Thực Trạng Dự Phòng Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Hiện Nay


SIZE: Quy mô ngân hàng NP và NPL: Nợ xấu

ER: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản năm trước CROA: Thu nhập trước thuế và dự phòng

CE: Hệ số rủi ro tài chính


3.3 Mô hình nghiên cứu


Các nghiên cứu được thực hiện trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Điều đó có thể thấy rằng mô hình hồi quy tuyến tính cho kết quả khá tốt trong nghiên cứu về ảnh hưởng đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, người nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

Mô hình nghiên cứu có dạng như sau:


ALLit = i + 1SIZEit + 2ERi,t-1 + 3NPit+ 4NPLit + 5CROAit - 6CEit + uit Trong đó :

i = 1, 2, …, 23 ( với “i” là thể hiện cho 23 ngân hàng)


t = 1, 2,…, 5 ( với “t” là khoảng thời gian 5 năm, từ 2008 đến 2012)


ALL : là một biến độc lập, thể hiện mức trích lập dự phòng của ngân hàng i tại thời điểm t, và được lượng hóa bằng tỷ lệ mức trích lập dự phòng trên tổng dư nợ.

SIZE : là quy mô ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa bằng logarit của tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t.

ER : là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t-1.


NP : là nợ xấu của ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.


NPL : là nợ xấu của ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản.

CROA : là thu nhập trước thuế và dự phòng của ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa bằng tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản.

CE : là tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng i tại thời điểm t.


1: là hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của ALL trên một đơn vị thay đổi của SIZE khi mà giá trị của NP, ER, CROA, CE, NPL là không đổi.

2: là hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của ALL trên một đơn vị thay đổi của ER khi mà giá trị của SIZE, NP, CROA, CE, NPL là không đổi.

3: là hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của ALL trên một đơn vị thay đổi của NP khi mà giá trị của SIZE, ER, CROA, CE, NPL là không đổi.

4: là hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của ALL trên một đơn vị thay đổi của NPL khi mà giá trị của SIZE, NP, ER, CROA, CE là không đổi.

5: là hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của ALL trên một đơn vị thay đổi của CROA khi mà giá trị của SIZE, NP, ER, CE, NPL là không đổi.

6: là hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của ALL trên một đơn vị thay đổi của CE khi mà giá trị của SIZE, NP, ER, CROA, NPL là không đổi.

uit : sai số ngẫu nhiên


Để tìm hiểu mối tương quan giữa mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và các biến độc lập, người nghiên cứu cần tiến hành lựa chọn mô hình hồi quy nghiên cứu phù hợp cho dữ liệu bảng. Hai mô hình được lựa chọn là mô hình các tác động cố định (FEM) và mô hình các tác động ngẫu nhiên (REM). Người nghiên cứu sẽ tiến hành lựa chọn giữa mô hình các tác động cố định (FEM) và mô hình các tác động ngẫu nhiên (REM) theo các bước sau:

Trước hết người nghiên cứu xác định mẫu được lựa chọn trong đề tài là ngẫu nhiên hay không. Nếu mẫu được lựa chọn không ngẫu nhiên thì người nghiên cứu


sử dụng mô hình FEM. Ngược lại nếu mẫu lựa chọn ngẫu nhiên thì người nghiên cứu tiến hành thực hiện kiểm định Hausman (xem phụ lục 9)

Thực hiện kiểm định Hausman nhằm lựa chọn xem liệu mô hình FEM hay REM phù hợp cho hồi quy dữ liệu nghiên cứu dựa trên giả thuyết H0 là hệ số hồi quy giữa hai mô hình khác nhau không đáng kể.

Nếu p-value < 0,05 cho phép kết luận giả thuyết H0 bị bác bỏ, khi đó ta kết luận là mô hình FEM sẽ phù hợp với nghiên cứu, ngược lại mô hình REM sẽ được thuận lợi hơn nếu giả thuyết H0 được chấp nhận.

Tổng hợp dự đoán về mối tương quan của các nhân tố và mức dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng (xem bảng 3.2)

Bảng 3.2-Tổng hợp các nhân tố nghiên cứu


Biến độc lập

Theo nghiên cứu thực nghiệm được báo cáo

Dấu kỳ vọng

Tên biến

Ký hiệu

Quy mô ngân hàng


SIZE

(+) Asokan Anvàarajan và các cộng sự (2005), Mahmuod O. Ashour và các cộng sự (2011)


(+)


Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản


ER

(-) Bikker và Metzemakers (2004), Bushman và Williams (2007), Moyer (1990).

(+) Collins và các cộng sự (1995) , Beattie và các cộng sự (1995), Larry và Ifterkhar Hasan (2003), Eng và Nabar (2007)


(+)


NP – Nợ xấu


NP

Grace T. Chen và các cộng sự (2005), Asokan Anvàarajan và các cộng sự (2005)


(+)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên BCTC tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 8



NPL

Larry và Ifterkhar Hasan (2003) và Daniel Pérez và các cộng sự (2011)


Thu nhập trước thuế và dự phòng


CROA

(+) Wahlen (1994), Beatty và các cộng sự (1995), Larry và Ifterkhar Hasan(2003), Asokan Anvàarajan và các cộng sự(2005)


(+)


Hệ số rủi ro tài chính


CE

(-)Zoubi T. A và Al-Khazali O. (2007)

(+)Michele và Giovanni (2001), Larry và Ifterkhar Hasan (2003)


(-)

(+): nhân tố có mối tương quan thuận với mức dự phòng rủi ro tín dụng (-): nhân tố có mối tương quan nghịch với mức dự phòng rủi ro tín dụng

3.4 Quy trình thực hiện nghiên cứu


Dựa vào những kết quả nghiên cứu cùng với các bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động đến trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Việt Nam và trên thế giới, trong giới hạn về nguồn dữ liệu thu thập được, người nghiên cứu lựa chọn các nhân tố tác động đến trích lập dự phòng rủi ro tín dụng mà người nghiên cứu có khả năng xác định và tính toán để xây dựng và đo lường biến độc lập và các biến phụ thuộc, để từ đó hình thành mô hình nghiên cứu. Dựa vào phân tích của những nghiên cứu trước đây, người nghiên cứu đưa ra dự đoán cho mối tương quan giữa biến độc lập với các biến phụ thuộc.

Người nghiên cứu tìm hiểu thực trạng công tác kế toán trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của những ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Từ thực trạng này kết hợp cùng những nghiên cứu trước đây trên thế giới sẽ giúp cho người nghiên cứu lựa chọn nhân tố trong mô hình.

Người nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp, phân tích sơ bộ nhằm thể hiện những thông tin cơ bản từ mẫu.


Để xác định mối tương quan giữa biến độc lập và các biến phụ thuộc, người nghiên cứu thực hiện ước lượng tham số hồi quy cho mô hình các nhân tố tác động, cụ thể như sau :

Hiểu rõ dữ liệu dạng bảng là dữ liệu kết hợp giữa dữ liệu theo chuỗi thời gian và dữ liệu chéo. Do đó, có hai mô hình phù hợp cho việc phân tích hồi quy dữ liệu dạng bảng gồm mô hình nhân tố tác động cố định (FEM) và mô hình nhân tố tác động ngẫu nhiên (REM). Người nghiên cứu tiến hành lựa chọn mô hình hồi quy thích hợp cho nghiên cứu bằng cách so sánh giữa hai mô hình bằng kiểm định Hausman (Hausman test).

Người nghiên cứu thực hiện phân tích hồi quy mô hình các nhân tố tác động đến trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của toàn bộ 23 ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2012 nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu liệu mức lập dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào. Cụ thể, các bước phân tích dữ liệu được thực hiện như sau :

Mô hình nghiên cứu bao gồm nhân tố bị tác động và nhóm nhân tố tác động.

Cụ thể như sau:


Nhân tố bị tác động là: Dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại Việt Nam

Nhóm các nhân tố tác động gồm các nhân tố được đo lường bằng thang đo tỷ lệ bao gồm:

Quy mô

Tỷ lệ vốn chủ trên tổng tài sản

Nợ xấu

Thu nhập ròng trước thuế và dự phòng

Hệ số rủi ro tài chính


Với điều kiện mẫu thu thập gồm 23 ngân hàng trong khoảng thời gian 5 năm ta sẽ có được 115 quan sát, trình tự phân tích dữ liệu được người nghiên cứu sử dụng như sau:

- Thống kê mô tả: mục đích mô tả thông tin cơ bản từ mẫu giúp người đọc khái quát những đặc điểm cơ bản của mẫu điều tra.

- Ước lượng hàm hồi quy thông qua các bước:

Bước 1: Kiểm định điều kiện đa cộng tuyến của các biến độc lập ( hệ số tương quan)

Bước 2: Lựa chọn phương pháp và mô hình hồi quy thích hợp Bước 3: Thực hiện ước lượng hàm hồi quy tuyến tính

Công cụ phục vụ cho nghiên cứu đề tài là phần mềm Stata 11. Phần mềm Stata là một trong những phần mềm giúp thực hiện các hồi quy dữ liệu dạng bảng một cách dễ dàng.

Kết luận chương III


Từ tổng quan lý thuyết và các mô hình thực nghiệm đã trình bày trong chương I và chương II, luận văn đã xây dựng được mô hình các nhân tố tác động đến trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Mô hình lý thuyết này sẽ được đưa vào vận dụng và kiểm định trong chương IV.


CHƯƠNG IV


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1 Thực trạng dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay

4.1.1. Cơ sở pháp lý


4.1.1.1. Giai đoạn 2000 – 2005


Trong giai đoạn này, sự ra đời của thị trường chứng khoán năm 2000, cùng hàng loạt những quy định về cơ chế hoạt động của ngân hàng, lãi suất thị trường và việc nới lỏng dần hệ thống tỷ giá đã tạo động lực cho sự phát triển của thị trường tài chính. Các hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng của các ngân hàng được phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự ra đời của những quyết định về tỷ lệ an toàn vốn và trích lập dự phòng rủi ro trong ngân hàng nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động cho vay và huy động của ngân hàng.

Quyết định 488/2000/QĐ-NHNN5 quy định về phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng. thay thế cho quyết định Quyết định số 48/1999/QĐ-NHNN5. Nội dụng quyết định là căn cứ giúp ngân hàng phân loại tài sản có, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Trong đó, tài sản có được chia làm bốn nhóm tương ứng với bốn mức trích lập dự phòng là 0%, 20%, 50% và 100%, và đưa ra những trường hợp được sử dụng dự phòng cho việc xử lý rủi ro.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 297/1999/QĐ- NHNN5 và được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định 381/2003/QĐ-NHNN quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Nội dung quyết định bao gồm những quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ khả năng chi trả, và tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn.

Sự ra đời của các quyết định này đều nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và đổi mới hoạt động


liên tục của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng, và đáp ứng được xu hướng đổi mới của nền kinh tế nói chung.

4.1.1.2. Giai đoạn 2005 đến nay


Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và sự đang dạng của các dịch vụ tài chính, ngân hàng, thì hai Quyết định 488/2000/QĐ-NHNN5 và Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5 dần trở nên không phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế trong nước và trên thế giới. Vì thế, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ra đời thay thế cho Quyết định 488/2000/QĐ-NHNN5 và Quyết định 457/2005/QĐ- NHNN thay thế cho Quyết định /1999/QĐ-NHNN5.

Thực tiễn cho thấy sự ra đời của hai quyết định đã tạo nên sự sửa đổi toàn diện và sâu rộng đối với quy chế về các tỷ lệ bảo đảm an toàn và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Điều này đảm bảo sự thông thoáng hơn cho hoạt động của ngân hàng thương mại nhưng lại an toàn hơn và nâng cao tầm quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Nhờ đó, các ngân hàng thương mại đã có được sự chủ động trong việc xác lập các tỷ lệ an toàn cũng như đánh giá rủi ro. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, được ban hành vào ngày 22 tháng 04 năm 2005, có sự đổi mới về căn bản trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo cả hai phương pháp định lượng và định tính so với chỉ một phương pháp như trong quyết định 488/2000/QĐ-NHNN5. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, được ban hành vào ngày 19 tháng 04 năm 2005, bổ sung thêm một số tỷ lệ an toàn như giới hạn tín dụng đối với khách hàng và giới hạn góp vốn, mua cổ phần.

Hiện nay, công tác xác định rủi ro và trích lập dự phòng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam được thực hiện theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Tuy nhiên, quyết định này sẽ được thay thế trong tương lai gần bởi thông tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực áp dụng từ ngày từ ngày 01 tháng 06 năm 2014. Với tài sản có được yêu cầu trích lập dự phòng tăng lên và thực hiện phân loại nợ chặt chẽ hơn so với quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, việc áp dụng thông tư

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 19/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí