Dư Nợ Tín Dụng Và Dự Phòng Rủi Ro Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Tmcp Tại Việt Nam Giai Đoạn 2008-2015


phát hành cổ phiếu trên thị trường làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn và khả năng tăng vốn tự có bằng lợi nhuận sau thuế giảm. Kết quả là tốc độ tăng VCSH của các ngân hàng TMCP năm 2008 giảm mạnh chỉ còn 30,54% kéo theo tốc độ tăng trưởng tài sản cũng giảm chỉ còn 25,69% vào năm 2008. Trước bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới, năm 2009 được dự kiến vẫn tiếp tục là một năm rất khó khăn đối với tình hình kinh tế thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Luồng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam bị sụt giảm vì các nhà đầu tư đang gặp khó khăn về tài chính, thị trường chứng khoán khó có thể sôi động trở lại trong thời gian ngắn mặc dù môi trường đầu tư của ta vẫn được đánh giá là khá hấp dẫn. Thêm vào đó, luân chuyển vốn trong nền kinh tế và trên thị trường tài chính bị hạn chế do nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang các kênh đầu tư an toàn để tránh rủi ro trong bối cảnh biến động như hiện nay. Vì vậy, nửa đầu năm 2009, nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng VCSH giảm còn 28,48% nhưng nhờ những chính sách kích cầu của Chính phủ, tốc độ tăng tổng tài sản đã có sự phục hồi đáng kể đạt mức 37,09%.

Tốc độ tăng trưởng VCSH (%) Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (%)

50.00%

45.00%

40.00%

35.00%

30.00%

25.00%

20.00%

15.00%

10.00%

5.00%

0.00%

44.51%

37.09%

30.54%

35.90%

25.69% 28.48%

20.74%

16.94%

15.29% 14.97%

16.66%

18.51%

10.62%

9.72%

4.05%

3.07%

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Đồ thị 3.1. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

Khác với năm 2009, kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng năm 2010 trở nên sôi nổi hơn bởi theo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ - CP ngày 22/11/2006, các ngân hàng TMCP phải đảm bảo số vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Do đó, việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ là không thể thiếu trong năm này đối với các ngân hàng quy mô vốn còn nằm dưới mức trên. Không chỉ với ngân hàng có quy mô vốn dưới 3.000 tỷ đồng tìm cách để nâng


vốn đáp ứng quy định mà ngay cả với những ngân hàng quy mô vốn lớn cũng tăng mức vốn hiện có của mình vì theo các ngân hàng này, việc tăng vốn là yếu tố cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường tài chính hiện nay. Kết quả là tốc độ tăng VCSH của các ngân hàng TMCP năm 2010 đạt 35,90% kéo theo tốc độ tăng trưởng tổng tài sản đạt 44,51%.

Dựa trên tình hình thực tế về yêu cầu đảm bảo tỷ lệ vốn pháp định, NHNN đã đưa ra Nghị định 10/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 141/2006/NĐ-CP quy định mức vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam được gia hạn đến hết ngày 31/12/2011 là 3.000 tỷ đồng nhằm tạo cơ hội và giảm bớt áp lực cho các ngân hàng. Tuy nhiên, từ năm 2011, hệ thống ngân hàng bắt đầu thu hẹp quy mô cùng với những thương vụ mua bán, sáp nhập của quá trình tái cơ cấu, tập trung chủ yếu vào năm 2012 theo quyết định số 254/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng VCSH trung bình của các ngân hàng TMCP sụt giảm từ 35,90% năm 2010 xuống còn 18,51% năm 2011 và 16,94% năm 2012. Điều này kéo theo sự sụt giảm mạnh của tốc độ tăng trưởng tổng tài sản trung bình từ 44,51% năm 2010 xuống còn 20,74% năm 2011 và 4,05% năm 2012. Đặc biệt năm 2012 là một năm xuống dốc của ngành ngân hàng, đó là năm tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 20 năm qua và lần đầu tiên kể từ năm 1992 mức tăng trưởng tín dụng ở một con số; nợ xấu tăng vọt; lợi nhuận sụt giảm; nhiều TCTD làm ăn thua lỗ; 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu và nhiều TCTD lỡ hẹn với kế hoạch tăng vốn hoặc niêm yết trên sàn.

Sang năm 2013, nền kinh tế có những chuyển biến tích cực nên tốc độ tăng VCSH và tổng tài sản của ngân hàng tăng trở lại nhưng vẫn còn chậm hơn so với giai đoạn trước đó. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng VCSH của các ngân hàng giảm mạnh chỉ còn 3,07% khi EIB có tốc độ tăng trưởng VCSH âm và các ngân hàng còn lại tốc độ tăng trưởng VCSH ở mức thấp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tài sản vẫn tăng và đạt mức 15,57% vào năm 2014, một phần nhờ vào xu hướng các ngân hàng TMCP mua lại các công ty tài chính được kích hoạt trong năm 2014 khi Nghị đinh 39/2014 của Chính phủ cho phép công ty tài chính được thực hiện các hoạt động ngân hàng về phát hành thẻ tín dụng, huy động vốn của các tổ chức, bảo lãnh, bao thanh toán. Theo đó, các ngân hàng có thể tận dụng kênh này để cung cấp các sản phẩm bán lẻ và tiện ích thanh toán. Cụ thể, HDBank mua 100% vốn Công ty Tài chính Việt Société Générale (SGVF), VPBank mua đứt Công ty Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam;


Techcombank được chấp thuận mua 100% công ty tài chính Hóa chất, SHB được chấp thuận mua lại Tài chính Vinaconex – Viettel….Sau nhiều sóng gió thì sang năm 2015 mọi thứ đã dần ổn định và phát triển trở lại, tốc độ tăng trưởng tài sản đạt 16,66% và VCSH đạt 9,72%.

3.2.2. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng


Bảng 3.3: Dư nợ tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Dư nợ tín dụng bình

quân (tỷ đồng)*

28,863

41,453

56,538

65,754

72,033

85,331

98,876

123,681

Tốc độ tăng trưởng

tín dụng (%)

27,56

43,62

36,39

16,30

9,55

18,46

15,87

25,09

Dự phòng RRTD bình

quân (tỷ đồng)

588

706

908

1,195

1,291

1,408

1,539

1,699

Tốc độ tăng dự phòng

RRTD (%)

18,61

20,07

28,61

31,61

8,03

9,06

9,30

10,40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam - 5

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam)

*: Dư nợ tín dụng tính theo các khoản cho vay khách hàng


Tốc độ tăng trưởng tín dụng và chi phí dự phòng RRTD có sự biến động mạnh mẽ qua từng năm. Nói đến năm 2008 phải nói đến cuộc đua lãi suất tiếp tục bùng nổ làm lãi suất cấp tín dụng cũng bị đẩy lên mức cao khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi khủng hoảng kinh tế thế giới nay lại càng gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Trước tình hình đó, nhằm hỗ trợ hoạt động của các ngân hàng thương mại và kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm ở mức 30%. Theo đó, các NHTM không còn khả năng đẩy tín dụng tăng trưởng nóng và trên thực tế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2008 giảm còn 27,56% đảm bảo theo đúng chỉ thị của NHNN so với năm 2007 tăng trưởng tín dụng lên tới 51,39%.

Để khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế, Chính phủ đã thống nhất chỉ đạo các giải pháp, chính sách kích thích nhằm phục hồi tăng trưởng kinh tế vững chắc hơn và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát tăng cao trở lại. Do đó, NHNN đã thực hiện việc nới lỏng chính sách tiền tệ nhất là thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 443/QĐ- TTg ngày 04 tháng 4 năm 2009, Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 và Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng


vừa hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, vừa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm giữ vững ổn định nền kinh tế vĩ mô. Điều này đã làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam tăng trở lại mức 43,62% trong năm 2009 kéo theo sự tăng trưởng của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng từ 18,61% năm 2008 lên 20,07% năm 2009. Đặc biệt trong giai đoạn 2006-2008, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chủ trương cho chuyển đổi loạt 13 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn lên đô thị. Việc chuyển đổi quá nhanh và áp lực tăng vốn ngay sau đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến bất ổn trong hệ thống sau này bao gồm cả vấn đề nợ xấu.

Kể từ năm 2010, tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do cuộc chay đua lãi suất huy động tăng cao làm cho lãi suất cho vay tăng tương ứng khoảng 20-23%/năm, căng thẳng thanh khoản khiến lãi suất liên ngân hàng tăng lên tương ứng đồng thời nợ xấu tăng cao do bất động sản suy giảm vào năm 2011. Nền kinh tế chưa thực sự hồi phục, giá nguyên liệu đầu vào tăng liên tục, thị trường chứng khoán sụt giảm, các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nên lãi suất cho vay cao khiến các doanh nghiệp sản xuất cần vốn khó tiếp cận còn các doanh nghiệp chịu được mức lãi suất cao hầu hết là đầu tư ngắn hạn, phi sản xuất nhưng thuộc đối tượng mà các ngân hàng TMCP phải giảm tỷ trọng cho vay. Bên cạnh đó, NHNN luôn nhấn mạnh các giải pháp nhằm ổn định thị trường tiền tệ và kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhất để phấn đấu đạt mục tiêu không quá 7% trong năm và đây là điều kiện cơ bản để ổn định, giảm dần lãi suất thị trường.Vì vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng TMCP giảm còn 36,39% năm 2010 và 16,30% năm 2011. Chính việc tăng trưởng tín dụng quá nóng từ trước năm 2010 cũng đã dẫn đến những hệ lụy về nợ xấu của ngân hàng cũng như chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong giai đoạn này. Cụ thể, tốc độ tăng dự phòng RRTD đạt 28,61% năm 2010, gia tăng so với năm 2009 là 8,54% nhưng nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát và chưa được đánh giá là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng gây ra bất ổn tài chính quốc gia. Ngoài trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định, các ngân hàng còn có thể phát mãi tài sản bảo đảm hoặc tái cơ cấu lại nợ vay. Sang năm 2011, nợ xấu bắt đầu gia tăng mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng RRTD lên đến 31,61%, các NHTM gặp khá nhiều trục trặc về thanh khoản và kết quả hoạt động kinh doanh chững lại. Đây là hậu quả tất yếu từ việc nợ xấu tích tụ từ nhiều năm trước bùng phát và tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trở nên phổ biến. Điều này làm tăng chi phí dự


phòng rủi ro tín dụng, giảm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu và tăng rủi ro thanh khoản, kỳ hạn dẫn đến đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Giải pháp được sử dụng để xử lý nợ xấu phân tán ở từng ngân hàng thông qua siết chặt thẩm định khách hàng vay vốn; đảo nợ, giãn, hoãn hoặc giảm nợ, tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và bổ sung bằng quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt quy định, điều kiện cho vay của Chính phủ và NHNN trong thời gian này.

50.00%

45.00%

40.00%

35.00%

30.00%

25.00%

20.00%

15.00%

10.00%

5.00%

0.00%

43.62%

36.39%

31.61%

27.56%

28.61%

25.09%

18.46%

18.61%

20.07%

16.30%

9.55%

15.87%

8.03%

9.06%

9.30%

10.40%

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%)

Tốc độ tăng dự phòng RRTD (%)

Đồ thị 3.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

Năm 2012 là năm đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng của thị trường tài chính ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm mạnh xuống còn 9,55%, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992 mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là do cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn đồng thời các ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu. Bên cạnh đó, tình hình nợ xấu cũng diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp và để giải quyết vấn đề, Chính phủ đã phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” theo Quyết định 254/QĐ – TTG. Trên cơ sở đó, NHNN đã rất quyết liệt triển khai nhiệm vụ bằng cách phân loại hệ thống NHTM thành ba nhóm: Nhóm 1 gồm các NHTM có tình hình tài chính lành mạnh, có năng lực quy mô đủ lớn để phát triển thành các ngân hàng trụ cột của hệ thống. Nhóm 2 gồm các NHTM có tài chính lành mạnh, nhưng quy mô nhỏ và nhóm 3 gồm các NHTM có tình hình tài chính khó khăn buộc phải thực hiện


tái cơ cấu. Việc phân loại như vậy giúp NHNN dễ dàng đánh giá, xác định thực trạng hoạt động từ đó có biện pháp xử lý thích hợp. Đến hết năm 2012, NHNN chỉ tập trung củng cố thanh khoản hệ thống ngân hàng, lành mạnh hóa hoạt động tài chính, tái cơ cấu tổ chức, tăng cường quản trị hệ thống ngân hàng…để tiến đến xử lý nợ xấu toàn diện. Đó cũng chính là lý do mà các ngân hàng hạn chế cho vay đồng thời tiến hành kiểm tra, rà soát kĩ các khoản vay vì vậy tốc độ tăng trưởng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2012 có sự sụt giảm mạnh về mức 8,03%.

Năm 2013 là năm khởi sắc hơn về tăng trưởng tín dụng do NHNN đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng vay với lãi suất hợp lý nhằm đẩy mạnh tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên. Cụ thể là NHNN chỉ đạo tập trung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên nhưng không kiểm soát tỉ trọng cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích; cho phép các ngân hàng tự quyết định cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn để thanh toán ra nước ngoài tiền hàng nhập khẩu xăng dầu và đặc biệt sẽ không quy định trần lãi suất cho vay chung cho mọi đối tượng vay mà chỉ áp dụng cho một số ngành, lĩnh vực ưu tiên là 12%/năm. Vì vậy mà năm 2013 tốc độ tăng trưởng tín dụng đã tăng đạt 18,46%. Tuy nhiên, năm 2013 cũng là thời điểm nợ xấu tăng mạnh, thật sự trở thành mối đe dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia. Do đó, Chính phủ và NHNN đã liên tục cho ra đời các quyết định, thông tư nhằm lành mạnh hóa hệ thống tài chính ngân hàng, tăng cường xây dựng các quy định về an toàn vốn, xử lý nợ xấu thông qua việc thành lập VAMC và nâng cao quản trị rủi ro, hướng đến hoàn thiện chuẩn mực Basel II. Cụ thể, ngày 21/01/2013, NHNN ban hành Thông tư 02/2013/TT – NHNN, quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng hướng theo chuẩn mực Basel II mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Sau đó ngày 18/05/2013, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) được thành lập và tổ chức hoạt động theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Không dừng ở đó, đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 31/5/2013 theo Quyết định 843/2013/QĐ-TTG với nguyên tắc xử lý nợ xấu phải khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ, bằng nhiều biện pháp và đặt trong tổng thể chương trình tái cơ cấu nền kinh tế. Và cuối cùng


là thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý Tài sản của các TCTD (VAMC). Có thể nói mọi nỗ lực không ngừng của Chính phủ và NHNN trong việc xử lý nợ xấu toàn diện đã tạo tiền đề và môi trường ổn định để các ngân hàng định hướng lại hoạt động của mình, do đó tốc độ tăng trưởng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2013 chỉ tăng nhẹ đạt 9,06%.

Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng năm 2014 sẽ gặp thuận lợi nhờ môi trường kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định nhưng tăng trưởng tín dụng trong năm phục hồi với mức tăng thấp hơn năm 2013 đạt 15,87% vì nền kinh tế Việt Nam vẫn không tránh khỏi những ảnh hưởng từ sự sụt giảm của nhu cầu toàn cầu nhất là từ khu vực Liên minh châu Âu và Trung Quốc. 2014 vẫn là năm mà các ngân hàng tích cực chủ động xử lý nợ xấu đồng thời áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu. Bên cạnh đó, NHNN cũng tiếp tục thực hiện công tác chỉ đạo cũng như ban hành các Thông tư, Nghị định nhằm hỗ trợ hết mình trong công cuộc xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Cụ thể, NHNN cho phép các TCTD thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính và hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho khách hàng vay, tuy nhiên quy định chặt chẽ hơn để tránh các TCTD lợi dụng việc cơ cấu nợ để che giấu nợ xấu. Tiếp đó, ngày 18/3/2014 NHNN đã ban hành Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN cho phép các TCTD tiếp tục được thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ kể từ ngày 20/3/2014 đến hết ngày 1/4/2015 nhưng mỗi khoản nợ chỉ được cơ cấu lại một lần. Và cuối cùng VAMC vẫn là công cụ chiến lược trong việc giảm dần nợ xấu của các TCTD. Thực tế cho thấy tỷ lệ nợ xấu giảm dần của các TCTD có mối quan hệ chặt chẽ với việc mua nợ xấu của VAMC trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2014 và các tháng đầu năm 2015. Ngoài ra VAMC còn tiến hành mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt đối với những khoản nợ của các TCTD đáp ứng đủ điều kiện quy định do đó tốc độ tăng trưởng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2014 chỉ tăng nhẹ đạt 9,30%.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2015 đã có sự tiến bộ vượt trội đạt 25,09% thể hiện sự điều hành thận trọng của NHNN muốn tín dụng đi vào các lĩnh vực sản xuất trực tiếp, đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng thực chất và bền vững hơn thay vì chảy vào các lĩnh vực tăng trưởng nóng, dễ tạo ra bong bóng như bất động sản, thị trường chứng khoán, cổ phiếu như


trước kia. Ngoài ra, NHNN còn tạo điều kiện giảm lãi suất bằng cách giữ ổn định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND, điều tiết thanh khoản của các TCTD hợp lý để tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất….Năm 2015 là năm cuối cùng của giai đoạn 2011 – 2015 thực hiện đề án cơ cấu lại các TCTD và là năm bản lề thực hiện đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD. Do đó, Chính phủ và NHNN đang và sẽ thực hiện quyết liệt để xử lý triệt để nợ xấu

– một trong những tác nhân lớn gây bất ổn kinh tế vĩ mô Việt Nam. Cụ thể để tiếp tục triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu nêu tại Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” ban hành kèm theo Quyết định 843 và phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% đến cuối năm 2015 như đã nêu tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, NHNN đã ban hành Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 27/01/2015 về việc tăng cường xử lý nợ xấu của TCTD. Với Chỉ thị này, NHNN yêu cầu các NHTM xây dựng và báo cáo kế hoạch xử lý nợ xấu, bảo đảm đến ngày 30/6/2015 phải xử lý được ít nhất 60% nợ xấu cần xử lý theo kế hoạch và phải bán được 75% tổng số nợ xấu dự kiến sẽ bán cho VAMC trong năm 2015. Ngoài ra, Thống đốc NHNN còn yêu cầu các NHTM nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về cơ cấu lại nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; nghiêm cấm sử dụng biện pháp che giấu nợ xấu, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng và kết quả kinh doanh; nghiêm cấm lợi dụng việc xử lý nợ xấu để trục lợi, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho các NHTM. Gần 2 năm thành lập nhưng VAMC vẫn khá loay hoay trong hoạt động xử lý nợ xấu và đặc biệt là mức vốn điều lệ khá nhỏ bé so với khoản nợ xấu khổng lồ, thêm vào đó là cơ chế mua bán nợ vẫn còn phụ thuộc ở biện pháp hành chính, chưa theo hướng thị trường. Chính vì vậy, ngày 31/3/2015 nghị định 34/2015/NĐ-CP ra đời về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2015 tăng lên đạt 10,40% khi các NHTM bán nợ xấu đổi lấy trái phiếu đặc biệt của VAMC và chiếm đến 46% lợi nhuận. Không dừng ở đó, ngày 28/8/2015, NHNN ban hành Thông tư số 14/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của TT 19/2013/TT-NHNN về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty VAMC. Thông tư này cụ thể hóa những thay đổi trong Nghị định 34/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31/3/2015 và chính thức quy định việc VAMC mua lại nợ xấu theo giá thị trường bằng phát hành trái phiếu trực tiếp cho tổ chức tín

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí