phạm ở Nam Phi là tương đối cao so với mứ độ phát triển của những quốc gia khu vực này. Do đó, các chủ DNNVV ít có khả năng muốn tăng mức độ đầu tư để phát triển kinh doanh và điều này cũng khiến họ không muốn nộp đơn xin vay vốn ngân hàng.
Phương pháp áp dụng cho nghiên cứu này là đánh giá tài liệu. Phương pháp nghiên cứu cụ thể được minh họa dưới đây:
Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu của nhóm Edmore Mahembe
Bước 1: Giai đoạn lập kế hoạch
• Xây dựng kế hoạch thực hiện
• Xây dựng kế hoạch truyền thông
• Thu thập và đánh giá sơ bộ tài liệu
Bước 2: Xây dựng khung nghiên cứu
• Xác định vấn đề nghiên cứu
• Xác định từ khóa
• Xác định phạm vi dự án
• Xác định hình thức nghiên cứu
Bước 3: Tìm kiếm tài liệu
• Thu thập dữ liệu: từ trang thông tin và thư viện
• Phân tích dữ liệu
• Phân tích khoảng cách tín dụng
Bước 4: Sử dụng công
cụ phân tích dữ liệu
• Sàng lọc và đánh giá dữ liệu
Bước 5: Hoàn thiện bài nghiên cứu
• Viết, chỉnh sửa và ra báo cáo nghiên cứu
[Nguồn: Edmore Mahembe et al., 2011]
Kết quả của bài nghiên cứu nhằm hướng đến hai mục tiêu: (1) nhận ra được nhu cầu cung cấp tài chính của các DNNVV và (2) tìm giải pháp hỗ trợ nhu cầu cung cấp tài chính của DNNVV trên cả hai mặt “quantity” (phải đáp ứng đủ vốn) và “quanlity” (nguồn vốn phải phát huy đúng hiệu quả của nó).
1.3.2. Công trình nghiên cứu của Ricardo N. Bebczuk
Thêm một nghiên cứu của Ricardo N. Bebczuk nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng thông qua việc khảo sát 140 DNNVV ở Argentina. Trong phạm vi quốc gia, tác giả chỉ ra rằng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của các doanh nghiệp chịu sự chi phối của các nhân tố sau:
Khả năng tiếp cận tín dụng | |
Biến độc lập có ý nghĩa thống kê | 1. ROA 2. Độ thanh khoản (Tiền/Tổng TS) 3. Doanh thu của doanh nghiệp 4. TSCĐ/ Tổng TS |
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Tiêu Chuẩn Phân Định Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Của Một Số Vùng
- Vai Trò Của Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- S Ơ Lược Về Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội, Các Dnnvv Và Hệ Thống Nhtm Tại Khu Vực Thành Phố Hồ Chí Minh
- Tình Hình Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Của Mẫu Điều Tra Các Dnnvv Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
- Tổng Hợp Các Mẫu Được Phỏng Vấn
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
5. Tổng nợ/ Tổng TS
[Nguồn: Ricardo N. Bebczuk, 2004]
Những nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV như sau:
(1) Suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản, nó đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Giá trị ROA càng cao thì khả năng tiếp cận vốn càng lớn.
(2) Độ thanh khoản: tài sản cố định có thể sử dụng như tài sản thế chấp, do đó làm giảm thiệt hại của ngân hàng khi không thu hồi được nợ và cũng là một biện pháp ngăn hảng rủi ro đạo đức từ các DNNVV. Chỉ số này được đo lường bằng tỷ lệ tổng lợi nhuận trên tổng tài sản.
(3) Doanh thu của doanh nghiệp: DNNVV có doanh thu càng lớn, thể hiện sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh. Kết quả là khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DN này sẽ mang tính tích cực.
(4) TSCĐ/Tổng TS: tài sản cố định có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp, do đó sẽ làm giảm rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng khi cấp tín dụng cho các DNNVV có tài sản cố định. Tỷ lệ này càng cao, DNNVV càng dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng và ngược lại.
(5) Tổng nợ/ Tổng TS: giá trị càng cao thì khả năng tiếp cận vốn càng cao. Kết quả của nghiên cứu cho rằng đối tượng cho vay trước (có thể là ngân hàng hoặc nhà cung cấp cho doanh nghiệp một khoản tín dụng thương mại…) thấy doanh nghiệp vay đủ tin cậy nên đã cho vay, đồng thời tỷ lệ nợ cao làm tăng khả năng tiếp cận vốn đối của doanh nghiệp đối với ngân hàng cho vay sau.
1.3.3. Công trình nghiên cứu của Francis Nathan Okurut, Yinusa Olalekan và Kagiso Mangadi
Nghiên cứu của Francis Nathan Okurut, Yinusa Olalekan và Kagiso Mangadi được thực hiện năm 2006 nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNVV đến thị trường tín dụng.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập được từ 250 mẫu DNNVV từ những thành phố lớn ở Botswana: Gaborone, Francistown, Serowe, Maun và Lobatse. Các DNNVV được lựa chọn kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau, chẳng hạn: thực phẩm và đồ uống, dệt may, sản xuất gỗ và trang trí nội thất, công nghiệp chế biến chế tạo kim loại, dịch vụ khác. Các bước phân tích định lượng được thực hiện thông qua chương trình STATA 10.
Bài nghiên cứu áp dụng mô hình Probit để phân tích khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV. Tác giả chỉ ra rằng quá trình phân phối nguồn tín dụng thực hiện thông qua hai giai đoạn: (1) người chủ DNNVV quyết định việc có vay hay không vay ngân hàng, nên vay ngân hàng nào và số tiền vay là bao nhiêu;
(2) ngân hàng quyết định có cấp vốn cho DNNVV hạy không, có cấp đầy đủ nhu cầu vốn của DNNVV hay chỉ cấp một phần hay từ chối nhu cầu vay vốn của DNNVV.
Bằng việc sử dụng mô hình Probit, tác giả chỉ ra rằng một số đặc điểm của DNNVV làm hạn chế về khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng. Khả năng này chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi doanh thu, kinh nghiệm, chủ sở hữu, ngành nghề kinh doanh… (Francis Nathan Okurut et al., 2006).
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng là đi tìm cầu nối hay trở ngại giữa nhu cầu vốn của doanh nghiệp và nguồn vốn tín dụng ngân hàng của ngân hàng. Thông qua kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố, có thể rút ra một số nhân tố mà các nghiên cứu trước đây đã phát hiện và kiểm định một cách riêng biệt, bao gồm ba nhóm nhân tố: (1) liên quan đến pháp lý của doanh nghiệp; (2) liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và (3) liên quan đến nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Cụ thể:
Liên quan đến pháp lý của doanh nghiệp:
Số năm hoạt động của DNNVV: Nhân tố này phản ánh sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường, được tính từ khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến thời điểm hiện tại. Số năm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng lâu, doanh nghiệp càng có nhiều kinh nghiệm kinh doanh và uy tín đối với cả đối tác lẫn ngân hàng, khả năng tiếp cận vốn vay cũng sẽ cao hơn. (Underhill Corporate Solutions (Project Manager and Lead Reasearcher: Edmore Mahembe), 2011)
Ngành nghề kinh doanh: là biến giả với hai giá trị 1 và 0 tương ứng cho nhóm ngành nghề như sau: biến nhận giá trị 1 nếu ngành nghề là “thương mại dịch vụ”, biến nhận giá trị 0 nếu không thuộc ngành “thương mại dịch vụ” tức biến có thể thuộc ngành nông – lâm – ngư nghiệp hoặc công nghiệp xây dựng. Theo đánh giá của các chuyên gia, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ dễ tiếp cận nguồn tín dụng doanh nghiệp hơn do đặc thù ngành kinh doanh này có nguồn vốn luân chuyển nhanh, ổn định và ít rủi ro từ việc đầu tư nhiều máy móc thiết bị mà không khai thác được. (Francis Nathan Okurut et al., 2006)
Kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp: kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp càng nhiều thì chủ doanh nghiệp càng có tài kinh doanh, có nhiều tiếng tâm và càng có nhiều trách nhiệm trong công ty. Vì thế kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp càng lớn thì họ càng đồng tình trong việc tiếp cận vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Ngược lại, những người trẻ tuổi thường có khuynh hướng tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm, do đó họ thường đi vay mượn từ nguồn khác nhiều hơn. Theo kết quả nghiên cứu thì các chủ doanh nghiệp trẻ tuổi khó có thể vay vốn bởi vì họ ít có tiếng tâm và thiếu kinh nghiệm (Underhill Corporate Solutions (Project Manager and Lead Reasearcher: Edmore Mahembe), 2011).
Liên quan đến tài chính của doanh nghiệp:
Quy mô của DNNVV: là biến độc lập đo lường giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng có khả năng tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng nhiều hơn vì họ có thể đảm bảo các rủi ro cho ngân hàng tốt hơn khi họ đem tài sản của họ thế chấp cho ngân hàng khi vay (Underhill Corporate Solutions (Project Manager and Lead Reasearcher: Edmore Mahembe), 2011).
Doanh thu hàng năm của DNNVV: có thể thấy rằng những DNNVV có doanh thu cao thì đi cùng với chi phí cao, nhu cầu vay vốn phát sinh sẽ nhiều bởi vì nguồn tiền sẵn có của họ khó có thể đảm bảo đủ các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh. (Ricardo N. Bebczuk, Feb- 2004).
Độ thanh khoản (tiền/tổng tài sản): Công ty có chỉ số độ thanh khoản càng cao, chứng tỏ nguồn tiền của họ là khá lớn so với tổng tài sản. Vì vậy, công ty dễ dàng rút tiền ra khỏi hoạt động kinh doanh của mình, điều này khiến cho các ngân hàng nghĩ rằng công ty đang chuyển những rủi ro trong kinh doanh cho ngân hàng. Do đó, giá trị này càng cao thì khả năng tiếp cận vốn càng thấp. (Ricardo N. Bebczuk, 2004)
Liên quan đến nhu cầu vay vốn:
Mục đích vay vốn: là biến giả, nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp xin vay tiền phục vụ cho mục đích bổ sung vốn lưu động và nhận giá trị 0 nếu doanh nghiệp xin vay vì các mục đích khác. Những doanh nghiệp vay tiền với mục đích bổ sung vốn lưu động có khả năng nhận được vốn vay nhiều hơn so với những doanh nghiệp xin vay với mục đích khác. Vì doanh nghiệp vay với mục đích này thì họ sẽ sử dụng số tiền vay được vào sản xuất kinh doanh và ít có trường hợp họ sẽ sử dụng số tiền vay vào mục đích khác. Khi họ đầu tư tiền vào sản xuất kinh doanh nhiều thì thu nhập từ các khoản đầu tư đem lại lợi nhuận cao và họ có thể trả được lãi và tiền vay. (Underhill Corporate Solutions (Project Manager and Lead Reasearcher: Edmore Mahembe), 2011)
1.5. Mô hình nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình Probit để phân tích thực nghiệm. Giả sử rằng chúng ta có mô hình hồi quy:
∑
(1)
trong đó, Yi* chưa biết. Nó thường được gọi là biến ẩn. Chúng ta xem xét biến giả Yi được khai báo như sau:
1 nếu> 0 | (2) |
| |
0 trường hợp khác |
Ví dụ, biến giả xem xét là một người xin được việc hoặc không được thuê, Yi* sẽ được khai báo là “mật độ hay khả năng tìm được việc làm”. Tương tự như vậy, nếu biến giả xem xét là một người đã mua hoặc không mua xe ôtô thì Yi* sẽ được khai báo là “ước muốn hay khả năng mua xe”.
Mô hình Probit được ứng dụng trong trường hợp biến phụ thuộc là biến giả. Trong bài ngiên cứu này, mô hình Probit sẽ được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài này sẽ ứng dụng mô hình Probit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV. Biến phụ thuộc của mô hình hồi quy này là việc DNNVV có vay hay không, việc này được giải thích như sau:
Covaykhong = 1 nếu DNNVV có vay vốn từ tổ chức tín dụng
= 0 nếu DNNVV không vay từ tổ chức tín dụng
Dấu kỳ vọng của các biến giải thích sử dụng trong mô hình Probit về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của DNNVV được tổng hợp như bảng sau:
Bảng 1.4 Tổng hợp các biến và dấu kỳ vọng
Ký hiệu | Đơn vị | Dấu kỳ vọng | |
1. Liên quan đến pháp lý DNNVV | |||
- Số năm hoạt động DNNVV | Namhoatdong | Năm | + |
- Ngành nghề kinh doanh | Nganh | Thương mại dịch vụ = 1 | + |
Kinhnghiem | Năm | + | |
2. Liên quan đến tài chính DNNVV | |||
- Quy mô | Quymo | Triệu đồng | + |
- Doanh thu | DT | Triệu đồng | + |
- Độ thanh khoản | Thkhoan | % | _ |
3. Liên quan đến nhu cầu vay vốn | |||
- Mục đích vay vốn | Mucdich | Bổ sung vốn lưu động = 1 | + |
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Từ những nghiên cứu ở chương 1 về cơ sở khoa học về tín dụng ngân hàng thương mại đối với DNNVV, có thể rút ra một số kết luận sau đây:
1/ Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua một số khái niệm, tiêu chuẩn, đặc điểm và vai trò của DNNVV của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
2/ Tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thông tin bất cân xứng của doanh nghiệp và cấu trúc tài chính của DNNVV. Trong đó phân tích nhu cầu vốn đối với từng giai đoạn phát triển của DNNVV.
3/ Nghiên cứu những lý luận chung về tín dụng ngân hàng, hệ thống hóa các hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNNVV thông qua những nội dung về khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV.
4/ Phát thảo mô hình nghiên cứu đề xuất về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV thông qua 7 nhân tố: số năm hoạt động, ngành nghề kinh doanh, kinh nghiệm của lãnh đạo, quy mô, doanh thu, độ thanh khoản và mục đích vay vốn của DNNVV.
Việc tìm hiểu những thông tin tổng quát trên làm tiền đề quan trọng để đi sâu vào phân tích thực trạng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại địa bàn nghiên cứu.