Chi Phí Dự Phòng Rủi Ro Tín Dụng Của Top 10 Nh Năm 2017 - 2018


- Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn: Tỷ lệ này giảm thiểu tối đa việc bất cân xứng giữa việc bất cân xứng trong kỳ hạn của các khoản cho vay của Ngân hàng. Tỷ lệ này được tính theo phần trăm của Tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn trừ đi nguồn huy động trung, dài hạn trên nguồn huy động ngắn hạn. Đối với TCTD, chi nhánh NHNNg, tỷ lệ này chỉ được duy trì tối đa là 40%. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh so với Tổng Nợ phải trả bình quân của tháng liền kề trước đó theo tỷ lệ tối đa là 30% đối với Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 10% đối với Tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

- Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng số dư tiền gửi: Tỷ lệ này xác định khả năng chi trả của Ngân hàng khi nhu cầu đến hạn của người gửi tiền và rút vốn của người đi vay. Tỷ lệ này luôn duy trì ở mức 80% đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Ngoài ra, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong NHTM Việt Nam được điều tiết chặt chẽ bởi chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà Nước, với các mục tiêu:

- NHTM có quyền chủ động trong việc hoạch định ra các kế hoạch, phương pháp để tăng cường tính thanh khoản nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, với tính chất của ngành Ngân hàng, pháp luật đã đưa ra các quy định, quy trình để hạn chế tối đa các rủi ro xảy ra, ảnh hưởng đến hoạt động Ngân hàng, xa hơn nữa là ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Từ đó, NHTM có quyền chủ động đưa ra các ban kiểm tra, kiểm soát theo quy định nội bộ của NHTM nhưng tối thiểu phải đảm bảo các nội dung quy định của pháp luật.

- Ngân hàng Nhà Nước là đơn vị giám sát việc thực hiện các quy trình, quy định của NHTM trong hoạt động của Ngân hàng để đảm bảo sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, điều tiết và chi phối hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, một khi tính thanh khoản của NHTM bị đe dọa, NHNN là đơn vị thực hiện các


chính sách nhằm hỗ trợ và bảo vệ sự an toàn của NHTM như các hoạt động tái tài trợ, tái chiết khấu và quan trọng nhất là điều hành hoạt động trong nghiệp vụ thị trường mở.

Sự quản lý chặt chẽ và chính sách quy định rò ràng giúp cho các nhà quản lý Ngân hàng thấy rò được sự ảnh hưởng, tác động của rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của Ngân hàng, giúp cho nhà quản lý có được các công cụ để thực hiện quản trị rủi ro này. Từ đó, hệ thống ngân hàng có những bước phát triển nhanh, ổn định và an toàn, đảm bảo việc thanh khoản trong hoạt động kinh doanh.

Đối với rủi ro tín dụng, có thể nói đây là một loại rủi ro mà được các Ngân hàng quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, vì có thể ảnh hưởng đầu tiên và quyết định đến sự tồn tại của Ngân hàng, liên quan mật thiết đến an toàn vốn, cân đối giữa vốn tự có và cho vay của Ngân hàng.

Hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam được hiểu một cách đơn thuần như việc điều hành nhằm đảm bảo cho tăng trưởng hoạt động tín dụng hiệu quả, duy trì tối thiểu mức nợ xấu, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Đối với hệ thống các ngân hàng thương mại: nợ xấu sẽ khiến các ngân hàng thương mại sử dụng vốn kém hiệu quả, giảm lợi nhuận, chịu rủi ro dòng tiền, giảm khả năng thanh toán cho các khoản thanh toán của ngân hàng. Đặc biệt, nếu tình trạng nợ xấu diễn ra thường xuyên, liên tục và không được xử lý dứt điểm sẽ khiến các ngân hàng thương mại bị mất uy tín trong hoạt động kinh doanh tín dụng của mình.

Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra các chính sách cụ thể để nhằm giảm thiếu tối đa rủi ro trong hoạt động tín dụng của các Tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 và văn bản sửa đổi bổ sung, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phản ánh mức đủ vốn của TCTD, chi nhánh NHNNg trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg. TCTD, chi nhánh NHNg phải luôn duy trì tỷ lệ này ở mức 9%.


Tình hình nợ xấu ở các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đã có thay đổi đáng kể sau Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước thông tin, đối với công tác xử lý nợ xấu, ước tính đến cuối tháng 12/2018, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được 149,22 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017.

Hình 2-1 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của top 10 NH năm 2017 - 2018


Nguồn Vietstock Finance Theo thống kê từ báo cáo tài chính của 20 ngân hàng 1

Nguồn: Vietstock Finance


Theo thống kê từ báo cáo tài chính của 20 ngân hàng được chọn mẫu, tổng số dư nợ xấu của các ngân hàng (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) vào cuối năm 2018 là 70.297 tỉ đồng, tăng 9,8% so với năm trước. Hay tương đương với tăng hơn 6.200 tỉ đồng nợ xấu. Tuy nhiên, mức tăng của nợ xấu vẫn kém tăng trưởng cho vay khách hàng các ngân hàng (13,8%).


Hình 2-2 Số dư nợ xấu của 20 NHTM trong năm 2018


ĐVT: tỷ đồng

18,000

16,000

14,000

12,000

10,000

8,000

6,000

4,000

2,000

-

31/12/2017 31/12/2018

Nguồn: BCTC 20 NHTM năm 2018 và 2017


Bảng 2-2 Tỷ lệ nợ xấu của 20 NHTM trong năm 2018


STT

Ngân hàng

31/12/2018

31/12/2017

Tỷ lệ thay đổi

1

ACB

0,73%

0,70%

0.03%

2

Bac A Bank

0,76%

0,63%

0.13%

3

Kienlong Bank

0,86%

0,84%

0.02%

4

Vietcombank

0,98%

1,14%

-0.16%

5

TPBank

1,12%

1,10%

0.02%

6

VietBank

1,25%

1,35%

-0.10%

7

MB Bank

1,32%

1,20%

0.12%

8

Lien Viet PostBank

1,41%

1,07%

0.34%

9

HB Bank

1,53%

1,52%

0.01%

10

VietinBank

1,56%

1,14%

0.42%

11

BIDV

1,69%

1,62%

0.07%

12

Techcombank

1,75%

1,61%

0.14%

13

Eximbank

1,84%

2,27%

-0.43%

14

ABBank

1,89%

2,77%

-0.88%

15

Sacombank

2,11%

4,67%

-2.56%

16

Saigon Bank

2,20%

2,98%

-0.78%

17

VIB

2,52%

2,64%

-0.12%

18

PG Bank

2,96%

3,23%

-0.27%

19

MSB

3,01%

2,23%

0.78%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.


20

VP Bank

3,51%

3,39%

0.12%

Trung bình

1.75%

1,90%

0,15%

Nguồn: BCTC 20 NHTM năm 2018 và 2017


Trên đà tăng trưởng của nền kinh tế thị trường, xu thế tất yếu trong thời kỳ hội nhập, Ngân hàng Nhà nước đã tiếp nhận và cho triển khai chuẩn Ngân hàng theo Basel II và xây dựng ngân hàng Việt Nam lành mạnh. Việc áp dụng các quy chuẩn của Basel II trong xây dựng Ngân hàng sẽ giúp tái cấu trúc ngành ngân hàng, giảm số lượng ngân hàng yếu kém, nâng cao năng lực của các ngân hàng thương mại đặc biệt là về chất lượng tài sản, khả năng sinh lời, hệ số an toàn vốn và năng lực quản trị.

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với TCTD (phương pháp tiêu chuẩn của Basel II) và Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Thương mại nhằm tạo khung pháp lý để các ngân hàng thực hiện trụ cột 1, trụ cột 2 và trụ cột 3 của Basel II.

Điều này tạo ra nền tảng giúp các ngân hàng Việt Nam tiếp cận với thị trường vốn quốc tế một cách dễ dàng, với chi phí thấp và tăng mức độ tin cậy của các định chế tài chính toàn cầu, các nhà đầu tư, tổ chức quốc tế khác đối với Việt Nam.


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU


3.1. Mô hình nghiên cứu


Trước đây, khi phân tích tác động của các rủi ro đến hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, các tác giả đã nhấn mạnh được tác động của từng loại rủi ro ảnh hưởng như thế nào đến sự ổn định của Ngân hàng.

Bài viết đưa ra những mô hình để xem xét về sự tương tác, mối quan hệ của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản và tác động của mối quan hệ này đến sự ổn định của Ngân hàng. Những nghiên cứu đã phân tích được sự ảnh hưởng của mối quan hệ này đến sự ổn định của Ngân hàng như Cole và White (2012), DeYoung và Torna (2013), Leland (1994), Leland và Toft (1996) và He và Xiong (2012c). Gần đây nhất, bài nghiên cứu của các tác giả Ameni Ghenimi, Hasna Chaibi, Mohamed Ali Brahim Omri (2017) đã nghiên cứu tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của Ngân hàng tại các quốc gia khu vực Trung Đông – Bắc Phi giai đoạn 2006 - 2013 bằng cách sử dụng mô hình hồi quy 2SLS, PVAR để xem xét mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Tiếp đó, các tác giả sử dụng mô hình hồi quy biến số Z-score để xem xét tác động của hai loại rủi ro này đến sự ổn định của các Ngân hàng.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ dựa theo nghiên cứu trên để phân tích sự ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, đặc biệt là đi sâu vào xem xét và phân tích sự ảnh hưởng tương tác hai loại rủi ro này đối với sự ổn định của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam.

- Đầu tiên, tác giả sử dụng mô hình bình phương tối thiểu 2 giai đoạn (2SLS) để xem xét sự tương tác, mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng:

𝑖,𝑡

𝑡

𝑐𝑟𝑒𝑑𝑖𝑡 𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖,𝑡 = C + 𝛽1𝑐𝑟𝑒𝑑𝑖𝑡 𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖,𝑡−1 + 𝛽2𝑙𝑖𝑞𝑢𝑖𝑑𝑖𝑡𝑦 𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖,𝑡 +

𝐽

𝑗=1

𝛽𝑗 𝐵𝑎𝑛𝑘𝑗

𝐿

+ ∑

𝑙=1

𝛽𝑙 𝑀𝑎𝑐𝑟𝑜𝑙 + 𝜀𝑖,𝑡 (1)


𝑖,𝑡

𝑡

𝑙𝑖𝑞𝑢𝑖𝑑𝑖𝑡𝑦 𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖,𝑡 = C + 𝛽1𝑙𝑖𝑞𝑢𝑖𝑑𝑖𝑡𝑦 𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖,𝑡−1 + 𝛽2𝑐𝑟𝑒𝑑𝑖𝑡 𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖,𝑡 +

𝑃

𝑝=1

𝛽𝑝𝐵𝑎𝑛𝑘𝑝

𝑄

+ ∑

𝑞=1

𝛽𝑞 𝑀𝑎𝑐𝑟𝑜𝑞 + 𝜀𝑖,𝑡 (2)



gian.

Khi i = 1,….., N biểu thị số Ngân hàng và t = 1,…., T biểu thị cho khoảng thời


𝑐𝑟𝑒𝑑𝑖𝑡 𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖,𝑡 𝑣à 𝑙𝑖𝑞𝑢𝑖𝑑𝑖𝑡𝑦 𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖,𝑡 là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của

ngân hàng i tại thời điểm t. 𝐵𝑎𝑛𝑘𝑗 𝑣à 𝛽𝑝𝐵𝑎𝑛𝑘𝑝 đại diễn cho các biến kiểm soát

𝑖,𝑡 𝑖,𝑡

𝑡

dành riêng cho ngân hàng, như quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE), tỷ lệ an toàn vốn (CAR), thu nhập lãi cận biên (NIM), chênh lệch thanh khoản (liquidity gaps), tăng tưởng tài sản, đa dạng hóa thu nhập, khủng hoảng và hiệu quả. 𝑀𝑎𝑐𝑟𝑜𝑗 biểu thị cho tốc độ tăng trưởng GDP

thực và tỷ lệ lạm phát.


- Tiếp theo, để kiểm định tính chắc chắn mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, tác giả sử dụng mô hình P-VAR để xem xét mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản:

Mô hình được viết là:

𝑦𝑖,𝑡 = 𝑢𝑖,𝑡 + 𝜃(𝐿)𝑦𝑖,𝑡 + 𝜀𝑖,𝑡 (3) Trong đó: 𝜃(𝐿)𝑦𝑖,𝑡 là điều hành độ trễ, 𝑦𝑖,𝑡 là một biến vector.

- Sau cùng, tác giả sẽ dựa trên mô hình gốc về việc xem xét chỉ số Z-score được tính toán dựa trên nghiên cứu của Roy (1952), Blair and Heggestad (1978), and Boyd and Graham (1988) để đánh giá được sự tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đối với sự ổn định của ngân hàng thông qua mô hình (1):

𝑧 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑖𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1𝑧 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑖𝑡−1 + 𝛽2𝑙𝑖𝑞𝑢𝑖𝑑𝑖𝑡𝑦𝑖𝑡 + 𝛽3𝑐𝑟𝑒𝑑𝑖𝑡 𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖𝑡

+ 𝛽4𝑙𝑖𝑞𝑢𝑖𝑑𝑖𝑡𝑦 ∗ 𝑐𝑟𝑒𝑑𝑖𝑡 𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖𝑡 + 𝛽5𝑠𝑖𝑧𝑒𝑖𝑡 + 𝛽6𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡 + 𝛽7𝐶𝐴𝑅𝑖𝑡

+ 𝛽8𝑙𝑜𝑎𝑛 𝑔𝑟𝑜𝑤𝑡ℎ𝑖𝑡 + 𝛽9𝑒𝑓𝑓𝑖𝑐𝑖𝑒𝑛𝑐𝑦𝑖𝑡 + 𝛽10𝑖𝑛𝑐𝑜𝑚𝑒 𝑑𝑖𝑣𝑒𝑟𝑠𝑖𝑡𝑦𝑖𝑡

+ 𝛽11𝐼𝑛𝑓𝑖𝑡 + 𝛽12𝐺𝐷𝑃𝑖𝑡 + 𝛽13𝑐𝑟𝑖𝑠𝑖𝑠𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡 (4)


Trong đó, i đại diện cho ngân hàng; t biểu thị cho thời gian; Z - scoreit đo lường sự ổn định của ngân hàng tại thời gian t; Z - scoreit-1 là biến phụ thuộc bị trễ đầu tiên nắm bắt sự bền bỉ trong ổn định ngân hàng theo thời gian; β0 là tham số cần ước tính; ROA biểu thị cho tỷ suất sinh lợi trên tài sản; CAR là tỷ lệ an toàn vốn, Inf là tỷ lệ lạm phát, GDP là tỷ lệ tăng trưởng GDP thực, và khủng hoảng để kiểm tra áp lực có thể có trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007- 2008, và 𝜀 là sai số. β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8, β9, β10, β11, β12 và β13 là các hệ số được ước lượng bởi dữ liệu động một bước được thiết lập bởi phương pháp ước lượng tổng quát moments (GMM) được phát triển bởi Blundell và Bond (1998).

- Trong bài nghiên cứu này, tác giả dựa theo kết quả mô hình về việc phân tích tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của ngân hàng, trong đó, áp dụng tại thực tiễn với các NHTM Việt Nam: rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi ngân hàng nên các NHTM cần xác định được chính sách nhằm đối mặt với rủi ro hiện hữu này, trong đó việc quản trị thanh khoản của Ngân hàng là việc ưu tiên. Vậy mức độ thanh khoản bao nhiêu để đảm bảo bù đắp được rủi ro tín dụng mà Ngân hàng đang gánh phải? Giả sử, không xét đến các yếu tố khác, sự ổn định của được đo lường bởi rủi ro tín dụng, trong đó tỷ lệ rủi ro này được bù đắp bởi tỷ lệ thanh khoản thể hiện qua biến 𝑙𝑖𝑞𝑢𝑖𝑑𝑖𝑡𝑦 ∗ 𝑐𝑟𝑒𝑑𝑖𝑡 𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖𝑡 , ta có mô hình (5):

𝑧 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑖𝑡 = 𝛽3𝑐𝑟𝑒𝑑𝑖𝑡 𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖𝑡 + 𝛽4𝑙𝑖𝑞𝑢𝑖𝑑𝑖𝑡𝑦 ∗ 𝑐𝑟𝑒𝑑𝑖𝑡 𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖𝑡

= 𝑐𝑟𝑒𝑑𝑖𝑡 𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖𝑡(𝛽3 + 𝛽4𝑙𝑖𝑞𝑢𝑖𝑑𝑖𝑡𝑦) (5)

Với (5), ta có, khi Ngân hàng ổn định thể hiện qua 𝑧 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑖𝑡 lớn hơn 0, trong khi đó, các Ngân hàng đều phải đối mặt với rủi ro tín dụng nên 𝑐𝑟𝑒𝑑𝑖𝑡 𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖𝑡 lớn hơn 0, do đó Ngân hàng luôn duy trì được tỷ lệ thanh khoản sao cho:

3 4

(𝛽 + 𝛽 𝑙𝑖𝑞𝑢𝑖𝑑𝑖𝑡𝑦) lớn hơn 0, tương đương với giá trị 𝑙𝑖𝑞𝑢𝑖𝑑𝑖𝑡𝑦 >−𝛽3.

𝛽4

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí