Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Tới Hiệu Quả Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại


sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả, hoặc tín dụng không phải là mảng kinh doanh mà ngân hàng tập trung.

Đặc biệt, đòn bẩy tài chính và chỉ số CAR được xem là hai chỉ tiêu đánh giá rất rõ mức độ an toàn, hay nói cách khác, mức độ rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt.

FL =

Đòn bẩy tài chính thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu. Hệ số này thấp chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng, nhưng lại phản ánh việc chưa tận dụng được nhiều lợi thế từ nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên, cần nhận thức được rằng ngân hàng là một ngành đặc thù mà hệ số đòn bẩy tài chính thường rất cao so với các ngành khác nhằm đánh giá đúng mức độ rủi ro và hiệu quả trong việc sử dụng vốn kinh doanh của ngân hàng.


Ngoài ra, hệ số CAR =cũng là một chỉ số cơ bản trong đánh

giá mức độ rủi ro của ngân hàng. Tỷ lệ này có thể giúp xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.

2.2.3. Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại

2.2.3.1. Tác động của sở hữu Nhà nước đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng

a. Tác động tích cực của sở hữu Nhà nước đến hoạt động ngân hàng

Trong khoảng thời gian từ giữa những năm 1970 trở lại đây số lượng các ngân hàng được CPH đã tăng nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới. Mặc dù vậy, sở hữu Nhà nước hiện nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của nhiều quốc gia do những mục tiêu kinh tế, xã hội, và chính trị mà Nhà nước muốn đạt được thông qua việc nắm giữ vốn trong hệ thống ngân hàng. Tại các nước phát triển, lợi ích của sở hữu Nhà nước trong hệ thống tài chính là để kiểm soát sự phát triển ổn định của nền kinh tế thông qua việc ngăn ngừa các khuyết tật của thị trường. Tại các nước đang phát triển, lý do cho sự hiện diện của sở hữu Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng còn đa dạng hơn.


Về các mục tiêu kinh tế

Thứ nhất, theo quan điểm phát triển cổ điển về ngân hàng quốc doanh, sở hữu của Nhà nước sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế khi mà các tổ chức tài chính chưa được phát triển đầy đủ hoặc khu vực tư nhân không đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, khi thể chế yếu kém và có tình trạng thông tin bất cân xứng, Chính phủ có thể phân bổ nguồn vốn hiệu quả cao hơn tư nhân. Gerschenkron (1961)

[65] nhận định: “Trong một nền kinh tế với thể chế yếu kém, các NHTM tư nhân sẽ không thể khắc phục được những thiếu sót về thông tin về việc ký kết hợp đồng, và nếu có khắc phục được cũng mất nhiều thời gian và tiền của”.

Thứ hai, với quan điểm Nhà nước nên kiểm soát một số lĩnh vực chiến lược của nền kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực ngân hàng, nhiều NHTM trên thế giới đã được đặt dưới quyền kiểm soát của Nhà nước. NHTW thông qua trung gian là các NHTM có sở hữu Nhà nước sẽ có cơ sở để thực hiện vai trò của mình dễ dàng hơn. Cụ thể, các NHTM có sở hữu Nhà nước được coi là người đi đầu trong thực thi CSTT quốc gia, qua đó góp phần ổn định thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng. Các NHTM này thường có quy mô lớn với thị phần chiếm ưu thế nên có thể dẫn dắt thị trường. Định hướng lợi nhuận bền vững trong dài hạn và chính sách cho vay thận trọng hơn của các NHTM nhà nước sẽ giúp ngăn ngừa việc hình thành bong bóng tài sản và định giá quá cao bởi thị trường. Đặc biệt, khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, vai trò của sở hữu Nhà nước trong NHTM càng trở nên quan trọng. Trên thực tế, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 vừa qua rất nhiều quốc gia đã tiến hành quốc hữu hóa một số NHTM nhằm ổn định hệ thống ngân hàng.

Bảng 2.1: Một số vụ quốc hữu hóa ngân hàng giai đoạn 2007-2009


Quốc gia

Ngân hàng quốc hữu hóa (năm)

Áo

Hypo Group Alpe Adria (2009)

Bỉ

Fortis (2008)

Đan Mạch

Fionia Bank (2009)

Đức

Hypo Real estate (2008)

Ai-xơ-len

Kaupthing, Landsbanski, Glitnir, Straumur-Burdaras, SPRON and

Sparisjódabankinn (2008)

Ai len

Anglo Irish Bank (2009)

Latvia

Parex Bank (2008)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 5


Quốc gia

Ngân hàng quốc hữu hóa (năm)

Luxembourg

Các công ty con của Fortis và Dexia (2008)

Mongolia

Zoos Bank (2009)

Hà Lan

ABN-AMRO/Fortis (2008)

Ucraina

Prominvest (2008), Nadra, Inprom, Volodimrski, Dialog, Rodovid,

Kiev, Ukrgaz (2009)

Anh

Northern Rock (2008), Royal Bank of Scotland (2008)

Mỹ

Fannie Mae, Freddie Mac, AIG (2008)

Bồ Đào Nha

Banco Portugues de Negócios (2008)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Thứ ba, Nhà nước có thể truyền dẫn dòng vốn tới các khu vực được lựa chọn

hay được ưu tiên thông qua hoạt động của NHTM có sở hữu Nhà nước, qua đó phân phối thu nhập tốt hơn.

Thứ tư, sở hữu Nhà nước mang lại những lợi thế cạnh tranh đáng kể. Lòng tin của khách hàng lớn hơn làm giảm rủi ro thanh khoản và chi phí cho vay. Vấn đề quản trị công ty và định hướng lợi nhuận bền vững trong dài hạn giúp ngăn ngừa việc chấp nhận rủi ro quá mức của ban điều hành và ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh giống như các NHTM tư nhân.

Về các mục tiêu xã hội

Thứ nhất, các NHTM có sở hữu Nhà nước có thể cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng khách hàng không hấp dẫn đối với các NHTM tư nhân, cho phép các đối tượng này có thể tiếp cận dịch vụ ngân hàng, qua đó có khả năng thực thi các chính sách xã hội.

Thứ hai, các NHTM có sở hữu Nhà nước sẽ thực hiện các chính sách thể hiện trách nhiệm xã hội của mình như việc đóng góp vào các chương trình phúc lợi xã hội. Chẳng hạn, các ngân hàng tiết kiệm tại Tây Ban Nha được quy định phải đóng góp một khoản tương đương 24.9% lợi nhuận cho các chương trình phúc lợi xã hội

Mặc dù được hình thành trên những mục tiêu tích cực như trên, nhưng thời kỳ đỉnh cao của sở hữu Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới dường như là dừng lại tại thập kỷ 1960 và 1970. Vào đầu những năm 1980, Chính phủ tại các nhiều quốc gia Châu Phi có các NHTM được quốc hữu hóa vào các thập kỷ trước đó đã phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế. Tương tự như vậy, tại một số quốc gia Mỹ La tinh, khủng hoảng kinh tế vào đầu thập niên 1980 đã dẫn tới việc CPH nhiều NHTM quốc


doanh. Cuối cùng, quá trình CPH cũng đánh dấu sự chấm dứt việc lan rộng sở hữu Nhà nước tại nhiều quốc gia Châu Âu như Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong những năm 1980. Đối với các quốc gia có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, cổ phần hóa NHTMNN đóng vai trò trung tâm trong việc hướng đến nền kinh tế định hướng thị trường.

b. Tác động tiêu cực của sở hữu Nhà nước đến hoạt động ngân hàng

Với các mục tiêu như đã đề cập trên, sở hữu Nhà nước trong các NHTM có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế. Nhưng trên thực tế, tỷ lệ sở hữu Nhà nước trong hệ thống ngân hàng tại nhiều nước, nhất là các nước phát triển, thấp hơn đáng kể so với sở hữu tư nhân. Điều này có thể được lý giải bởi một số tác động tiêu cực mà các sở hữu Nhà nước trong hệ thống ngân hàng có thể gây ra cho nền kinh tế.

Các NHTM có sở hữu Nhà nước trong quá trình hoạt động của mình đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết tương tự như các DNNN nói chung. Bên cạnh sự ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, các mục tiêu thương mại của NHTM quốc doanh còn chịu tác động bởi các mục tiêu về phát triển xã hội, bao gồm việc mở rộng mạng lưới quá mức so với yêu cầu thực tế, hỗ trợ phát triển kinh tế và việc làm cho một ngành hoặc một khu vực địa lý nhất định… Ngay cả khi các NHTM quốc doanh này có một cơ chế quản trị hoạt động hợp lý để ngăn ngừa những tác động từ mục tiêu chính trị, các yêu cầu cho các mục đích phát triển và xã hội cũng sẽ ngăn cản các NHTM có sở hữu Nhà nước đạt được sự hiệu quả như các trung gian tài chính tư nhân. Ngoài ra, nhiệm vụ phải tài trợ cho các DNNN hoạt động kém hiệu quả theo chỉ định tín dụng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng khả năng hoạt động của NHTM quốc doanh theo mục tiêu thương mại. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy một trong những thách thức lớn nhất trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng quốc doanh là phải giải quyết khối lượng nợ xấu khổng lồ mà các DNNN không có khả năng hoàn trả. Việc sử dụng nguồn vốn huy động từ dân cư của các ngân hàng quốc doanh để tài trợ cho các DNNN sẽ góp phần làm hạn chế tiềm năng phát triển hiệu quả của khu vực tài chính tư nhân. Cuối cùng, tất cả những vấn đề này sẽ thể hiện ở hiệu quả hoạt động kém hơn tại các NHTM có sở hữu Nhà nước đóng vai trò chi phối.

Ngoài ra, ngay cả khi phải đối mặt với các rủi ro tương tự như các NHTM sở hữu tư nhân, các NHTM sở hữu Nhà nước vẫn có nguy cơ thua lỗ cao hơn. Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân là NHTM quốc doanh thường có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn


so với tiềm năng của các ngân hàng này. Điều này dẫn đến việc hạn chế khả năng chống đỡ các rủi ro bất định cũng như khả năng gia tăng nguồn vốn thông qua lợi nhuận giữ lại. Bên cạnh đó, các điều kiện vĩ mô của các NHTM tư nhân và NHTM quốc doanh trong cùng một quốc gia là như nhau, sự khác biệt về hiệu quả của các cơ cấu sở hữu xuất phát từ những đặc điểm riêng của ngân hàng. Những yếu tố dẫn tới việc hoạt động kém hiệu quả có thể bắt nguồn từ việc phục vụ các mục tiêu khác nhau hơn là tối đa hóa lợi nhuận, thiếu sự quản lý phù hợp. Ngoài ra, các NHTM có sở hữu Nhà nước có thể nhận được sự giám sát ít khắt khe hơn từ phía các cơ quan quản lý dẫn tới việc đối phó không kịp thời các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động.

Tóm lại, từ các nghiên cứu trên đây có thể chỉ ra một số tác động tiêu cực mà sở hữu Nhà nước có thể gây ra đối với hệ thống NHTM như sau.

Thứ nhất, khu vực Nhà nước không có động cơ để phân phối vốn hiệu quả. Đó là sự mâu thuẫn giữa quyền quản lý và lợi ích kinh tế. Các NHTMNN thuộc sở hữu Nhà nước nhưng lại chịu sự lãnh đạo của các quan chức. Sự khác biệt về người sở hữu và người lãnh đạo không tạo được động lực để người lãnh đạo dốc sức quản lý vì lợi ích của NHTM. Hơn nữa, sự “bao bọc” của Nhà nước đối với các NHTM này còn tạo tâm lý ỷ lại; các vị trí quản lý là do bổ nhiệm nên dễ tạo điều kiện cho việc bổ nhiệm vì các mục đích chính trị chứ không vì mục tiêu hoạt động của NHTM.

Thứ hai, mâu thuẫn giữa chức năng kinh doanh của NHTMNN với việc thực thi các chính sách theo chỉ đạo của NHTW. Chính điều này đã làm hạn chế đến khả năng cạnh tranh và tính minh bạch của hệ thống ngân hàng.

Thứ ba, đối với các quốc gia đang chuyển đổi, NHTMNN bị ràng buộc bởi ngân sách mềm và mối quan hệ tam giác giữa Nhà nước - NHTMNN - DNNN. Nhà kinh tế học János Kornai người Hungari, từ những năm 1975-1980, đã chỉ ra nguyên nhân chính khiến các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sản xuất không có hiệu quả, lâm vào tình trạng thiếu thốn trong giai đoạn dài và siêu lạm phát chính là “hạn chế ngân sách mềm” (soft budget constraints) đối với các DNNN và “đói đầu tư” (investment hunger) của các doanh nghiệp này. Hạn chế ngân sách mềm có nghĩa là Nhà nước thông qua trợ cấp, miễn giảm thuế, ấn định giá đầu vào, ấn định giá đầu ra, tín dụng ưu đãi hoặc tín chấp... để giúp tạo ra tăng trưởng “giả tạo” cho các DNNN và cứu vớt các doanh nghiệp này khỏi thua lỗ và phá sản với bất kỳ giá nào. Vì thế, các lãnh đạo của doanh nghiệp không có động lực để thay đổi công nghệ và sáng tạo để đa


dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng và đầu tư ngược dòng vào các sản phẩm và dịch vụ đầu vào cho sản xuất đòi hỏi nhiều công sức, thời gian đầu tư lâu và thu lợi chậm. Mặt khác, để đạt được các kế hoạch như cấp quản lý trên đề ra, các doanh nghiệp này đầu tư liên tục vào những nhà máy và công nghệ hiện có để tăng sản xuất một số ít các sản phẩm cuối cùng. Các kế hoạch thường không thực tế để theo đuổi mục tiêu công nghiệp hóa và trực tiếp giảm tình trạng thiếu thốn trong nền kinh tế. Tình trạng thiếu thốn càng gay gắt, các doanh nghiệp càng có lý do để xin Nhà nước nhiều vốn để đầu tư, điều mà Kornai gọi là “đói đầu tư”. Vì thế mà các NHTMNN phải gánh chịu những ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của mình vì bị ràng buộc vào các doanh nghiệp yếu kém này. Trên thực tế, những thất bại lớn nhất trong lịch sử ngân hàng thế giới là do các NHTM quốc doanh gây ra. Hai NHTM có lịch sử lâu đời là Crédit Lyonnais (Pháp) và Banespa (Braxin), khi còn nằm trong tay của Nhà nước, mỗi ngân hàng đã thua lỗ 25 tỷ đô la.

2.2.3.2. Tác động của sở hữu tư nhân đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Trong khi sở hữu Nhà nước gắn với một số ảnh hưởng tiêu cực như vậy, có những quan điểm cho rằng việc gia tăng mức độ sở hữu của các nhà đầu tư tư nhân trong nước góp phần cải thiện tính minh bạch và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Đặc biệt, theo La Porta và cộng sự (2002) [80], đối với các nước đang phát triển có tỷ lệ sở hữu Nhà nước chiếm tỷ lệ lớn trong lĩnh vực ngân hàng, tư nhân hóa là một giải pháp quan trọng. Ngân hàng tư nhân sẽ thay thế sự hiện diện của Chính phủ bởi các nhà đầu tư tư nhân, từ đó hạn chế được các khoản cho vay bị ảnh hưởng bởi quyết định chính trị của các ngân hàng quốc doanh. Do đó, tư nhân hóa sẽ nâng cao hiệu quả ngân hàng và giảm thiểu rủi ro (Megginson và Jeffry (2001) [90]; Boubakri và cộng sự (2005) [45]). Trước đó, những phát hiện của Berge và cộng sự trong bối cảnh Argentina trong những năm 1990 cũng cho thấy hiệu quả hoạt động của các ngân hàng quốc doanh đã được cải thiện đáng kể sau khi trải qua thời gian dài hoạt động tồi tệ trước khi tư nhân hóa.

Đáng chú ý, trong các nghiên cứu liên quan đến tư nhân hóa, Boubakri cùng cộng sự (2005) [45] và Otchere (2005) [100] đã khảo sát sự mở rộng của khu vực tư nhân trong hệ thống ngân hàng và chỉ ra rằng sẽ khó nhận thấy sự cải thiện đáng kể trong hiệu quả hoạt động của ngân hàng nếu chỉ tiến hành tư nhân hóa một phần với sự giảm khiêm tốn của sở hữu Nhà nước hoặc mức độ tham gia vào ngân hàng của các


nhà đầu tư nước ngoài là thấp. Tuy nhiên, cả Boubakri cùng cộng sự (2005) [45] và Otchere (2005) [100] đều đưa ra quan điểm rằng phải mất một thời gian tương đối dài để khu vực tư nhân có thể cải thiện được hiệu quả của các ngân hàng. Thêm vào đó, sự thay đổi cấu trúc sở hữu này phải được tiến hành thận trọng, song song với việc xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát nội bộ. Trước đó, Demirguç- Kunt và Detragiache (1998) [55] cũng đưa ra lập luận tương tự, theo đó, ngành ngân hàng của các quốc gia có môi trường pháp lý yếu kém, phản ánh trong hiệu quả thực thi pháp luật, nhiều khả năng phải đối phó với sự phát triển không bền vững sau khi tái cơ cấu hệ thống tài chính. Điều này cũng phù hợp với quan điểm của La Porta (1999)

[79] cho rằng khi hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ và quản trị doanh nghiệp nội bộ chưa hiệu quả, các ngân hàng bị kiểm soát bởi nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là những người lại có cổ phần đáng kể ở các công ty phi tài chính khác có xu hướng tác động vào quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và công ty đó, ngay cả khi khoản vay là không hiệu quả, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động, lợi nhuận và chất lượng tài sản trong dài hạn. Như vậy, sự xuất hiện của các nhà đầu tư nội trong cơ cấu sở hữu ngân hàng có thể dẫn đến những kết quả tích cực nhưng lại cũng có thể dẫn đến kết quả tiêu cực khi các điều kiện giám sát chưa hoàn thiện, tạo điều kiện cho các cổ đông này sử dụng quyền lực đem lại lợi ích riêng cho bản thân cổ đông hoặc một nhóm cổ đông.

2.2.3.3. Tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Một số lượng lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng sự xuất hiện của nhà đầu tư nước ngoài trong cơ cấu sở hữu của ngân hàng lại được đánh giá là có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, tính thanh khoản, và chất lượng tài sản của ngân hàng hay chí ít là không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các yếu tố này. Tuy nhiên, tiếp cận sâu hơn thì một số nghiên cứu lại cho thấy sự ảnh hưởng này là khác nhau giữa ngân hàng của các quốc gia phát triển và đang phát triển. Cụ thể, Demirguç

-Kunt và Huizinga (1999) [56] báo cáo rằng các ngân hàng nước ngoài sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với các ngân hàng nội địa ở các quốc gia đang phát triển, trong khi thực tế là ngược lại ở các thị trường phát triển. Claessens và cộng sự (2001) [49] cũng thu được những kết quả tương tự khi xem xét lợi nhuận của 80 nước phát triển và đang phát triển trong giai đoạn 1988-1995. Phân tích cụ thể của Berger và cộng sự (2000)

[41] tập trung vào năm nước phát triển là Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Anh và Hoa Kỳ - những quốc gia có thị trường tài chính phát triển. Nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân


hàng trong nước có quản lý chi phí tốt hơn và lợi nhuận cao hơn so với các ngân hàng nước ngoài. Nguyên nhân là các ngân hàng nước ngoài có lợi thế công nghệ, nhân lực và kinh nghiệm hoạt động quốc tế so với các ngân hàng nội địa trong khu vực tài chính chưa phát triển; nhưng rõ ràng những điều này không được coi là thế mạnh trong thị trường phát triển khi mà hầu hết các ngân hàng đều có những công nghệ và kinh nghiệm quản trị như vậy.

Trong các thị trường mới nổi, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài được cho là sẽ mang lại thay đổi tích cực bởi họ có nhiều khả năng để theo đuổi chiến lược tối đa hóa lợi nhuận so với các ngân hàng quốc doanh hoặc ngân hàng nội địa khác. Các ngân hàng có yếu tố nước ngoài sẽ đóng vai trò như một kênh cung cấp vốn cho các công ty và ngành công nghiệp có triển vọng tốt, từ đó góp phần cải thiện hiệu quả phân bổ vốn trong nền kinh tế. Chứng minh cho luận điểm này, Unite và Sullivan (2003) [115] đánh giá mức độ tham gia và ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài đến hệ thống ngân hàng Philippines. Kết quả nghiên cứu của họ dẫn đến kết luận rằng sự hiện diện của yếu tố nước ngoài làm giảm chênh lệch lãi suất và chi phí hoạt động của các ngân hàng trong nước. Liên quan đến các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, nghiên cứu của Hasan và Marton (2003)[69] ở Hungary cũng như Nikiel và Opiela (2002)[99] ở Ba Lan chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động của ngân hàng có sở hữu Nhà nước thấp hơn so với các NHNNg và việc tư nhân hóa các ngân hàng bằng cách chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cũng cho thấy tác động tích cực (Bonin và cộng sự, 2005) [44].

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các NHTM có yếu tố nước ngoài có chi phí thấp hơn các NHTM trong nước, qua đó tác động tích cực tới tính cạnh tranh chung trong lĩnh vực ngân hàng và cải thiện năng lực cạnh tranh của các ngân hàng nội địa. Điều này xuất phát từ các lý do như các ngân hàng ngoại có lợi thế về vốn khi khai thác dòng vốn từ ngân hàng mẹ, nguồn vốn này giúp họ tiết kiệm đáng kể chi phí vốn. Bên cạnh đó, các ngân hàng mẹ thường là những ngân hàng quy mô lớn, hoạt động chuyên nghiệp, nên họ được thừa hưởng những yếu tố tích cực về công nghệ, mô hình hoạt động, sản phẩm dịch vụ hay trình độ quản lý nhân lực và trở nên hiệu quả hơn. Việc các ngân hàng ngoại với nhiều mặc tích cực hơn tham gia vào lĩnh vực ngân hàng trong nước làm thu hẹp chênh lệch lãi suất huy động và cho vay trên thị trường đồng thời buộc các ngân hàng nội địa phải hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí để có


thể cạnh tranh và đứng vững. Nghiên cứu của Barajas và cộng sự (2000) [37] đã chỉ ra sự có mặt của các ngân hàng ngoại giúp cải thiện hiệu quả của các ngân hàng nội địa ở Colombia thông qua việc giảm chi phí tài chính. Clarke và cộng sự (2001) [51] cũng chỉ ra sự tham gia của NHNNg giúp cải thiện quá trình tiếp cận tín dụng. Ở các nước có tỷ lệ NHNNg và nhà đầu tư nước ngoài cao thì lãi suất thường thấp hơn và khả năng tiếp cận các khoản vay thường dễ dàng hơn ở các nước có tỷ lệ thấp. Trước đó, Levine (1997)[82] cũng đưa ra một số minh chứng khẳng định ảnh hưởng tích cực mà NHNNg có thể mang lại, bao gồm việc cải thiện chất lượng của sản phẩm tài chính, năng lực của các nhà quản trị cấp cao, công nghệ cũng như củng cố khuôn khổ giám sát và pháp lý của ngân hàng.

2.2.3.4. Tác động của mức độ tập trung sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng

So với cấu trúc sở hữu phân tán, ngân hàng do một nhóm cổ đông có sở hữu tập trung kiểm soát và điều hành có những điểm thuận lợi nhất định. Trước hết, họ có động lực và quyền lực để kiểm soát doanh nghiệp chặt chẽ, nhờ vậy, những sai phạm hay gian dối trong quản trị và điều hành sẽ được giảm bớt. Mặt khác, quyền lợi của nhóm cổ đông này luôn gắn liền với quyền lợi của ngân hàng nên họ ủng hộ những quyết định giúp tăng cường hiệu quả hoạt động dài hạn hơn là những quyết định mang lại lợi ích ngắn hạn. Các cổ động này có khuynh hướng giữ vốn đầu tư trong ngân hàng trong thời gian dài hơn là đầu tư ngắn hạn. Sự ổn định về vốn được đảm bảo là tiền đề cho sự ổn định trong quản trị và hoạt động.

Xét trên một khía cạnh khác, việc tập trung sở hữu cũng khiến doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng gặp những thách thức trong quản trị. Điều này là dễ nhận thấy, khi người điều hành đồng thời là các cổ đông lớn, có quyền biểu quyết lớn, họ dễ dàng dùng quyền hành của mình để tác động đến những quyết định của HĐQT nhằm mục đích tư lợi. Một trường hợp phổ biến là các nhà quản lý thuyết phục HĐQT trả lương và phúc lợi rất cao cho cấp quản lý hoặc phê duyệt cấp tín dụng cho những tổ chức, cá nhân mà họ có quan hệ. Nghiêm trọng hơn, họ có thể sử dụng những thông tin bí mật để trục lợi như giao dịch nội gián. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các NHTM, xuất phát từ quá trình quản trị doanh nghiệp.

Mức độ tập trung sở hữu khác nhau lại có mức ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Việc quyền lực tập trung vào một cổ đông lớn duy nhất tạo một khoảng trống ngăn cản các cổ đông khác tham gia vào việc quản trị, trong khi


sự tập trung sở hữu tạo ra do một nhóm các nhà đầu tư nắm giữ tỷ lệ lớn cổ phần sẽ làm xuất hiện liên kết giữa các cổ đông trong nhóm thống trị để cùng thực hiện việc kiểm soát chung. Tuy nhiên, một nhóm cổ đông cũng gây ra nhiều vấn đề hơn so với nhóm các cổ đông đơn lẻ. Các cổ đông trong nhóm có thể nảy sinh nhiều mâu thuẫn về quyền lợi và chiến lược của công ty. Một khả năng khác là khi tồn tại một nhà đầu tư có quyền biểu quyết nhiều hơn hẳn những nhà đầu tư khác thì những nhà đầu tư nhỏ hơn đó có thể chỉ góp phần làm gia tăng chi phí tập trung trong quá trình điều hành.

Trên thế giới đã có nhiều bằng chứng thực nghiệm về tác động của mức độ tập trung sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Theo Berger và cộng sự (2013) [40], cấu trúc sở hữu, trong đó có mức độ tập trung sở hữu là một yếu tố quan trọng trong dự báo chỉ số mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Nghiên cứu của Rokwaro và cộng sự (2013) [104] cho thấy mức độ sở hữu tập trung nhiều vào một nhóm lợi ích có tác động ngược chiều đến ROE, một biến đo lường kết quả hoạt động của ngân hàng. Trong đó, biến độc lập được sử dụng trong mô hình là mức độ tập trung vốn, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu trong nước và tỷ lệ sở hữu nhà nước. Những nghiên cứu của Antoniadis và cộng sự (2010)[36], nghiên cứu của Wen và cộng sự (2010)

[119] là những minh chứng rõ hơn cho mối quan hệ giữa mức độ tập trung sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở một số thị trường tài chính trên thế giới.

2.2.3.5. Tác động của sở hữu chéo đến hoạt động ngân hàng

Về bản chất, sở hữu chéo chỉ là việc hai hay nhiều doanh nghiệp, ngân hàng nắm giữ cổ phần của nhau, phục vụ cho nhiều mục đích trong đó điển hình là tăng cường mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, nhiều bên cùng có lợi. Tuy nhiên, trong thực tế, sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng tạo ra những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào mục đích cụ thể của tình trạng sở hữu chéo.

a. Tác động tích cực của sở hữu chéo đến hoạt động ngân hàng

Thứ nhất, sở hữu chéo có tác dụng tạo ra lợi thế từ sự kết hợp các nguồn lực kinh tế giữa NHTM và các doanh nghiệp. Một ngân hàng có thể vượt qua sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cần phải có một mô hình kinh doanh riêng biệt, có ưu thế hơn về những nguồn lực kinh tế. Nếu NHTM kết hợp với các doanh nghiệp khác (bao gồm cả ngân hàng) để tạo ra những lợi thế kể trên, sự hỗ trợ về công nghệ, chia sẻ thông tin, thực hiện các giao dịch tài chính, chia sẻ nguồn nhân lực, quảng bá hình ảnh, và cả hỗ


trợ về tài chính, hiệu quả hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng sẽ tăng lên, mang lại lợi ích cho nhà đầu tư.

Thứ hai, sở hữu chéo hỗ trợ việc xây dựng liên minh chiến lược và chia sẻ rủi ro. Liên minh chiến lược là việc nhiều doanh nghiệp, trong đó có cả công ty đa quốc gia, xây dựng một chiến lược phát triển chung. Chiến lược này bao gồm việc hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, tạo ra giá trị mới trên cơ sở hợp tác, cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro.

Thứ ba, sở hữu chéo có thể giúp các ngân hàng huy động được nguồn vốn dài hạn có tính ổn định cao, là nền tảng cho hoạt động kinh doanh ngân hàng có nhiều rủi ro. Các doanh nghiệp trong liên minh sở hữu chéo là những người có khả năng đầu tư thêm vào ngân hàng khi ngân hàng phát hành cổ phần mới nhằm duy trì tỷ lệ sở hữu và quyền kiểm soát.

Thứ tư, sở hữu chéo trong đó có các tổ chức tài chính nước ngoài tham gia đầu tư vào ngân hàng trong nước sẽ mang lại nhiều yếu tố tích cực. Một lượng vốn dồi dào từ bên ngoài sẽ hỗ trợ ngân hàng trong việc nâng cao năng lực tài chính. Bên cạnh đó, thông qua chia sẻ về công nghệ, thông tin, nguồn nhân lực sẽ mang lại những lợi thế nhất định trong hoạt động kinh doanh cho ngân hàng trong nước.

Ngoài ra, sở hữu chéo còn có ảnh hưởng tích cực như giảm chi phí huy động vốn bằng việc giảm áp lực chi trả cổ tức; duy trì được tính bảo mật của thông tin nội bộ ngân hàng cũng như của toàn liên minh sở hữu chéo; tăng cường uy tín, hình ảnh của các doanh nghiệp, ngân hàng, và cả liên minh trên thị trường.

b. Tác động tiêu cực của sở hữu chéo đến hoạt động ngân hàng

Thứ nhất, sở hữu chéo làm tăng vốn ảo, vi phạm các quy định về vốn thực và tín dụng của cơ quan quản lý Nhà nước. Về thực chất, sở hữu chéo là việc một doanh nghiệp nắm giữ cổ phiếu của chính nó thông qua việc nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp có liên quan. Mặc dù tổng vốn điều lệ của nhóm ngân hàng và doanh nghiệp tăng lên thông qua việc được đầu tư bởi doanh nghiệp thành viên, chỉ có một lượng vốn ảo dịch chuyển liên tục giữa các doanh nghiệp trong liên minh sở hữu chéo. Lượng vốn chủ sở hữu ban đầu vì thế có thể tăng lên nhiều lần nhưng lượng vốn thực lại không thay đổi (Wang, 2001, [118]).

Nếu việc mua cổ phần của ngân hàng lại được thực hiện thông qua một doanh nghiệp phi ngân hàng ở giữa (thông qua nghiệp vụ cấp tín dụng cho doanh nghiệp phi


ngân hàng), thì mặc dù tín dụng trong nền kinh tế tăng lên nhưng đi kèm với nó mức độ rủi ro trong toàn hệ thống ngân hàng sẽ tăng lên đáng kể. Với một lượng vốn chủ sở hữu không đổi, giá trị tín dụng và đầu tư sẽ tăng cao hơn do mức hạn chế về tín dụng sẽ không thấp như mức hạn chế về đầu tư góp vốn. Điều này sẽ khiến cho tỷ lệ an toàn vốn tưởng chừng như ở mức chấp nhận được nhưng thực tế chỉ ở mức thấp, ảnh hưởng tới khả năng phóng chống rủi ro của hệ thống ngân hàng.

Ngoài vấn đề tăng vốn ảo, sở hữu chéo còn khiến cho các quy định về hệ số an toàn vốn không phát huy được tác dụng tạo sự an toàn cho ngân hàng khi hệ số CAR tăng không thực chất (Nguyễn Xuân Thành và Đỗ Thiên Anh Tuấn, 2013 [20]). Các quy định về cho vay người có liên quan, giới hạn góp vốn đầu tư, cổ phần không được phép vượt quá một tỷ lệ nhất định cũng bị vô hiệu hóa. Điều này khiến cho sự tách bạch giữa chức năng của một ngân hàng đầu tư ra khỏi chức năng của một NHTM theo quy định không phát huy được tác dụng.

Thứ hai, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động quản trị doanh nghiệp trong ngân hàng. Các cuộc họp đại hội đồng cổ đông, ban giám sát sẽ bị giảm hiệu quả khi mà vai trò sở hữu và kiểm soát của các cổ đông nhỏ lẻ bị suy giảm nghiêm trọng (Wang, 2012 [118]). Quyết định kinh doanh không nhằm làm lợi cho chủ đầu tư mà cho các mục đích ngắn hạn là rất nguy hiểm khi chất lượng của các khoản tín dụng của ngân hàng cho doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp trong liên minh sở hữu chéo) không được xem xét cho đúng chuẩn mực, dễ gây ra rủi ro cho hoạt động của ngân hàng bất kể là cho vay hay ủy thác đầu tư, làm giảm chất lượng tài sản có. Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự đổ vỡ của hệ thống tài chính ở nhiều nước như Nhật, Italia,… (Rajan và Zingales, 1995 [103]; Lamoreaux, 1994 [81]).

Thứ ba, mức độ lan truyền rủi ro trong hệ thống ngân hàng tăng lên. Sự ổn định của từng ngân hàng vốn dĩ đã có ảnh hưởng lớn tới sự ổn định của các ngân hàng trên thị trường khi chỉ xét riêng trên khía cạnh các giao dịch tiền tệ được khuyếch đại khi mức độ quan hệ về vốn đầu tư tăng lên thông qua hiện tượng sở hữu chéo.

Thứ tư, mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong liên minh sở hữu chéo và sự phụ thuộc của các doanh nghiệp này vào ngân hàng sẽ làm giảm đi động lực phát triển, giảm tính năng động và tạo sức ỳ lớn cho các thành viên, các nguồn lực trong xã hội không được phân bổ hiệu quả. Các quyết định kinh doanh, đầu tư, và tài chính của doanh nghiệp có thể thiếu thận trọng hơn dẫn tới hiệu quả sinh lời thấp, mức độ rủi ro tăng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2022