cường nghiên cứu khuyến nông và chuyển giao công nghệ cho nông dân. Thực hiện có hiệu quả chính sách di dân giữa các vùng nông thôn với nhau; di dân cũng đồng thời là khuyến khích đầu tư để mở ra các vùng canh

tác mới; do đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo.

Kết hợp canh tác hộ gia đình với canh tác tập trung chuyên canh để xuất khẩu - có sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến và các phương tiện thị trường.

Phát triển các nông trại và hợp tác xã, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống ở nông thôn.

3.1.3.2. Chính sách phát triển công nghiệp

Giai đoạn sau đổi mới, Chính phủ thông qua chính sách nhiều thành phần kinh tế, cả xí nghiệp quốc doanh và công ty tư nhân đều được coi trọng; trong đó, xí nghiệp quốc doanh nằm trong khu vực kinh tế Nhà nước được coi là đóng vai trò chủ đạo. Các xí nghiệp quốc doanh này đã trải qua một số đợt cải cách khá mạnh, nhưng không đi theo lối tư nhân hóa toàn diện bởi có thể dẫn tới sự thất thoát tài sản Nhà nước, gây rối loạn xã hội. Hơn nữa, trong khi khu vực kinh tế tư nhân chưa phát triển mạnh thì việc hạ thấp vai trò của kinh tế Nhà nước sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng.

Việc cải cách các xí nghiệp quốc doanh được thực hiện theo những phương thức như tổ chức lại, cổ phần hóa, chuyển giao, khoán và cho thuê…Tuy nhiên, việc cải cách các công ty lớn, nhất là các công ty hoạt động trong khu vực cung cấp cơ sở hạ tầng và hàng hóa công phải cân nhắc rất thận trọng. Các doanh nghiệp quốc doanh được khuyến khích liên doanh với nước


ngoài. Nhà nước thực hiện cắt giảm trợ cấp trực tiếp và thực hiện các biện pháp cải cách khác nhằm tạo điều kiện cho các xí nghiệp quốc doanh cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường. Hiện nay, khoảng 90% các liên doanh của các nhà đầu tư nước ngoài là liên doanh với các xí nghiệp quốc doanh của Việt Nam; đây chính là cơ hội để Việt Nam có thể tiếp cận với thị trường mới và các công nghệ tiên tiến; góp phần nâng cao năng suất, bổ sung những ngành công nghiệp mới.

Trong quá trình đổi mới, Việt Nam chưa chú ý nhiều đến việc thiết lập một môi trường pháp chế cho hoạt động phát triển kinh doanh của kinh tế tư nhân. Nhưng dù sao, khu vực này vẫn phát triển mạnh, thể hiện qua số lượng của các công ty tư nhân đăng ký kinh doanh tăng lên nhanh chóng. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam có thể phát triển mạnh khu vực tư nhân thông qua tự do hóa mà không cần phải đẩy mạnh quá trình tư nhân hóa.

Sau 4 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, số doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới lên đến gần 80.000, đưa tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước lên 120.000 doanh nghiệp, 96% trong số đó là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Luật Doanh nghiệp ra đời đã tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho sự tăng trưởng của các đơn vị kinh doanh tư nhân.

3.1.3.3. Chuyển dịch cơ cấu

Vấn đề chuyển dịch cơ cấu được Việt Nam rất quan tâm. Trong giai đoạn trước đổi mới, từ những năm 1950 đến 1960, tư duy kinh tế của Việt Nam mang tính kế hoạch hóa, coi chuyển dịch cơ cấu là sự chuyển dịch giữa nông nghiệp và công nghiệp. Sau khi tiến hành đổi mới, Việt Nam đã có quan niệm hiện đại hơn, thừa nhận nền kinh tế không chỉ có hai khu vực là nông nghiệp và công nghiệp mà còn có cả khu vực dịch vụ. Theo đó, trong quá trình phát triển, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp ngày càng giảm, nhường chỗ cho sự tăng lên của khu vực công nghiệp và dịch vụ.


Bảng 3.4: Chuyển dịch cơ cấu sau đổi mới 1986


Năm

Nông nghiệp (Đv: %)

Công nghiệp (Đv: %)

Dịch vụ (Đv: %)

1986

40,2

27,4

32,4

1990

42,1

22,9

35,0

2000

24,3

36,6

39,1

2001

23,6

37,8

38,5

2002

23,6

38,3

38,1

2003

21,8

40,0

38,2

2004

20,4

36,7

38,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 14

Nguồn: [2, 11, 48]

Như vậy, mặc dù tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp đạt khoảng 5% mỗi năm nhưng tỷ trọng nông nghiệp trong GDP vẫn giảm xuống gần một nửa; từ 40,2% năm 1986 xuống còn 20,4% năm 2004. Trong giai đoạn 2001- 2003, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15% mỗi năm [32]. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng từ 27,4% và 32,4% năm 1986 lên 36,7% và 38,5% năm 2004. Những con số chuyển dịch cơ cấu trên đã chứng minh cho sự tiến triển của Việt Nam cơ bản là dựa vào quá trình công nghiệp hóa; đặc biệt là tăng cường khu vực dịch vụ. Các loại hình dịch vụ mới ra đời như thông tin liên lạc, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư, nghiên cứu và khai thác thị trường; cùng với các loại hình dịch vụ mang tính chất kinh doanh đặc thù như vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, tài chính tín dụng, du lịch, khách sạn…đã nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, tạo nhiều công ăn việc làm. Mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2001-2005 là khu vực dịch vụ phải đạt tỷ trọng 41-42% trong năm 2005 [14].

3.1.4. Hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế

Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Việt Nam đã tạo điều kiện cho đất nước phát huy những lợi thế so sánh vốn có về tài nguyên và lao động, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn phục vụ tăng trưởng kinh tế.

Bảng 3.5: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam


Năm

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

(Đv: %/năm)

1985-1995

24,2

1996-2000

14,7

2001-2003

12,3

Nguồn: [2, tr.56]

Có thể nói, tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, ngoại thương Việt Nam đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn đạt trên 10%/năm (bảng 3.5). Trong giai đoạn 1989 đến 2003, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng hơn 10 lần, từ 4,152 tỷ USD năm 1989 lên 44,676 tỷ USD năm 2003 với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt gần 19%/năm. Trong đó, xuất khẩu tăng từ 1,946 tỷ USD năm 1989 lên 20,716 tỷ USD năm 2003, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trên 19%/năm; nhập khẩu tăng từ 2,206 tỷ USD năm 1989 lên 23,96 tỷ USD năm 2003 [25].

Cơ cấu xuất nhập khẩu thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam và xu thế của thương mại quốc tế. Cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch mạnh mẽ, tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản và tài nguyên khoáng sản quốc gia có xu hướng giảm, còn tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến có xu hướng tăng. Tỷ trọng xuất khẩu của hàng hóa đã qua chế biến trong tổng xuất khẩu tăng từ 8% năm 1991 lên 28% năm 1996, 40% năm 2000 lên khoảng 43% năm 2003. Trong khi đó tỷ trọng xuất khẩu hàng chưa qua chế biến giảm từ 72% năm 1996 xuống còn 27% năm 2003. Cơ cấu nhập khẩu được cải cách theo hướng phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kim ngạch nhập khẩu nguyên nhiên liệu và máy móc thiết bị tăng; nhập khẩu hàng tiêu dùng giảm. Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị năm 1996 chiếm 27% tổng kim ngạch nhập khẩu, đến 2003 tăng lên 35%. Kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng


giảm từ 13,3% năm 1996 xuống còn 5,9% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2002 [25].

Chính sách “đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế” được đề ra từ Đại hội VII (1991) đã đem lại sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng cho Việt Nam. Nếu như trước năm 1990, Việt Nam mới có quan hệ thương mại với khoảng 30 nước và vùng lãnh thổ, chủ yếu là Liên Xô cũ và các nước XHCN ở Đông Âu. Đến nay, Việt Nam đã quan hệ với khoảng 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cơ cấu thị trường cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ; từ thị trường truyền thống là Đông Âu, Châu Á sang những thị trường đầy tiềm năng nhưng khó tính là Châu Âu, Hoa Kỳ. Với những thành công trong mở rộng hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tận dụng được cơ hội giúp đỡ từ bên ngoài để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

3.1.5. Hoạt động đầu tư nước ngoài

4.100

1.936

2.363

2.447

2.768

2.650

2.062

2.095

1.758

1.900 2.100

432

478

871

Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt nam được ban hành vào tháng 12/1987. Đến 12/1992, Luật Đầu tư Nước ngoài được sửa đổi theo hướng thông thoáng hơn, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những lĩnh vực ưu tiên phục vụ chiến lược công nghiệp hóa; bao gồm các lĩnh vực chế biến, chế tạo hướng về xuất khẩu và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Hơn nữa, Luật lần này còn bổ sung thêm hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT (Built - Operate - Transfer) nhằm khuyến khích FDI vào đầu tư các cơ sở hạ tầng [36].

TriÖu USD

5000

4000

3000

2000

1000

0


1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004


N¨m


Hình 3.1: Các dự án FDI được cấp giấy phép tại Việt Nam



Nguồn: [47]

Nhìn vào đồ thị trên, có thể thấy rằng, từ năm 1991 đến 1996, số vốn đăng ký của các dự án FDI được cấp phép tăng rất nhanh và đều đặn. Nhưng đến năm 1997-1998, tổng vốn đầu tư giảm dần. Nguyên nhân của tình trạng này là do những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực. Nếu trong những năm 1998-2000, Việt Nam bị đánh giá là có môi trường đầu tư chi phí cao và thủ tục hành chính rườm rà; thì đến năm 2004, những vướng mắc đó đã cơ bản được giải quyết. Chính phủ tiến hành giảm thuế thu nhập cá nhân, cơ chế một cửa tiếp tục được triển khai, giá dịch vụ viễn thông được điều chỉnh xuống ngang bằng các nước trong khu vực, cơ sở hạ tầng tiếp tục được nâng cấp. Chính phủ cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào một số lĩnh vực như viễn thông, bảo hiểm, kinh doanh siêu thị…góp phần tạo môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Chính vì vậy, tổng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2004 tăng vọt lên đến 4,1 tỷ USD; so với 2,65 tỷ USD năm 2003 là tăng 54,7%. Qua 16 năm thực hiện Luật Đầu tư Nước ngoài (từ 1987 đến 2003), cả nước đã có khoảng 4.884 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký khoảng 42,050 tỷ USD. Tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp này hiện nay lên đến 665.000 người [7]. Trong những năm tới, đi đôi với tăng cường về số lượng cũng phải chú ý đến cơ cấu. Trước đây, ta chỉ quan tâm đến số lượng vốn, thì tới đây cần chú ý cả đến cơ cấu công nghệ, nhất là công nghệ tiên tiến; nhằm mục tiêu thông qua FDI để mở rộng thị trường và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [46].‌

3.2. NHỮNG KINH NGHIỆM MÀ VIỆT NAM CÓ THỂ THAM KHẢO TỪ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH KINH TẾ ẤN ĐỘ

3.2.1. Kinh nghiệm về cải cách ngoại thương trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa đất nước


Trong những năm 1980, có nhiều mặt hàng xuất khẩu mà tỷ trọng của Ấn Độ trong thị trường toàn cầu với mặt hàng này là cao, trong khi tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới với mặt hàng này lại thấp. Các nhà nghiên cứu kinh tế đã cho rằng chính sự thiếu liên kết giữa thành phần xuất khẩu của Ấn Độ với nhu cầu thế giới đã hạn chế rất nhiều sự phát triển xuất khẩu của Ấn Độ. Hạn chế này đã được khắc phục sau cải cách 1991 bởi Ấn Độ đã có sự liên kết giữa nhu cầu thế giới và nhu cầu xuất khẩu của quốc gia. Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu của Ấn Độ đã tăng lên đối với các mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng cao trong trao đổi mậu dịch thế giới; ngược lại, Ấn Độ sẽ giảm xuất khẩu các mặt hàng có hiệu suất giao dịch thấp.

Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Ấn Độ đã đạt những kết quả khả quan. Theo đó, xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn là rất có ý nghĩa nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong chiến lược ấy, việc hoạch định đường lối cho hoạt động ngoại thương chiếm một vai trò rất quan trọng. Về cơ cấu, ngay trong cơ cấu nhập khẩu đã thể hiện sự thích ứng với nhu cầu trong nước. Trên thực tế, phần lớn hàng hóa nhập khẩu của Ấn Độ là phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hóa. Do vậy, khuynh hướng nhập khẩu đã được điều chỉnh bởi chính sự tăng trưởng toàn bộ nền sản xuất công nghiệp. Hoạt động xuất khẩu của Ấn Độ được cải thiện theo hướng đa dạng hóa mặt hàng, kết hợp với xây dựng các trọng điểm xuất khẩu chủ lực; tăng hàng chế tạo, giảm sản phẩm thô; đa dạng hóa thị trường thương mại.

Bảng 3.6 : Tăng trưởng xuất khẩu của Ấn Độ từ 1980 đến 2000



Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm (Đv: %/năm)

Tỷ trọng trong tổng xuất khẩu (Đv: %)

1980/81 đến

1991/92

1992/93 đến

1999/2000

1980/81 đến

1991/92

1992/93 đến

1999/2000

Sản phẩm nông nghiệp

3,3

8,1

24,2

18,3

Hàng chế tạo

10,1

10,6

62,0

76,6


Tổng xuất khẩu

7,4

10,1

100

100

Nguồn: [48]

Nhìn vào bảng 3.6 có thể thấy rằng, với các sản phẩm nông nghiệp mà hầu hết là sản phẩm thô, tuy tốc độ tăng trưởng trung bình tăng từ 3,3%/năm trong giai đoạn 1980/81-1991/92 lên 8,1%/năm trong giai đoạn 1992/93- 1999/2000; song tỷ trọng trong tổng xuất khẩu vào những thời điểm tương ứng lại giảm từ 24,2% xuống 18,3%. Còn đối với các sản phẩm hàng chế tạo, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm và tỷ trọng trong tổng xuất khẩu đều tăng lên, từ 10,1%/năm tăng lên 10,6%/năm và từ 62% tăng lên 76,6%. Hoạt động xuất khẩu hàng chế tạo của Ấn Độ đã thể hiện xu hướng thoát ly với mặt hàng truyền thống, hướng đến các mặt hàng mới có hiệu quả cao hơn. Điều này thể hiện mối liên hệ gắn bó giữa tốc độ xúc tiến xuất khẩu với thay đổi cơ cấu trong xuất khẩu hàng chế tạo ở Ấn Độ. Công nghệ chế tạo của Ấn Độ đang trên đường phát triển, hiện nay ngành công nghiệp này đang chiếm khoảng 16% tổng GDP cả nước. Ấn Độ đang tỏ rò tiềm năng sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp chế tạo phát triển toàn cầu với sức cạnh tranh cao trong tương lai.

Để đạt được những thành tựu đó, Ấn Độ đã biết khai thác triệt để lợi thế so sánh của mình trong lĩnh vực công nghệ thông tin một cách có chiến lược. Công nghệ thông tin đã được áp dụng rộng rãi trên mọi thành phần của nền kinh tế, trong các ngành dịch vụ cũng như hệ thống quản lý, điều hành, tổ chức…Khu vực hàng chế tạo đã mở ra nhiều cơ hội thị trường cho việc ứng dụng những thành quả của công nghệ thông tin, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc dân. Hiện nay, trên thị trường nội địa, trong tổng số các thành phần sử dụng công nghệ thông tin thì riêng ngành công nghiệp chế tạo đã chiếm đến 15%.

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 30/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí