Kinh Nghiệm Phát Triển Công Nghệ Phần Mềm Hướng Vào Xuất Khẩu


Các chuyên gia kinh tế cho rằng, quốc gia này cần phát triển chính sách mở cửa nền kinh tế và tự do hóa thương mại nếu như muốn tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng kinh tế cao [19]. Bộ trưởng Thương Mại Ấn Độ - ông Kamal Nath, đã thông báo về 10 chính sách mới của Ngoại thương Ấn Độ cho những năm tới, bao gồm:

1. Không kiềm chế quản lý, tạo niềm tin và tạo sự thông thoáng.

2. Đơn giản hóa thủ tục, giảm thiểu chi phí kinh doanh.

3. Trung hòa các loại thuế đầu vào cho hàng xuất khẩu.

4. Đưa Ấn Độ trở thành trung tâm thương mại và dịch vụ của thế giới.

5. Tập trung vào các khu vực kinh tế tạo việc làm ở ven đô, nông thôn.

6. Nhập khẩu thiết bị công nghệ, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp.

7. Tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia các FTA, thúc đẩy xuất khẩu.

8. Nâng cấp cơ sở hạ tầng để tạo cơ chế ngoại thương tiêu chuẩn quốc tế.

9. Củng cố, xác định quyền hạn và vai trò của Ủy ban Thương Mại.

10. Các Đại Sứ Quán phải có vị trí chủ chốt trong chiến lược xuất khẩu [31].

3.2.2. Kinh nghiệm phát triển công nghệ phần mềm hướng vào xuất khẩu

Ấn Độ hiện tại đang gặt hái những nguồn lợi từ công nghệ thông tin và công nghệ phần mềm. Đây cũng chính là những ngành quan trọng của nền kinh tế thế giới tương lai. Giờ đây, công nghệ cao đã trở thành niềm tự hào của người dân Ấn Độ mặc dù đất nước này vẫn đang phải đối mặt với nhiều thử thách của nền kinh tế.

Bảng 3.7: Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu và doanh thu xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ


Năm

Tổng doanh thu

Doanh thu xuất khẩu

Doanh thu

(Đv: triệu USD)

Tốc độ tăng so với năm trước (Đv: %)

Doanh thu

(Đv: triệu USD)

Tốc độ tăng so với năm trước (Đv: %)

1989-1990

197

-

100

-

1994-1995

835

-

485

-

1995-1996

1.224

46,6

734

51,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 15


1996-1997

1.755

43,4

1.085

47,8

1997-1998

2.700

53,8

1.750

61,3

1998-1999

3.900

44,4

2.650

51,4

1999-2000

5.700

46,2

4.000

50,9

2000-2001

8.260

44,9

6.300

57,5

2001-2002

10.309

24,8

7.943

26,1

2002-2003

12.948

25.6

10.032

26,3

2003-2004

15.418

19,1

12.500

24,6

Nguồn: [52]

Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu và doanh thu xuất khẩu phần mềm được tổng kết trong bảng trên đã cho thấy sự đi lên đáng khâm phục của công nghiệp sản xuất phần mềm ở Ấn Độ. Năm 1989-1990, doanh thu xuất khẩu phần mềm mới đạt 100 triệu USD; thì đến năm 2003-2004 đã tăng lên đến 12,5 tỷ USD. Trong công nghiệp phần mềm, khoảng hơn 70% tổng doanh thu là thu nhập từ xuất khẩu.

Nếu đặt thành tựu tăng trưởng công nghiệp phần mềm của Ấn Độ tương quan quốc tế thì thấy rằng, tổng doanh thu của công nghiệp phần mềm Ấn Độ chiếm khoảng gần 4% của 400 tỷ USD tổng doanh thu của toàn bộ công nghiệp phần mềm toàn cầu. Song vấn đề đặt ra là liệu công nghiệp phần mềm Ấn Độ có thể tiếp tục duy trì và phát triển mức tăng trưởng này hay không, khi mà đất nước này đang phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Đó là hiện tượng “chảy máu chất xám” làm khan hiếm thêm nguồn nhân lực tài năng, đó là chi phí tiền lương để thu hút nhân tài ngày càng tăng, đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều cuộc cạnh tranh mới…Mặc dù WB đã lưu ý với Ấn Độ về khả năng suy giảm xuất khẩu phần mềm do chiều hướng đi xuống của lĩnh vực công nghệ thông tin trên phạm vi toàn cầu, song Ấn Độ vẫn nghiên cứu để có những đối sách hữu hiệu; kết quả là vẫn duy trì được mức kỷ lục tăng trưởng của mình với mức thu nhập 12,5 tỷ USD năm 2003-2004.


Theo đánh giá của NASSCOM, lĩnh vực phần mềm và dịch vụ đang trở thành ngành kinh tế thu nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước, vượt qua cả ngành dệt may xuất khẩu. Ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ lọt vào danh sách 10 ngành công nghiệp hàng đầu Ấn Độ. Chính phủ hy vọng ngành công nghiệp phần mềm sẽ đóng vai trò quan trọng và lâu dài để Ấn Độ tạo nên sự cân bằng với bên ngoài. Ước tính ngành này sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong các năm tiếp theo do không phải chịu những sức ép về nguồn cung cấp lao động có kỹ năng và những khác biệt về chi phí lao động. Thậm chí, NASSCOM còn rất tự tin khi tuyên bố rằng Ấn Độ dự kiến sẽ thu nhập khoảng 50 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu phần mềm vào năm 2008. Đồng thời, NASSCOM còn hy vọng nâng tỷ trọng thu nhập xuất khẩu phần mềm từ mức chiếm 2% GDP lên 7,7% GDP vào năm 2008 [48].

Một kinh nghiệm chiến lược đáng lưu ý đó là cố gắng tạo dựng và khai thác triệt để ưu điểm của mình, xem đây là một thế mạnh khi làm việc với các đối tác. Với Ấn Độ, quốc gia này đã công khai cho cả thế giới biết đến 8 thế mạnh chính của công nghệ phần mềm của mình, đó là:

1) Chất lượng sản phẩm cao;

2) Giá cả hấp dẫn;

3) Công nghệ lập trình tiên tiến;

4) Khả năng cập nhật linh hoạt công nghệ mới;

5) Thiết kế phần mềm thuận lợi vì hạ tầng thông tin tốt;

6) Khả năng sử dụng tiếng Anh;

7) Khả năng tư duy toán học và tư duy logic;

8) Nhiều cơ sở nghiên cứu đào tạo chất lượng cao.

Như vậy, sở dĩ đạt được những thành tựu to lớn ấy là do ngay từ đầu, chiến lược của Ấn Độ đã đặt ngành công nghiệp phần mềm non trẻ này lên vị trí trung tâm, xem đó là một trong các ngành công nghệ cao cần nhiều sự hỗ


trợ và ưu đãi từ Nhà nước. Đây còn là ngành có giá trị xuất khẩu lớn giúp Ấn Độ cân bằng cán cân thương mại trên bình diện quốc tế.

Ngoài ra, với tiềm năng về chất lượng và kỹ thuật đẳng cấp cao, công nghiệp phần mềm đã đưa Ấn Độ lên một vị trí mang tầm cỡ quốc tế với tư cách như trung tâm liên kết các hoạt động công nghệ cao. Đó cũng là lợi ích chung cho các ngành kinh tế khác của Ấn Độ.

3.2.3. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một trong những mục tiêu hiện nay của chính sách cải cách ở Ấn Độ là khuyến khích các công ty xuyên quốc gia bỏ vốn FDI vào một cách hiệu quả nhất. Các nguồn đầu tư này có thể giúp Ấn Độ phát triển sản xuất cho xuất khẩu. Ngoài ra, phần lớn các dự án FDI được Chính phủ phê chuẩn còn nhằm mục đích khai thác thị trường rộng lớn của Ấn Độ, do đó giảm thiểu được sự trì trệ trong kinh tế thế giới.

Có thể nói rằng, thật khó khi đề cập đến kinh nghiệm thu hút FDI của Ấn Độ khi mà những thành quả thu hút FDI của quốc gia này còn là một con số khiêm tốn, đặc biệt là khi đem so sánh với Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu xét về những kinh nghiệm của Ấn Độ trong thu hút FDI thì lại có nhiều điều đáng nghiên cứu.

Thứ nhất: Về chiến lược và chính sách thu hút FDI. Chúng ta thấy rằng, đầu tư nước ngoài ở Ấn Độ nhỏ và tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp dịch vụ dựa trên công nghệ thông tin. Đây là điểm mà các nhà phân tích kinh tế đánh giá rất cao về hoạt động đầu tư của nước này và cho rằng Chính phủ chọn lĩnh vực đầu tư rất có chiến lược. Ấn Độ là đất nước có lợi thế trong những ngành cần nhiều chất xám tiêu biểu là ngành công nghệ thông tin. Vì thế, Chính phủ chủ trương bồi đắp cho những công ty mạnh, sử dụng công nghệ mới nhất để tạo ra những sản phẩm đủ khả năng cạnh tranh với những hãng lớn của Mỹ và Châu


Âu...Khu vực công nghệ thông tin có sự tham gia tích cực của các công ty xuyên quốc gia và của Ấn Kiều thông qua mối liên hệ với thung lũng Silicon.

Con đường của Ấn Độ là kết hợp thu hút FDI đi đôi với việc phát triển các doanh nghiệp trong nước. Hướng đi này không giống với cách mà một số quốc gia đang phát triển khác lựa chọn là mở rộng cửa cho đầu tư nước ngoài; nó sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng rất nhanh nhưng lại không bền vì phụ thuộc quá nhiều vào FDI. Sự lựa chọn của Ấn Độ như vậy tuy chậm nhưng bền vững vì biết tranh thủ nội lực.

Thứ hai: Khả năng tận dụng lợi thế. Ấn Độ đã biết tận dụng những lợi thế của mình như thị trường rộng lớn, khả năng cung ứng nguồn nhân lực dồi dào vừa có tay nghề cao mà mức lương yêu cầu lại tương đối thấp, khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo, thị trường tài chính tiền tệ ổn định, các ngành khoa học công nghệ được xếp hạng tương đương với các quốc gia phát triển, đội ngũ chuyên gia phần mềm được xếp thứ 3 trên thế giới…Để phục vụ cho đầu tư nước ngoài, Ấn Độ không chỉ chuẩn bị một cơ sở hạ tầng kinh doanh thuận lợi mà còn cả một hệ thống ngân hàng quy mô, một thị trường vốn hoạt động nhịp nhàng và một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh.

Thứ ba: Đối với vai trò của ngoại kiều. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã thực hiện chính sách khuyến khích và đón chào nguồn vốn đầu tư của kiều dân. Theo một số thống kê cho thấy, tổng tài sản của Ấn Kiều trên thế giới cao hơn của các Hoa Kiều mặc dù số lượng chỉ bằng một nửa [48]. Với chính sách này, Ấn Độ sẽ thu hút các kiều dân đóng góp cho quê hương không chỉ là tiền mà cả là những chất xám và tri thức quý báu nữa.

3.3. ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Nếu so sánh cải cách của Ấn Độ và Việt Nam thì có thể thấy, đổi mới của Việt Nam bắt đầu sớm, tốc độ mở cửa sớm hơn nên đã nhanh chóng phục


hồi nền kinh tế hơn. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam tăng nhanh chóng; nếu như trong kế hoạch 5 năm từ 1976-1980 chỉ khoảng 0,4%/năm thì đến giai đoạn 1986-1990 đã đạt 3,9%/năm; 5 năm kế tiếp 1991- 1995, tăng trưởng GDP bình quân đạt 8,2%/năm; đến giai đoạn 1996-2000, con số này là 7,5%/năm. Riêng tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu luôn gấp khoảng 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP cả nước. Tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu này thể hiện vai trò động lực của xuất khẩu và thể hiện tính “mở” của nền kinh tế.

Trong khi đó, vào thời điểm những năm 1980, Ấn Độ đã bộc lộ những nhược điểm của chiến lược phát triển kinh tế công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Ngay cả sau cải cách năm 1991, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ cũng chậm hơn Việt Nam.

Tuy vậy, xét về mức độ bền vững của quá trình tăng trưởng kinh tế hiện nay thì Ấn Độ lại tỏ ra có ưu thế hơn so với Việt Nam. Lý do là ngay từ khi bắt đầu cải cách, Ấn Độ đã chuẩn bị kỹ lưỡng đối sách cho năng lực cạnh tranh trong tương lai. Đây chính là những điểm mà Việt Nam cần rút kinh nghiệm và coi đó là những định hướng để có thể tham khảo.

3.3.1. Định hướng chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

So với Ấn Độ, mặc dù hoạt động ngoại thương Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu khả quan nhưng vẫn chưa thể hiện được một quy mô có tính chiến lược tổng thể như Ấn Độ. Với sự chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, ngoại thương Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng cũng như chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu có nhiều tiến bộ theo hướng xuất nhập khẩu bền vững, tỷ trọng xuất nhập khẩu trong thương mại quốc tế ngày càng tăng với tốc độ cao. Điều đó đã tạo ra thế


và lực mới cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới sau khi tiến hành đổi mới nền kinh tế.

Bên cạnh đó, ngoại thương Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Đó là tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu tuy có cao nhưng quy mô còn quá nhỏ so với các nước trong khu vực. Cơ cấu xuất nhập khẩu còn nhiều bất hợp lý, lạc hậu, chủ yếu vẫn là xuất khẩu nông sản và tài nguyên khoáng sản thô, xuất khẩu hàng hóa đã qua chế tạo còn ít; nếu là hàng hóa đã qua chế tạo thì phần lớn là làm gia công cho nước ngoài nên giá trị gia tăng không cao. Xuất khẩu dịch vụ còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng giá trị xuất khẩu. Về nhập khẩu, phần lớn là nhập nguyên nhiên vật liệu sản xuất đã qua chế biến, trong khi đó bản thân chúng ta lại xuất nguyên nhiên liệu thô; tỷ trọng nhập khẩu thiết bị máy móc tiên tiến còn thấp. Các tồn tại trên chính là xuất phát từ những nguyên nhân nội tại và khách quan của một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế.

Để giải quyết những vấn đề trên, chúng ta có thể thực hiện một số giải pháp phát triển ngoại thương như sau:


A. Chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu

Xuất khẩu các sản phẩm theo hướng phát huy lợi thế so sánh. Trong những năm qua, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ là những mặt hàng mang lợi thế so sánh tĩnh chứ chưa mang lợi thế so sánh động. Hơn nữa, chúng ta đã quy hoạch quá tập trung đầu tư vào một số ngành không có lợi thế so sánh như ngành đường, ngành xi măng…Điều này không những gây lãng phí nguồn lực mà còn ảnh hưởng lớn đến khả năng và lợi thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong những năm tới. Do đó, hiện tại chúng ta cần:


1) Phát huy xuất khẩu một số sản phẩm thô và sơ chế dựa trên lợi thế so sánh tĩnh của Việt Nam như điều kiện tự nhiên, lao động…nhưng cần đa dạng hóa và tăng dần trình độ chế biến của hàng xuất khẩu.

2) Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu sang các sản phẩm không truyền thống có trình độ chế biến cao, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường thế giới. Đồng thời, tham gia phân công lao động và hợp tác quốc tế ở trình độ cao để sản xuất các chi tiết sản phẩm hoặc các thành phẩm đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật phức tạp. Chính việc phát huy lợi thế so sánh động đó mới là nhân tố quyết định đến tăng trưởng xuất khẩu của nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Nhập khẩu các sản phẩm theo hướng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các nguyên vật liệu để sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu. Cơ cấu nhập khẩu trang thiết bị, nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu còn thấp. Vì vậy, cơ cấu nhập khẩu cần hoàn thiện hơn theo hướng:

1) Khuyến khích nhập khẩu máy móc và công nghệ tiên tiến của thế giới, kiên quyết không nhập khẩu các thiết bị cũ kỹ, lạc hậu. Đồng thời, có chính sách đào tạo và phát triển đội ngũ những người sử dụng, vận hành, quản lý những máy móc này.

2) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu các yếu tố đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu các đầu vào mà trong nước có khả năng sản xuất.

B. Hoạch định thị trường xuất nhập khẩu cho hàng hóa Việt Nam

Cho đến nay, cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam khá hợp lý thể hiện qua sự gia tăng các thị trường như Châu Á, EU, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Úc. Tuy nhiên, xu hướng vận động của hàng hóa còn mang tính tự phát và tồn tại nhiều nguy cơ bất ổn. Cụ thể là trong năm 2002 và 2003, chúng ta

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/07/2022