Biến Tỷ Lệ Dự Phòng Rủi Ro Tín Dụng Trên Tổng Dư Nợ


Sau khi chạy hồi quy OLS với biến phụ thuộc ROEit và kiểm định từng phần, tác giả nhận thấy: mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là không nghiêm trọng. Tuy vậy, mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi và có sự tự tương quan. Hiện tượng này sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng các phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi quy không còn đáng tin cậy. Do vậy, tác giả dùng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả (theo Wooldridge (2002).


4.5.2.4. Kết quả hồi quy FGLS với ROE

Sau khi chạy hồi quy với biến phụ thuộc là ROEit bằng phương pháp FGLS nhằm khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan để đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả, ta thu được kết quả như trong bảng 4.14.

Bảng 4.14. Kết quả hồi quy FGLS với ROE


ROE

Hệ số hồi

quy

Sai số

chuẩn

Z

P > │z│

Khoảng tin cậy 95%

TCTR

-.3080075

.0596943

-5.16

0.000

-.4250062

-.1910089

LOANTA

-.1219538

.0555155

-2.20

0.028

-.2307622

-.0131453

ETA

-.9193408

.1794956

-5.12

0.000

-1.271146

-.5675358

PROVILOAN

-1.9628

.9141888

-2.15

0.032

-3.754577

-.1710224

GDP

.8465876

.4297114

1.97

0.049

.0043689

1.688806

_cons

.4138558

.0501039

8.26

0.000

.315654

.5120576

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 8

Nguồn: Kết quả chạy hồi quy từ phần mềm Stata.

Từ bảng số liệu 4.14 ở trên, ta có kết quả mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ROEit như sau:


ROEit = 0.4139 - 0.3080 TCTRit - 0.1219 LOANTAit - 0.9193 ETAit - 1.9628 PROVILOANit + 0.8466 GDPt + εit

+ Nhân tố chi phí trên doanh thu tương quan âm với ROE ở độ tin cậy rất cao là 99%. Điều này đúng với kì vọng của tác giả và phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước.

+ Nhân tố dư nợ trên tổng tài sản cũng có tương quan âm với ROE ở độ tin cậy 95%. Tuy nhiên, chiều tương quan lại trái với kì vọng của tác giả. Như vậy tại thị trường Việt Nam thì bộ dữ liệu phản ánh sự tăng lên trong dư nợ làm giảm lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng. Điều này có thể do các ngân hàng Việt Nam chưa kiểm soát tốt các khoản cho vay dẫn đến việc gia tăng dư nợ cũng đồng nghĩa với gia tăng rủi ro mất vốn, không trả được nợ và làm ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận.

+ Nhân tố vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cũng có tác động ngược chiều lên ROE ở mức ý nghĩa rất cao là 1%. Điều này có thể là do khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng đồng nghĩa với việc vốn chủ sở hữu tăng, lợi nhuận sau thuế có thể không tăng kịp tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, hoặc sự gia tăng trong vốn chủ sở hữu không tỷ lệ thuận với gia tăng trong trình độ quản lý, sử dụng vốn dẫn đến ROE giảm.

+ Nhân tố dự phòng trên tổng dư nợ có tác động ngược chiều và hệ số tác động lớn nhất đến biến ROE ở mức ý nghĩa 5%. Tác động này phù hợp với kì vọng của tác giả và của các nghiên cứu trước đó. Điều này thể hiện dự phòng càng nhiều thì lợi nhuận càng giảm. Và nhân tố này cũng là nhân tố quan trọng nhất trong số các nhân tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.

+ Nhân tố GDP có tương quan cùng chiều với ROE đúng theo dự đoán của tác giả. Thật vậy nền kinh tế càng tăng trưởng thì có càng nhiều cơ hội cho vay tốt, đơn vị đi vay cũng dễ dàng sản xuất kinh doanh để trả nợ cho ngân hàng từ đó hoạt động ngân hàng được thuận lợi hơn, các hoạt động tín dụng có thể đạt được hiệu quả cao và đem lại lợi nhuận.


4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu‌

4.6.1. Biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ

Đây là biến có ảnh hưởng ngược chiều và mạnh nhất trong cả hai mô hình hồi qui với ROA và ROE ở mức ý nghĩa cao. Như vậy chấp nhận giả thiết H4. Chiều tác động của tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ đồng nhất với các kết quả nghiên cứu của Sufian (2011), Alexio và Sofoklis (2009) và Alper và Abbar (2011). Mối tương quan này cũng phù hợp với tình hình lợi nhuận các ngân hàng trong thời gian qua khi mà từ năm 2012 đến nay, nền kinh tế bất ổn do suy thoái, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ khiến cho chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cùng với sự leo thang của nợ xấu, việc trích lập dự phòng để đảm bảo hoạt động tín dụng được an toàn thì lợi nhuận của các ngân hàng thương mại bị bào mòn một cách nhanh chóng.

Bởi vì biến dự phòng rủi ro tín dụng có ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng cho nên mọi giải pháp để gia tăng lợi nhuận cần tập trung ngay vào việc xử lý nợ xấu và đảm bảo chất lượng tín dụng cho các khoản vay mới.


4.6.2. Biến vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Đây là biến tác động ngược chiều có ý nghĩa thống kê đến ROE chứ không tác động có ý nghĩa đến ROA. Trong mô hình với ROE, biến này có hệ số hồi quy lớn thứ 2. Mối quan hệ ngược chiều giữa ETA và ROE phù hợp với lý thuyết đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Nghĩa là nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao hay quy mô vốn chủ sở hữu lớn thì rủi ro ngân hàng gánh chịu càng thấp và lợi nhuận sẽ thấp tương ứng. Thật vậy, việc sử dụng nguồn vốn với chi phí thấp và rủi ro thấp thì sẽ cho tỷ suất lợi nhuận thấp tương ứng với mức rủi ro thấp mà ngân hàng phải gánh chịu.

Như vậy, trong phạm vi bộ dữ liệu của bài nghiên cứu, tác giả bác bỏ giả thiết H2 trong mô hình 1 và chấp nhận trong mô hình 2.


4.6.3. Biến tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản

Đây là biến có tác động ngược chiều tương đối mạnh đến ROA và tác động ngược chiều ở mức tương đối đến ROE. Chiều tương quan này phù hợp với nghiên cứu của Aper và Anbar (2011) tuy nhiên nó lại ngược với một số nghiên cứu của các tác giả khác. Điều này có thể lý giải do tại thị trường tài chính Việt Nam trong thời gian qua việc tăng trưởng tín dụng không đi kèm với chất lượng tín dụng. Do ảnh hưởng chung của sự suy thoái kinh tế và ảnh hưởng riêng từ một số cá nhân chưa đủ năng lực chuyên môn hoặc xuống cấp về đạo đức, có hành vi trục lợi cá nhân trên công việc cho nên tình hình nợ xấu diễn biến phức tạp và gây khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng. Chính vì lẽ đó mà việc mở rộng tín dụng không đem lại lợi nhuận như thường thấy mà lại có tác động ngược lại.

Như vậy, kết quả kiểm định cho thấy chấp nhận giả thiết H3 hay có sự ảnh hưởng của tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đến tỷ suất lợi nhuận.


4.6.4. Biến tỷ lệ chi phí trên doanh thu

Đây là biến có tác động ngược chiều đến cả ROA và ROE. Độ mạnh trong tác động của biến này lên ROA và ROE chỉ ở mức tương đối, thấp hơn nhiều so với biến dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ.

Chiều tương quan này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung & Nguyễn Văn Sang (2013) và của Abreu và Mendes (2001). Như vậy có thể đưa ra kết luận chấp nhận giả thiết H1.

Nhìn vào công thức tính lợi nhuận trước thuế ta cũng có thể dễ dàng thấy được sự tác động ngược chiều của chi phí lên lợi nhuận. Và thực tế cũng chứng minh được điều tương tự khi mà để gia tăng lợi nhuận các ngân hàng thương mại liên tục thực hiện cắt giảm tất cả các chi phí bao gồm cả chi phí quản lý, chi phí nhân công…

4.6.5. Biến tăng trưởng GDP

Biến tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng cùng chiều có ý nghĩa thống kê lên ROE. Tuy nhiên trong phạm vi số liệu của bài nghiên cứu thì chưa tìm được sự ảnh hưởng có ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế lên ROA.


Như vậy tác giả có thể đi đến kết luận bác bỏ giả thiết H5 trong mô hình 1 và chấp nhận trong mô hình 2.

Công nhận sự ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế lên tỷ suất lợi nhuận là phù hợp với các nghiên cứu của (Albertazzi và Gambacorta, 2009; Athanasoglou & cộng sự, 2008; Bikker và Hu, 2002; Demirguc-Kunt và Huizinga, 1999). Từ thực tế cũng có thể dễ dàng suy luận khi nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ kéo theo sự thúc đẩy hoạt động của tất cả các thành phần trong nền kinh tế và ngược lại khi các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động tốt trong đó có các ngân hàng thương mại thì cũng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây là một vòng tròn tác động qua lại và không tách rời nhau.


TÓM TẮT CHƯƠNG 4


Chương 4 trình bày cụ thể hai mô hình nghiên cứu sử dụng trong bài. Với bộ dữ liệu gồm 64 quan sát của 8 ngân hàng trong giai đoạn từ 2007-2014, tác giả chạy hồi quy OLS với hai biến phụ thuộc là ROA và ROE. Quá trình kiểm định các giả thuyết về đa cộng tuyến, phương sai sai số không đổi, tự tương quan đề xuất tác giả sự dụng mô hình hợp lý hơn là mô hình FGLS để thu được các kết quả kiểm định vững và hiệu quả.

Chạy hồi quy FGLS cho kết quả có 3 nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa lên ROA. Trong đó nhân tố tỷ lệ chi phí trên doanh thu, cho vay trên tổng tài sản và dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ đều có ảnh hưởng ngược chiều lên ROA.

Chạy hồi quy tương tự cho biến ROE thu được kết quả 5 nhân tố đều tác động có ý nghĩa thống kê. Trong đó các nhân tố tỷ lệ chi phí trên doanh thu, cho vay trên tổng tài sản, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ đều có ảnh hưởng ngược chiều lên ROE. Chỉ có biến GDP là có ảnh hưởng cùng chiều đến thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu.


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM‌‌


5.1. Tóm tắt các kết quả chính của đề tài

5.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA

+ Các biến tỷ lệ chi phí trên doanh thu, cho vay trên tổng tài sản và dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ đều có ảnh hưởng ngược chiều lên ROA ở mức ý nghĩa thống kê tốt nhất là 1%. Trong đó biến dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ có tác động mạnh nhất đến ROAit. Điều này cũng có nghĩa để đem lại tỷ suất lợi nhuận cao thì cần phải tiết kiệm chi phí, và đặc biệt là cho vay có kiểm soát mức độ rủi ro của các khoản cho vay vì đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến lợi nhuận ngân hàng.

+ Các biến còn lại là tỷ lệ vốn chủ sở hữu và GDPit không có tác động có ý nghĩa thống kê lên ROAit (trong điều kiện bộ dữ liệu thu thập được).


5.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE

+ Các biến tỷ lệ chi phí trên doanh thu, cho vay trên tổng tài sản, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ đều có ảnh hưởng ngược chiều đến ROEit ở mức ý nghĩa 1% hoặc 5%. Trong đó biến dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cũng là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến ROEit. Như vậy có thể thấy các nhân tố như chi phí hoạt động, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô cho vay và mức độ rủi ro các khoản vay càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng càng giảm.

+ Biến GDPit có ảnh hưởng cùng chiều đến ROEit và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Như vậy nền kinh tế càng ổn định, tăng trưởng tốt thì hoạt động của các ngân hàng càng hiệu quả, càng đem lại lợi nhuận cao. Điều này hầu hết đều phù hợp với các nghiên cứu trước đó.


5.2. Dự báo tình hình kinh tế vĩ mô và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2020‌

5.2.1. Dự báo tình hình kinh tế vĩ mô đến năm 2020

Thông qua một số định hướng của Chính phủ đối với nền kinh tế và thực tiễn hoạt động trong thời gian vừa qua thì đến năm 2020, kinh tế Việt Nam có thể đạt được một số chỉ tiêu quan trọng như sau:

+ Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD.

+ Kinh tế vĩ mô ổn định, cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng tăng cường công nghiệp và dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30-35% lao động xã hội.

+ Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2.5-3%/năm.

+ Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.


5.2.2. Dự báo hoạt động hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2020

Căn cứ vào quyết định số 112/2006/QD-TTg ngày 24/5/2006 về phê duyệt “Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” của thủ tướng Chính Phủ, căn cứ vào thực trạng của hệ thống ngân hàng đồng thời căn cứ vào tình hình kinh tế Việt Nam đến năm 2020 thì hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể diễn ra như sau:

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí