Mức Trích Dự Phòng Rủi Ro Tín Dụng Của Bidv Giai Đoạn 2014 - 2018


Các cấp phê duyệt

Thẩm quyền phê duyệt


Đối tượng

Mức thẩm quyền

(tỷ đồng)

Thời

hạn (tháng)


với một số trường hợp sau:

+ Điều chỉnh các điều kiện tín dụng ngoài các nội dung về số tiền, mục đích vay vốn, thời hạn cấp tín dụng, tài sản bảo đảm;

+ Điều chỉnh gia hạn hiệu lực các giới hạn tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng với thời gian gia hạn không quá 03 tháng kể từ thời điểm hết hiệu lực giới hạn tín dụng ngắn hạn đã cấp.

- Phê duyệt điều chỉnh các khoản cấp tín dụng đã được HĐTDTW phê duyệt đối với một số trường hợp sau:

+ Điều chỉnh tăng tổng giới hạn tín dụng trong năm của khách hàng không quá 5% tổng giới hạn tín dụng đã được phê duyệt;

+ Điều chỉnh các điều kiện tín dụng ngoài các nội dung về số tiền, thời hạn cấp tín dụng, tài sản bảo đảm;

+ Điều chỉnh gia hạn hiệu lực giới hạn tín dụng ngắn hạn với thời gian gia hạn không quá 03 tháng kể từ thời điểm hết hiệu lực giới hạn tín dụng ngắn hạn đã

cấp.




3. GĐ Ban QLRRTD

- Phê duyệt cấp tín dụng:

+ Đối với khách hàng loại 1: Tổng giới hạn tín dụng

Trong đó đối với 01 dự án đầu tư trung, dài hạn

+ Đối với khách hàng loại 2: Tổng giới hạn tín dụng

Trong đó đối với 01 dự án đầu tư trung,

dài hạn


+ Trên 100

Đến 200

Trên 70

Đến 140

+ Trên 50

Đến 100

Trên 30

Đến 60


≤ 96

≤ 96

≤ 96

≤ 96

≤ 96

≤ 96

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - 15


Các cấp phê duyệt

Thẩm quyền phê duyệt


Đối tượng

Mức thẩm quyền

(tỷ đồng)

Thời

hạn (tháng)


+ Đối với khách hàng loại 3: Tổng giới hạn tín dụng

Trong đó đối với 01 dự án đầu tư trung, dài hạn

- Phê duyệt điều chỉnh các khoản cấp tín dụng đã được PTGĐ QLRR phê duyệt đối với một số trường hợp sau:

+ Điều chỉnh các điều kiện cấp tín dụng ngoại trừ các nội dung về số tiền, mục đích vay vốn, thời hạn cấp tín dụng, tài sản bảo đảm, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/vốn vay.

+ Điều chỉnh gia hạn giới hạn tín dụng ngắn hạn với thời gian gia hạn không quá 03 tháng kể từ thời điểm hết hiệu lực giới

hạn tín dụng ngắn hạn được cấp.

+ Trên 20

Đến 50

Trên 20

Đến 40



4. PGĐ Ban QLRRTD

Phê duyệt cấp tín dụng:

+ Đối với khách hàng loại 1: Tổng giới hạn tín dụng

Trong đó đối với 01 dự án đầu tư trung, dài hạn

+ Đối với khách hàng loại 2: Tổng giới hạn tín dụng

Trong đó đối với 01 dự án đầu tư trung, dài hạn

+ Đối với khách hàng loại 3: Tổng giới hạn tín dụng

Trong đó đối với 01 dự án đầu tư trung,

dài hạn


+ Đến 100

Đến 70

+ Đến 50

Đến 30

+ Đến 20

Đến 20


≤ 96

≤ 96

≤ 96

≤ 96

≤ 96

≤ 96


5. HĐTDCS


Phê duyệt cấp tín dụng

Trong phạm vi thẩm

quyền của Chi nhánh

được TSC


≤ 84


Các cấp phê duyệt

Thẩm quyền phê duyệt


Đối tượng

Mức thẩm quyền

(tỷ đồng)

Thời

hạn (tháng)



thông báo

trong từng thời kỳ


6. Giám đốc Chi nhánh


Phê duyệt cấp tín dụng

Đến 70% thẩm quyền của Chi

nhánh


≤ 84


7. PGĐ QLRR


Phê duyệt cấp tín dụng

Đến 50% thẩm quyền của Giám

đốc Chi nhánh

Mức cụ thể Giám đốc Chi nhánh

giao bằng

văn bản

≤ 12 (riêng khoản bảo lãnh không quá 60 tháng)

Nguồn: Tài liệu tổng hợp của BIDV

d. Phân loại và trích lập dự phòng rủi ro

BIDV thực hiện trích dự phòng rủi ro Theo Thông tư số 02/2013/TT- NHNN và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN quy định dự phòng cụ thể dựa trên số dư các khoản cho vay của từng khách hàng trên cơ sở hàng quý xếp hạng các khoản vay. Dự phòng cụ thể được xác định dựa trên việc sử dụng các tỷ kệ dự phòng sau đây đối với các khoản nợ vay gốc sau khi trừ đi giá trị tài sản đảm bảo đã được chiết khấu.

* Quy tắc chung:

- BIDV thực hiện trích lập DPRR (chung và cụ thể) phải trích chi tiết theo từng khoản nợ và thực hiện trích lập đủ DPRR theo quy định của NHNN.

- Trường hợp số dư quỹ dự phòng tại thời điểm trích lập dự phòng nhỏ


hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích trong kỳ, đơn vị thành viên phải trích bổ sung phần chênh lệch thiếu và chi tiết theo từng khoản nợ.

- Trường hợp số dư quỹ dự phòng tại thời điểm trích lập dự phòng lớn hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích trong kỳ, đơn vị thành viên phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa chi tiết theo từng khoản nợ.

- Đơn vị thành viên của BIDV thực hiện trích lập DPRR theo thứ tự ưu tiên như sau:

+ Trích lập dự phòng cụ thể trước, dự phòng chung sau.

+ Trích lập dự phòng rủi ro cụ thể theo thứ tự khoản nợ/khách hàng có mức độ rủi ro từ cao xuống thấp; đặc biệt đối với các khoản nợ nhóm 5 dự kiến trình xử lý rủi ro.

+ Trường hợp không trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định, đơn vị thành viên phải xác định rõ khách hàng/khoản nợ chưa trích đủ để đề nghị Trụ sở chính trích bổ sung phần DPRR còn trích thiếu.

- Trụ sở chính có trách nhiệm thực hiện trích lập dự phòng đối với các khoản nợ cho vay theo kế hoạch nhà nước và chỉ định của Nhà nước; phần dự phòng còn thiếu của khoản nợ thương mại mà đơn vị thành viên chưa có khả năng trích dự phòng đủ theo quy định của BIDV trong từng thời kỳ.

* Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:

- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) : 0%;

- Nhóm 2 (nợ cần chú ý) : 5%;

- Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) : 20%;

- Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) : 50%;

- Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) : 100%.

* Tình hình trích dự phòng cụ thể:


Bảng 2.11: Mức trích dự phòng rủi ro tín dụng của BIDV giai đoạn 2014 - 2018

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

2018

Dư nợ xấu

9.055

10.052

14.427

13.948

18.802

Trích DPRRTD

6.622

7.517

10.063

11.349

18.893

DPRR/Nợ xấu

0,73

0,75

0,70

0,81

1,00

Nguồn: [28], [29], [30], [31], [32]

Có thể thấy, chi phí dự phòng rủi ro của BIDV có xu hướng tăng mạnh, thời điểm năm 2014 là 6.622 tỷ đồng thì đến năm 2018 là 18.893 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tăng cho thấy BIDV rất quan tâm đến vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ cao thì ngân hàng có khả năng để xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Nếu quỹ dự phòng không bù đắp đủ tài sản bị rủi ro thì phải trích từ lợi nhuận, thậm chí từ vốn tự có của ngân hàng để bù đắp. Nhìn chung BIDV có khả năng để xử lý các khoản nợ của mình, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu số tiền trích lập dự phòng càng cao thì càng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty vì khoản dự phòng được trừ ra khỏi thu nhập hoạt động kinh doanh thuần của ngân hàng để tính lợi nhuận trước thuế hay lợi nhuận ròng của ngân hàng. Vì vậy, vừa đảm bảo tăng trưởng tín dụng, vừa đảm bảo an toàn hoạt động cho ngân hàng và tăng trưởng lợi nhuận cao thì việc trích lập dự phòng cần được tiến hành một cách khoa học và hợp lý.

2.2.3.4 Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Các kỹ thuật kiểm soát rủi ro tín dụng được thể hiện khá rõ nét trong hệ thống các văn bản thực thi chính sách tín dụng của BIDV. Các kỹ thuật kiểm soát rủi ro bao gồm:

- Né tránh rủi ro: Kỹ thuật này được thể hiện khá rõ nét thông qua


chính sách khách hàng của BIDV. Mục tiêu chính sách nhằm chọn lọc khách hàng vay vốn, chủ động né tránh rủi ro tín dụng bằng chính sách cấp tín dụng riêng cho từng nhóm khách hàng. Căn cứ vào kết quả đo lường rủi ro cho từng khách hàng từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, khách hàng sẽ được xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo nhóm. Với các mức xếp hạng khác nhau khách hàng sẽ được áp dụng các chính sách cho vay và mức tài sản đảm bảo khác nhau.

- Kỹ thuật ngăn ngừa rủi ro: Kỹ thuật này triển khai áp dụng thông qua quy trình cấp tín dụng chặt chẽ qua nhiều công đoạn xử lý đảm bảo sự tách bạch giữa các chức năng và quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng nhằm phát huy nguyên tắc bỏ phiếu trong quyết định cho vay. Quy trình tín dụng đảm bảo tính độc lập các công đoạn trong quá trình xét duyệt tín dụng, tách bạch được các chức năng, có thể hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh. Tuy nhiên trên thực tế thời gian phê duyệt tín dụng sẽ bị kéo dài do ý kiến không đồng nhất giữa các bộ phận, làm giảm khả năng cạnh tranh ngân hàng.

- Kỹ thuật giảm thiểu tổn thất: Kỹ thuật này cơ bản dựa vào tài sản đảm bảo với cơ chế linh hoạt trong việc cho phép m ở rộng đối tượng tài sản đảm bảo và phương pháp định giá khoa học nhằm hạn chế thấp nhất sự trượt giá tài sản đảm bảo khả năng giảm thiểu tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng. Chính sách cho phép mở rộng đối tượng tài sản đảm bảo được phép nhận cả những tài sản chưa hoàn thiện giấy tờ sở hữu cho thấy quan điểm rất tiến bộ của BIDV. Tuy nhiên với hệ số điều chỉnh kèm theo đã thể hiện sự thận trọng của BIDV với “nguồn thu nợ thứ hai” này. Có thể nhận thấy sự linh hoạt trong quá trình điều chỉnh chính sách này là một kênh giám sát rủi ro tín dụng rất hữu hiệu.

- Đa dạng hoá rủi ro: Kỹ thuật này được triển khai thông qua định hướng công tác tín dụng trong từng thời kỳ nhằm xác định danh mục lĩnh vực, ngành nghề và sản phẩm tín dụng phù hợp với sự thay đổi môi trường kinh doanh.


- Bên cạnh đó, BIDV cũng cố gắng xây dựng môi trường RRTD thích hợp và quy trình cấp tín dụng lành mạnh: Những năm qua, BIDV đã xây dựng hệ thống chế độ, chính sách tín dụng khá đồng bộ trên cơ sở nghiên cứu và đề xuất của các phòng, ban nghiệp vụ và sự tham mưu của các đơn vị, chuyên gia tư vấn, được phê duyệt bởi Ban lãnh đạo và Hội đồng quản trị.

- Định hướng chiến lược và kế hoạch phát triển tín dụng được thể hiện cụ thể trong Chiến lược phát triển BIDV đến năm 2020 và kế hoạch tín dụng hàng năm được Hội đồng quản trị thông qua. Chính sách tín dụng được ban hành đồng bộ, bao gồm Quy định cấp giới hạn tín dụng; Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân; Quy chế Hội đồng tín dụng; Quy định bảo đảm tiền vay; Quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng…

2.2.4. Thực trạng triển khai hệ thống phòng ngừa và hạn chế rủi ro theo Basel 2

* Tình hình triển khai các hệ thống theo tiêu chuẩn Basel II đến 31/12/2018 của BIDV

- Từ tháng 2/2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã yêu cầu thí điểm triển khai Basel 2 tại 10 ngân hàng thương mại gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB, VPBank, MBB, VIB, Maritime Bank và Sacombank.

- BIDV đã ban hành đề án Basel giai đoạn 2017 - 2019 gồm 57 dự án, có thời gian triển khai đến năm 2020, được chia thành 06 cấu phần: Rủi ro tín dụng, Rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản và lãi suất sổ ngân hàng, ICAAP - Tích hợp toàn hàng, Công nghệ thông tin và dữ liệu.

- 5 Nhóm giải pháp được đưa ra như sau:

+ Kiện toàn cơ cấu tổ chức và nhân sự triển khai Basel.

+ Ban hành lại lộ trình triển khai Basel giai đoạn 2017 - 2019 cho các

dự án.

+ Xây dựng quy trình thực hiện các dự án Basel.


+ Thuê tư vấn thẩm định phạm vi, yêu cầu, kỹ thuật các dự án Basel.

+ Truyền thông, đào tạo, khảo sát về Basel và thông lệ tốt trong quản lý rủi ro.

- Tình hình thực hiện đến 31/12/2018:

+ Có 7 dự án đã đóng/bỏ chênh lệch.

+ 27 dự án khởi động trước tháng 06 năm 2018 (13 dự án tự thực hiện, 11 dự án thuê ngoài, 03 dự án kết hợp tự thực hiện và thuê ngoài).

Biểu đồ 2.11: Khả năng đáp ứng Basel theo yêu cầu của NHNN

Yêu cầu của NHNN Khả năng đáp ứng của BIDV



Cuối 2018

Hoàn thành

Basel

theo phương pháp tiêu

chuẩn trở lên

BIDV có thể đáp ứng nền thực hiện đúng lộ trình theo tiến độ hiện tại và NHNN chưa có hướng dẫn chi tiết về IRB và IMA, BIDV sẽ khó kịp

hoàn thành BPO nâng cao cho RRTD và RRTT vào cuối 2018



Từ 1/1/19


Thực hiện thông tư 41 (sớm 1

năm so với hiệu lực của TT41

là 2020

Từ 30/6/2017, CAR là 7,11%

(riêng lẻ), hợp nhất 7,29%. BIDV thuộc nhóm 2/10 NH có khả năng thực hiện

CAR theo TT41 nếu việc tăng vốn tự có được thực


Từ 1/9/2019 theo dự thảo thông tư thay thế TT44

Thực hiện thông

tư thay thế TT44 về hệ thống kiểm soát nội bộ

Khả năng đáp ứng phụ thuộc vào các yêu cầu

cụ thể của TT khi ban hành chính thức


Nguồn: [30], [31], [32], [33], [34]

Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng của BIDV đã có sự hiện diện của 3 tuyến bảo vệ, tuy nhiên BIDV chưa văn bản hóa chính thức và triển khai trong thực tế mô hình ba tuyến bảo vệ.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí