Đánh Giá Về Ưu Và Nhược Điểm Của Các Nghiên Cứu Có Liên Quan


thành công lãi của cổ phiếu. Đơn giản giả thuyết cho rằng các nhà quản lý tin rằng họ có thể điều chỉnh được thị trường.

Theo thuyết này, các doanh nghiệp nợ thấp có xu hướng tăng nguồn vốn khi giá trị tiền của họ cao, và ngược lại những doanh nghiệp nợ cao có xu hướng tăng nguồn vốn khi giá trị tiền của họ thấp. Phần lớn cấu trúc vốn là kết quả liên tiếp của những nỗ lực điều chỉnh thị trường cổ phiếu. Trong thuyết này, không có cấu trúc vốn tối ưu, vì thế mà các quyết định tài chính điều chỉnh thị trường chỉ nhiều lên thành kết quả cấu trúc vốn theo thời gian.

2.2.9 Thuyết hệ thống quản lý


Trong thuyết cấu trúc vốn được đưa ra dựa trên các hệ thống quản lý của Zwiebel (1996), giá trị tiền cao và cơ hội đầu tư thuận lợi tạo điều kiện dễ dàng cho nguồn vốn cổ phần, nhưng cũng chính vào lúc đó các nhà quản lý trở nên bảo thủ. Họ có thể từ chối gia tăng nợ để tạo ra tính cân bằng cho các giai đoạn sau. Điều này có khả năng làm điều chỉnh thị trường chứ không phải là thị trường khác biệt khi các nhà quản trị tiến hành phát hành cổ phiếu khi giá trị tiền cao và sau đó không cân bằng lại giá trị. Các nhà quản trị vẫn không cố tình khai thác một cách triệt để các nhà đầu tư mới. Chính xác hơn là, họ chỉ khai thác các nhà đầu tư hiện hữu từ trước đến giờ mà không có sự cân đối lại.

Các nhà nghiên cứu lý thuyết thuần túy bắt đầu nghiên cứu bằng cách chứng minh từ thị trường hoàn hảo nơi không có thuế và các chi phí rủi ro phá sản, sự gia tăng của rủi ro lên Vốn chủ sở hữu sẽ được bù đắp bằng cách gia tăng tỷ suất sinh lời kỳ vọng, do đó đòn bẩy tài chính được xem như không có ảnh hưởng gì đến giá trị doanh nghiệp. Sau đó, các nhà kinh tế học sẽ bỏ bớt các giả định không có thuế, không có chi phí phá sản để chứng minh rằng quyết định cấu trúc vốn có liên quan nhất tới sự cân bằng giữa việc tận dụng lá chắn thuế của nợ vay với việc gia tăng rủi ro phá sản. Ở mức thấp của việc vay nợ chủ yếu là lợi ích từ lá chắn thuế. Nhưng khi quá lạm dụng lá chắn thuế, sử dụng nợ vay nhiều thì nguy cơ phá sản gia tăng và giá trị doanh nghiệp giảm.


Đến nay, các nhà nghiên cứu cấu trúc vốn đã rút ra 2 lợi ích: nó giúp chúng ta có được cách hiểu thấu đáo hơn về quyết định tài chính, và nó đã chứng tỏ sự hữu ích trong việc hiểu và diễn giải sự gia tăng trong việc tái cấu trúc vốn

2.3 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN.


2.3.1 Nghiên cứu của Moniac Octavia & R. Brown (2008)


Trong nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) đã thực hiện kiểm định thực nghiệm về cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại ở những đất nước phát triển (Hoa Kỳ và Châu Âu), đề tài nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) lại có xu hướng nghiêng về kiểm định thực nghiệm các ngân hàng tại những quốc gia đang phát triển.

Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng mẫu khảo sát với thời gian là từ năm 1996 đến thời điểm cuối là năm 2005. Dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm được các tác giả thu thập từ các nguồn báo cáo tài chính của ngân hàng khác nhau. Sau khi bỏ qua các ngân hàng không thích hợp và không có đủ dữ liệu ra khỏi cỡ mẫu, kết quả cuối cùng, các tác giả đã đưa ra được 56 ngân hàng thương mại niêm yết đến từ 10 quốc gia đang phát triển (Cộng hòa Liên bang Brazil, Ấn Độ, Jordan, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Pakistan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, và Zimbabwe) trong khoảng thời gian 9 năm từ 1996 đến 2005.

Đồng thời, các tác giả đã tiến hành kiểm định thực nghiệm để xem liệu rằng có các yếu tố tác động ảnh hưởng đến cấu trúc vốn có phải là yếu tố quan trọng tại những nước đang phát triển được nghiên cứu hay không. Kết quả là Octavia và Brown đã tìm thấy được bằng chứng cho thấy được tầm quan trọng và mối quan hệ có thể giải thích của các biến độc lập ở các quốc gia này. Ngoài ra, hai tác giả cũng tìm ra rằng kết quả thực nghiệm của các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại dường như có khác biệt giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường tác động đến biến đòn bẩy tài chính. Hơn nữa, chiều hướng tác động được tìm ra trong nghiên cứu này của các biến có vẻ như không giống với sự tương quan đã được kỳ vọng ban đầu. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng đưa ra kết luận rằng ở đâu


đó có một số bằng chứng thuyết phục đã hỗ trợ cho kỳ vọng ảnh hưởng khá quan trọng của các nhân tố vĩ mô trong việc xác định cấu trúc vốn ngân hàng (có ý nghĩa thống kê).

Ngoài ra, trong kết quả kiểm định thực nghiệm này, Octavia và Brown (2008) còn chỉ ra rằng các khu vực tư nhân ở các quốc gia đang phát triển dường như đóng một vai trò quan trọng hơn khi xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc lựa chọn cơ cấu vốn so với các quốc gia phát triển.

Như vậy, trong khi Gropp và Heider (2009) đã không tìm thấy được bằng chứng nào để giải thích cho sự khác biệt hoàn toàn giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường của các ngân hàng thương mại niêm yết tại những quốc gia phát triển, thì nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) đã hỗ trợ được bằng chứng cho luận điểm có sự khác biệt như đã nêu ở trên (mẫu nghiên cứu là các ngân hàng tại các quốc gia đang phát triển).

Về mô hình kiểm định, các tác giả đã tiến hành kiểm định năm nhân tố: Quy mô (Size), Lợi nhuận (Prof), Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (MTB), Tài sản thế chấp (Coll), và Cổ tức (Div).

Qua kết quả nghiên cứu (bảng 1.5), Octavia và Brown (2008) đã tìm thấy chứng cứ cho thấy biến Quy mô (Size) có tác động đồng biến đến đòn bẩy tài chính (theo giá trị sổ sách). Trái ngược lại, biến Lợi nhuận (Prof) có tác động nghịch biến đến đòn bẩy tài chính (theo giá trị sổ sách). Kết quả này khá tương đồng với chứng cứ thực nghiệm của Gropp và Heider (2009).


Bảng 2.1: Kết quả thực nghiệm của Octavia và Brown (2008)



BIẾN ĐỘC LẬP

Kết quả hồi quy

Gropp và Heider (2009)

Đòn bẩy tài chính (Theo giá trị sổ sách)

Đòn bẩy

tài chính (Theo giá trị thị trường)

Đòn bẩy tài chính

(Theo giá

trị sổ sách)

Đòn bẩy

tài chính (Theo giá trị thị trường)

Size

Quy mô

0.020**

0.030**

0.006

0.006

Profits

Lợi nhuận

- 0.156*

- 0.041

-0.210

-0.298

Market- to-book ratio

Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách


0.084**

-

0.301***


-0.066


-0.560

Collatera l

Tài sản thế chấp

-

0.000***

0.000

0.032


0.020

Dividend s

Cổ tức

0.008***

- 0.008

-0.009

-0.019

Số quan sát

318

318

2415

2415

R2 hiệu chỉnh (Adjusted R2)

0.772

0.757

0.32

0.71

* biểu thị biến quan sát tại mức ý nghĩa 10%

**biểu thị biến quan sát tại mức ý nghĩa 5%

***biểu thị biến quan sát tại mức ý nghĩa 1%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 4


2.3.2 Nghiên cứu của R. Gropp & F. Heider (2009)


Công trình nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) đã kiểm định các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn ngân hàng của các nước phát triển bằng cách sử dụng những dữ liệu đã thu thập được từ 200 ngân hàng lớn tại đất nước Hoa Kỳ và Châu Âu trong khoảng thời gian kể từ năm 1991 đến mốc thời điểm cuối là năm 2004.

Các tác giả đã nghiên cứu những tác động của 6 biến độc lập là: Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (Market-to-book ratio), Lợi nhuận (Profits), Quy mô


(Size), Tài sản thế chấp (Collateral), Cổ tức (Dividends), và Rủi ro (Risk). Đồng thời, các tác giả cũng đã sử dụng biến đại diện cho cấu trúc vốn ngân hàng là biến Đòn bẩy tài chính. Biến phụ thuộc này được tính theo hai cách: một là giá trị sổ sách (Book Leverage) và hai là giá trị thị trường (Market Leverage)

Công trình nghiên cứu này đã khám phá ra rằng hầu hết các ngân hàng dường như đã lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu của họ theo cùng một cách tương tự như các công ty. Thêm vào đó, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của họ cũng đã chứng minh cho quan điểm: thực sự có tồn tại hiện hữu những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng (tương đồng như các doanh nghiệp phi tài chính). Tóm lại, những chứng cứ phát hiện của Gropp và Heider (2009) được thể hiện trong bảng 2.3.2 bên dưới:

Bảng 2.2: Kết quả thực nghiệm của Gropp & Heider (2009)


Biến độc lâp

Các quốc gia phát triển

Tất cả các

ngân hàng

Các ngân hàng

ở Hoa Kỳ

Các ngân hàng ở

Châu Á

Market to book ratio

Tỷ số giá trị

thị trường so với sổ sách

-

+

-

Profits

Lợi nhuận

-

-

-

Size

Quy mô

+

+

+

Collateral

Tài sản thế chấp

+

+

+

Dividends

Cổ tức

-

-

-

Risk

Rủi ro

-

-

-

2.3.3 Nghiên cứu của Cebry Calayan (2010)


Công trình nghiên cứu của Çağlayan và Şak (2010) đã tiến hành kiểm định về cấu trúc vốn của các ngân hàng dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết và kết quả thực nghiệm của các doanh nghiệp, tổ chức phi tài chính bằng cách sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng. Các tác giả thực hiện khám phá và kiểm tra xem liệu rằng các nền tảng lý thuyết khoa học về cấu trúc vốn có thể lý giải cho sự lựa chọn cấu trúc vốn của các ngân hàng hay không, và liệu rằng chiều hướng tác động có tương tự nhau giữa các lý thuyết kỳ vọng và kết quả thực nghiệm, hay là phải chăng


có bằng chứng thuyết phục cho thấy đâu đó một vài sự khác biệt. Câu hỏi được đặt ra và công trình nghiên cứu tiến hành thực hiện tìm kiếm chứng cứ.

Trong phần giới thiệu mở đầu của bài nghiên cứu, các tác giả đã tiến hành hệ thống lại những kỳ vọng khác nhau về mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến đòn bẩy tài chính trong ba lý thuyết: một là Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (The Trade-off Theory), hai là Lý thuyết trật tự phân hạng (The Pecking-order Theory), và ba là Lý thuyết về chi phí đại diện (The Agency Theory) thể hiện qua bảng 1.3.

Về thời gian nghiên cứu của mẫu dữ liệu, các tác giả đã xác định và phân chia ra hai giai đoạn thời gian khác nhau để khảo cứu sự khác biệt các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ: một là thời gian sau cuộc khủng hoảng tài chính (1992 – 2000) và hai là thời gian thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế (2001 – 2007).

Bảng 2.3: Kết quả thực nghiệm của Çağlayan và Şak (2010)



BIẾN ĐỘC LẬP

THỜI GIAN MẪU NGHIÊN CỨU


Cả 2 giai đoạn (1992-2007)


Giai đoạn 1

(1992-2000)

Giai đoạn 2

(2001-

2007)

SIZE

Quy mô

+

+

+

MTB

Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách

+

+

+

PROF

Lợi nhuận

-

-

-

TANG

Tài sản cố định

-

-

-

Dấu cộng "+" thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa biến độc lập và biến ĐBTC

Dấu trừ "-" thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa biến độc lập và biến ĐBTC

Kết quả cuối cùng, công trình nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục về các biến Quy mô (SIZE) và Tỷ số giá trị thị trường trên sổ sách (Market to book – MTB) có mối quan hệ đồng biến với biến Đòn bẩy tài chính (Book Leverage


– BL). Và trái ngược lại, hai biến Tài sản cố định (Tangibility – TANG) và Lợi nhuận (Profitability – PROF) có mối quan hệ nghịch biến với biến Đòn bẩy tài chính ở riêng mỗi giai đoạn khảo cứu (giai đoạn một là 1992-2000 và giai đoạn hai là 2001-2007). Bên cạnh đó, kết quả cũng có bằng chứng tương tự khi kiểm định chung cho cả hai giai đoạn (1992-2007) (được hệ thống lại trong bảng 1.4). Ngoài ra, thêm vào phần kết của nghiên cứu, các phân tích dữ liệu cũng cho thấy một số bằng chứng về kỳ vọng của lý thuyết trật tự phân hạng (The Pecking-order Theory) trong mẫu nghiên cứu của các ngân hàng tại quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ

2.3.4 Đánh giá về ưu và nhược điểm của các nghiên cứu có liên quan


Nhìn chung, những phát hiện của những nghiên cứu này đã góp phần hướng đến một sự hiểu biết sâu hơn, hoàn thiện hơn về hành vi tài chính của các NHTM tại các quốc gia có mức độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng mỗi quốc gia có một nền kinh tế và chính trị riêng biệt dẫn đến các cơ sở dữ liệu có độ tin cậy ở những mức độ khác nhau (đặc biệt là những nguồn dữ liệu tốt) có thể tạo nên rào cản chính trong bài nghiên cứu khi phân tích về cấu trúc vốn. Chính vì thế, cần có nhiều nghiên cứu xa thêm, sâu thêm với những nguồn dữ liệu phong phú hơn, đa dạng hơn để kiểm định lại các nhân tố này; đồng thời bổ sung thêm sự thiếu hụt các nhân tố khác có thể ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty tại nước (mà bài nghiên cứu vẫn còn chưa đề cập đến).

Qua các lý thuyết và các nghiên cứu của các tác giải ở trên ta thấy rằng mô hình của Gropp & Heider (2007) với thời gian nghiên cứu dài và các biến nghiên cứu là phù hợp, kết quả thực nghiệm đáng tin cậy và có thể tìm được nguồn dữ liệu đáng tin cậy cho nghiên cứu về cấu trúc vốn của các NHTM ở Việt Nam. Tác giả sẽ vận dụng linh hoạt mô hình nghiên cứu của tác giả này đề áp dụng cho bài nghiên cứu về cấu trúc vốn ở Việt Nam như trình bày ở chương 4 bài nghiên cứu này.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Qua chương 2, ta đã lần lượt đi tìm hiểu và phân tích về quá trình phát triển, tình hình hoạt động và rủi ro của ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2016.

Đồng thời, ta cũng đã phân tích mô tả thực trạng cấu trúc vốn, các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn và mối tương quan giữa các nhân tố và cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả ban đầu, ta có nhận định sau: Tài sản cố định (TANG), Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), và Lạm phát (INF) có tác động ngược chiều đến Đòn bẩy tài chính (L). Ngược lại, Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROE), Rủi ro trên tài sản (RISK) và Quy mô (SIZE) có tác động thuận chiều đến Đòn bẩy tài chính.

Với các kết quả sơ khởi ban đầu đạt được trên đây, đến chương tiếp theo, ta sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng để nhận định rõ hơn về mức độ và chiều hướng tác động thực sự của các nhân tố này đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 19/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí