Căn Cứ Cho Việc Trình Bày Dự Phòng Rủi Ro Tín Dụng Trên Bctc Tại Các Nhtm Việt Nam


Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi.

Tóm lại, dù căn cứ xác định rủi ro tín dụng theo chuẩn quốc tế hay theo quy định tại Việt Nam thì đều dựa trên việc phân loại nợ theo những tiêu chuẩn hay điều kiện cụ thể. Và phương pháp phân loại nợ cũng là lựa chọn giữa hai phương pháp định lượng hoặc định tính. Điều này cũng cho thấy sự cố gắng của NHNN trong việc kéo ngắn khoảng cách giữa các quy định của Việt Nam so với chuẩn quốc tế nhằm tạo đà cho sự hội nhập sâu rộng về ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung của Việt Nam trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay.


2.3 Căn cứ cho việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên BCTC tại các NHTM Việt Nam

Khoản dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng được ghi nhận và trình bày trên BCTC theo hướng dẫn của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 22 (VAS 22) và Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

Theo VAS22 – đoạn 36, báo cáo tài chính của ngân hàng phải trình bày:


a) Chính sách kế toán làm cơ sở cho việc ghi nhận chi phí hoặc xoá sổ các khoản cho vay và ứng trước không có khả năng thu hồi

b) Chi tiết về những thay đổi dự phòng tổn thất các khoản cho vay và ứng trước trong kỳ. Ngân hàng phải trình bày riêng biệt giá trị được ghi nhận là chi phí trong kỳ đối với khoản dự phòng tổn thất các khoản cho vay và ứng trước, giá trị được ghi nhận là chi phí trong kỳ đối với các khoản cho vay và ứng trước được xoá sổ và số tiền thu hồi các khoản cho vay và ứng trước đã xoá sổ trước đây nay thu hồi được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

c) Tổng giá trị dự phòng rủi ro tổn thất khoản cho vay và ứng trước tại ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính

Bên cạnh đó, đoạn 39 cũng trình bày rõ sự cần thiết của việc trình bày khoản mục dự phòng rủi ro tín dụng và yêu cầu trình bày như sau: Những người sử dụng

Các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên BCTC tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 6


báo cáo tài chính của ngân hàng cần biết về các khoản tổn thất khoản cho vay và ứng trước ảnh hưởng đến tình hình tài chính cũng như quá trình hoạt động của ngân hàng được trình bày trong báo cáo tài chính. Điều này giúp họ đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực của ngân hàng. Ngân hàng phải trình bày tổng số giá trị dự phòng tổn thất khoản cho vay và ứng trước tại ngày khoá sổ lập báo cáo tài chính và các thay đổi dự phòng trong kỳ. Ngân hàng phải trình bày riêng rẽ các thay đổi dự phòng, bao gồm cả các khoản trước đây đã được xóa sổ nay thu hồi được.

Ngoải ra, đối với bất kỳ khoản dự phòng nào lập cho các rủi ro chung trong hoạt động của Ngân hàng, bao gồm các khoản lỗ dự kiến trong tương lai và các khoản rủi ro không thể dự kiến khác hoặc các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn đều phải được trình bày riêng rẽ như là phần trích lập từ lợi nhuận sau thuế. Các khoản hoàn nhập dự phòng đã lập được ghi tăng lợi nhuận giữ lại mà không được tính vào lãi, lỗ trong kỳ.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng được lập dự phòng cho các tổn thất đột xuất. Dự phòng cho các rủi ro chung trong hoạt động của Ngân hàng và các tổn thất đột xuất không đáp ứng điều kiện ghi nhận theo quy định của Chuẩn mực kế toán "Dự phòng, nợ phải trả và tài sản ngẫu nhiên". Do đó, Ngân hàng phải trích lập các khoản dự phòng đó từ lợi nhuận sau thuế. Điều này là cần thiết để tránh làm tăng nợ phải trả, làm giảm tài sản hoặc các khoản dự phòng ngầm dẫn đến làm sai lệch các chỉ tiêu thu nhập thuần và vốn chủ sở hữu.

2.4 Lý thuyết cơ sở cho việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên BCTC tại các NHTM Việt Nam

2.4.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information)


Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970. Trong những giao dịch diễn ra trên các thị trường tài chính, một bên thường không đầy đủ các thông tin cần thiết về đối tác của mình để có những quyết định đúng đắn. Sự không công bằng về thông tin mà mỗi bên có được gọi là thông tin không cân xứng. Sự không cân xứng về thông tin là một


nguồn gây ra rủi ro trong thị trường tài chính vì tình trạng bất cân xứng về thông tin sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư không chính xác, gây cung cầu ảo, thị trường bong bóng và tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trường.

Lý thuyết thông tin bất cân xứng dùng để giải thích cho yêu cầu về tính hợp lý khi trình bày về dự phòng rủi ro tín dụng trên BCTC của các NHTM Việt Nam. Vì thông tin về các khoản nợ xấu và dự phòng chỉ có bản thân ngân hàng là người nắm rõ trong khi các đối tượng bên ngoài chỉ được biết thông qua BCTC được cung cấp bởi ngân hàng. Như vậy, ngân hàng hoàn toàn có thể thay đổi thông tin về dự phòng rủi ro tín dụng theo hướng có lợi cho ngân hàng trong khi các đối tượng sử dụng BCTC thì không hay biết và đưa ra quyết định đầu tư dựa vào những thông tin đã được cung cấp. Điều này là không công bằng và sẽ gây ra những rủi ro về tài chính khi ngân hàng không tập trung vào giải quyết các khoản rủi ro tín dụng mà tìm cách làm giả các thông tin để thu hút đầu tư.

2.4.2 Lý thuyết tín hiệu


Khởi nguồn của lý thuyết tín hiệu là nghiên cứu của Ross (1977), Lylva và Pyle (1977). Lý thuyết tín hiệu để mô tả hành vi khi hai bên (cá nhân hoặc tổ chức) có thể truy cập thông tin khác nhau. Thông thường, một bên là người gửi tín hiệu sẽ tìm cách gửi các thông tin (tín hiệu) đó và bên nhận thông tin sẽ phải chọn làm cách nào để giải thích những thông tin đó. Lý thuyết tín hiệu về cơ bản có liên quan đến việc làm giảm thông tin bất đối xứng giữa hai bên (Spence, 1973). Đó là sự bất cân xứng giữa một bên có thông tin và một bên cần thông tin cho các mục đích khác nhau. Do đó, bên có thông tin bắt buộc hoặc tự nguyện cung cấp thông tin nhằm làm giảm sự bất đối xứng về thông tin.

Khi một nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu của một công ty, tổ chức tài chính trên thị trường, thì việc họ tìm kiếm thông tin nhằm muốn biết công ty, tổ chức đó hoạt động ra sao, sản xuất như thế nào, tình hình tài chính ra sao là điều cần phải thực hiện. Vì vậy, công ty hoặc tổ chức muốn nâng cao vị thế, bán cổ phiếu với giá cao thì phải cho nhà đầu tư thấy được tiềm năng phát triển, hiệu quả hoạt động


và danh tiếng của mình. Do đó, việc phát tín hiệu ra thị trường và cho các đối tượng quan tâm là hoạt động cần thiết.

Lý thuyết tín hiệu giải thích nguyên nhân vì sao các NHTM Việt Nam nên trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên BCTC một cách minh bạch và hợp lý. Như lý thuyết thông tin bất cân xứng đã giải thích, vì sự không nắm rõ của những đối tượng sử dụng BCTC về tình hình hoạt động ngân hàng nên họ sẽ đưa ra quyết định đầu tư sai lầm. Chính vì vậy, bản thân các ngân hàng tốt sẽ muốn công bố thông tin minh bạch, hợp lý như một tín hiệu đảm bảo về phía những nhà đầu tư để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư về phía ngân hàng.

Chính vì vậy, việc công bố và trình bày rủi ro tín dụng trên BCTC ngân hàng một cách minh bạch, đầy đủ, hợp lý là thật sự cần thiết đối với bản thân ngân hàng nói riêng và với tất cả đối tượng sử dụng BCTC ngân hàng nói chung khi có căn cứ chính xác để đưa ra các quyết định đầu tư.

2.5 Lý thuyết cơ sở cho việc lựa chọn các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam

2.5.1 Lý thuyết uỷ nhiệm (Agency theory)


Lý thuyết ủy nhiệm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong kế toán (Demski và Feltham, 1978), trong kinh tế (Spence và Zeckhauser, 1971), trong tài chính (Fama, 1980), và trong rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác.

Suốt những năm 1960 và đầu những năm 1970, các nhà kinh tế thực hiện các nghiên cứu khảo sát về chia sẻ rủi ro giữa các cá nhân hoặc các tổ chức (Arrow, 1971). Các nghiên cứu phát hiện vấn đề về chia sẻ rủi ro phát sinh khi các bên hợp tác có thái độ khác nhau đối với rủi ro. Lý thuyết ủy nhiệm mở rộng hơn khi đề cập đến cái gọi là vấn đề ủy nhiệm khi các bên có mục tiêu khác nhau và có sự phân công lao động (Jensen và Meckling, 1976). Đặc biệt lý thuyết ủy nhiệm hướng vào mối quan hệ ủy nhiệm ở khắp mọi nơi, trong đó một bên là bên ủy nhiệm (principal) và một bên là bên được ủy nhiệm (agent). Lý thuyết ủy nhiệm ra đời giải thích mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm. Trong đó bên


được ủy nhiệm thay mặt bên ủy nhiệm để quản lý doanh nghiệp, thực hiện các công việc được ủy nhiệm (Jensen và Meckling, 1976).

Lý thuyết ủy nhiệm được sử dụng để giải quyết hai vấn đề có thể phát sinh trong mối quan hệ này. Thứ nhất là sự xung đột giữa mong muốn và mục tiêu giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm. Điều này gây sự khó khăn và tốn kém cho bên ủy nhiệm khi muốn xác minh những gì mà bên được ủy nhiệm đang thực sự làm. Vấn đề ở đây là bên ủy nhiệm không thể xác minh rằng bên được ủy nhiệm đã thực hiện công việc một cách thích hợp. Vấn đề thứ hai liên quan đến chia sẻ rủi ro khi mà bên ủy nhiệm và được ủy nhiệm có thái độ khác nhau đối với rủi ro. Vấn đề ở đây là bên ủy nhiệm và được ủy nhiệm sẽ có những hành động khác nhau vì những quan tâm rủi ro của hai bên là khác nhau.

Lý thuyết ủy nhiệm giả định rằng cả hai bên đều tối đa hóa lợi ích của mình. Khi bên được ủy nhiệm hành động vì lợi ích riêng của họ mà gây bất lợi cho bên ủy nhiệm sẽ làm phát sinh chi phí ủy nhiệm (agency costs). Chi phí ủy nhiệm là chi phí chi trả cho sự xung đột lợi ích giữa hai bên bao gồm chi phí giám sát, chi phí liên kết và chi phí khác.

Chi phí giám sát bao gồm những chi phí phát sinh cho công tác kiểm tra, giám sát như thành lập Ban kiểm soát, kiểm soát nội bộ. Hoặc chi phí thuê kiểm toán nhằm kiểm tra việc thực hiện của bên được ủy nhiệm có hợp lý hay không. Chi phí này làm giảm lợi ích của bên ủy nhiệm.

Chi phí liên kết là các chi phí liên quan đến việc bên được ủy nhiệm sẽ cố gắng duy trì cơ chế hoạt động ủy nhiệm, cung cấp thông tin rõ rang, minh bạch hơn nhằm tăng thêm sự tin cậy cho bên ủy nhiệm nhằm làm giảm chi phí giám sát.

Ngoài ra, các chi phí khác phát sinh khi bên được ủy nhiệm không cố gắng tối đa hóa lợi ích của bên ủy nhiệm. Lợi ích giảm đi do không được tối đa hóa chính là phần chi phí mà bên ủy nhiệm phải chịu.

Tuy nhiên, mặc dù phát sinh những chi phí do sự xung đột giữa bên ủy nhiệm và được ủy nhiệm, nhưng chi phí ủy nhiệm sẽ được hai bên tối thiểu hóa


bằng cách gắn kết lợi ích của cả hai bên nhằm đảm bảo lợi ích của cả hai được cân bằng ngay từ đầu.

Lý thuyết ủy nhiệm giải thích quan hệ ủy nhiệm giữa ngân hàng và chủ nợ (tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng rất cao) trong kế toán dự phòng rủi ro tín dụng. Như vậy, lý thuyết ủy nhiệm giúp cho giải thích việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dựa trên giả thiết về chủ nghĩa cơ hội (opportunistic hypothesis). Để giảm chi phí ủy nhiệm phát sinh, chủ nợ có thể sử dụng biện pháp bảo vệ bằng cách đưa vào các điều khoản hạn chế, như yêu cầu cung cấp thông tin giám sát tình hình của ngân hàng. Trong đó, thông tin về mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được sử dụng để đánh giá khả năng ngân hàng đối phó với tiềm ẩn rủi ro tín dụng trong tương lai. Điều này dẫn đến các nhà quản trị ngân hàng sẽ lựa chọn chính sách kế toán về phân loại và đo lường mức dự phòng rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo yêu cầu của nhà điều hành về an toàn vốn trong kinh doanh ngân hàng. Như vậy, vận dụng lý thuyết ủy nhiệm giải thích các nhân tố quy mô, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản và tỷ lệ nợ xấu.

2.5.2 Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory)


Lý thuyết tín hiệu bên cạnh việc sử dụng để giải thích cho việc trình bày rủi ro tín dụng trên BCTC tại các NHTM Việt Nam, thì còn được sử dụng để chứng minh cho các nhân tố về hiệu quả hoạt động kinh doanh tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

Lý thuyết tín hiệu giả định rằng các doanh nghiệp với hiệu quả hoạt động cao sẽ sử dụng thông tin tài chính để gửi tín hiệu thị trường (Spence, 1973). Lý thuyết tín hiệu lập luận rằng sự tồn tại của thông tín bất đối xứng được xem là lý do để các công ty tốt sử dụng thông tin tài chính của mình gửi tín hiệu thị trường (Ros, 1977). Lý thuyết này cho thấy làm thế nào thông tin bất đối xứng có thể giảm được bằng cách một bên có thông tin gửi tín hiệu cho các bên khác. Tức là, nhà quản lý sẽ gửi thông tin thông qua việc công bố các thông tin liên quan đến doanh nghiệp.


Trong nghiên cứu của mình về công bố thông tin bổ sung của các NHTM, Beaver và các cộng sự (1989) cho rằng các ngân hàng gửi tín hiệu tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng để thể hiện khả năng tài chính của ngân hàng có thể gánh chịu được các tổn thất rủi ro tín dụng trong tương lai. Như vậy, lý thuyết tín hiệu dung để giải thích cho các nhân tố về hiệu quả kinh doanh, hệ số rủi ro tài chính.

Kết luận chương II


Trong chương II đã tóm tắt các khái niệm liên quan đến rủi ro tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, nội dung chương II còn nêu lên các cơ sở lý thuyết cho việc lựa chọn các nhân tố tác động đến trích lập dự phòng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên BCTC tại các NHTM Việt Nam. Đây là nền tảng lý thuyết quan trọng để tác giả đưa ra kết luận trong những chương sau.


CHƯƠNG III THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1 Mô tả tổng thể và mẫu khảo sát


Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo thường niên của các ngân hàng được niêm yết và chưa niêm yết trong khoản thời gian 5 năm, từ năm 2008 đến năm 2012. Từ đây, người nghiên cứu tiến hành lựa chọn các ngân hàng có đầy đủ báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Ngưởi viết lựa chọn được 23 ngân hàng với đầy đủ báo cáo tài chính được thu thập từ trang web của ngân hàng và thông qua website “cafef.vn” (xem phụ lục 1) để hình thành mẫu nghiên cứu. Tại thời điểm năm 2013, trong 23 ngân hàng được lựa chọn có 8 ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán và 15 ngân hàng chưa niêm yết.

3.1.1 Mô tả tổng thể


Tổng số ngân hàng thương mại trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay là 99 ngân hàng. Trong đó, các NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần chiếm 40% (40 ngân hàng). Trong đó, các NHTM Nhà nước chiếm 5% (5 ngân hàng) và các NHTM cổ phần chiếm 35% (35 ngân hàng). Theo phân tích ở chương 3, tổng vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng là 286.104 tỷ đồng. Trong đó, vốn điều lệ của hai loại ngân hàng này chiếm gần 90% trong toàn hệ thống NHTM.

3.1.2 Mô tả mẫu khảo sát


Nguồn: Mẫu khảo sát là các báo cáo tài chính trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2012 được thu thập từ trang web cafef.vn và trang web của các ngân hàng.

Số lượng quan sát: 23 ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng Việt Nam ( là các ngân hàng công bố đầy đủ các báo cáo tài chính trên trang web liên quan) có sự phân bổ trong bảng (xem bảng 3.1) như sau:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2023