Thực Trạng Trích Lập Dự Phòng Rủi Ro Tín Dụng Và Trình Bày Rủi Ro Tín Dụng Trên Bctc Trong Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam


02/2013/TT-NHNN được cho là sẽ đẩy chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng lên cao hơn so với hiện nay.

4.1.2. Thực trạng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và trình bày rủi ro tín dụng trên BCTC trong ngân hàng thương mại tại Việt Nam

4.1.2.1. Phân loại nợ


Hiện nay, các NHTM Việt Nam thực hiện phân loại nợ dựa vào Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM được xác định trên cơ sở phân loại các nhóm nợ. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, dựa vào cả tiêu chí định tính và định lượng, các NHTM sắp xếp số dư nợ tín dụng vào 5 nhóm sau đây:

- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

- Nhóm 2: Nợ cần chú ý

- Nhóm 3: Nợ dưới chuẩn

- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Mỗi nhóm nợ đều có những tiêu chuẩn riêng giúp các ngân hàng có căn cứ phân biệt và đánh giá chất lượng nợ vay (xem bảng 4.1)


Bảng 4.1-Mô tả tóm tắt các nhóm nợ


Nhóm nợ

Mô tả

Nhóm 1:


Nợ đủ tiêu chuẩn

Nợ trong hạn/ hoặc quá hạn dưới 10 ngày và có khả năng thu hồi đầy đủ…

Nhóm 2: Nợ cần chú ý

Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày


Nợ cơ cầu lại, điều chỉnh kỳ hạn nợ lần đầu…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên BCTC tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9



Nhóm 3: Nợ dưới chuẩn

Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu

Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không có đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng …


Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày


Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2…


Nhóm 5:


Nợ có khả năng mất vốn

Nợ quá hạn từ 360 ngày;


Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được được cơ cấu lại lần thứ hai;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn

Nợ khoanh, nợ chờ xử lý…

Nguồn: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN


Trên thực tế, chỉ những năm gần đây sau khi các NHTM hoàn tất hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ khách hàng của mình, khi đó các NHTM mới có cơ sở để phân loại nợ dựa vào tiêu chí định tính - tức chất lượng tín dụng các khoản dư nợ. Tuy nhiên, hệ thông xếp hạng tín nhiệm nội bộ của ngân hàng vẫn còn những bất cập, chưa thực sự là cơ sở đáng tin cậy để đánh giá chất lượng tín dụng cho các khoản cho vay của ngân hàng vì nhiều lý do như các yếu tố cơ bản của hệ thống đều phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của chuyên gia, mỗi ngân hàng có một hệ thống xếp hạng tín dụng riêng và không có khung thống nhất, và chưa có hệ thống quy chuẩn cho việc xây dựng hệ thống tại các NHTM Việt Nam (Phạm Huy Hùng, 2012)


Bảng 4.2-Bảng xếp hạng tín dụng của ngân hàng Quân đội (MB)


STT

Xếp hạng

Nhóm nợ

Mô tả

1

AAA

Nhóm 1

Nợ đủ tiêu chuẩn

2

AA

Nhóm 1

Nợ đủ tiêu chuẩn

3

A

Nhóm 1

Nợ đủ tiêu chuẩn

4

BBB

Nhóm 2

Nợ cần chú ý

5

BB

Nhóm 2

Nợ cần chú ý

6

B

Nhóm 3

Nợ dưới tiêu chuẩn

7

CCC

Nhóm 3

Nợ dưới tiêu chuẩn

8

CC

Nhóm 4

Nợ nghi ngờ

9

C

Nhóm 4

Nợ nghi ngờ

10

D

Nhóm 5

Nợ có khả năng mất vốn

Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng MB năm 2012


Thông qua BCTC năm 2012 của 23 ngân hàng mà người nghiên cứu lựa chọn thì có 5 ngân hàng lựa chọn phân loại nợ theo Điều 7 – Quyết định 493, tức là sử dụng phương pháp định tính, lần lượt là ACB, MBB, BIDV, VCB, và HDBank (xem phụ lục 3). Các ngân hàng còn lại đều sử dụng phương pháp định lượng để phân loại nợ. Số lượng ngân hàng lựa chọn phương pháp định tính không nhiều vì muốn thực hiện được phải xây dựng thành công hệ thống đánh giá, xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với khách hàng. Bên cạnh đó, việc phân loại nợ theo Điều 7 có thể khiến nợ xấu tăng lên nhiều lần, dẫn đến phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn, lợi nhuận giảm nên thực tế nhiều ngân hàng vẫn không muốn thực hiện. Trong khi đó, nếu ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo Điều 6 thì ngân hàng chỉ nhìn vào một khoản vay của khách hàng, và nếu khách hàng trả nợ đúng hạn thì khách hàng được đánh giá tốt. Hơn thế nữa là nếu khách hàng chưa trả được nợ thì gia hạn nợ hoặc cán bộ tín dụng tìm mọi cách để khách hàng có tiền đáo nợ. Và kết quả là khách hàng sẽ vẫn được đánh giá tốt và ngân hàng thì chỉ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ít hơn, có nhiều vốn hơn cho hoạt động và tạo ấn tượng đối với bên ngoài khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng rất thấp.


4.1.2.2 Kế toán dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam


Hiện nay tất cả các NHTM dựa vào phân loại nhóm nợ như trên để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN như sau:

Thời điểm phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là 15 ngày đầu tiên của tháng tiếp theo, TCTD sẽ tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trước và yêu cầu thực hiện ít nhất mỗi quý một lần. Riêng đối với nợ xấu thì TCTD hàng tháng phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng.

Dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung:


Dự phòng cụ thể: là khoản dự phòng rủi ro tín dụng được tính sau khi đã thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm cụ thể.

Dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau:


R = max {0, (A - C)} x r


Trong đó:


R là số tiền dự phòng cụ thể phải trích lập A: Số dư nợ gốc của khoản nợ

C: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Tài sản đảm bảo đưa vào để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể phải đảm bảo rằng NHTM có quyền phát mại tài sản bảo đảm theo hợp đồng khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ khấu trừ quy định của NHTM nhưng không vượt qua tỷ lệ khấu trừ tối đa do NHNN quy định như sau:


Bảng 4.3-Tỷ lệ khấu trừ tài sản bảo đảm


Loại tài sản bảo đảm

Tỷ lệ khấu trừ tối đa (%)

Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam do tổ chức tín dụng phát hành

100%

Tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ do tổ chức tín dụng phát hành

95%

Trái phiếu chính phủ


- Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống

- Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm

- Có thời hạn còn lại trên 5 năm


95%


85%


80%

Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán


70%

Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do doanh nghiệp phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán


65%

Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác phát hành chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán


50%

Bất động sản

50%

Các loại tài sản bảo đảm khác

30%

Nguồn: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN


Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể như sau:


a) Nhóm 1: 0%


b) Nhóm 2: 5%


c) Nhóm 3: 20%


d) Nhóm 4: 50%


e) Nhóm 5: 100%


Riêng đối với nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì các NHTM trích lập dự phòng trên cơ sở khả năng tài chính của mình.

Dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được

Các NHTM trích lập dự phòng chung cho bốn nhóm nợ là: Nợ đủ tiêu chuẩn; nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ với tỷ lệ 0,75% dư nợ.

Các NHTM sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng như sau:


- Dự phòng rủi ro tín dụng cụ thể dùng để xử lý rủi ro tín dụng cho chính khoản nợ đó:

- Phát mại tài sản để thu hồi nợ

- Sử dụng dự phòng chung để xử lý

Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng có thể gây ra tổn thất cho vay trong ngân hàng. Tổn thất cho vay là sự giảm giá trị của tài sản cho vay khách hàng trên Bảng cân đối kế toán do sự tăng lên của khoản mục dự phòng rủi ro cho vay. Việc tăng hoặc giảm của khoản mục dự phòng rủi ro cho vay là do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng phát sinh trong kỳ kế toán và được ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong kỳ, nếu sau khi ngân hàng tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng mà số tiền trích lập lớn hơn kỳ trước thì ngân hàng sẽ ghi tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Sự gia tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng sẽ làm cho mức dự phòng cho vay tăng lên và làm tài sản của ngân hàng bị


giảm, ngoài ra chi phí tăng cũng khiến lợi nhuận trước thuế của ngân hàng sụt giảm. Ngược lại, nếu số tiền cần trích lập dự phòng trong kỳ nhỏ hơn kỳ trước thì ngân hàng sẽ thực hiện hoàn nhập dự phòng và ghi giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Khi đó, khoản mục dự phòng cho vay sẽ giảm và làm tài sản cho vay khách hàng tăng lên, điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận trước thuế của ngân hàng cũng sẽ gia tăng do chi phí dự phòng giảm.

Hiện nay, để đẩy mạnh hoạt động tăng trưởng tín dụng, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động cho vay, tuy nhiên kế toán ngân hàng lại không hạch toán vào khoản mục cho vay khách hàng mà đưa vào những khoản mục khác trên bảng cân đối kế toán như các khoản phải thu, tài sản có khác, chứng khoán đầu tư do những tài sản này có tính chất tương tự như tín dụng nhưng không được các NHTM phân loại nợ hoặc trích lập dự phòng do không có quy định cụ thể. Điều này giúp các NHTM giảm bớt những khoản nợ xấu và kế toán ngân hàng chỉ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng với mức thấp hơn so với thực tế.

Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng với nhiệm vụ nhận uỷ thác thu hồi nợ thay cho ngân hàng. Khi đó, công ty này sẽ tiến hành trả nợ thay cho khách hàng rồi sau đó mới làm thủ tục thu hồi nợ theo uỷ thác. Lúc này, ngân hàng đã nhận được số tiền trả nợ thay nên kế toán sẽ hạch toán bù trừ khoản vay của khách hàng. Như vậy, khoản nợ xấu mà khách hàng đang có sẽ không còn và kế toán không thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho khoản nợ này.

4.1.2.3 Trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên Báo cáo tài chính


Qua thực trạng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của kế toán ngân hàng đã cho thấy việc phản ánh trung thực, hợp lý khoản mục dự phòng rủi ro tín dụng trên BCTC tại các NHTM là thực sự cần thiết đối với những đối tượng sử dụng BCTC của ngân hàng nhằm đánh giá đúng về tình hình tài chính cũng như quá trình hoạt động của ngân hàng.


Khoản mục dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM được phản ánh trên cả Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trong đó, dự phòng được phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là khoản chi phí dự phòng tăng thêm trong kỳ sau khi đánh giá mức dự phòng cần thiết phải trích lập và là khoản chi phí hợp lý của ngân hàng. Còn những khoản hoàn nhập dự phòng sẽ được ghi nhận vào lợi nhuận giữ lại mà không được hạch toán vào lãi, lỗ trong kỳ.

Ngoài ra, ngân hàng có thể trích lập dự phòng đối với các khoản cho vay và ứng trước ngoài các khoản dự phòng đã hạch toán theo chuẩn mực kế toán “Công cụ tài chính”. Các khoản dự phòng này được trích lập từ lợi nhuận sau thuế mà không được tính vào chi phí trong kỳ và khi hoàn nhập khoản dự phòng đã lập này cũng được ghi tăng lợi nhuận sau thuế mà không được hạch toán vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Việc nhận định sai và đưa khoản dự phòng này vào chi phí phát sinh trong kỳ sẽ làm tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận thực tế của ngân hàng. Vì vậy, những khoản dự phòng này cần được phân biệt và theo dõi riêng trong quá trình hạch toán của kế toán ngân hàng.

Chính vì luôn tiềm ẩn rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay, nên các nguyên tắc kế toán yêu cầu ngân hàng ước tính một cách hợp lý phần tổn thất có thể xẩy ra khi không thu hồi được nợ gốc và ghi nhận phần tổn thất này thông qua khoản mục dự phòng rủi ro tín dụng. Hay nói cách khác, ngân hàng phải trình bày khoản mục cho vay trên Bảng cân đối kế toán theo số tiền có thể thu hồi. Như vậy, bút toán lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến ghi nhận khoản mục chi phí trên báo cáo Kết quả kinh doanh và tạo phần đệm cho các tổn thất không thu hồi được nợ gốc trong tương lai trên Bảng cân đối kế toán. Nếu không có bút toán dự phòng rủi ro tín dụng thì giá trị khoản cho vay trên BCTC của ngân hàng bao gồm cả phần tổn thất này. Ngoài ra, khi đó nhà điều hành ngân hàng, chủ nợ và nhà đầu tư sẽ hiểu sai và đánh giá quá cao vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Qua đó, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ không thể hiện thông tin trung thực và hơp lý về tình hình hoạt động của Ngân hàng nếu lãi, lỗ trong kỳ chịu

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 19/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí