Thực Trạng Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1 THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

NHTM Qua phần Mô tả thống kê và đồ thị biểu diễn biến đòn bẩy tài chính (L), kết quả cho ta thấy rằng đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2016 bình quân là 91,85%. Trong đó, tỷ lệ đòn bẩy cao nhất là 92.88% và thấp nhất là 89.66%.


Biểu đồ 3 1 Đòn bẩy tài chính từ giai đoạn 2006 đến 2016 Nguồn số liệu 1

Biểu đồ 3.1: Đòn bẩy tài chính từ giai đoạn 2006 đến 2016

(Nguồn: số liệu người nghiên cứu thu thập)

Nếu nhìn lướt qua Đồ thị Thống kê bình quân các nhân tố trong giai đoạn khảo cứu, ta có cảm giác rằng đòn bẩy tài chính trung bình qua các năm có tăng nhưng cũng có giảm. Tuy nhiên, dường như mức chênh nhau qua từng năm không nhiều (ngoại trừ hai năm 2007 và 2009 biên độ dao động khá đáng kể so với các năm trước). Cụ thể, đòn bẩy tài chính bình quân qua các năm như sau: 2006 là 92.88%; 2007 là 90.16%; 2008 là 89.66%; 2009 là 90.86%; 2010 là 92.71%; 2011

là 92.85%; và 2012 là 92.16%. Trong đó, tỷ lệ sử dụng đòn bẩy có xu hướng giảm trong những năm 2007 và 2008. Trái ngược lại, đòn bẩy tài chính lại gia tăng ở hai


năm 2010 (1.85%) và 2011 (13.9%) lần lượt so với năm 2008 và 2009. Như vậy, việc gia tăng sử dụng nhiều nợ hơn trong cấu trúc vốn của các ngân hàng cao nhất là vào năm 2011 (vượt đến 3.85%) so với năm 2007, và giảm cao nhất là năm 2008 (sụp giảm 1.53%) so với cùng kỳ năm trước.

Đồng thời, xét về cơ cấu tổng nợ phải trả, có vẻ như các ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng nợ dài hạn nhanh hơn là nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu nhìn tổng quát thì ta lại nhận ra rằng dường như lát bánh nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn so với lát bánh nợ dài hạn trong tổng nguồn huy động nợ từ bên ngoài. Hay nói đúng hơn, các ngân hàng thương mại Việt Nam thường thiên về duy trì đòn bẩy tài chính ngắn hạn hơn là dài hạn. Quả thực, vấn đề này có thể xuất phát từ hiệu ứng dây chuyền về huy động nguồn vốn tiết kiệm từ các khách hàng38

Có lẽ là vì lo sợ rủi ro, vì đắng đo sự mất giá, vì cân nhắc lợi nhuận biến động, v.v…mà họ thường ưa thích lựa chọn những kỳ hạn gửi tiền ngắn hạn hơn là duy trì một kỳ hạn quá dài với nhiều biến cố khôn lường không mong muốn sẽ xảy ra. Suy cho cùng, dù bản chất căn nguyên như thế nào đi chăng nữa thì đây cũng chính là sở thích gửi tiền của các tầng lớp dân cư trong xã hội và cũng là thực trạng điển hình khi duy trì tỷ trọng đòn bẩy tài chính ngắn hạn tương đối cao hơn so với dài hạn của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những thời điểm nóng sốt như hiện nay.

Nhìn chung, xét về toàn cục, có vẻ như tỷ lệ đòn bẩy tài chính bình quân qua các năm đều có xu hướng tăng lên (nhiều hơn là giảm xuống) khi ngành ngân hàng ngày càng hiện đại, phổ biến và phát triển (Vào năm 2006, các ngân hàng có đòn bẩy tài chính là 92.88%. Qua 10 năm sau, vào năm 2016, tỷ lệ này cũng ở mức tương tự 92.82% so với trước khủng hoảng tài chính năm 2006.

Tổng kết lại, ta có thể nói rằng: Sau thời gian khủng hoảng kinh tế thế giới các ngân hàng thương mại tại Việt Nam dường như đang trở lại về chiều hướng cấu


trúc vốn thâm dụng nợ cao (và cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp phi tài chính).

3.2 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ LIÊN QUAN LỢI NHUẬN NHTM.

Năm 2006, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam là 2.8%. Đến năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao 5.98%. Bắt đầu từ năm 2008, dưới tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 4.54%, chỉ số lạm phát lên tới 23%, nhập siêu cao năm 2009, nguồn vốn đầu tư nước ngoài chững lại.

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006-2016



Năm

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tỷ lệ lạm phát

2006

5.80

8.28

2007

5.98

7.39

2008

4.54

8.30

2009

4.29

23.12

2010

5.31

7.05

2011

5.12

8.86

2012

4.12

18.68

2013

4.31

9.09

2014

4.85

6.59

2015

5.55

4.09

2016

6.21

2.66

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

(Nguồn: Ngân hàng thế giới)

Từ năm 2010, nền kinh tế dần hồi phục sau khủng hoảng, tình hình kinh tế Việt Nam cũng được cải thiện. Để khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế, kích cầu đầu tư và tiêu dùng trong khuôn khổ chính sách khẩn cấp chung của Chính Phủ,


NHNN đã nới lỏng chính sách tiền tệ, cùng lúc đó chính phủ đưa ra biện pháp kích thích tài khóa khiến nhu cầu vay tăng cao. Nền kinh tế Việt Nam đã khá thành công khi đạt được mức tăng trưởng tương đối cao so với các nước trong khu vực (5,3%) trong khi vẫn giữ được lạm phát ở mức ổn định (7%). Tuy nhiên, chính các biện pháp nới lỏng đó đã dẫn đến hiện tượng lạm phát cao năm 2010-2011 cũng như hiện tượng bong bóng chứng khoán, bong bóng bất động sản đã kéo nền kinh tế chậm phục hồi.

Từ năm 2010, theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, mục tiêu kinh tế

- xã hội của năm 2010 là phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng, ngăn chặn lạm phát cao trở lại, tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội. Trong bối cảnh khó khăn nền kinh tế thế giới, với sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Việt Nam đã duy trì được mức tăng trưởng GDP đạt 4-5%, các ngành công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu tăng so với 2009. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn tiềm ẩn những khó khăn nội tại, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hiệu quả đầu tư thấp, nhập siêu có xu hướng tăng, dự trữ ngoại tệ thấp, lạm phát tăng cao (năm 2012 đến 18%). Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP đưa ra 6 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ sự triển khai đồng bộ các giải pháp, đến hết quý IV/2011, kinh tế vĩ mô đã có chuyển biến khả quan hơn: GDP duy trì mức tăng trưởng ổn định, lạm phát tăng chậm lại; thâm hụt cán cân thương mại thu hẹp, tỷ giá ổn định.

Đến năm 2014 tốc độ tăng trưởng nền kinh tế tăng 4.85%, mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013. Khu vực công nghiệp và xây dựng có bước tăng đột phá đáng kể và đạt 7,4%, mức cao nhất trong 3 năm gần đây. Tuy nhiên, khu vực dịch vụ lại chỉ tăng 5,96%, thấp hơn mức 6,56% của năm trước. Những con số này cho thấy tăng trưởng GDP của Việt Nam đang dần thoát đáy. Điểm tích cực đáng ghi nhận khác là kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2014 tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu đạt 150 tỷ USD tăng đến 13,6%, trong đó, riêng khu vực FDI


không tính dầu thô tăng 16,67%, cao hơn khu vực kinh tế trong nước là 10,4%. Còn nhập khẩu đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước. Như vậy, năm 2014 Việt Nam xuất siêu tới 2 tỷ USD. Đây là mức xuất siêu cao nhất từ trước đến nay. Một số tín hiệu tích cực khác đối với nền kinh tế là lạm phát năm 2014 gần như được kiểm soát hoàn toàn. Chỉ số CPI cả năm chỉ tăng 1,84%, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2002 đến nay. Trong các nhóm hàng ngoại trừ giáo dục tăng 8,24%, còn lại hầu hết các nhóm hàng hóa khác đều tăng khá thấp.

Đồng tiền của Việt Nam trong năm 2014 khá ổn định. Tỷ giá tiền đồng so với đô la Mỹ có vài đợt biến động nhỏ nhưng không đáng kể và nằm trong giới hạn cam kết của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong khi đó, hầu hết các đồng tiền trên thế giới đều mất giá khá mạnh so với đồng đô la. Tuy nhiên, việc tiền đồng mất giá ít hơn các đồng tiền khác cũng làm giảm tính cạnh tranh của những mặt hàng sản xuất trong nước.

Lãi suất được xem là một trong những điểm sáng của nền kinh tế trong năm 2014. Hiện nay, lãi suất huy động và cho vay gần như thấp nhất từ trước đến nay. Việc lãi suất giảm và ngân hàng mở rộng “hầu bao” góp phần làm chi phí tài chính doanh nghiệp giảm và nhiều doanh nghiệp hồi sinh khi tiếp cận được nguồn vốn. Cùng với lãi suất giảm, điểm tích cực khác về tài chính là tính hệ thống ngân hàng trong năm qua khá ổn định. VAMC đóng vài trò khá tích cực trong việc mua lại nợ xấu của các ngân hàng.

Về môi trường pháp luật, các luật như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã được Quốc hội thông qua trong năm. Những luật này đều có nhiều tiến bộ so với trước. Luật Nhà ở mở rộng đối tượng là doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài có thể mua, sở hữu nhà tại Việt Nam. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra một “luồng gió mới” trên thị trường bất động sản. Luật Doanh nghiệp có sự thay đổi cơ bản trong “tư duy” khi chuyển từ việc “xin cho” sang việc được làm “những điều pháp luật không cấm”. Điều này được kỳ vọng sẽ “cởi trói” cho doanh nghiệp rộng đường phát triển hơn. Tinh thần cải cách hành


chính của nhà làm luật thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục; minh bạch hóa tài liệu, giấy tờ cần thiết; rút ngắn và định rõ thời hạn xử lý hồ sơ cũng được thể hiện khá rõ trong những luật này. Đây là những thay đổi quan trọng giúp tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp có thể hoạt động tốt hơn.

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2014, ông Võ Đại Lược nhận định: “Tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam chậm chạp vì đổi mới thể chế quá chậm, các nhóm lợi ích vẫn chi phối được chính sách và sự phân bổ các nguồn lực… Trong khi chỉ có thể gia tăng nội lực khi có chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân”.

Kinh tế năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan. Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu. Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng đồng thời là yếu tố thuận lợi cho việc giảm chi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích thích tiêu dùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 5.55% và mức lạm phát được kiểm soát ở mức 4%.

Bên cạnh đó, một nguy cơ tiềm ẩn khác chính là vấn đề nợ xấu, đây cũng là vấn đề đáng lo lắng đối với ngân hàng thương mại. Nợ xấu khó có khả năng thu hồi từ các khoản cho vay những tập đoàn lớn như Vinashin, Vinalines… Hàng trăm nghìn tỷ đồng đổ vào đầu tư cở sở hạ tầng với giá thành cao, chất lượng thấp và không tạo ra hiệu quả tương xứng cho kinh tế. Theo Thống đốc NHNN báo cáo trước Quốc hội, có thời điểm nợ xấu lên đến khoảng 500.000 tỷ đồng, tức gần 20% tổng dư nợ tín dụng. Hiện nợ xấu theo số liệu báo cáo của các ngân hàng đang ở mức dưới 4%. Tuy nhiên, thực tế nếu tính đúng, tính đủ, nhiều chuyên gia và tổ


chức quốc tế cho rằng không dưới 10%, thậm chí có thể cao hơn rất nhiều. Như vậy, việc giải quyết nợ xấu là một vấn đề không dễ dàng và cần nhiều thời gian.

Kinh tế Việt Nam đã trải qua năm 2016 với nhiều khó khăn trước những biến động lớn của nền kinh tế toàn cầu. Kinh tế thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển, ẩn chứa nhiều yếu tố bất định. Nổi bật nhất trong số đó là sự kiện nước Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sau một cuộc trưng cầu dân ý (Brexit) và chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2016. Bên cạnh đó, chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản không đạt được như kỳ vọng khiến nước này chìm sâu

hơn vào vòng xoáy giảm phát. Kinh tế châu Âu không có nhiều cải thiện so với năm 2015; lạm phát duy trì ở mức thấp, vấn đề về việc làm cũng không có nhiều chuyển biến.

Ngược lại, Trung Quốc và một số nước đang phát triển lại có sự tăng trưởng tương đối ổn định. Kinh tế Trung Quốc đang dần dịch chuyển đúng hướng theo chiến lược tái cân bằng mà chính phủ nước này đề ra. Trong khi đó, các tổ chức quốc tế cũng đưa ra những đánh giá lạc quan về triển vọng của các nước nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn tiếp theo.

Thị trường hàng hóa thế giới có sự thay đổi ngược chiều giữa một số loại hàng hóa cơ bản, trong khi tài sản biến động mạnh theo những sự kiện trong năm. Giá các mặt hàng năng lượng phục hồi ổn định trong khi giá các loại lương thực chính biến động mạnh trong năm 2016.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ những dấu hiệu cho thấy tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc. Tăng trưởng kinh tế của 2 quý đầu năm 2016 lần lượt là 5,48% và 5,78% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, được phục hồi trong nửa cuối năm nhưng tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt 6,21%, thấp hơn mức 6,68% năm 2015 và mục tiêu 6,3% mà Chính phủ đặt ra trong phiên họp thường kỳ tháng 9/2016.


Tính tới cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,74% so với tháng 12/2015. Trong khi đó, lạm phát lõi vẫn duy trì trong khoảng 1,7-1,9% trong cả năm 2016, điều này khiến khoảng cách giữa lạm phát và lạm phát lõi ngày càng được nới rộng. Điều này cho thấy, sự gia tăng mạnh trong chỉ số giá các nhóm hàng lương thực - thực phẩm, năng lượng và do Nhà nước quản lý.

Mặc dù, suy giảm trong những tháng giữa năm, chỉ số giá các mặt hàng lương thực thế giới do Ngân hàng Thế giới tính toán vẫn tăng từ 85,95 điểm cuối năm 2015 lên mức 93,15 điểm trong tháng 11/2016. Đi cùng xu hướng này, chỉ số giá nhóm hàng lương thực và thực phẩm của Việt Nam trong tháng 12 lần lượt tăng 2,57% và 3,34% (so với cùng kỳ năm trước), so với mức tăng -1,65% và 1,47% tương ứng của hai nhóm hàng này cùng kỳ năm 2015.

3.3 THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


Đánh giá lợi nhuận của ngân hàng qua các chỉ số đo lường lợi nhuận, số liệu cho thấy hai chỉ số ROA, ROE, NIM có sự biến động giống nhau trong giai đoạn 2006-2016. Sau năm 2006 tăng trưởng nóng, sang năm 2007, cùng gánh chịu các tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, thị trường chứng khoán sụt giảm, tốc độ tăng trưởng tiền gửi, tài sản suy giảm, đặc biệt là sự sụt giảm thu nhập ngoài lãi làm ROA trung bình của khối các ngân hàng niêm yết giảm xuống còn 1,3% (năm 2007) và ROE trung bình giảm xuống mức 12.5% (năm 2007), NIM trung bình 2.3%. Biểu đồ thể hiện biến động các chỉ tiêu lợi nhuận được trình bày dưới đây.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2023