Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - 14

nước ngoài; biểu dương các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn có hiệu quả và có nhiều đóng góp cho Việt Nam.

Phối hợp với các bộ, các ngành tổ chức tốt việc nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật đáp ứng đòi hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt, nhà nước cần có những chính sách bảo đảm xã hội cho giai cấp công nhân. Trước hết là vấn đề đào tạo gắn với việc quy hoạch phát triển ngành nghề. Hiện nay, các khu chế xuất, khu công nghiệp đang bùng nổ mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu lao động tăng cao, dự báo, đến năm 2010 thành phố Hồ chí Minh phải có thêm 300.000 lao động mới đáp ứng được nhu cầu trong khu chế xuất; khu công nghiệp Đồng Nai cần khoảng 370.000 lao động. Trong khi đó vấn đề đào tạo dường như đang bị thả nổi, thiếu quy hoạch. Thực trạng dẫn đến chất lượng lao động thấp kém, năng suất lao động không cao và tất yếu dẫn đến thu nhập thấp và việc làm không ổn định.

Thứ hai, vấn đề nhà ở cho công nhân: Qua khảo sát điều tra cho thấy, công nhân ở các khu công nghiệp hiện nay có đến 82,4% xuất thân thân nông thôn ra thành phố làm ăn sinh sống. Trong đó gần 70% có nhu cầu thuê nhà ở gần nơi làm việc. nhưng doanh nghiệp mới đáp ứng được 3%. rò nhất là thành phố Hồ Chí Minh, hiện có 15 khu công nghiệp và khu chế xuất với khoảng 1000 doanh nghiệp, sử dụng gần 200.000 công nhân, trong số đó có gần 60% công nhân từ nơi khác đến làm việc. Như vậy vấn đề đặt ra là chính quyền địa phương ở những nơi có khu công nghiệp khi xây dựng quy hoạch nhất thiết phải có một yêu cầu đặt ra là phải có quy định chi tiết về khu nhà ở cho công nhân, cùng với nó là những công trình thiết yếu chăm lo đến đời sống của của người lao động như nhà văn hoá, nhà trẻ, trường học, bệnh viện…

Phải chú trọng chăm lo cuộc sống văn hoá tinh thần cho người lao động. Thực tế hiện nay cho thấy hầu hết công nhân lao động có nhu cầu hưởng thụ văn hoá nhưng đa số doanh nghiệp không quan tâm. Do vậy, công nhân đang nằm

ngoài vùng phủ sóng của văn hoá địa phương, khiến hầu hết công nhân trong phần lớn các khu công nghiệp tự thui chột những nhu cầu cơ bản nhất, chính đáng nhất về sự hưởng thu văn hoá (theo điều tra cho thấy, ngoài giờ làm việc chỉ có 41,6% công nhân thỉnh thoảng xem truyền hình; 40,3% đọc báo; 29,6% nghe đài; 14% đi xem ca nhạc, phim ảnh).

Thứ ba, tăng cường xây dựng và củng cố lực lượng thanh tra lao động trong các khu chế xuất nói chung và các doanh nghiệp có vốn FDI nói riêng để kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm luật lao động của của giới chủ đối với công nhân. Trong đó đáng chú ý nhất là các thủ đoạn tăng giờ lao động, bớt xén tiền công của công nhân.

Khẩn trương đào tạo đội ngũ cán bộ kinh tế và kinh doanh quốc tế có chất lượng để đáp ứng những yêu cầu đặt ra của hoạt động FDI. Cần đào tạo cán bộ hoạt động kinh tế đối ngoại có bản lĩnh chính trị, vững vàng trong môi trường vừa hợp tác vừa đấu tranh. Trang bị tốt các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ , thông thạo ngoại ngữ, hiểu biết pháp luật và có khả năng đàm phán quốc tế.

Bên cạnh đó cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật lao động thật phù hợp (phần về đình công) để luật đi vào cuộc sống, có chế tài cụ thể ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của chủ doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, đặc biệt là phải phá huy tối đa vai trò của công đoàn. Đồng thời phải đẩy mạnh hoạt động tổ chức Đảng, công đoàn và các đoàn thể quần chúng trong các doanh nghiệp FDI, tạo điều kiện phát huy tốt nội lực từ lực lượng lao động làm việc trong khu vực này nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động góp phần làm lành mạnh môi trường đầu tư.

3.2.4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định dự án FDI

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Việc tăng cường năng lực xem xét, thẩm định, giám sát của nhà nước cần phải đi liền với sự phối hợp giữa các ngành, giữa Chính phủ với các địa phương để cải thiện chất lượng thu hút FDI.

Trước mắt và trong tương lai, nhu cầu về thẩm định giá, đặc biệt là với các dự án FDI ở nước ta là rất lớn, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ mạnh làm công tác thẩm định giá. Để thực hiện đựơc yêu cầu của nghề thẩm định giá, những người làm công tác thẩm định phải là những người được đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống về trình độ chuyên môn, có kiến thức, có kinh nghiệm thực tế và đủ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.

Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - 14

Hiện nay, nguồn nhân lực đang hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá ở nước ta chất lượng còn thấp. Chúng ta còn thiếu nhiều cán bộ có trình độ, kiến thức và kinh nghiệm được đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống về thẩm định giá.

Nhìn lại công tác đào tạo cán bộ thẩm định giá từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, về cơ bản chỉ do hai trường đại học là Kinh tế quốc dân và học viện tài chính, một số tổ chức có chức năng thẩm định giá thuộc Bộ Tài chính: Trung tâm Thẩm định giá và Trung tâm Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam, Hiệp hội Bất động sản; Trung tâm Đào tạo Địa chính và Kinh doanh Bất động sản - ĐH Kinh tế Quốc dân,... thực hiện.

Nhìn chung, công tác đào tạo cán bộ cho hoạt động thẩm định giá nói chung và cho các dự án FDI nói riêng ở nước ta đã hình thành, song vẫn đang trong quá trình mò mẫm và thử nghiệm, chưa có sự tích luỹ cả về lý thuyết và thực tiễn. Qua nghiên cứu hệ thống các môn học và nội dung từng môn học bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ đang thực thi công tác thẩm định giá hiện nay ở nước ta, thực sự còn nhiều bất cập và chưa thật phù hợp. Điều quan trọng đầu tiên là xây dựng, thiết kế nội dung chương trình cho thật phù hợp và có tác dụng thiết thực. Nghĩa là, cần khẩn trương hoàn thiện nội dung và chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ thẩm định giá ở trong nước. Đồng thời phân 2 loại chương trình bồi dưỡng cho 2 loại cán bộ thẩm định giá bất động sản (đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc) và thẩm định giá máy thiết bị riêng. Vì mỗi loại cán bộ này tuy có

những đặc điểm chung giống nhau, nhưng đối tượng tài sản thẩm định giá khác nhau, nhất là trong các dự án có yếu tố nước ngoài, nên việc phân loại những kiến thức bồi dưỡng cho mỗi đối tượng thẩm định giá cũng nên có sự khác nhau. Việc cấp thẻ thẩm định giá cũng nên có sự phân biệt thẻ của chuyên gia thẩm định giá bất động sản và thẻ của chuyên gia thẩm định giá máy thiết bị, thẩm định giá các dự án vốn của nhà nước và các dự án đầu tư nước ngoài.

Nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo một đội ngũ có khả năng hành nghề độc lập, cần xác định rò mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo đại học về thẩm định giá, tham khảo chương trình của các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước trong khu vực. Sau khi có đội ngũ cán bộ được đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống chuyên ngành thẩm định giá ở trình độ đại học, tiến tới đào tạo cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành thẩm định giá.

Về phương thức đào tạo, cần kết hợp giữa đào tạo ngắn hạn với đào tạo dài hạn, giữa đào tạo trong nước với đào tạo ngoài nước, giữa các trường với các viện nghiên cứu và hiệp hội nghề nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực hành nghề của cán bộ thẩm định giá.

Như vậy, để có nguồn nhân lực tốt cho hoạt động thẩm định giá, đặc biệt là cán bộ thẩm định giá cho các dự án FDI thì trước hết nước ta phải chuẩn hoá nội dung đào tạo chuyên ngành thẩm định giá tại các trường đại học, cao đẳng trên phạm vi cả nước .

Bên cạnh đó cần thường xuyên tiến hành bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá cho các thẩm định viên. Nội dung bồi dưỡng cần được xây dựng theo sát yêu cầu thực tiễn thẩm định giá. Là một nước đi sau còn non trẻ trong nghề thẩm định giá nên Việt nam cần kết hợp bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá trong nước và nước ngoài, có như vậy mới nâng cao được kỹ năng nghề nghiệp cũng như kiến thức, kinh nghiệm cho các thẩm định viên.

Cần thực hiện một cách nghiêm túc những quy định về tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và tiêu chuẩn hành nghề của các cán bộ, chuyên gia thẩm định giá. Bất kỳ sự vi phạm một trong những quy tắc, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nào của những người hành nghề đều bị xem xét kỷ luật. Nếu phát hiện thấy hành vi sai trái, có thể bị khiển trách, đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi thẻ hành nghề.

Bên cạnh đó, để khắc phục tỡnh trạng bỏo cỏo lỗ (đang xét về mặt lỗ giả) không đúng với thực chất hoạt động trong các doanh nghiệp FDI hiện nay, cần:

Thứ nhất, sớm xây dựng khung pháp lý về quyền quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI để tạo cơ sở pháp lý cho cỏc cơ quan thuế cú thẩm quyền xử lý cỏc thụng tin liờn quan đến các công ty liên kết với các doanh nghiệp FDI; cũng như xây dựng và áp dụng các biện pháp chống chuyển giá có hiệu quả.

Thứ hai, nờn chăng xóa bỏ cơ chế góp vốn của bên Việt Nam vào liên doanh bằng quyền sử dụng đất và bất động sản. Vỡ thực sự, gúp vốn theo hỡnh thức này khụng cú ý nghĩa khi mà bờn phớa Việt Nam (với tư cách là bên góp vốn) không có trỡnh độ quản lý kinh doanh; Đồng thời, không những phải nâng cao trỡnh độ quản lý- kinh doanh của những người có chức trách của phía Việt Nam trong liên doanh, mà cũn phải gắn trỏch nhiệm quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cho từng cá nhân một cách rừ ràng hơn. Nếu làm tốt được điều này, chắc chắn hiện tượng chuyển giá trong các dự án FDI sẽ nhanh chóng được khắc phục.

Thứ ba, cần thực hiện có hiệu quả Thông tư 117/2005/TT-BTC về biện pháp chống chuyển giá bằng phương pháp định giá chuyển giao đối với các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ trong quỏ trỡnh kinh doanh giữa cỏc bờn cú quan hệ liờn kết, nhằm xỏc định lại giá giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết phù hợp với giá thị trường. Đồng thời phải cho phép các cơ quan thuế có quyền được ấn định mức giá sử

dụng để kê khai tính thuế hoặc ấn định thu nhập chịu thuế hay số thuế thu nhập phải nộp, nếu doanh nghiệp liên doanh không tự giác kê khai đúng giá.

3.2.5. Tăng cường hiệu lực của công cụ pháp luật và vai trò quản lý của nhà nước

Để nòng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ mỏy hành chớnh nhà nước, cần thực hiện phân cấp mạnh việc quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI. Đặc biệt, cần tăng thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về phê duyệt, quản lý cỏc dự ỏn FDI trờn cơ sở gắn với việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư; củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với FDI, nhất là tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nâng cao trỡnh độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phòn cấp quản lý FDI.

Ngoài ra, những giải pháp sau đây cũng cần phải tập trung thực hiện:

- Khẩn trương củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý FDI phự hợp với quy định mới.

- Tiếp tục thực hiện và giám sát thực hiện tốt cơ chế “một cửa” tại các cơ quan công quyền. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và sớm triển khai áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 trong hoạt động quản lý nhà nước để nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước. Tăng cường rà soát các vướng mắc về thủ tục hành chính ở các cấp, các lĩnh vực nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; cũng như các thủ tục liên quan đến quá trỡnh triển khai dự ỏn như thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, tham gia xử lý tranh chấp, v.v. Xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trỡnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và các vấn đề liên quan trong quá trỡnh hoạt động của doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh phân cấp quản lý FDI, chú trọng công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của các địa phương tránh tỡnh trạng

ban hành chớnh sỏch ưu đói vượt khung; giảm sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý trung ương vào xử lý các vấn đề cụ thể, trong đó nhiệm vụ giám định đầu tư và hậu kiểm được tăng cường; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý từ trung ương đến địa phương thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn và trung hạn.

- Tăng cường cơ chế phối hợp để nâng cao hiệu quả quản lý FDI.

- Tiếp tục nòng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lóng phớ.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về FDI nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiờm những vi phạm.

Vấn đề đặt ra cho các cơ quan nhà nước và chính quyền tỉnh, thành phố trong lúc này là phải rà soát thận trọng những dự án đó được cấp phép, thông qua nhiều kênh thông tin và mối liên hệ để tỡm hiểu thực chất ý đồ của từng nhà đầu tư trước bối cảnh mới của thế giới và Việt Nam, phân các dự án FDI làm ba loại: các dự án có triển vọng thực hiện đúng thời hạn, các dự ỏn phải gión tiến độ hoặc thu hẹp phạm vi, các dự án không có khả năng triển khai thực hiện. Không vỡ thành tớch thu hỳt FDI của địa phương để tuyên truyền mà phải kiên quyết thu hồi giấy phép những dự án không có khả năng thực hiện, để không gây tác động tiêu cực như được cấp hàng trăm ha đất nhưng không sử dụng.

Dự bỏo tỡnh hỡnh kinh tế và thị trường thế giới, trong đó có FDI quốc tế năm 2009 có nhiều khó khăn, độ chính xác có thể thấp, nhưng nước ta vẫn cần tăng cường công tác dự báo để có cơ sở đề ra các kịch bản khác nhau, có chính sách, giải pháp thích ứng với từng kịch bản để giữ thế chủ động trong mọi tỡnh huống, vượt qua trạng thái lạm phát cao và giảm sút tốc độ tăng trưởng, cũng như đối phó có hiệu quả với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, tranh thủ mọi cơ hội để đưa đất nước tiến lên theo nhịp độ cao hơn và có hiệu quả hơn.

3.2.6. Phát triển mạnh cỏc tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Như trong chương 2 đã đề cập, việc giải quyết tranh chấp giữa lao động và doanh nghiệp vẫn còn nặng về xử lý tình huống mà chưa tập trung xử lý căn nguyên của vấn đề là mâu thuẫn quyền lợi giữa chủ DN và NLĐ, đặc biệt là việc nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho cả hai bên. Điều quan trọng là để có những cuộc đình công đúng luật, đáp được quyền lợi chính đáng của số đông NLĐ thì công đoàn phải thể hiện được vai trò của mình trong việc chủ động tham gia giải quyết mâu thuẫn bằng hình thức đối thoại, hoà giải, thương lượng, lên tiếng đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của số đông NLĐ . Chủ DN và tổ chức công đoàn phải quan tâm đến đời sống sinh hoạt, tiền lương, các khoản phụ cấp hợp lý, nhà ở và các điều kiện khác, thậm chí là đời sống văn hoá tinh thần chính trị cho người lao động, thực hiện nghiêm túc cam kết với người lao động. Mới đây, Bộ KH&ĐT đang soạn thảo để trỡnh Chớnh phủ dự thảo quyết định về áp dụng chế độ trích nộp kinh phí công đoàn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ áp dụng chế độ trích nộp kinh phí công đoàn bằng 1% quỹ tiền lương để chi cho các hoạt động công đoàn nhằm động viên chăm lo trực tiếp tới người lao động và các hoạt động khác của công đoàn, trong đó, bao gồm cả việc chi trả lương và phụ cấp (nếu có) cho cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp đó.

Mặc dù quyền lợi của người lao động tại các doanh nghiệp FDI không được đảm bảo nhưng có một điều rất lạ là chỉ có 28,3% NLĐ được khảo sát khẳng định muốn tham gia tổ chức công đoàn. Nguyên nhân là do tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp hoạt động yếu, chưa thực sự có hiệu quả.

Như vậy, quan hệ lao động hiện nay tại các DN FDI đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về bãi công, đình công. Vì hầu hết các cuộc đình công đều xảy ra ở các

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí