Tính Hai Mặt Trong Hoạt Động Đầu Tư Trái Phiếu Của Ngân Hàng Thương Mại


cách phân phối lại cho các nhà đầu tư cá nhân, những khách hàng gửi tiền tại ngân hàng mình. Tương tự, ngân hàng có thể mua với số lượng lớn, hoặc bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp sau đó bán lẻ cho khách hàng cá nhân để hưởng chênh lệch lãi suất hoặc thu phí bảo lãnh.

● Rủi ro trong đầu tư trái phiếu

Rủi ro là khả năng xảy ra những sự cố không lường trước, và khi nó xảy ra làm thu nhập thực tế khác thu nhập dự kiến. Trong đầu tư trái phiếu, rủi ro phổ biến trong đầu tư trái phiếu của NHTM là ngân hàng không nhận được lãi và vốn đầu tư trái phiếu, hoặc thu nhập từ việc bán trái phiếu bị suy giảm do thị giá trái phiếu trên thị trường giảm giá.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong đầu tư trái phiếu và theo đó tác động của chúng đến thu nhập thực tế cũng rất khác nhau, với các đặc trưng và mức độ rủi ro cao thấp khác nhau. Khi đầu tư trái phiếu, NHTM có thể phải chấp nhận một số loại rủi ro như: rủi ro lãi suất (lãi suất thị trường tăng lên, trong khi trái phiếu ngân hàng đã đầu tư là trái phiếu có lãi suất cố định); rủi ro thị trường (là sự mất giá của trái phiếu đang được giao dịch trên thị trường do biến động của quan hệ cung cầu, cạnh tranh giữa các nhà đầu tư; và/hoặc sự suy giảm về tính thanh khoản của trái phiếu làm tăng chi phí chuyển đổi trái phiếu thành tiền và từ đó làm giảm lợi nhuận dự kiến của chứng khoán); rủi ro thanh toán (là sự suy giảm năng lực thanh toán của tổ chức phát hành trái phiếu do những sai sót và nhầm lẫn của các nhà quản trị doanh nghiệp dẫn đến sự giảm sút về hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp); rủi ro phá sản (là những tổn thất về vốn đầu tư và lợi nhuận dự kiến do sự phá sản của doanh nghiệp phát hành trái phiếu gây ra). Ngoài ra, còn có thể phát sinh nhiều loại rủi ro khác như rủi ro hoạt động, rủi ro đạo đức, rủi ro pháp luật… Nhận dạng và tiên liệu trước các rủi ro có thể phát sinh trong mỗi hình thức đầu tư là biện pháp quan trọng giúp ngân hàng đạt được các mục tiêu đặt ra trong đầu tư trái phiếu.


2.2.5. Tính hai mặt trong hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng thương mại

Cũng giống như các hoạt động đầu tư khác, đầu tư trái phiếu là một trong các nghiệp vụ tài sản có của ngân hàng, giúp ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tăng thu nhập và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Hoạt động đầu tư trái phiếu của NHTM cũng tác động đến các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng, góp phần linh hoạt hóa các hình thức tạo nguồn vốn và sử dụng vốn của các NHTM và TCTD khác…Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích, hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng cũng có thể có những tác động bất lợi đến nền kinh tế - xã hội, đến sự phát triển của mỗi ngân hàng cũng như sự an toàn, bền vững của cả hệ thống nếu các nhà quản trị và kinh doanh ngân hàng không tuân thủ quy định nhà nước, quy định nội bộ của ngân hàng trong đầu tư.

Thứ nhất, NHTM có thể tham gia thị trường trái phiếu với tư cách đơn vị phát hành và đồng thời cũng là người chơi tích cực nhất. Điều này đưa đến khả năng các ngân hàng có thể đầu tư trái phiếu chéo lẫn nhau, dẫn đến sự luân chuyển vốn lòng vòng trong hệ thống ngân hàng, không góp phần tạo vốn để phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, đầu tư chéo trái phiếu giữa các NHTM có thể là biện pháp tạm thời mà các ngân hàng áp dụng nhằm mục tiêu cải thiện nguồn vốn trung, dài hạn về mặt sổ sách, cũng như để đối phó với yêu cầu giảm tỷ trọng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của nhà điều hành. Các khoản trái phiếu do ngân hàng phát hành có ưu thế là được tính vào vốn cấp 2, từ đó giúp gia tăng hệ số an toàn vốn của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên khi các NHTM gia tăng sở hữu chéo trái phiếu của nhau có thể gây nên sự bóp méo, làm tăng vốn ảo của các ngân hàng dẫn đến những khó khăn trong kiểm soát hệ số an toàn vốn, tỉ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn của các cơ quan quản lý nhà nước.

Thứ ba, hoạt động NHTM đầu tư trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp, đầu tư trái phiếu của các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao không chỉ làm tăng nguy cơ rủi ro cho mỗi ngân hàng mà còn làm tăng rủi ro cho cả hệ thống các TCTD.


2.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.3.1. Mục tiêu tổ chức, quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu

Tổ chức, quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu của NHTM là quá trình ngân hàng xây dựng và thực thi các chính sách, biện pháp trong quá trình đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Tùy theo chiến lược và kế hoạch đầu tư trong từng giai đoạn cụ thể, công tác tổ chức, quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng có thể hướng tới ưu tiên cho các mục tiêu khác nhau, nhưng xét trong dài hạn, hoạt động này thường hướng tới thực hiện các mục tiêu cơ bản sau:

- Đảm bảo an toàn, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư trái phiếu.

- Phân định r chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân liên quan, tạo sự chủ động và linh hoạt, tăng cường và nâng cao ý thực trách nhiệm của từng đơn vị và cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư trái phiếu.

- Đảm bảo hoạt động đầu tư trái phiếu tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật, phù hợp với chính sách, định hướng và quy định nội bộ của mỗi ngân hàng.

2.3.2. Ban hành chính sách/quy định nội bộ về đầu tư trái phiếu

Để triển khai hoạt động đầu tư trái phiếu, NHTM thường ban hành các văn bản quản lý nội bộ, gồm các điều khoản quy định về hoạt động đầu tư trái phiếu, hoặc ban hành các quy định trong một văn bản chung về tổ chức, quản lý hoạt động đầu tư của ngân hàng. Các chính sách về đầu tư trái phiếu thường bao gồm một số nội dung chính sau:

- Chiến lược đầu tư trái phiếu. Hoạt động đầu tư thường được thực hiện theo một trong hai chiến lược: thụ động, chủ động. Chiến lược đầu tư kinh doanh chủ động là chiến lược mà các NHTM tiến hành việc đầu tư kinh doanh trái phiếu hướng tới mục tiêu đạt kết quả tốt hơn các chỉ số chuẩn mực trên thị trường bằng cách mua và bán trái phiếu trên cơ sở tận dụng các biến động về giá, hoặc tìm kiếm lợi nhuận bằng cách bán khống, vay trái phiếu để bán khi giá cao, sau đó chờ giá giảm sẽ mua trái phiếu để trả lại. Tùy thuộc từng thời điểm, ngân hàng có thể thực hiện chiến lược đầu tư chủ động theo các phương thức như: chiến lược đầu tư trạng


thái “trường”, chiến lược đầu tư trạng thái “đoản”, chiến lược đầu tư kinh doanh chênh lệch lãi suất... Các NHTM lớn, có năng lực quản trị rủi ro tốt thường áp dụng chiến lược tập trung kì hạn dài và ưu tiên cho mục tiêu tối đa hóa thu nhập.

Chiến lược đầu tư kinh doanh thụ động là việc mua và nắm giữ các trái phiếu cho đến khi đáo hạn, không quan tâm đến biến động giá trên thị trường. Các NHTM nhỏ, tình hình thanh khoản không ổn định thường áp dụng chiến lược tập trung kì hạn ngắn nhằm hướng tới mục tiêu bảo đảm khả năng thanh khoản hơn là mục đích tạo ra thu nhập, đồng thời tránh tổn thất về vốn khi lãi suất tăng; Các NHTM nhỏ, tình hình thanh khoản tương đối ổn định thường áp dụng chiến lược phân bổ kì hạn đều (mức đầu tư vào các kì hạn giống nhau). Chiến lược này có thể không tối đa hóa thu nhập, nhưng có lợi thế làm giảm dao động về thu nhập và không đòi hỏi nhiều chuyên môn về quản trị.

- Quy trình, thủ tục thẩm định, phê duyệt và quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp; nguyên tắc phân cấp, ủy quyền việc quyết định, phê duyệt mua trái phiếu doanh nghiệp; quy định về việc quản lý rủi ro trong hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp, đảm bảo công khai, minh bạch giữa khâu thẩm định và quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp.

- Nguyên tắc, chỉ tiêu đánh giá, xác định mức độ rủi ro mua trái phiếu đối với các đối tượng doanh nghiệp, các loại trái phiếu doanh nghiệp. Thẩm định, kiểm tra phương án và các điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp để xem xét quyết định việc mua trái phiếu doanh nghiệp khi đáp ứng các yêu cầu.

- Các loại trái phiếu được mua và nguồn vốn được sử dụng trong đầu tư trái phiếu.

- Các chính sách và giới hạn quản lý tín dụng (tỉ lệ giá trị trái phiếu doanh nghiệp/tổng giá trị tài sản hoặc trên tổng vốn điều lệ; tỉ lệ giá trị đầu tư trái phiếu của một doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp có liên quan/tổng giá trị tài sản; tỉ lệ giá trị đầu tư trái phiếu của các TCTD khác/tổng giá trị tài sản…), quy định về hệ thống đo lường và quản trị rủi ro, điều kiện, biện pháp và quy trình xử lý rủi ro.

- Các quy định về quản lý, giám sát sau đầu tư: quy định về theo dõi, giám sát hoặc thông qua đại lý phát hành trái phiếu để theo d i, giám sát việc sử dụng


tiền thu từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Các quy định về biện pháp xử lý trong trường hợp phát hiện doanh nghiệp phát hành trái phiếu sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu không đúng mục đích theo nội dung phương án phát hành trái phiếu và cam kết với chủ sở hữu trái phiếu; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình mua trái phiếu doanh nghiệp.

- Các quy định về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đối với số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

- Các quy định về hạch toán kế toán, thống kê và lưu giữ hồ sơ, kiểm soát nội bộ hoạt động đầu tư trái phiếu.

- Các quy định về tổ chức bộ máy thực hiện.

2.3.3. Tổ chức bộ máy triển khai hoạt động đầu tư trái phiếu

Để triển khai hoạt động đầu tư trái phiếu, tùy theo điều kiện, chiến lược phát triển riêng của mình, mỗi ngân hàng có thể lựa chọn một mô hình tổ chức khác nhau, hoặc tổ chức hoạt động đầu tư thông qua việc thành lập các tổ chức chuyên doanh như thành lập công ty quản lý quỹ/hoặc quỹ đầu tư; hoặc kinh doanh tổng hợp trên cơ sở quy định chức năng, nhiệm vụ đầu tư trái phiếu cho các đơn vị, bộ phận thuộc hệ thống ngân hàng.

Dù với phương thức nào, hoạt động đầu tư trái phiếu cũng được triển khai thông qua 03 bộ phận: bộ phận kinh doanh (front office), bộ phận nghiên cứu và quản trị rủi ro (middle office) và bộ phận vận hành (back office). Sự phân tách trách nhiệm độc lập giữa ba bộ phận này nhằm chuyên môn hoá và giảm thiểu rủi ro hoạt động đầu tư của các ngân hàng, cụ thể:

- Bộ phận kinh doanh (Front office) của ngân hàng thường được chia ra làm 2 bộ phận chính chuyên biệt:

+ Bộ phận hoạt động phục vụ cho thanh khoản toàn hệ thống: Bộ phận này chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch nhằm hỗ trợ việc quản lý thanh khoản hàng ngày hoặc phục vụ thanh khoản trung-dài hạn của hệ thống nhằm đảm bảo khả năng chi trả và giảm thiểu rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Hoạt động này không mang tính chất tự doanh, đầu cơ hay môi giới.


+ Bộ phận kinh doanh: Bộ phận hoạt động kinh doanh dùng vốn của ngân hàng để kinh doanh bằng cách áp dụng các chiến thuật đầu tư khác nhau để nắm giữ các trạng thái đầu tư căn cứ vào các phán đoán về thị trường.

- Đối với bộ phận nghiên cứu và kiểm soát rủi ro (Middle office), ngân hàng thường chia ra làm 2 bộ phận chuyên biệt:

+ Bộ phận kiểm soát rủi có trách nhiệm kiểm soát giám sát hoạt động của các giao dịch viên tại front offices. Các NHTM thường quy định rất khắt khe về quy trình thực hiện giao dịch, về những hạn mức mà giao dịch viên được phép đầu tư kinh doanh. Bộ phận kiểm soát rủi ro hình thành với mục tiêu đảm bảo tất cả những quy định đó được tuân thủ một cách nghiêm túc. Bộ phận này thường xuyên cập nhật trạng thái đầu tư kinh doanh cho từng trái phiếu, từng loại rủi ro cho từng cán bộ thuộc bộ phận kinh doanh. Trường hợp có bất cứ một sự vi phạm nào, bộ phận kiểm soát rủi ro phải phát hiện ra và đưa ra những hình thức ngăn chặn hoặc xử lý thích hợp. Về cơ cấu tổ chức, bộ phận kiểm soát rủi ro cũng có thể chia thành các nhóm quản trị rủi ro khác nhau như: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.

+ Bộ phận nghiên cứu: là bộ phận nghiên cứu nhằm theo d i tình hình hoạt động của các loại chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng, chiến lược đầu tư, môi trường kinh tế vĩ mô… nhằm giúp bộ phận kinh doanh có thể ra được quyết định mua bán của mình một cách linh hoạt kịp thời. Ngoài các sản phẩm nghiên cưú phục vụ cho hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu của bộ phận front office, bộ phận nghiên cứu còn thực hiện xây dựng, phát triển các công cụ phân tích và quản lý danh mục đầu tư.

- Đối với bộ phận vận hành (Back office): là bộ phận chịu trách nhiệm cho các giao dịch và hỗ trợ hoạt động đầu tư được diễn ra trơn tru và tuân thủ quy cách. Về cơ bản, các cán bộ vận hành đòi hỏi các hiểu biết về sản phẩm, nghiệp vụ đầu tư kinh doanh trái phiếu cũng như chi tiết các thủ tục hoạt động như quy trình luân chuyển chứng từ, hạch toán sản phẩm, xác nhận, thanh toán và lưu ký trái phiếu. Bộ phận này có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh và lưu trữ toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh


từ khi phát sinh, quá trình phát triển, kết thúc và tồn tại. Đồng thời bộ phận này cũng phục vụ cho các nhân viên ở bộ phận kinh doanh về số liệu, chứng từ, hồ sơ của những nghiệp vụ có liên quan. Số liệu này còn giúp cho cán bộ kế hoạch kiểm tra và giám đốc ngân hàng theo d i kết quả kinh doanh, nhận định tình hình và đề ra những chủ trương thích hợp về phương hướng hoạt động của ngân hàng, phát triển sản phẩm này, thu hẹp sản phẩm khác, quan hệ với các ngân hàng bạn, quan hệ với ngân hàng trung ương.


2.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động đầu tư trái phiếu

Theo nghiên cứu của Vũ Hoàng Nam (2015), kết quả hoạt động đầu tư trái phiếu có thể được đánh giá qua 5 chỉ tiêu. Trong luận án của mình, trên cơ sở tham khảo nghiên cứu của Vũ Hoàng Nam và một số nghiên cứu khác, tác giả luận án bổ sung, phát triển thành 12 chỉ tiêu và chia thành ba nhóm sau:

Bảng 2.1: Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động đầu tư trái phiếu của NHTM


TT

Tên chỉ tiêu đánh giá

Nguồn

Các chỉ tiêu phản ánh quy mô đầu tư trái phiếu

1

Số dư đầu tư trái phiếu của NHTM

Tác giả luận án

Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong đầu tư và chất lượng hoạt động đầu tư trái phiếu

2

Tỉ lệ tổng giá trị trái phiếu đầu tư/ tổng tài sản

của NHTM

Vũ Hoàng Nam, 2015

3

Tỉ lệ tổng giá trị trái phiếu của các TCTD khác/

tổng tài sản của NHTM

Tác giả luận án

4

Tỉ lệ tổng giá trị trái phiếu thuộc các ngành/ lĩnh

vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro cao/ tổng tài sản của NHTM

Tác giả luận án

5

Tỉ lệ tổng giá trị trái phiếu có bảo đảm/ tổng tài

Tác giả luận án

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam 1683880233 - 8




sản của NHTM


6

Tỉ lệ nợ quá hạn

Vũ Hoàng Nam, 2015

7

Tỉ lệ nợ xấu

Được sử dụng phổ biến trong đánh giá rủi ro tín

dụng

8

Cơ cấu trái phiếu đầu tư

Vũ Hoàng Nam, 2015

9

Mức độ tuân thủ các quy định pháp luật hiện

hành về điều kiện, giới hạn đầu tư trái phiếu

Tác giả luận án

Các chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ hoạt động đầu tư trái phiếu

10

Tổng thu nhập từ đầu tư trái phiếu

Tác giả luận án

11

Tỉ suất sinh lời

Vũ Hoàng Nam, 2015

12

Tỉ trọng thu nhập

Vũ Hoàng Nam, 2015


* Các chỉ tiêu phản ánh quy mô đầu tư trái phiếu

(1) Số dư đầu tư trái phiếu của NHTM tại một thời điểm. Số dư này có thể xác định theo tổng giá trị trái phiếu ngân hàng đã đầu tư và còn đang nắm giữ tại thời điểm tính toán, phân tích; hoặc xác định theo số dư của từng loại trái phiếu (TPCP, TP của các TCTD khác, TPDN), theo thời hạn còn lưu hành của trái phiếu, theo thị trường/kênh đầu tư (đầu tư trái phiếu niêm yết trên TTCK tập trung, thị trường bán tập trung…).

* Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong đầu tư và chất lượng hoạt động đầu tư trái phiếu

Hoạt động đầu tư trái phiếu về cơ bản mang đặc điểm của một hình thức tín dụng. Khi ngân hàng quyết định mua trái phiếu của một tổ chức phát hành nào đó thì tất yếu sẽ diễn ra hoạt động chuyển giao một số tiền nhất định từ ngân hàng sang tổ chức phát hành/người bán trái phiếu và hy vọng sau một thời gian nhất định (tùy thuộc loại trái phiếu và hình thức đầu tư) ngân hàng sẽ nhận lại được số tiền lớn hơn số vốn bỏ ra ban đầu. Vì vậy, số dư đầu tư trái phiếu thường được tính trong tổng dư nợ hoạt động tín dụng của ngân hàng, và ngân hàng cũng phải quản trị rủi ro đối

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí