Xây Dựng Giả Thuyết Nghiên Cứu Và Xác Định Biến Số Nghiên Cứu


Bảng 3.1-Bảng phân bổ mẫu điều tra



TIÊU CHÍ

SỐ LƯỢNG

TỶ LỆ (%)


NIÊM YẾT

Niêm yết

8

34,78

Không niêm yết

15

65,22

LOẠI HÌNH SỞ HỮU

Ngân hàng thương mại Nhà nước

4

17,39

Không phải ngân hàng thương mại Nhà nước

19

82,61

SỐ NĂM HOẠT ĐỘNG (NĂM)

< 20 NĂM

5

21,73

20 NĂM - 40 NĂM

16

69,57

> 40 NĂM

2

8,70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên BCTC tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 7

Nguồn: Dữ liệu thu thập của nghiên cứu năm 2012


Theo tình trạng niêm yết, mẫu khảo sát có 8 ngân hàng đã niêm yết chính thức (chiếm 34.78%) và số ngân hàng chưa niêm yết là 15 ngân hàng (chiếm 65.22%). Hiện nay số lượng ngân hàng niêm yết trên hai sàn chứng khoán là 8 ngân hàng và đều được lựa chọn để đưa vào mẫu khảo sát. Qua đó có thể nhận thấy là các ngân hàng được niêm yết sẽ công bố thông tin và báo cáo tài chính đầy đủ hơn so với những ngân hàng không niêm yết

Theo loại hình sở hữu thì ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước chỉ có số lượng 4 ngân hàng (chiếm 17.39%). Trong khi số lượng ngân hàng thương mại cổ phần không thuộc nhà nước là 19 ngân hàng (chiếm 82.61%).

Theo số năm hoạt động của ngân hàng thì số lượng ngân hàng hoạt động từ 20 năm đến 30 năm là cao nhất với 16 ngân hàng (chiếm 69.57%). Số lượng ngân hàng hoạt động dưới 20 năm là 5 ngân hàng (chiếm 21.73%), và số lượng ngân hàng hoạt động trên 30 năm là thấp nhất với chỉ 2 ngân hàng (chiếm 8,7%).


Như vậy, mẫu nghiên cứu đã thể hiện sự phân bổ hợp lý với các tiêu thức về đặc điểm, loại hình sở hữu, và thời gian hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ mẫu có đủ khả năng đại diện cho tổng thể nghiên cứu, thông tin của mẫu phản ánh đầy đủ thông tin trong tổng thể nghiên cứu và kết quả phân tích đủ độ tin cậy cho các kết luận khoa học.

3.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và xác định biến số nghiên cứu


Từ những kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được tổng kết, và kết hợp đồng thời với mô hình nghiên cứu được lựa chọn ở chương II. Người nghiên cứu tiến hành xác định các biến số và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cùng các thang đo phù hợp với nhân tố trong giả thuyết.

3.2.1 Biến phụ thuộc – dự phòng rủi ro tín dụng (ALL)


Biến dự phòng rủi ro tín dụng được hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đo lường bằng tỷ lệ, cụ thể như sau:

Grace T. Chen và các cộng sự (2005) và Stergios Leventis và các cộng sự (2010) đo lường biến dự phòng rủi ro tín dụng theo công thức: Mức dự phòng rủi ro tín dụng / Tổng dự nợ cho vay

Asokan Anvàarajan và các cộng sự (2005) và Anwer S. Ahmed và các cộng sự (1998) xác định biến dự phòng rủi ro tín dụng bằng công thức: Mức dự phòng rủi ro tín dụng / Tổng dư nợ cho vay bình quân.

Trong bài nghiên cứu này, người nghiên cứu lựa chọn cách đo lường bằng công thức sau:



ALL =

Mức dự phòng rủi ro tín dụng

Tổng dư nợ cho vay khách hàng


Trong đó:


Tổng dư nợ cho vay khách hàng là dư nợ gốc được lấy từ tiểu mục Cho vay khách hàng thuộc Bảng cân đối kế toán.

Mức dự phòng rủi ro tín dụng được lấy từ tiểu mục Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng trên Bảng cân đối kế toán

3.2.2 Biến quy mô (SIZE)


Hầu hết các nghiên cứu được tổng kết đều nhận định nhân tố quy mô, được thể hiện qua tổng tài sản của ngân hàng, có tác động đến trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Khi ngân hàng có sự tăng trưởng về tổng tài sản thì sẽ tiến hành hoạt động cho vay nhiều hơn, và khi mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tăng cao thì đồng nghĩa sẽ có những khoản nợ xấu phát sinh, điều này là nguyên nhân khiến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng sẽ tăng cao. Như vậy, khi tổng tài sản tăng lên thì ngân hàng sẽ gia tăng cho vay dẫn đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng lên.

Để đo lường biến quy mô công ty, Deesomsak, Paudyal và Pescetto (2004), Buferna, Bangassa và Hodgkinson (2005) sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài sản. Trong khi đó, Khaled Dahawy (2009) đo lường quy mô bằng tổng tài sản, tổng vốn chủ sở hữu và tổng doanh thu của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, nghiên cứu thực nghiêm của Grace T. Chen và các cộng sự (2005), Mahmuod O. Ashour và các cộng sự (2011) về các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng đều cùng đo lường quy mô của ngân hàng bằng tổng tài sản. Trên cơ sở đó, biến quy mô được đưa vào mô hình sẽ được người nghiên cứu lựa chọn đo lường:

Quy mô công ty (SIZE) = Ln (Tổng tài sản)


Giả thuyết H1: Tổng tài sản của ngân hàng thương mại có ảnh hưởng thuận chiều đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng.

3.2.3 Tỷ lệ vốn chủ trên tổng tài sản cuối năm trước


Khả năng tự chủ của ngân hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng cũng như các nhà đầu tư khi đánh giá hoạt động của một ngân hàng. Khi tỷ lệ này thấp có nghĩa là khả năng tự chủ về tài chính của ngân hàng không cao, không đủ đảm bảo cho những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, các nhà quản lý ngân hàng rất quan tâm đến tỷ lệ này một phần vì đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng, một phần vì đây là tỷ lệ mà người đầu tư và khách hàng quan tâm khi lựa chọn gửi hay vay tiền.

Các nghiên cứu thực nghiệm thể hiện những kết quả khác nhau về mối quan hệ giữa vốn và dự phòng rủi ro tín dụng. Bikker và Metzemakers (2004), Bushman và Williams (2007), Moyer (1990) tìm thấy một mối quan hệ trái chiều giữa tỷ lệ vốn và dự phòng rủi ro tín dụng. Trong khi Collins và các cộng sự (1995) , Beattie và các cộng sự (1995) và Eng và Nabar (2007) ghi nhận điều ngược lại. Các kết quả khác nhau trong các giả thuyết quản lý vốn có thể là do thực tế phân bổ vốn trong quy định chung khác nhau giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ và giữa các thời kỳ. Ví dụ , Perez và các cộng sự (2006) thừa nhận rằng mối quan hệ giữa dự phòng và vốn sẽ là thuận chiều hoặc ngược chiều nếu dự phòng chung chỉ chiếm một phần nhỏ hơn hoặc lớn hơn trong tổng dự phòng rủi ro tín dụng.

Khi tỷ lệ này thấp thì các nhà quản lý sẽ có xu hướng giảm mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhằm tăng nguồn vốn chủ sở hữu và làm tăng tỷ lệ vốn chủ trên tổng tài sản như một tín hiệu về khả năng an toàn vốn và khả năng tự chủ của ngân hàng. Như vậy, có một mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cuối năm trước và mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Giả thuyết H2: Tỷ lệ vốn chủ trên tổng tài sản cuối năm trước có tương quan thuận với mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Trong nghiên cứu Larry và Ifterkhar Hasan (2003), tác giả đo lường ảnh hưởng của tỷ lệ an toàn vốn đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cuối năm trước.


ER =

Vốn chủ sở hữu cuối năm trước

Tổng tài sản cuối năm trước

Trong đó:


Vốn chủ sở hữu và Tổng tài sản đều được lấy từ Bảng cân đối kế toán.


3.2.4 Biến nợ xấu (NP)


Nợ xấu là một trong những nguyên nhân chính khiến ngân hàng mất vốn và ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt động trong ngân hàng. Nợ xấu trong ngân hàng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN là các nhóm nợ 3, nhóm 4 và nhóm 5. Các nhóm nợ này được xác định là những nhóm nợ cơ bản có thời gian quá hạn kéo dài trên 90 ngày hoặc bị xếp vào 3 nhóm nợ xấu. Cũng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, “đối với những khoản nợ xấu, tổ chức tín dụng phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng”. Như vậy, ngân hàng phải căn cứ vào mức nợ xấu được đánh giá để tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Mức nợ xấu càng cao thì mức trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng càng cao.

Trong các nghiên cứu về nhân tố tác động đến trích lập dự phòng thì nhân tố nợ xấu cũng là một trong những nhân tố được các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Grace T. Chen và các cộng sự (2005), Asokan Anvàarajan và các cộng sự (2005) đã đo lường tác động của nợ xấu thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay, Anwer S. Ahmed và các cộng sự (1998) sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay bình quân. Bên cạnh đó, Michele và Giovanni (2001), Larry và Ifterkhar Hasan (2003), Daniel Pérez và các cộng sự (2011) thì đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản.

Như vậy, đối với biến nợ xấu, người nghiên cứu sẽ ước lượng theo hai cách:


Theo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ



NP =

Nợ xấu


Tổng dư nợ cho vay khách hàng


Theo tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản


NPL =

Nợ xấu

Tổng tài sản


Trong đó:


Nợ xấu được lấy từ Thuyết minh báo cáo tài chính tại mục Cho vay khách hàng được phân loại theo nhóm nợ. Số nợ xấu được tính bằng cách cộng ba nhóm nợ 3 , nhóm 4 và nhóm 5.

Tổng dư nợ cho vay và tổng tài sản được lấy từ mục Cho vay khách hàng và mục Tổng tài sản thuộc Bảng cân đối kế toán

Giả thuyết H3: Các khoản nợ xấu có tác động thuận chiều với mức trích lập dự phòng cho vay.

3.2.5 Biến thu nhập ròng trước thuế và dự phòng (CROA)


Thu nhập trước thuế và dự phòng được tiêu chuẩn hoá bởi tổng tài sản bình quân.. Việc thực hiện các quy định về an toàn vốn tại Mỹ trong năm 1990 và hiệp ước Basel năm 1988 ở Châu Âu dẫn đến việc loại bỏ dự phòng ra khỏi vốn cấp I và đưa vào vốn cấp II. Vì vậy, tỷ lệ an toàn vốn không thay đổi bởi những thay đổi trong khoản dự phòng. Trong giai đoạn trước Basel, việc giảm các khoản trích lập dự phòng rủi ro để làm tăng thu nhập sẽ gây ra một sự sụt giảm về tỷ lệ an toàn vốn và ngược lại. Hành động này đóng vai trò quan trọng trong hành vi quản lý thu nhập trong giai đoạn trước Basel. Một số các nghiên cứu thực nghiệm về hành vi làm đẹp báo cáo thu nhập thông qua việc sử dụng dự phòng rủi ro đưa ra những kết quả trái ngược nhau. Một mặt những nghiên cứu của Collins và các cộng sự (1995), Ahmed và các cộng sự (1998) không tìm thấy bằng chứng cho thấy việc làm đẹp báo cáo thu nhập. Mặt khác, Beatty và các cộng sự (1995), và Wahlen (1994) lại đưa ra


bằng chứng mạnh mẽ khi chứng minh rằng các ngân hàng sử dụng dự phòng để làm đẹp báo cáo thu nhập. Fundenberg và Tirole (1995) cũng chỉ ra rằng trong giai đoạn khó khăn thì các nhà quản lý sẽ chuyển lợi nhuận trong tương lai sang giai đoạn hiện tại thông qua dự phòng rủi ro tín dụng. Như vậy, biến này được đưa vào để kiểm tra giả thuyết làm đẹp cho thu nhập và được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa vào trong mô hình các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro trong ngân hàng.

Giả thuyết thứ tư được đưa ra là:


Giả thuyết H4: Thu nhập trước thuế và dự phòng có mối tương quan thuận đối với mức trích lập dự phòng cho vay của ngân hàng thương mại.

Biến này được đưa vào để kiểm tra giả thuyết làm đẹp thu nhập và được dự đoán là sẽ có mối quan hệ thuận với việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Khi thu nhập trước thuế và dự phòng của năm nay mà thấp hơn năm trước, các nhà quản lý ngân hàng sẽ có động cơ để giảm quy định rủi ro tín dụng nhằm tăng lợi nhuận và làm đẹp thu nhập của hợ và ngược lại. Biến này được đo lường bằng công thức: Tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản bình quân theo Asokan Anvàarajan và các cộng sự (2005), hoặc đo lường bằng tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản theo Larry D. Wall và Ifterkhar Hasan(2003), Mahmuod

O. Ashou và các cộng sự (2011), và Asokan Anvàarajan và các cộng sự (2010). Người nghiên cứu lựa chọn sử dụng tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản để đo lường sự ảnh hưởng của biến CROA như sau:


CROA =

Thu nhập trước thuế và dự phòng

Tổng tài sản


3.2.6 Hệ số rủi ro tài chính (CE)


Hệ số rủi ro tài chính liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty và phân tích việc sử dụng nợ của công ty. Việc giảm hệ số rủi ro tài chính là cách mà các


ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh, và cũng là để đảm bảo tiêu chí an toàn trong hoạt động ngân hàng. Đặc biệt là những ngân hàng yếu kém hoặc có nợ xấu cao. Bởi vì tăng vốn sẽ giúp bù trừ vào phần vốn chủ sở hữu bị hao hụt do nợ xấu tăng cao.

Zoubi T. A và Al-Khazali O. (2007) và Mahmoud O. Ashour và các cộng sự (2011) trong bài nghiên cứu của mình đều đã đưa ra giả thuyết về mối qua hệ trái chiều giữa tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản và mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Đây là biến đo lường rủi ro của ngân hàng. Khi tỷ lệ này càng tăng cao thì mức rủi ro mà các ngân hàng đối mặt cũng sẽ tăng cao. Do đó các nhà quản lý ngân hàng sẽ có động cơ để giảm khoản dự phòng rủi ro nhằm tăng vốn chủ thông qua lợi nhuận giữ lại khiến tỷ lệ này bị hạ thấp và qua đó sẽ làm giảm dự đoán về rủi ro của ngân hàng.

Ngược lại, các nghiên cứu thực nghiệm của Michele và Giovanni (2001), Daniel Pérez và các cộng sự (2001) và Larry D. Wall và Ifterkhar Hasan (2003) lại chứng minh điều ngược lại khi kết quả thực nghiệm của ba nghiên cứu này đều cho thấy mối tương quan thuận chiều giữa hệ số rủi ro và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng.


CE =

Tổng dư nợ cho vay khách hàng

Tổng tài sản


Giả thuyết H5: Hệ số rủi ro tài chính có mối tương quan nghịch đối với trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Như vậy, toàn bộ các nhân tố ảnh hưởng đến mức lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại được thể hiện như sau:

ALL = f ( SIZE, ER, NP, NPL, CROA, CE)


ALL : Dự phòng rủi ro tín dụng

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 19/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí