CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Lý thuyết nổi tiếng của Modigliani và Milner (1958) đã kết luận rằng việc lựa chọn cấu trúc vốn như thế nào thì sẽ không có tác động gì đến giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên lý thuyết đó được kết luận khi nghiên cứu dựa trên những giả định của thị trường vốn hiệu quả và hoàn hảo, thực tế thì thị trường vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm nhất là ở thị trường các nước đang phát triển.
Các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành trong thời gian tiếp theo chỉ ra rằng trong thực tế thị trường vẫn còn nhiều rào cản và cấu trúc vốn tác động ít nhiều đến giá trị của doanh nghiệp. Và cấu trúc vốn là một trong những vấn đề quan trọng trong lý thuyết về tài chính doanh nghiệp nói chung (Caglayan và Sak, 2010).
Ngoài ra, vì tính chất đặt biệt của định chế tài chính trung gian này và chức năng kinh doanh tiền tệ, hơn nữa các khoản nợ của các ngân hàng có vẻ mang tính khác biệt so với các tổ chức phi tài chính khác (Caglayan và Sak. 2010). Ngân hàng có chức năng là trung gian tài chính nhằm phân phối nguồn vốn cho các ngành nghề sản xuất kinh doanh trong toàn xã hội, nền hoạt động của nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Cũng chính vì lý do đó, hoạt động của ngân hàng cũng chịu sự quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp lý. Vì vậy trong các nghiên cứu thực nghiệm thường loại trừ loại hình này ra khỏi các mẫu nghiên cứu.
Cuộc khủng tài chính năm 2007- 2008 bắt nguồn từ nước Mỹ được xem là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử từ trước đến nay. Hậu quả của nó là nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới bị phá sản hoặc phải nhờ đến chính phủ để tái cấu trúc lại (JP Morgan, Lehman Brothers…), việc cho vay dưới mức đã thúc đẩy cuộc khủng hoảng này, qua đó buộc chúng ta phải nhìn nhận về việc nghiên cứu cấu trúc vốn tối ưu giúp cho các ngân hàng có thế kiểm soát được rủi ro và nâng cao được hiệu quả hoạt động. Để làm được điều đó các ngân hàng phải xác định được
chính xác các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn và mức độ tác động của nó đến cấu trúc vốn của các ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Theo Quan Điểm Truyền Thống (Lý Thuyết Cổ Điển)
- Đánh Giá Về Ưu Và Nhược Điểm Của Các Nghiên Cứu Có Liên Quan
- Thực Trạng Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Như vậy, từ các lý do đã nêu trên cho ta thấy được tính cấp thiết của việc nghiên cứu cấu trúc vốn của ngân hàng, đặc biệt là cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam. Xuất phát từ tính cấp thiết trên, tác giả đã lựa chọn và quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam”.
Ngành ngân hàng có quan hệ mật thiết với nền kinh tế, nó chịu ảnh hưởng nặng nề khi nền kinh tế gặp khó khăn, trong những năm gần đây vấn đề ngân hàng mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn và tài sản là đề tài được tranh cãi nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu trên thế giới về cấu trúc vốn chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp phi tài chính và chỉ có một số ít liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng.
Ở Việt Nam chỉ có 1 số ít các công trình nghiên cứu liên quan đến cấu trúc vốn của các ngân hàng như nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tại hệ thống NHTM tại Việt Nam” Võ Lê Hoài Giang (2013) hay nghiên cứu của Nguyễn Quốc Tuấn (2016) “ Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh tại các NHTM tại Việt Nam”, trong khi nó là đầu mối lưu thông cho mọi hoạt động tiền tệ.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là khám phá những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Qua đó đề xuất mô hình và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở các NHTM Việt Nam.
Tiến hành nhận định về cấu trúc vốn và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của Ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các ngân hàng thương mại, đưa ra các hàm ý chính sách về quản lý
cấu trúc vốn và các giải pháp xây dựng cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nhằm đạt được các mục tiêu đã nêu ở trên, bài nghiên cứu sẽ làm rõ câu hỏi nghiên cứu sau:
Tồn tại hay không tác động của các yếu tố nội tại như rủi ro tài sản, lợi nhuận, tài sản cố định, giá thị trường ngân hàng, quy mô ngân hàng; và yếu tố vĩ mô tăng trưởng kinh tế, lạm phát đến cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là tập trung vào các ngân hàng thương mại niêm yết Việt Nam, dựa trên cơ sở thu thập các báo cáo từ ngân hàng nhà nước Việt Nam, cũng như báo cáo được kiểm toán của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2016.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phân tích định tính kết hợp với mô hình nghiên cứu định lượng, sử dụng phương pháp thống kê, hệ thống hóa dữ liệu và so sánh các dữ liệu được thu thập.
Ứng dụng mô hình kinh tế lượng để kiểm định cấu trúc vốn và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Sử dụng các phương pháp GMM nhằm kiểm soát phương sai thay đổi, tự tương quan và nội sinh đảm bảo ước lượng vững và hiệu quả.
Sử dụng chương trình Stata 13 cũng như Microsoft Excel để hỗ trợ việc tính toán và xử lý dữ liệu nghiên cứu.
1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN
nam.
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn của Ngân hàng Thương mại. Chương 3: Thực trạng cấu trúc vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt
Chương 4: Phương pháp và kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.
1.7 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài hệ thống phân tích những yếu tố tác động và kiểm định chiều hướng tác động của các nhân tố này đến cấu trúc vốn của ngân hàng thông qua việc kế thừa, tổng hợp chọn lọc các kết quả của các công trình nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới.
Đề tài đi sâu khám phá, phân tích tác động của các nhân tố đã được đề cập trong phân cơ sở lý thuyết có chọn lọc lại để phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại niêm yết Việt Nam.
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định mô hình giả thuyết nghiên cứu, đề tài đưa ra một số nhận định về cấu trúc vốn ngân hàng. Đồng thời, đề tài này cũng đề xuất một số giải pháp cho các nhà quản trị Tài chính - Ngân hàng trong việc lựa chọn cấu trúc vốn của tổ chức.
1.8 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt lý luận, đề tài hệ thống, phân tích những nhân tố tác động và kiểm định chiều hướng tác động của các nhân tố này đến cấu trúc vốn ngân hàng thông qua việc kế thừa, tổng hợp và chọn lọc các kết quả của những công trình nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và trong nước.
Về mặt thực tiễn, đề tài đi sâu khám phá, phân tích tác động của các nhân tố đã được đề cập trong phần cơ sở lý thuyết có chọn lọc lại để phù hợp với điều kiện của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định mô hình giả thuyết nghiên cứu, đề tài đưa ra một số nhận định về cấu trúc vốn ngân hàng. Đồng thời, đề tài cũng đề xuất một số giải pháp cho các nhà quản trị tài chính – ngân hàng trong việc lựa chọn cấu trúc vốn của tổ chức. Thêm vào đó, các nhà lãnh đạo và quản trị ngân hàng cũng có cái nhìn đúng đắn hơn, sâu sắc hơn và có thể trả lời được câu hỏi: liệu rằng có hay không có những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn ngân hàng và tầm quan trọng của chúng như thế nào; lẽ dĩ nhiên, từ đó sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc nâng cao năng lực quản trị, làm chuyên nghiệp hóa, lành mạnh hóa cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG
Tiếp theo chương 1, ta sẽ đi tìm hiểu và phân tích về quá trình phát triển, tình hình hoạt động và rủi ro của ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2016, đồng thời, ta sẽ phân tích mô tả thực trạng cấu trúc vốn, các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn và mối tương quan giữa các nhân tố và cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước để bước đầu nhận định những nhân tố có thể tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mai. Tạo cơ sở lý thuyết để tìm ra mô hình và mối quan hệ thực nghiệm cho các phần tiếp theo.
2.2 NỀN TẢNG LÝ THUYẾT CỦA CẤU TRÚC VỐN
2.2.1 Khái niệm cấu trúc vốn (Capital Structure)
Trong khí các lý thuyết về cấu trúc vốn rất da dạng, muôn màu muôn vẻ thì các nghiên cứu thực nghiệm trong thời gian gần đây lại có vẻ ít nghiên cứu hơn về cấu trúc vốn này. Và Rajan và Zingales (1995) đã chỉ ra một vấn đề được cho là nhức nhối: Liệu chúng ta có biết gì về cấu trúc vốn? Trong khi đó, Brounen và cộng sự (2005) đã có kết luận rằng: Từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã được tiến hành, có vẻ như những điều mà chúng ta biết chỉ là một phần bề nổi bên trên nào đó của tảng băng cấu trúc vốn mà thôi.
Xét về mặt lý thuyết, cấu trúc vốn (Capital Structure) được hiểu như là một thuật ngữ nhằm mô tả phương pháp và nguồn gốc tạo thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể dùng để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ và các tài sản khác nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, cấu trúc vốn còn được định nghĩa chính là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho các quyết định đầu tư của doanh nghiệp (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007).
Ngoài ra, trong lĩnh vực tài chính, Brounen và cộng sự (2005) đã định nghĩa rằng: Cấu trúc vốn được đề cập đến như các phương thức mà một công ty hay doanh nghiệp bất kỳ tài trợ cho nguồn vốn được huy động thông qua việc kết hợp các loại vốn ngắn hạn và dài hạn (bao gồm vốn chủ sở hữu, nợ và chứng khoán).
Bên cạnh đó, một số lý thuyết học thuật trong những năm gần đây cũng cho rằng cấu trúc vốn có thể được hiểu như là một thành phần của đòn bẩy tài chính hoặc “cấu trúc” (structure) nợ phải trả của doanh nghiệp và được giải thích cho những biến động về tỷ lệ nợ phải trả trên toàn doanh nghiệp (Çağlayan và Şak, 2010). Thêm vào đó, những nghiên cứu trước đây nghiên cứu của Gropp và Heider (2009), Octavia và Brown (2008), v.v… đã sử dụng biến đại diện cho cấu trúc vốn ngân hàng và biến phụ thuộc là biến đòn bẩy tài chính.
Về mặt lý thuyết, đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) là khái niệm được biết đến như là có liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực dùng để tài trợ (vay nợ). Nó thể hiện tỷ lệ tổng khoản nợ của doanh nghiệp trong cơ cấu của nguồn vốn. Đòn bẩy tài chính phát sinh khi doanh nghiệp có quyết định vay nợ để tài trợ cho tài sản của mình. Việc này chỉ diễn ra khi doanh nghiệp có nhu cầu vốn cho đầu tư tăng cao trong khi nguồn tự tài trợ đã không đủ khả năng đảm bảo tài trợ (vốn chủ sở hữu). Thông thường, tất cả các loại hình doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng chỉ sử dụng đòn bẩy khi có thể chắc chắn rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất đi vay.
Hơn nữa, Có hai tác động khi sử dụng đòn bẩy tài chính. Thứ nhất, doanh nghiệp phải tăng thu nhập từ hoạt động kinh doanh để chi trả chi phí tài chính cố định (gốc vay và lãi vay). Thứ hai, khi doanh thu đã đạt đến điểm hòa vốn thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ gia tăng nhanh chóng ứng với mỗi phần thu nhập từ hoạt động tăng thêm này. Đây cũng chính là lợi ích và kỳ vọng của các doanh nghiệp khi lựa chọn sử dụng đòn bẩy tài chính trong cái bánh huy động vốn của mình.
Như vậy, tóm tắt lại, nghiên cứu về cấu trúc vốn chính là đi vào nghiên cứu về cách thức lựa chọn tỷ lệ phù hợp giữa vốn chủ sở hữu và nợ với mục tiêu là tối
đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Hay nói một cách chính xác hơn thì việc đi xác định cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại (hiện hữu trên thế giới và cả Việt Nam) nói riêng là đi xác định mức độ đòn bẩy tài chính phù hợp trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Lẽ dĩ nhiên, biến “đòn bẩy tài chính” (L) cũng chính là biến phụ thuộc được lựa chọn trong mô hình nghiên cứu “các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam” được đề cập trong đề tài này.
2.2.2 Khái niệm cấu trúc vốn tối ưu (Optimal Capital Structure)
Cấu trúc vốn tối ưu là một thuật ngữ chỉ về cấu trúc vốn mà trong đó cấu trúc nợ trên vốn chủ sở hữu được xác định dưới dạng tốt nhất cho một doanh nghiệp, khi mà chi phí sử dụng vốn bình quân nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp đạt được lớn nhất.
Một cách lý tưởng, cấu trúc vốn tối ưu là một hỗn hợp nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường cho phép tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. Với một cấu trúc vốn có chi phí sử dụng vốn bình quân được tối thiểu hóa, tổng giá trị các chứng khoán của doanh nghiệp (và, vì vậy, giá trị của doanh nghiệp) được tối đa hóa. Do đó, cấu trúc vốn có chi phí sử dụng vốn tối thiểu được gọi là cấu trúc vốn tối ưu (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007).
Về mặt học thuật, chi phí vốn thấp nhất đến từ các khoản vay nợ thường. Tuy nhiên, các chi phí vay phát sinh và rủi ro cũng dần tăng theo khi doanh nghiệp có xu hướng càng vay thêm nhiều nợ. Lúc đó, cấu trúc vốn tối ưu được hiểu như là một sự cân bằng lý tưởng giữa vốn chủ sở hữu và nợ vay nhằm làm giảm chi phí sử dụng vốn một cách tối thiểu cho các tổ chức, doanh nghiệp, ngân hàng hay công ty.
Ngoài ra, tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp cũng cần được xem xét khi kiểm định về cấu trúc vốn của doanh nghiệp và hướng đến cấu trúc vốn tối ưu. Nó cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn, rõ ràng hơn không chỉ về các rủi ro bên ngoài mà còn về các rủi ro tiềm ẩn bên trong. Chính vì vậy, xác định cấu trúc vốn