Mức Độ Chủ Động Tiếp Cận Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Của Ngân Hàng Thương Mại Để Cấp Tín Dụng


nguyên vật liệu đầu vào, bao bì sản phẩm,… của các doanh nghiệp nơi khác, trong khi các DNNVV trên địa bàn hoàn toàn có khả năng cung cấp.

2.2.2. Mức độ chủ động tiếp cận doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại để cấp tín dụng

Trong những năm qua, các chi nhánh ngân hàng tại tỉnh Phú Thọ đã có nhiều nỗ lực nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn tín dụng của phân khúc khách hàng DNNVV. Các biện pháp mà các chi nhánh NHTM đã thực hiện như đẩy mạnh phát triển mạng lưới chi nhánh, thực hiện tốt chiến lược hướng đến khách hàng DNNVV, áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi cho DNNVV, thúc đẩy cán bộ NHTM tích cực tìm kiếm và chăm sóc khách hàng DNNVV, tích cực tham gia chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp,….

2.2.2.1. Phát triển mạng lưới các chi nhánh ngân hàng phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Để thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh huy động vốn, mở rộng cho vay và phát triển các dịch vụ tiện ích ngân hàng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia, ngành ngân hàng tỉnh Phú Thọ đã tập trung làm tốt công tác phát triển mạng lưới hoạt động.

Khi mới tách tỉnh2, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh mới chỉ có

NHNN chi nhánh tỉnh, 3 chi nhánh NHTM Nhà nước (Vietinbank, BIDV và Agribank), quỹ tín dụng khu vực Phú Thọ và 27 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Trong thời gian qua, bám sát sự chỉ đạo và định hướng của tỉnh là lựa chọn, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM có tiềm lực về tài chính và công nghệ tiên tiến mở chi nhánh; tiếp tục củng cố, mở rộng quy mô, thành lập mới quỹ tín dụng nhân dân, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa. Tính 31/12/2017, ngoài NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ, toàn tỉnh có 19 chi nhánh ngân hàng


2 Ngày 01/01/1997 tách tỉnh Vĩnh Phú thành Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.


cấp I3, ngoài ra còn có 39 quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn 61 xã, phường, thị trấn và 6 tổ chức tài chính vi mô hoạt động trên địa bàn tỉnh. Trong đó có 17/19 chi nhánh NHTM cấp I tham gia phục vụ trực tiếp DNNVV (ngoại trừ Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Phú Thọ, Ngân hàng phát triển chi nhánh tỉnh Phú Thọ) [26]. Mạng lưới hoạt động của các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn đã được cơ cấu, thay đổi phù hợp hơn, phủ rộng hơn và đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của DNNVV.

Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ - 13

2.2.2.2. Chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại

Một số NHTM đã có những chiến lược cụ thể hướng đến khách hàng DNNVV, như BIDV, Vietinbank,… Với cam kết “Đồng hành cùng DNNVV”, BIDV đã triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi hỗ trợ DNNVV như Gói tín dụng ngắn hạn cạnh tranh 10.000 tỷ đồng triển khai từ tháng 02/2017; Gói tín dụng 3.000 tỷ tài trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp (Start-up) và doanh nghiệp siêu nhỏ triển khai từ tháng 05/2017; Gói tín dụng 10.000 tỷ ưu đãi Doanh nghiệp là thành viên Hiệp hội DNNVV Việt Nam (VINASME) triển khai từ tháng 08/2017 và các Chương trình hỗ trợ tín dụng ưu đãi DNNVV thông qua khai thác nguồn vốn của Quỹ Phát triển DNNVV, nguồn vốn hỗ trợ JICA của chính phủ Nhật Bản (SMEFP), Quỹ phát triển năng lượng Xanh (GIF),.... Đối với Vietinbank, với chiến lược nhắm tới khách hàng DNNVV thì ngoài việc cung cấp sản phẩm tín dụng truyền thống, Vietinbank còn áp dụng chính sách, sản phẩm, chương trình tín dụng đặc thù cho phân khúc khách hàng này như: Chương trình tín


3 Bao gồm: (1) BIDV Phú Thọ, (2) BIDV Hùng Vương, (3) Agribank Phú Thọ, (4) Vietinbank Phú Thọ, (5) Vietinbank Hùng Vương, (6) Vietinbank Đền Hùng, (7) Vietinbank Thị xã Phú Thọ, (8) Vietcombank Việt Trì, (9) MB Phú Thọ, (10) Techcombank Việt Trì, (11) VPBank Phú Thọ, (12) Maritime Bank Phú Thọ, (13) Sacombank Phú Thọ, (14) VIB Phú Thọ, (15) Lien Viet Postbank Phú Thọ, (16) Nam A Bank Phú Thọ, (17) Co-opBank Phú Thọ, (18) VBSP Phú Thọ, (19) VDB Phú Thọ.


dụng Đồng hành cùng khách hàng DNNVV, Gói tín dụng “Cho vay linh hoạt - lãi suất cố định”, Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp quy mô 3.000 tỷ đồng; Cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Đồng thời, VietinBank cũng xây dựng các sản phẩm chuyên biệt theo ngành nghề, địa bàn nhằm đảm bảo phù hợp đặc thù khách hàng như: Sản phẩm cho vay cây công nghiệp, chương trình cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao - nông nghiệp sạch, sản phẩm dành cho doanh nghiệp ngành du lịch, doanh nghiệp ngành dệt may,…

Tùy vào chiến lược kinh doanh mà mỗi NHTM có cũng có những tiêu chí sàng lọc khách hàng DNNVV khác nhau. Theo quy định của VPBank thì điều kiện cụ thể để DNNVV được ngân hàng cấp tín dụng là doanh nghiệp phải có thời gian hoạt động từ 2 năm trở lên, không có nợ nhóm 2 đến 5, doanh thu năm trước liền kề tối thiểu 5 tỷ đồng. Ngoài ra, tổng dư nợ tín dụng khống chế không vượt quá 5 tỷ đồng, báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải có xác nhận của cơ quan thuế, quy định về tài sản đảm bảo thì tùy theo phương án và mục đích vay vốn. Còn quy định của Maritime Bank về tiêu chí sàng lọc khách hàng DNNVV là doanh nghiệp phải có thời gian hoạt động từ 2 năm trở lên, doanh thu năm trước liền kề tối thiểu 20 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng tối đa không quá 4 tỷ đồng, quy định về tài sản đảm bảo thì tùy theo phương án và mục đích vay vốn. Đối với một số NHTM có quy mô lớn thì các điều kiện cụ thể để DNNVV được NHTM cấp tín dụng đã trở lên thông thoáng hơn trong những năm gần đây. Điển hình như Agribank đã chấp thuận xem xét và cấp tín dụng cho DNNVV mới thành lập, cụ thể hóa quy định DNNVV có khả năng tài chính để trả nợ như doanh nghiệp phải kinh doanh hiệu quả, năm trước liền kề có lãi, nếu lỗ hoặc có lỗ lũy kế phải có phương án khắc phục lỗ khả thi, không có nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro ở Agribank và các NHTM khác tại thời điểm thẩm định cấp tín dụng,… và linh hoạt áp dụng


điều kiện cấp tín dụng theo từng phương án vay vốn của DNNVV. Còn BIDV cũng bắt đầu áp dụng mở rộng tín dụng DNNVV đối với các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động từ đủ 6 tháng trở lên, báo cáo tài chính giữa niên độ (6 tháng) có xác nhận của cơ quan thuế nhưng hạn chế về mức dư nợ tín dụng tối đa không quá 10 lần vốn chủ sở hữu và yêu cầu bắt buộc về tài sản đảm bảo. Đối với Vietinbank cũng đã áp dụng cho vay đối với doanh nghiệp mới thành lập, DNNVV vay vốn tại Vietinbank phải không có nợ nhóm 2 đến nhóm 5 ở bất kỳ ngân hàng nào, không có lỗ lũy kế hoặc có lỗ nhưng vốn chủ sở hữu không âm áp dụng đối với DNNVV đang thực hiện dự án đầu tư.

Đồng thời, trong thời gian qua các chi nhánh NHTM trên địa bàn cũng tích cực tham gia chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp nhằm tìm kiếm và hỗ trợ các DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại tỉnh Phú Thọ (sau đây gọi tắt là Chương trình) được tổ chức hằng năm giúp các DNNVV tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng, giúp các NHTM khơi thông được dòng chảy vốn, tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng tín dụng trên địa bàn. Chương trình này đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: Năm 2014, doanh số cho vay của các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt gần 2.700 tỷ đồng với 80 doanh nghiệp được tiếp cận vốn thông qua Chương trình. Trong đó, cam kết cho vay mới là 65 khách hàng với dư nợ là 1.823 tỷ đồng, hạ lãi suất cho vay 15 khách hàng với dư nợ 877 tỷ đồng; Năm 2015 có 378 doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng thông qua Chương trình với tổng số tiền cam kết 9.456 tỷ đồng, trong đó cam kết cho vay mới là 282 khách hàng với dư nợ 2.383 tỷ đồng, hạ lãi suất cho vay 79 khách hàng với dư nợ là 2.054 tỷ đồng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 17 khách hàng; Năm 2016, Chương trình được triển khai đã giải quyết nhu cầu vay mới của trên 530 doanh nghiệp với tổng số vốn cam kết trên 20.000 tỷ đồng. Tiếp nối thành công của của những năm trước, năm


2017 có 162 doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng theo Chương trình với tổng dư nợ 3.203 tỷ đồng, trong đó cho vay mới là 112 khách hàng với dư nợ là 3.032 tỷ đồng, gia hạn nợ cho 50 doanh nghiệp với dư nợ 171 tỷ đồng.

2.2.2.3. Ngân hàng thương mại chủ động hạ lãi suất cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Để giúp các DNNVV bổ sung nguồn vốn vượt qua giai đoạn khó khăn do khủng hoảng tài chính, nhiều giải pháp đã được áp dụng nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển xã hội, trong đó giảm lãi suất cho vay vẫn được coi là giải pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy tín dụng DNNVV. Mặt bằng lãi suất cho vay diễn biến ổn định từ năm 2016 đến nay, mặt bằng lãi suất hiện nay đã giảm mạnh (chỉ bằng 40% lãi suất cuối năm 2011), khi so sánh với một số nước trong khu vực như Myanmar lãi suất cho vay ở mức 13%/năm, Indonesia là 11,9%/năm, Thái Lan là 6,3%/năm, Singapore là 5,4%/năm thì mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND hiện nay của Việt Nam ở mức tương đối hợp lý với tương quan kinh tế vĩ mô [9].


14%/năm

12.5

12.15

10.5

10.5

10.5

10.5

10.5

9.75 10.25

8.5

9.9

8.4

9.8

8.4

9.8

7.9

12


10


8

8 7.8 7.65 7.65

6


4


2


0

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân - NHTM Nhà nước

Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân - NHTM cổ phần

Lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân - NHTM Nhà nước

Lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân - NHTM cổ phần


Biểu đồ 2.1. Diễn biến lãi suất cho vay VND lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường bình quân của hệ thống ngân hàng thương mại Nguồn: [29] và tính toán của tác giả.

Phân tích Biểu đồ 2.1 cho thấy lãi suất cho vay DNNVV có xu hướng giảm nhanh nhất giai đoạn 2013 – 2014 và đang có xu hướng ổn định, ít biến động. Điều này phản ánh năng lực tài chính các NHTM giai đoạn này đã được cải thiện đáng kể, các NHTM thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất huy động thay vì bám sát trần lãi suất huy động vốn như các năm trước. Đồng thời, trong giai đoạn này NHNN đã thực hiện 2 lần điều chỉnh trần lãi suất huy động vốn đối với tiền gửi VND kỳ hạn 1-6 tháng từ 7%/năm cuối năm 2013 xuống còn 6%/năm kể từ ngày 18/03/2014 (Quyết định số 498/QĐ-NHNN) và xuống còn 5,5%/năm từ ngày 29/10/2014 (Quyết định số 2173/QĐ-NHNN). Lãi suất huy


động giảm đã tạo điều kiện để lãi suất cho vay giảm theo, hiện mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-6,5%/năm đối với ngắn hạn, các NHTM nhà nước áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3- 11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4-5%/năm (Phụ lục 9).

Lãi suất cho vay DNNVV cũng có sự chênh lệch giữa nhóm NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần, điều này do lãi suất cho vay còn phụ thuộc khá lớn vào quy mô của các NHTM, đối với các NHTM quy mô nhỏ, lợi thế kinh tế kém hơn các NHTM lớn nên phải huy động vốn với mức lãi suất cao hơn và khá nhạy cảm với các thay đổi của lãi suất nên khi có áp lực tăng lãi suất thì các NHTM quy mô nhỏ sẽ chịu áp lực tăng trước các NHTM quy mô lớn.

Trong thời gian qua, bám sát chỉ đạo của NHNN và của ngân hàng cấp trên, các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thực hiện khá tốt các quy định về lãi suất cho vay DNNVV. Lãi suất cho vay DNNVV trong các năm qua vẫn giữ được sự ổn định và tiếp tục được điều chỉnh giảm. Lãi suất cho vay DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong năm 2017 giảm khoảng 0,5%/năm so với cuối năm 2016 [26]. Việc giảm lãi suất cho vay đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ trên địa bàn và hỗ trợ tích cực DNNVV trong tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Rõ ràng lãi suất liên tục được điều chỉnh giảm trong thời gian qua đã mở ra nhiều cơ hội cho các DNNVV có vốn kinh doanh để hồi phục, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Lãi suất cho vay có xu hướng giảm mạnh trong thời gian cũng đã khuyến khích các DNNVV sử dụng vốn vay ngân hàng nhiều hơn.


2.2.3. Mức độ chủ động của Chính phủ và tỉnh Phú Thọ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

Hiện nay, Việt Nam có một hệ thống các cơ quan nhà nước, tổ chức hiệp hội,… được thành lập nhằm hỗ trợ các DNNVV (Phụ lục 10). Hệ thống này bao gồm nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương như Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV; Cục Phát triển doanh nghiệp; Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh/thành phố;… và các cơ quan khác như VCCI, hiệp hội doanh nghiệp,… đã phối hợp thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Nắm bắt được vai trò và những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ sự phát triển của DNNVV và ngày càng phát huy được hiệu quả, có những tác động không nhỏ đến sự phát triển của các DNNVV (Phụ lục 11). Ngày 23/11/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP, sau này thay thế bởi Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV và được luật hóa bởi Luật hỗ trợ DNNVV số 04/2017/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Đây là các cơ sở pháp lý để Chính phủ thành lập quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV và Quỹ Phát triển DNNVV để tài trợ kinh phí cho các chương trình, dự án trợ giúp các DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, duy trì và phát triển trong nền kinh tế hội nhập. Chính sách cũng đã có nhiều sửa đổi phù hợp hơn với những đặc điểm đặc thù của DNNVV. Chính phủ cũng thúc đẩy các bộ ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách hỗ trợ DNNVV.

Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, ngành ngân hàng đang triển khai đồng bộ các giải pháp tại “Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế” [41]. Cùng với đó, NHNN chỉ đạo các NHTM triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, giảm

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 27/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí