Bổ Sung Quy Định Về Mức Lập Dự Phòng Rủi Ro Tín Dụng Cho Các Ngân Hàng Thương Mại.


lập dự phòng rủi ro tín dụng khi tiến hành nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại Malaysia.

Thu nhập trước thuế và dự phòng (CROA)


Tương tự như biến nợ xấu, thu nhập trước thuế và dự phòng (CROA) được rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đánh giá là có tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhằm thông qua đó điều chỉnh lợi nhuận và làm đẹp báo cáo tài chính của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra mối tương quan thuận chiều giữa thu nhập trước thuế và dự phòng với mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng với hệ số tương quan là 0,0163, và điều này cũng phù hợp với kỳ vọng và giả thuyết nghiên cứu và đồng thời ủng hộ cho những kết quả nghiên cứu trước đây như Wahlen (1994), Beatty và các cộng sự (1995), Larry và Ifterkhar Hasan (2003), Asokan Anvàarajan và các cộng sự (2005). Điều đáng tiếc là hệ số hồi quy lại không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại được ủng hộ bởi kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Mahmuod O. Ashour và các cộng sự (2011) khi đưa ra bằng chứng về việc các nhà quản lý không sử dụng thu nhập trước thuế và dự phòng cho việc làm đẹp báo cáo tài chính trong ngân hàng.

Kết quả này cũng góp phần phủ định việc các nhà quản lý trong các ngân hàng Việt Nam sử dụng thu nhập trước thuế và dự phòng để điều chỉnh lợi nhuận và làm đẹp báo cáo tài chính cho ngân hàng.

Hệ số rủi ro tài chính (CE)


Trong cả giai đoạn nghiên cứu, kết quản thực nghiệm đã chỉ rõ hệ số rủi ro tài chính có mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ lập dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng với hệ số tương quan là âm 0,0067. Kết quả này chỉ ra rằng khi hệ số rủi ro tài chính tăng lên thì mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng sẽ giảm xuống. Kết quả này thể hiện sự nhất quán với kỳ vọng nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đưa ra. Đồng thời cũng xác nhận kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Zoubi T. A và Al-Khazali O. (2007). Tuy nhiên, kết quả này lại không đúng với những nghiên cứu của Beattie và các cộng sự (1995), Michele và Giovanni


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

(2001), và Larry và Ifterkhar Hasan (2003) khi chứng minh hệ số rủi ro tài chính có tác động thuận chiều.

4.2.3.3. Ý nghĩa rút ra từ kết quả nghiên cứu

Các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên BCTC tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 11


Kết quả nghiên cứu thực nghiệm nhằm mục đích kiểm định mô hình nghiên cứu lý thuyết được đưa ra. Đồng thời ứng dụng mô hình nghiên cứu nhằm phát hiện những nhân tố có ảnh hưởng đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại Việt Nam.

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng được thu thập từ 23 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong các NHTM Việt Nam bao gồm : quy mô ngân hàng và nợ xấu được tính bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản và đều có mối quan hệ thuận chiều với mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

Xét trên mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng thì quy mô ngân hàng có tác động mạnh nhất. Điều này có nghĩa là các ngân hàng khi mở rộng quy mô của mình cần quan tâm đến khoản chi phí trích lập dự phòng rủi ro phải đối mặt có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng trong tương lai. Vì một khi quy mô ngân hàng càng mở rộng thì tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ càng tăng cao. Do đó, khi tiến hành mở rộng quy mô các ngân hàng cần cân nhắc đến các vấn đề về nguồn nhân lực, năng lực quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, tình trạng thị trường nhằm tránh tình trạng chỉ tập trung mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch trong khi không đủ nguồn lực để có thể kiểm soát tình trạng tăng trưởng tín dụng và nợ xấu phát sinh.

Thông qua kết quả nghiên cứu đạt được, người nghiên cứu nhận thấy trong bối cảnh rủi ro tín dụng hiện nay thì nợ xấu là nhân tố được nhiều cá nhân và tổ chức cho rằng có ảnh hưởng mạnh đến mức trích lập dự phòng trong ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng ủng hộ giả thuyết cho rằng khi nợ xấu tăng lên thì mức


trích lập dự phòng sẽ tăng. Tuy nhiên, khi tính toán ảnh hưởng của nợ xấu đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam thì tỷ số nợ xấu trên tổng dư nợ lại không mang ý nghĩa. Ngược lại, tỷ số nợ xấu trên tổng tài sản theo kết quả nghiên cứu mới thể hiện được ảnh hưởng của nợ xấu đến mức trích lập dự phỏng rủi ro tín dụng. Vì vậy, khi các nhà đầu tư, công ty kiểm toán hoặc chính bản thân các ngân hàng khi xem xét sự ảnh hưởng của nợ xấu đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong NHTM Việt Nam thì nên lựa chọn tỷ số nợ xấu trên tổng tài sản thay vì tỷ số nợ xấu trên tổng dư nợ.

Nhân tố hệ số rủi ro tín dụng có tác động yếu nhất trong cả ba nhân tố mà kết quả nghiên cứu đưa ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa hệ số rủi ro tài chính và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho thấy các nhà quản lý ngân hàng có xu hướng sử dụng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng để cải thiện nhận thức về rủi ro của khách hàng nhằm nâng cao vị thế cũng như mức độ an toàn của ngân hàng trong mắt khách hàng và nhà đầu tư, trong khi thực sự ra tài sản của ngân hàng chủ yếu được đầu từ bằng nguồn vốn vay. Đây cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng thương mại Việt Nam lâm vào tình trạng khó khăn khi nền kinh tế suy thoái, điều này khiến rất nhiều ngân hàng mất khả năng thanh toán và phải tìm kiếm đến giải pháp sát nhập hoặc hợp nhất với nhau.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng bác bỏ giả thuyết về ảnh hưởng của thu nhập trước thuế và dự phòng đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Nó cũng đồng thời chứng minh là các nhà quản lý ngân hàng thương mại Việt Nam không sử dụng việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhằm mục đích làm đẹp báo cáo thu nhập. Kết quả này khác với kết quả thực nghiệm đạt được bởi Larry và Ifterkhar Hasan (2003), Asokan Anvàarajan và các cộng sự (2005) khi họ tìm thấy bằng chứng về việc làm đẹp thu nhập thông qua trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Nó cũng khác với kết quả được tìm thấy bởi Perez và các cộng sự (2006) khi tìm thấy bằng chứng liên quan giữa dự phòng và thu nhập trong khi lại không tìm thấy bằng chứng về quản lý vốn.


Nghiên cứu đồng thời cũng chứng minh rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản không ảnh hưởng đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Điều này cho thấy không có bằng chứng để nói rằng các nhà quản lý ngân hàng sử dụng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng để thực hiện điều chỉnh vốn trong ngân hàng. Mặc dù nhân tố này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nhưng cũng không thể khẳng định là các nhà quản lý ngân hàng không thực hiện quản lý nguồn vốn bằng chi phí dụ phòng rủi ro tín dụng. Ngân hàng chỉ có thể không thực hiện việc quản lý nguồn vốn khi tỷ lệ an toàn vốn của họ là khá cao.

Kết luận chương IV


Trong chương IV đã nêu lên thực trạng về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam để từ đó thấy rõ hơn nhu cầu cấp thiết trong nghiên cứu các nhân tố tác động đến trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong lĩnh vực ngân hàng. Từ mô hình lý thuyết trong chương III, kết hợp với phương pháp nghiên cứu đã trình bày đã giúp xác định các nhân tố tác động đến trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng. Đây cũng là căn cứ để tác giả đưa ra kiến nghị trong chương tiếp theo.


CHƯƠNG V


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1 Kết luận

Tác giả đã sử dụng công cụ định lượng trong đề tài nghiên cứu các nhân tố tác động đến trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và trình bày rủi ro tín dụng trên BCTC. Qua đó, tác giả sử dụng chỉ tiêu ALL để đo lường mức độ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng và đưa các nhân tố như quy mô, cơ cấu tài chính, nợ xấu, thu nhập và hệ số rủi ro tài chính vào mô hình nghiên cứu nhằm kiểm định sự tác động và mức độ tác động của những nhân tố này đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong các ngân hàng. Với dữ liệu thu thập được từ 23 NHTM trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2012 và chạy bằng phần mềm Stata đã cho thấy kết quả nghiên cứu là phù hợp khi lựa chọn mô hình nhân tố tác động cố định. Kết quả nghiên cứu cụ thể chứng minh có ba nhân tố tác động và có ý nghĩa thống kê lần lượt là nhân tố quy mô, nợ xấu và hệ số rủi ro tài chính, trong khi quy mô và nợ xấu có tác động thuận chiều thì nhân tố hệ số rủi ro tài chính lại có tác động nghịch lên mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Kết quả cũng phản ánh việc ghi nhận không hợp lý về khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng do tác động của các nhân tố lên BCTC sẽ không thể hiện được tính trung thực và hợp lý trong thông tin kế toán và tình hình tài chính của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc không tuân thủ theo VAS 22 sẽ khiến cho kế toán ngân hàng ghi nhận sai về chi phí và lợi nhuận trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

5.2 Kiến nghị


5.2.1 Bổ sung quy định về mức lập dự phòng rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước về đánh giá chất lượng nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong các ngân hàng thương mại theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng nợ và trích lập dự phòng


rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn chưa hợp lý và đầy đủ vì thực tế không ít các ngân hàng đã hạn chế phân loại nợ xuống nhóm nợ xấu để tránh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhằm tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình. Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp tỷ lệ nợ xấu tăng nhưng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lại giảm. Ví dụ như tại Habubank, ngân hàng này báo cáo nợ xấu là 4.69% vào cuối năm 2011, nhưng khi sáp nhập với SHB thì con số này là 16%. Thực tế đang có sự khác biệt lớn trong phân loại nợ theo VAS và theo IAS, ví dụ theo NHNN, các ngân hàng tại thời điểm tháng 08/2011có tỷ lệ nợ xấu 3.1% là ngưỡng an toàn, nhưng theo chuẩn mực quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam lên đến 13% tổng dư nợ. Điều này đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước cần có những quy định chặt chẽ và phù hợp hơn về việc đánh giá và phân loại nợ cho các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cung cấp những gợi ý trong việc đưa ra các quy định như:

- Mở rộng ứng dụng khuôn khổ Basel II nhằm nhấn mạnh đến việc xử lý những khoản tổn thất dự kiến bị che đậy bởi các khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dẫn đến những rủi ro mất vốn. Đồng thời qua đó có thể nâng cao chuẩn mực kế toán hướng tới tương lai và linh hoạt hơn cho phép thực hiện bảo hiểm đầy đủ cho các khoản tổn thất dự kiến thông qua trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

- Ngân hàng Nhà nước cần có những quy định, giải pháp hướng dẫn cụ thể giúp NHTM có thể nhanh chóng triển khai thực hiện Thông tư 02 trong thời gian ngắn sau khi kết thúc thời gian hoãn thực hiện. Việc nhanh chóng thực hiện Thông tư 02 là cần thiết để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro, về dài hạn sẽ giúp cho hệ thống NHTM Việt Nam an toàn, minh bạch và góp phần làm trong sạch hơn cho hệ thống tín dụng nhiều rủi ro hiện nay. Mặc dù việc áp dụng Thông tư 02 sẽ mang lại những khó khăn ban đầu cho ngân hàng cũng như nhiều quan ngại khi nền kinh tế còn khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, sau một năm hoãn thi hành thì hiện nay các ngân hàng đều sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai thực hiện thông tư này. Bên cạnh đó, khi áp dụng thông tư thì nền kinh tế có thể sẽ khó khăn trong thời gian đầu


nhưng về lâu dài thì nó sẽ tạo nên cơ sở ổn định cho sự phát triển của nền kinh tế nhờ vào sự an toàn, minh bạch của hệ thống tín dụng trong NHTM Việt Nam.

- Quy định cụ thể các yêu cầu mà ngân hàng cần có khi muốn mở rộng quy mô nhằm tránh tình trạng vì cạnh tranh mà các ngân hàng thay nhau mở rộng mạng lưới hoạt động trong khi không đảm bảo đủ nguồn lực quản lý.

- Quy định tỷ lệ nhất định cho các tỷ số tài chính như quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản, hệ số rủi ro tài chính và yêu cầu các ngân hàng phải đảm bảo những tỷ lệ đó khi tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng nhằm đảm bảo tính hợp lý của khoản mục dự phòng rủi ro tín dụng trong báo cáo tài chính của ngân hàng

5.2.2 Đối với nhà quản lý ngân hàng


Nhà quản lý ngân hàng cần tránh tình trạng vì mục đích cạnh tranh mà mở rộng quy mô tràn lan trong khi bản thân ngân hàng không đủ khả năng kiểm soát. Điều này có thể giúp ngân hàng tăng trưởng tín dụng nhưng kèm theo đó là mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ tăng lên tương ứng và ảnh hưởng đến lợi nhuận mà ngân hàng đạt được dẫn đến cái được không bù được cái mất. Do đó, khi quyết định mở rộng quy mô thì ngân hàng cần đảm bảo tuân thủ đầy đủ điều kiện của NHNN theo Thông tư 21/2013/TT-NHNN quy định điều kiện mà các NHTM phải tuân thủ khi muốn thành lập chi nhánh hoặc phòng giao dịch. Bên cạnh đó, bản thân ngân hàng cần tự đánh giá khả năng và nguồn lực của mình khi đi đến quyết định mở rộng quy mô.

Tuy nhiên, ngân hàng có thể thực hiện tăng quy mô mà trước hết là tăng vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn này của NHTM chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản mục tạo nên nguồn vốn nhưng lại có vai trò cực kỳ quan trọng đối với ngân hàng nhờ vào tính chất ổn định của nó. Do đó, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này vào các mục đích như trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho ngân hàng, có thể sử dụng góp vốn liên doanh. Việc này giúp quy mô ngân hàng tăng lên nhưng lại có thể không gây ảnh hưởng đến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, vốn chủ


sở hữu còn được coi là tài sản đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng và tạo nên niềm tin cho khách hàng, duy trì khả năng thanh toán của ngân hàng khi hoạt động kinh doanh thua lỗ. Việc tăng cường vốn chủ sở hữu cũng làm tăng khả năng tự chủ và làm giảm rủi ro tài chính của ngân hàng và ngân hàng sẽ có thể luôn đảm bảo khả năng thanh toán của mình dù là trong tình trạng nên kinh tế suy thoái hiện nay. Quy mô và sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu sẽ quyết định năng lực phát triển của NHTM vì khi đánh giá về quy mô của một NHTM thì tiêu chí đầu tiên được đề cập là vốn chủ sở hữu của ngân hàng đó. Việc tăng vốn chủ sở hữu còn có thể giúp ngân hàng không phải vận dụng đến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng để thực hiện việc điều chỉnh vốn vì lúc này tỷ lệ an toàn vốn đã tăng hơn trước.

Các nhà quản lý ngân hàng có thể sử dụng tỷ số nợ xấu trên tổng tài sản như một công cụ quản lý nhằm xem xét ảnh hưởng của nợ xấu đến lợi nhuận mà ngân hàng đạt được thông qua mức tăng giảm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tương ứng với mức tăng, giảm của tỷ lệ này. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định quản trị nhằm phục vụ cho mục tiêu của ngân hàng.

Trong thời gian tới, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng trong nội bộ ngân hàng là điều mà mỗi nhà quản lý ngân hàng cần quan tâm. Hầu hết các NHTM lớn tại Việt Nam đều nhận thấy tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng trong phân loại nợ dựa trên cả yếu tố định tính và định lượng, chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng. Do đó, một số ngân hàng đã tích cực triển khai vào thực tế hoạt động như BID, VCB, CTG, MB. Nhờ đó tăng cường hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng là kiểm soát nợ xấu ở mức độ nhất định nhằm đảm bảo cho sự hoạt động bền vững của ngân hàng. Hệ thống ngân hàng đang bộc lộ nhiều yếu kém trong hoạt động tín dụng, nợ xấu tăng cao mà một phần nguyên nhân là do việc quản lý tín dụng không chặt chẽ. Chính vì vậy, ngân hàng cần nhanh chóng xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng là cơ sở phân loại nợ chính xác hơn giúp giảm chi phí và thời gian ra quyết định cho vay, quản lý tốt hơn danh mục cho vay và giúp phát triển chiến lược hướng tới các khách hàng tốt và rủi ro ít hơn.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 19/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí