Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài - 6

Truyện ngắn về miền núi của Tô Hoài cũng miêu vô cùng tỉ mỉ, đầy tinh tế một phong tục rất hấp dẫn, rất thơ của đồng bào miền núi là lễ hội mùa xuân, là tết của nơi miền Tây Bắc không giống tết của miền xuôi. Người vùng cao họ có cách tính ngày Tết rất độc đáo thể hiện thuần túy tư duy nông nghiệp của họ. Không khí ngày xuân nơi vùng cao Hồng Ngài mang đến những dấu ấn đặc trưng rất đậm phong vị của núi rừng Tây Bắc: Mùa xuân đến, trai gái tìm đến nhau để tỏ tình. Họ bận những bộ váy đẹp nhất giúp họ trở nên đáng yêu nhất trong mắt bạn tình. Tất cả đều say mê sống trong tiếng sáo đầy e ấp, tình tứ.

Vào những đêm tình mùa xuân những thanh niên nam nữ tụ tập cùng nhau nhảy múa, đánh Pao, rồi thổ lộ tình yêu bằng tiếng nhạc, tiếng Khèn, âm nhạc chưa đủ để nói lên những tình cảm tâm tư thì họ lại cất lên những câu

hát vô cùng đáng yêu:

“ Mày có con trai con gái Mày đi làm nương

Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu”. [4, 135]

Những trang viết về ngày tết ở miền núi đặc biệt là Hồng Ngài tiếng sáo đã được Tô Hoài đã rất chú ý miêu tả đầy vẻ nên thơ. Sáo H’Mông đã diễn tả vô cùng đặc sắc và đậm nét ngôn ngữ của đồng bào dân tộc của chính mình, là lời tâm tình đầy tha thiết và duyên dáng:

“Anh ném pao, em không bắt.

Em không yêu, quả pao rơi rồi”. [4,136].

Đó là một lối giao duyên rất hiệu quả của các chàng trai đối với con gái trong lòng mình. Đến với tác phẩm Vợ chồng A Phủ ngòi bút Tô Hoài tỏ ra vô cùng điêu luyện khi lột tả được nét tiêu biểu thể hiện được nét thần của tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân đầy mơ mộng: “Ngoài đầu núi lấp ló đã có

tiếng ai thổi sao rủ bạn đi chơi”, bởi vì “Tiếng sáo réo rắt suốt đêm ngoài đầu núi tranh”. Cách tỏ tình của các chàng trai miền núi còn được thể hiện qua tiếng sáo trong trẻo và tha thiết ấy: “Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách”. Trải qua bao thời gian những vẻ đẹp trong đêm tình mùa xuân vẫn luôn tồn tại và vẫn đẹp như vậy, luôn thơ mộng như vậy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.

Không chỉ miêu tả về những phong tục đẹp đẽ, độc đáo thể hiện tâm hồn thuần hậu của đồng bào miền núi Tây Bắc mà Tô Hoài còn miêu tả về phong tục còn lạc hậu chứa nhiều bất công vẫn còn ở vùng Tây Bắc những năm trước Cách mạng. Đó là sự phân chia giai cấp rất rò ở trang phục của con nhà giàu cũng có những dấu hiệu khác để nhận biết: “Rủ xuống những tua chỉ xanh đỏ mà chỉ riêng con cái nhà quan trong làng mới được đeo”. Những hủ tục lạc hậu đó là tục bắt vợ và cúng ma đầy mê tín. Cái hủ tụ ấy lạc hậu đã trở thành một thứ thần quyền ghê gớm ám ảnh đến từng suy nghĩ của những con người nơi này, khiến họ luôn sống trong bóng đêm của sự mê muội bị giày xéo không chỉ về thể xác mà còn về cả tâm hồn của họ khiến họ không sao mà ngẩng đầu lên được để có cuộc sống tốt đẹp. Đó còn là cái lệ đi ở trừ nợ: “bao giờ có tiền giả thì tao cho mày về, chưa có tiền giả thì tao bắt mày làm con trâu, con ngựa cho nhà tao. Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi”. Đặc biệt, đó còn là hình ảnh ngôi nhà nghi ngút những khói thuốc phiện với buổi phạt vạ được Tô Hoài miêu tả trong câu chuyện bằng lời văn bàng bạc đầy chất thơ không thể tìm thấy được ở một miền đất nào khác. Tài năng của Tô Hoài là tập trung trong việc quan sát rất tỉ mỉ, đầy sắc sảo trong cảnh xử kiện nhà thống lí Pá Tra. Dưới ngòi bút đầy chân thực nhà văn đã miêu tả những hủ tục đầy dã man của thế lực phong kiến miền núi đã được nhà văn dùng ngòi bút tài năng của mình miêu tả hết sức sinh động: “Cứ mỗi đợt bọn chức việc hút thuốc phiện xong, A Phủ lại

phải ra quỳ giữa nhà, lại bị người xô đến đánh. Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu. Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn qua các lỗ cửa sổ. Rồi Pá Tra lại ngóc cổ lên, vuốt tóc, gọi A Phủ… Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút. […] Ngoài nhà vẫn rên lên từng cơn kéo thuốc phiện, như những con mọt nghiến gỗ kéo dài, giữa tiếng người khóc, tiếng người kể lào xào, và tiếng đấm đánh huỳnh huỵch”[4, 141] Phải am hiểu tường tận về cuộc sống của đồng bào miền núi nơi đây và tấm lòng đầy bao dung nhân hậu mới viết nên những trang viết đậm chất đời thường nhưng cũng đầy chất thơ như vậy làm nổi bật lên phong vị của miền núi.

Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài - 6

Nét đặc sắc nhất về chất thơ trong những truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài biểu hiện ở tâm hồn các nhân vật trong truyện. Đó là Mị một cô gái tưởng chừng như héo mòn chết bởi sự áp bức và bóc lột về cả thể chất lẫn tinh thần của bọn cường quyền và thần quyền khiến cho cuộc sống của cô phải sống một cuộc đời lầm lũi đầy đau khổ đến cùng cực “đến bao giờ chết thì thôi”, nhưng trong cuộc sống đầy đau thương và bi kịch đó vẫn ánh lên niềm tin của khát vọng tự do và tình yêu với cuộc sống. Ở trong lòng cái xấu, cái ác, Mị có vẻ ngoài luôn âm thầm chịu đựng mọi đau khổ nhưng bên trong đó ẩn sâu một sức sống tiềm tàng, một tâm hồn ham sống mãnh liệt rạo rực đầy mơ ước bởi vì nhà văn hiểu rằng những con người kiên cường nơi đây vẫn luôn không ngừng hi vọng và đầy niềm tin vào ngày mai. Chất thơ đậm chất trữ tình khi tiếng sáo gọi bạn tình được cất lên trong đêm mùaxuân được nhà văn tạo ra, lòng Mị lại “thiết tha bổi hổi”. Tiếng sáo tỏ tình đầy chất thơ ấy chạm vào phần sâu kín nhất của tâm hồn rạo rực của cô tưởng chừng đã chết héo mòn khi mang trên mình thân phận con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra khét tiếng tàn ác. Chính tiếng sáo thơ mộng đó đã dẫn

đường cho tâm hồn Mị trở về với ký ức đẹp đẽ và tươi mát của những ngày đang còn tự do và đầy khát vọng tình yêu mãnh liệt ngày trước “Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Và tiếng sáo thơ mộng đầy chất thơ ấy đã làm thức tỉnh tâm hồn cô: “Mị thấy phơi phói trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”[4,136]. Như vậy Mị từ một nhân vật có cuộc sống đầy đau khổ thậm chí không bằng con trâu con ngựa nay tâm hồn đã sống lại đầy mãnh liệt và cháy bỏng đó chính là sức sống tiềm tàng, mãnh liệt đầy rạo rực trong Mị đã đến và trỗi dậy.

Thật vậy, trong quá trình xây dựng những nhân vật trong cuộc đời đầy những đau thương bất hạnh nhà văn Tô Hoài đã thật khéo léo sử dụng lời văn nghệ thuật để cho nhân vật mình nét tâm hồn rất thơ và rất riêng. Dù những tác phẩm ấy viết về đề tài miền núi miêu tả những bi kịch về cuộc sống của con người vùng núi bằng những trang văn vô cùng thấm đượm chất trữ tình cũng đầy chân thực về một bức tranh đậm đà bản sắc vùng miền. Chất thơ, chất trữ tình ấy chứa đựng trong những niềm hi vọng, khát khao và niềm tin mãnh liệt về một tương lai tươi sáng hơn cho mỗi người.

Những lời văn bàng bạc đầy chất thơ ấy đi vào truyện ngắn của Tô hoài một cách rất tự nhiên nhưng không phải ngẫu nhiên mà nó có từ quan niệm của chính nhà văn: “Tôi cho rằng văn xuôi cần đượm hồn thơ. Có thế, văn xuôi mới trong sáng và có sức bay cao”. Tô Hoài mang hiện thực gắn chặt với chất trữ tình đầy chất thơ man mác đủ gợi giúp cho ta thấy rò một đặc điểm phong cách Tô Hoài. Và từ chính đặc điểm này đã giúp tạo nên một phong vị miền núi rất thực, rất riêng ở trong các truyện ngắn về miền núi của Tô Hoài mà không giống với bất cứ nhà văn nào. Chúng ta dễ nhận thấy rằng

khi tả về thiên nhiên miền núi, Tô Hoài không dùng những sắc màu loe loét quá đậm, đầy bí hiểm mà thay vào đó là đặc biệt thích sử dụng những màu sắc sáng nhẹ mà thanh tao, nhã nhặn. Sự phối sắc, hoà sắc thường được dùng rất hay trong những trang viết của ông: “Hồng Ngài năm ấy Tết đến giữa lúc gió thổi vào cỏ tranh vàng ửng, gió rét dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá, xoè như con bướm đậu. Cái hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại ra màu đỏ hau, đỏ thậm, rồi sang màu tím man mát” [4, 134-135].Màu sắc ở trong truyện ngắn của Tô Hoài được kết nối với những âm thanh nhẹ nhàng thanh khiết và hương vị dịu nhẹ: “Giữa trưa, nắng hanh đọng vàng từng vũng trong rừng trám cao vút, im lặng. Một chiếc cuống lá gãy cũng nghe tiếng. Bó lá hương nhu trên tảng đá thoảng mùi thơm dịu dịu trong nắng”[4, 33]. Từ lời văn đậm chất thơ, giàu nhạc tính cũng cho ta thấy một cuộc sống tuy trong bùn lầy những vẫn ánh lên, len lỏi trong đó lấp lánh những niềm vui “Những nương lúa âm thầm cứ dần dần vàng hoe rồi đỏ ngọt trong khe sâu” [4, 6],hay một niềm tin về ngày mai tươi đẹp vẫn hiện lên thật nhẹ nhàng. Luôn có một cái gì đó sao mà sâu lắng da diết đến vậy cứ luẩn quẩn trong tâm trí mỗi bạn đọc sau những câu văn, những đoạn văn trong tác phẩm của Tô Hoài, ông đã đưa tâm hồn chớp và bắt lấy những khoảnh khắc thật cô đọng, thật điển hình làm điểm tựa qua đó nhấn mạnh nó bằng những lời văn đặc sắc đầy chất thơ.

Sống trong môi trường thiên nhiên đầy chất thơ vô cùng khoáng đạt, con người dân tộc miền núi Tây Bắc họ cũng rất vô tư hồn nhiên rất yêu tự do và trân quý cuộc sống. Ở họ khao khát tự do đến mãnh liệt, đến trào dâng. Trong Mường Giơn cảnh Sạ và hai chị em Mát trong đi hái lá hương nhu, đào rúi ở trong rừng trám mới thấm đượm và giàu chất thơ biết bao, hạnh phúc của họ thật đơn giản họ chỉ mong những lức được đi rừng, lên nương, để được "nhìn nhau thỏa thích" được cùng nhau đi chơi, cùng nhau hái lá thơm gội đầu

ngồi bên nhau để tâm sự. Họ luôn khao khát được tự do và hạnh phúc để có thể trao nhau yêu thương bởi lẽ họ hiểu rằng tự do là niềm hạnh phúc lớn nhất. Vì vậy thiên nhiên dường như đang cùng vui, cùng buồn với chính những con người hiền lành, chất phác nơi đây. Chính vì vậy mà tiếng sáo gọi bạn tình trong những đêm mùa xuân chính là tiếng nói của tự do, hạnh phúc luôn mời gọi, làm sống dậy sức xuân trong lòng Mị, ám ảnh Mị đến suốt cuộc đời. Người Tây Bắc đều là những con người giàu ước mơ, đầy khát vọng. Họ được sinh ra và lớn lên trong môi trường thiên nhiên đầy chất thơ nên họ không ham muốn gì cao sang, mà chỉ hi vọng có được một cuộc sống yên bình, đầm ấm trên chính quê hương của mình, được lao động trên chính bàn tay của mình được sống trong cảnh thanh bình được tự do có một cuộc sống đầy niềm vui. Lời văn nhẹ nhàng thôi nhưng vẫn thể hiện được niềm mơ ước của những con người nơi vùng núi này trong vợ chồng A Phủ lúc nào cũng mong ước “có một cái nhà tốt cho cả đời mình ở, đời con cháu ở... cái nhà có tàu ngựa quanh mái hiên, sau nhà có hay dãy đào... có một khoảng vườn to trồng đủ rau cải xanh, đậu răng ngựa... có tảng đả to quanh nhà cho Mị đem váy áo ra hong nắng” [ 4, 150]. Khi viết về thiên nhiên và con người của đồng bào miền núi Tây Bắc Tô Hoài đã sử dụng lời văn nghệ thuật vô cùng tinh tế và đầy chất thơ nhiều người đã cho rằng con người và thiên nhiên vùng Tây Bắc đáng yêu quá phải chăng Tô Hoài đã tô hoa điểm phấn cho truyện ngắn của mình. Dường như nhà văn đã quá yêu mảnh đất này, quá cảm thông với những số phận con người nơi đây và đầy nhân duyên với vùng miền núi. "Có phải chăng nhà văn quá yêu Tây Bắc nên hóa bao dong?" [1, 189] Có một nhận xét đặc sắc cho vấn đề này: "Chúng ta có nói đến tô hồng, buộc phải dùng thuật ngữ văn học đó. Chúng ta vẫn biết đây không phải là dụng ý tô hồng của nhà văn không nắm hiện thực, cứ phết bừa màu hồng lên sắc xám. Người phụ nữ có quyền dồi chút phấn hồng lên má, cho màu hồng của khí

huyết hiện rò và đẹp hơn. Nhà văn cũng có quyền đó đối với hiện thực. Bất quá Tô Hoài chỉ "dồi" quả tay một chút” [1, 190].Chất thơ trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài đó là vẻ đẹp đầy lãng mạn, là một vẻ đẹp đầy bay bổng toát lên trên nền của cuộc sống hiện thực. Tô Hoài đã tạo nên chất thơ đầy lãng mạn trong truyện ngắn của mình một nét rất riêng của ông một người nghệ sĩ nhạy cảm đã tìm thấy chất thơ của cuộc sống hiện thực, tìm thấy hương vị của cuộc đời thực ở những nơi tưởng như không có một chút chất thơ nào tồn tại ở nơi đó. Lời văn nghệ thuật đầy chất thơ và tính trữ tình lãng mạn vô cùng quan trọng trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài như một dòng sữa ngọt và êm dịu đã nuôi dưỡng tâm hồn những trái tim của bạn đọc tạo cho độc giả sự nhẹ nhàng đằm thắm, bay bổng. Chất thơ trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài được bay lên từ cuộc sống vốn lam lũ đầy khó khăn, vất vả nơi miền núi này. Tất cả như những nốt nhạc trầm bổng vút lên trên nền của vùng Tây Bắc. Chất thơ thấm đẫm từng trang văn của Tô Hoài lời văn đậm chất thơ, chất trữ tình cho chúng ta hiểu con người Tây Bắc hiền lành, thuần phát là vậy, giản dị trong chính suy nghĩ của chính mình.

2.2.2. Lời văn mang đậm bản sắc của người miền núi

Bản sắc của người miền núi trong công cuộc đấu tranh chống lại giai cấp thống trị bạo tàn để cho chính mình cuộc sống tự do, hạnh phúc. Qua truyện Tây Bắc chúng ta thấy những con người chịu thương, chịu khó và nhẫn nhục như vậy, thế nhưng khi bị giày xéo nhiều quá họ cũng biết tự mình vươn lên đấu tranh đó là nắm lá ngón ở trong tay của Mị như muốn nói quyết không sống chung cùng cái ác, như cự tuyệt với chế độ bạo tàn, A Phủ một chàng trai khỏe mạnh, chất phác cũng không sợ bị cường quyền mà đánh A Sử sau đó được Cách mạng dẫn dắt để có một cuộc sống mà anh hằng mơ ước. Với bà Ảng trong Cứu đất cứu Mường cũng đứng dậy phản kháng quyết liệt khi bị

bọn tàn ác đốt kho thóc của du kích, hay ông Mờng và Cô Ính trong Mường Giơn cũng một lòng một dạ đi theo Cách mạng và tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.

Tô Hoài đã đóng góp một tiếng nói riêng vào bản sắc văn hóa miền núi qua đó khẳng định một chân lý dân tộc miền núi muốn và sẽ vùng lên để được tự do để thoát khỏi cuộc sống tăm tối mù mịt, họ đã đến với cách mạng như một lẽ tất yếu là Ính, anh Sạ, chị Yên trong Mường Giơn, Nhấn trong cứu đất cứu mường, Mị Và A Phủ trong Vợ chồng A Phủ cũng được cán bộ A Châu giác ngộ.

Mị khi cô đã trốn khỏi Hồng Ngài nhưng khi thấy Thống lý Pá Tra đã vô cùng kinh sợ nhưng đã được A Phủ trấn an: “ Mê à? Đây không phải Hồng Ngài, đây là khu du kích Phiềng Sa, A Phủ là tiểu đội trưởng khu du kích mà”[3,166].

Họ tuy đã bị đày đọa khiến cho mất hết cả sức phản kháng nhưng giờ đây họ đã có Đảng được giác ngộ Cách mạng để làm chủ cuộc đời mình, thể hiện đậm chất miền núi.

Qua truyện Tây Bắc Tô Hoài đã dành nhiều tâm lực cho sức sống của những con người miền Tây Bắc đó là những con người khoáng đạt, sống gắn bó với núi rừng đầy nắng gió. Ở đó có những đặc điểm không thể nhầm lẫn với bất kỳ một nơi nào khác với tiếng sáo trữ tình, tiếng cồng chiêng âm vang, tiếng khèn mê hoặc lòng người. Tác phẩm viết về miền núi của ông mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc thiểu số trong lời văn nghệ thuật. Truyện Tây Bắc cho ta thấy cuộc sống của đồng bào nơi đây có một lối sống, cách suy nghĩa rất tình cảm tha thiết đầy ân tình thể hiện trong tình yêu đầy mộng mơ của Mát và a Sạ đó là một tình yêu hồn nhiên của đôi trai gái miền núi, họ lúc nào cũng vui vẻ, yêu nhau đầy say đắm trong khung cảnh hiền hòa đầy mơ mộng của thiên nhiên như đang vui cùng với những tình cảm tốt đẹp của họ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022