Chủ Thể Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh Tỉnh Điện Biên.


Tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên từ năm 2013 đến 2017 nhìn chung người dân thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn tại ngân hàng với các mục đích khác nhau đều có xu hướng tăng lên. Cho thấy nhu cầu sử dụng vốn của người dân ngày càng tăng. Đồng nghĩa với việc người dân đang ngày càng hiểu biết hơn về quyền sử dụng đất, mạnh dạn hơn trong các mục tiêu cá nhân. Đây là một điều đáng kỳ vọng về nên kinh tế ngày một phát triển hơn cũng như chất lượng cuộc sống của người dân tỉnh Điện Biên đang ngày càng được nâng cao.

Trong đó chiếm tỉ trọng lớn nhất là mục đích mua đất (năm 2017 chiếm đến 31,51% tổng các mục đích tham gia thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên). Cho thấy một tỉnh miền núi phía Tây bắc đang có môt thị trường bất động sản khá sôi động.

Mục đích phát triển kinh doanh cũng chiếm tỉ trọng khá lớn trong số các mục đích tham gia. Điều này cho thấy người dân tỉnh Điện Biên đang khá chú trọng vào phát triển kinh tế. Những năm gần đây, tỉnh Điện Biên khá chú trọng vào phát triển du lịch di tích lịch sử, sinh thái, du lịch văn hóa dân tộc. Mở ra rất nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho người dân tỉnh Điện Biên. Nhất là những năm gần đây.

Ngoài ra, các mục đích như xây nhà, sửa nhà, mua ô tô hay các mục đích khác như đầu tư mua máy móc, ttieeu dùng cá nhân… cũng có xu hướng ra tăng. Cho thấy được đời sống sinh hoạt của người dân tỉnh Điện Biên ngày càng được cải thiện đáng kể.

3.3.2.2.Chủ thể thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên.

Trong hoạt động thế chấp quyền sử dụng dất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên, chủ thể thế chấp


chính là hộ gia đình, cá nhân hay tổ chức có quyền sử dụng đất, mang thế chấp tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên để vay vốn.

54


Bảng 3.3: Thống kê chủ thể tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên qua các năm 2013-2017

Năm

2013

2014

2015

2016

2017


Chủ thể thế chấp

Số lượng

hồ sơ

Tỉ lệ (%)

Số lượng

hồ sơ

Tỉ lệ (%)

Số lượng

hồ sơ

Tỉ lệ (%)

Số lượng

hồ sơ

Tỉ lệ (%)

Số lượng

hồ sơ

Tỉ lệ (%)

Hộ gia đình, cá nhân

3.998

91,26

4.127

90,19

5.271

94,72

6.287

93,82

7.248

93,38

Doanh nghiệp

383

8,75

449

9,81

294

5,28

414

6,18

514

6,62

Tổng

4.381

100,00

4.576

100,00

5.565

100,00

6.701

100,00

7762

100,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

(Báo cáo kiểm kê hồ sơ, tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Việt Nam chi nhánh Điện Biên)


Từ năm 2013 đến 2017, số lượng hồ sơ đăng ký tham gia thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên có sự gia tăng đều qua các năm, tăng mạnh hơn từ năm 2016 đến 2017 (tăng 1216 lượt, gần gấp đôi so với năm 2015 – 2016 là 689 lượt). Trong đó chủ thể là hộ gia đình, cá nhân số lượt đăng ký cũng có xu hướng tăng qua các năm và tăng mạnh vào năm 2014 – 2015 (tăng 1028 lượt);

Chủ thể là tổ chức là các công ty, doanh nghiệp tại tỉnh Điện Biên cũng có lượt đăng ký tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên tuy không nhiều nhưng từ năm 2013 đến 2016 cũng có xu hướng tăng lên và tăng đều qua các năm. Đến năm 2016 thì tăng nhanh hơn và vẫn có xu hướng tăng lên nữa.

Biểu đồ 3 1 Cơ cấu chủ thể tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng 1

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu chủ thể tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

chi nhánh tỉnh Điện Biên các năm 2013-2017

Qua biểu đồ ta có thể thấy rõ từ năm 2013 đến 2017, tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên, số lượt đăng ký với chủ thể là hộ gia đình cá nhân chiếm ưu thế hơn hẳn so với tổ chức.


Cơ cấu này cũng có thay đổi với xu hướng tăng dần tỉ trọng của chủ thể là tổ chức. Từ năm 2013 đến 2016 tỉ trọng chủ thể là tổ chức tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên tăng từ 1,99% (năm 2013) lên đến 5,06% (năm 2016) tăng khoảng 2,5 lần so với năm 2013. Trong đó, ta có thể thấy từ năm 2013 đến 2015 xu hướng này chỉ tăng nhẹ; Nhưng từ 2015 đến 2016 lại có xu hướng tăng lên mạnh mẽ hơn so với những năm trước đó, năm 2016 tỉ trọng chủ thể là tổ chức tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên tăng lên 1,8 lần so với năm 2015.

Ta có thể thấy, thị trường tỉnh Điện Biên đang là một thị trường đầy tiềm năng cho các tổ chức để phát triển kinh tế. Kinh tế xã hội phát triển mở ra nhiều cơ hội đầu tư, càng về những năm gần đây nhu cầu thế chấp quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp, công ty càng gia tăng nhằm đầu tư phát triển, mở rộng thị trường kinh doanh trên mảnh đất kinh tế đầy tiềm năng này.

Bên cạnh đó, Điện Biên là tỉnh miền núi Tây Bắc, dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số sống tại miền núi biên giới. Các tổ chức như công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn ít vì vậy trong hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên, tỉ trọng chủ thể là tổ chức tham gia hoạt động này ít hơn nhiều so với chủ thể là hộ gia đình cá nhân là điều khá dễ hiểu.

Các tổ chức tại tỉnh Điện Biên chủ yêu là công ty gia đình, doanh nghiệp tư nhân với quy mô nhỏ, khi thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên chủ thể có quyền sử dụng đất sẽ đăng ký tham gia hoạt động thế chấp bằng quyền sử dụng đất của mình và đăng ký bằng tên của hộ gia đình, cá nhân. Vì vậy, theo thống kê vẫn sẽ là chủ thể hộ gia đình cá nhân tham gia thế chấp


quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có khá nhiều các công ty doanh nghiệp về nghành xây dựng, du lịch... Những tổ chức này có nhu cầu vay vốn khá cao nhưng lại chủ yêu vay vốn thế bằng tài sản như ô tô, máy xúc, máy móc... chứ không thế chấp bằng quyền sử dụng đất nhiều. Đây cũng là một nguyên nhân khách quan dẫn đến tỉ trọng chủ thể là tổ chức tham gia thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên không nhiều.

3.3.2.3.Đối tượng thế chấp quyền sử dụng đất của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên.

Trong hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất, đối tượng thế chấp chính là quyền sử dụng đất, hay có thể nói đó là thửa đất. Để thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để vay vốn ngân hàng, đối tượng thế chấp phải là một trong những loại đất sau: Đất nông nghiệp được nhà nước giao trong hạn mức, đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, đất được cho thuê mà trả tiền đất một lần cho cả thời gian thuê, đất được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế.

Tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên, đối tượng thế chấp quyền sử dụng đất được chia thành 2 đối tượng chính là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp (bao gồm đất ở, đất sản xuất kinh doanh…)

58


Bảng 3.4 : Thống kê các loại đất tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013 – 2017

Đơn vị: số lượng thửa đất


S T T


Đơn vị hành chính

2013

2014

2015

2016

2017

Số

lượng thửa đất

Đất phi nông

nghiệp

Đất nông nghiệp

Số

lượng thửa đất

Đất phi nông

nghiệp

Đất nông nghiệp

Số

lượng thửa đất

Đất phi nông

nghiệp

Đất nông nghiệp

Số

lượng thửa đất

Đất phi nông

nghiệp

Đất nông nghiệp

Số

lượng thửa đất

Đất phi nông

nghiệp

Đất nông nghiệp

1

Tp Điện Biên Phủ

2.587

2.584

3

1.379

1.376

3

1.807

1.805

2

2.128

2.124

4

2.530

2.527

3

2

Thị xã Mường lay

249

231

18

281

261

20

332

308

24

430

409

21

434

415

19

3

Huyện Điện Biên

1.434

1.428

6

1.369

1.363

6

1.793

1.786

7

2.167

2.164

3

2.497

2.483

14

4

Huyện Tuần Giáo

441

430

11

446

432

14

540

529

11

652

644

8

693

687

6

5

Huyện Mường Nhé

95

95

0

161

161

0

173

173

0

176

176

0

182

182

0

6

Huyện Mường Chà

230

227

3

230

225

5

222

212

10

249

246

3

266

261

5

7

Huyện Điện Biên Đông

130

121

9

130

122

8

114

103

11

123

112

11

141

127

14

8

Huyện Tủa Chùa

251

244

7

330

326

4

394

388

6

486

481

5

555

549

6

9

Huyện Mường Ảng

565

553

12

546

541

5

607

596

11

620

613

7

707

663

44

Tổng

5.982

5.913

69

4.872

4.807

65

5.982

5.900

82

7.031

6.969

62

8.005

7.894

111

Tỉ lệ (%)

100

98,85

1,15

100

98,67

1,33

100

98,63

1,37

100

99,12

0,88

100

98,61

1,39

(Báo cáo kiểm kê hồ sơ, tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Việt Nam chi nhánh Điện Biên)


Qua các năm từ 2013 đến 2017, ta có thể thấy số tài sản bảo đảm cho hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất có xu hướng tăng lên theo thời gian và tăng mạnh hơn vào nhưng năm gần đây (năm 2016 tăng lên 22,8% so với 2015; năm 2017 tăng 17,5% so với 2016). Cho thấy nhu cầu vay vốn của người dân cũng như hiểu biết về quyền của người sử dụng đất của người dân cũng đang ngày được cải thiện.

Cùng với đó ta thấy số lượng thửa đất tham gia thế chấp quyền sử dụng đất chủ yếu là đất phi nông nghiệp (từ 2013 đến 2017 tỉ trọng đất phi nông nghiệp tham gia hoạt động thế chấp luôn giao động ở mức khoảng 98% so với tổng số lượng thửa đất tham gia thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh tỉnh Điện Biên.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đất ở, đất sản xuất kinh doanh có giá trị cao hơn đất nông nghiệp rất nhiều. Dễ dàng sử dụng quyền sử dụng đất để vay vốn tại ngân hàng với số tiền lớn nhằm phục vụ được tốt cho mục đích và nhu cầu của người dân. Trong trường hợp sử dụng đất nông nghiệp để thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn chỉ vay được số tiền nhỏ chỉ bằng 40 – 50% giá trị đất, do giá trị của đất nông nghiệp không cao.

Ngoài ra, hình thức vay thế chấp đất nông nghiệp hơi khó khăn để thực hiện, đất nông nghiệp cũng cần rất nhiều điều kiện để ngân hàng chấp nhận cho vay thế chấp như đất nông nghiệp đang sử dụng là đất đi thuê sẽ không được ngân hàng chấp nhận, kể cả các tài sản gắn liền với đất có giá trị lớn trên thửa đất thuê này cũng không được chấp nhận; Đất phải có khả năng chuyển nhượng dễ dàng, không thuộc khu vực giải tỏa, không nằm trong vùng quy hoạch thì mới được vay thế chấp đất nông nghiệp.

Cùng với sự phát triển kinh tế và nhu cầu cao hơn trong đời sống sinh hoạt, cùng với đó là tuyên truyền và giáo dục cũng được nâng cao. Dân trí phát triển nhu cầu sử dụng vốn để làm kinh tế, trang trải cuộc sống ngày càng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023