Định Hướng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tại Tỉnh Phú Thọ Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng


Ba là, quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ra đời sẽ giúp cho các DNNVV không có tài sản thế chấp, chưa có khả năng đáp ứng các điều kiện về bảo đảm tiền vay nhưng có dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi có thể vay được vốn của NHTM. Tuy nhiên, đến nay tỉnh Phú Thọ vẫn chưa thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.

Bốn là, thiếu cơ chế phối hợp, hợp tác chặt chẽ giữa NHTM với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp, cơ quan thuế và các hiệp hội doanh nghiệp,… trong việc trao đổi thông tin về các DNNVV có năng lực tài chính tốt để NHTM xem xét, thẩm định cấp tín dụng mà hiện nay chủ yếu là DNNVV tự đến hoặc số ít qua nỗ lực tìm kiếm của cán bộ tín dụng hoặc qua sự phối hợp của các bên nêu trên nhưng lại dựa trên mối quan hệ cá nhân là chủ yếu. Việc phát huy vai trò của các Hiệp hội DNNVV tỉnh Phú Thọ, Hội doanh nhân trẻ tỉnh Phú Thọ,… đối với các DNNVV còn hạn chế. Chưa tạo được nhiều mối liên kết trong cộng đồng DNNVV và giữa DNNVV với các doanh nghiệp lớn.

Năm là, công tác tuyên truyền, phổ biến về các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước chưa được chú trọng nên sự lan tỏa các chính sách tới các địa phương còn chậm, ít DNNVV biết để tham gia. Đặc biệt, công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết số 35/NQ-CP, các cơ chế chính sách, pháp luật về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến các doanh nghiệp, người dân chưa có hiệu quả cao, thậm chí một số DNNVV chưa biết đến Nghị quyết số 35/NQ-CP [49].


Tiểu kết chương 2

Chương 2 với nội dung trọng tâm là phân tích và đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại tỉnh Phú Thọ.

Sử dụng mô hình EFA trên bộ số liệu khảo sát 387 DNNVV tại tỉnh Phú Thọ chỉ ra rằng nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV là chi phí vay vốn, tiếp đến là lịch sử vay nợ của doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương, tài sản đảm bảo, mối quan hệ của doanh nghiệp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn, và thấp nhất là chính sách tín dụng của NHTM.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các DNNVV có thời gian hoạt động dưới 3 năm, doanh nghiệp siêu nhỏ có khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng thấp hơn rất nhiều so với các DNNVV còn lại.

Kết quả nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ cho thấy số lượng DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng ngày càng nhiều, dư nợ tín dụng DNNVV tăng lên qua các năm,... Bên cạnh đó, một số hạn chế cần khắc phục như: chi phí vay vốn cao khiến DNNVV khó tiếp cận được vốn; các DNNVV chưa tạo được mối quan hệ chặt chẽ với NHTM; các cải cách chính sách tín dụng vẫn chưa thực hiệu quả; chính sách hỗ trợ DNNVV từ trung ương đến địa phương còn thiếu tính đồng bộ và chưa mang lại hiệu quả mong muốn;…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Kết quả nghiên cứu của chương 2 là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp, kiến nghị có căn cứ khoa học, bám sát lý luận và thực tiễn để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ trong chương 3.


Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ - 19

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN

VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH PHÚ THỌ

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH PHÚ THỌ TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

3.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ

Sau hơn 30 năm đổi mới, hội nhập và phát triển, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, khu vực DNNVV đã phát triển rất nhanh, thực sự trở thành một động lực quan trọng để giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, kinh tế thế giới và khu vực phục hội chậm, tiềm ẩn nhiều rủi ro; tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chậm lại; cạnh tranh ngày càng gay gắt trong bối cảnh xu hướng bảo hộ gia tăng; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và việc thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế, nhất là các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức đòi hỏi cần phải tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt đối với cộng đồng DNNVV [49].

Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, ngày 03/05/2017 Ban thường vụ tỉnh ủy Phú Thọ đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TU về phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong đó nhấn mạnh quan điểm, định hướng phát triển DNNVV như sau:

- Tỉnh Phú Thọ luôn xác định phát triển DNNVV là một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, là nhân tố quan trọng đóng góp chủ lực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khối doanh nghiệp này trong


tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh, góp phần xây dựng Phú Thọ trở thành một trong những tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với DNNVV nhằm tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, sản xuất và kinh doanh, trên cơ sở đó tạo sức lan tỏa trong toàn dân về tư tưởng làm giàu và tinh thần khởi nghiệp.

- Cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV hiện có phát triển, cần tiếp tục khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV phát triển cả về số lượng, quy mô lẫn chất lượng theo hướng bền vững, đa dạng hóa về loại hình doanh nghiệp. Tạo điều kiện để các DNNVV mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, tạo lập uy tín và thương hiệu trên thị trường, đẩy mạnh đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng cường mối quan hệ giữa NHTM và DNNVV, chú trọng đào tạo nâng cao trình độ người lao động trong các DNNVV.

- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực tiêu thụ ít năng lượng, đảm bảo môi trường. Trong đó, đặc biệt khuyến khích và thu hút các dự án: kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, cơ khí láp ráp, cơ khí nông nghiệp, điện, điện tử, công nghiệp phụ trợ, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may cao cấp, đồ uống, các dự án nông nghiệp áp dụng công nghệ cao có qui mô lớn, công nghệ hiện đại gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, phát triển các dịch vụ giao thông, vận tải logictics, khu du lịch, vui chơi nghỉ dưỡng cao cấp, trung tâm thương mại, siêu thị, sản xuất thuốc tân dược, dịch vụ giáo dục đào tạo, dịch vụ y tế chất lượng cao,… [48].

* Mục tiêu cụ thể:


- Số doanh nghiệp thành lập mới tăng trưởng trên 8%/năm, đến năm 2020 có trên 8.000 doanh nghiệp, số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi đạt trên 70% [37].

- Đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 60% đến 70%, trên 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và trên 75% tổng thu ngân sách của tỉnh [37].

- Giải quyết việc làm cho trên 150.000 lao động và tạo việc làm mới hằng năm cho khoảng 5.000 lao động; thu nhập bình quân người lao động đạt

5.000.000 đồng/người/tháng [37].

3.1.2. Định hướng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho DNNVV phát triển và phấn đấu đạt chỉ tiêu khoảng 50% – 60% số DNNVV đang hoạt động tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng vào năm 2020 [41], định hướng hỗ trợ DNNVV tại tỉnh Phú Thọ tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cần chú trọng vào các nội dung sau:

- Các sở ban ngành và các đơn vị liên quan cần tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, kế hoạch,… của Trung ương và của tỉnh về phát triển DNNVV. Tiếp tục rà soát, nghiên cứu để vận dụng thực hiện đầy đủ và kịp thời các chủ trương, cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho DNNVV phát triển, trong đó đặc biệt chú trọng hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn để DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

- Tăng cường hỗ trợ DNNVV trong việc tiếp cận và thụ hưởng các gói ưu đãi tín dụng quốc gia, các quỹ đầu tư khác, tạo điều kiện kết nối NHTM với DNNVV để DNNVV tiếp cận với các chương trình cho vay ưu đãi.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để DNNVV nâng cao khả năng huy động các nguồn lực trong xã hội đầu tư vào doanh nghiệp, thực hiện đồng bộ các


giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV như hỗ trợ các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tăng dư nợ tín dụng đối với DNNVV, khuyến khích các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn cho vay đối với DNNVV dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và các biện pháp phù hợp khác, hỗ trợ DNNVV xây dựng dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực quản trị, minh bạch hóa tài chính của DNNVV để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng,...

- Cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với đặc thù của tỉnh Phú Thọ để tạo nguồn vốn kinh doanh cho các DNNVV, hoàn thiện chính sách bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV thuộc các ngành khuyến khích phát triển. Khuyến khích các chi nhánh ngân hàng tăng cho vay ưu đãi trung và dài hạn đối với các DNNVV hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ hoặc DNNVV đầu tư vào những ngành kinh tế là tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH PHÚ THỌ

3.2.1. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.2.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tăng cường tìm hiểu quy trình, thủ tục và điều kiện vay vốn, tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, sử dụng vốn vay đúng mục đích, thanh toán nợ gốc và lãi vay đúng hạn cho ngân hàng thương mại

Trước khi có ý định vay vốn NHTM, các DNNVV nên chủ động liên hệ với nhân viên của NHTM để được tư vấn cách thức chuẩn bị hồ sơ vay vốn nhằm giúp DNNVV tiết kiệm thời gian. Nếu DNNVV muốn tiếp cận với chương trình cho vay ưu đãi nào thì cần tìm hiểu các quy định về chương trình ưu đãi đó, để tiếp cận vốn nhanh chóng DNNVV cần hoàn thiện hồ sơ


vay vốn theo quy định. Các phương tiện truyền thông, nhất là mạng Internet sẽ giúp ích cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng. Khi DNNVV đã có thông tin và có các nền tảng cơ bản để đáp ứng tốt các yêu cầu thủ tục hồ sơ, điều kiện cấp tín dụng của NHTM thì tốc độ xử lý hồ sơ vay vốn sẽ nhanh hơn, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí.

Trước khi tiến hành vay vốn, DNNVV cần xác định rõ mục đích vay vốn, số tiền cần vay, thời điểm sử dụng vốn vay, nguồn trả nợ và sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả,… để đảm bảo thanh toán nợ gốc và lãi vay đúng hạn cho NHTM, tránh tình trạng DNNVV phải tạm dừng dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh do thiếu vốn dẫn đến tình trạng thua lỗ mất khả năng trả nợ cho NHTM. Để làm được điều này, bản thân DNNVV cần xác định chiến lược kinh doanh rõ ràng, tránh sử dụng vốn vay ngân hàng đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà DNNVV có ít kinh nghiệm, có độ rủi ro cao làm cho DNNVV mất khả năng thanh toán. DNNVV cũng cần chủ động tham vấn ý kiến của các chuyên gia kinh tế hoặc chính các nhân viên của NHTM để có những quyết định đầu tư chuẩn xác.

3.2.1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tăng đầu tư vào các tài sản cố định có giá trị, chủ động tiếp cận các khoản cho vay tín chấp, khoản cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành trong tương lai,…

Các DNNVV cần tách biệt được vốn đầu tư, tài sản của cá nhân, gia đình và vốn đầu tư của doanh nghiệp, để NHTM có thể đánh giá chính xác năng lực tài chính của doanh nghiệp. Đối với những tài sản góp vốn vào doanh nghiệp, DNNVV nên đầu tư chi phí để chuyển đổi quyền sở hữu tài sản từ cá nhân sang quyền sở hữu tài sản của DNNVV để thuận tiện dùng làm tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng, đẩy nhanh quá trình vốn hóa các tài sản như đất đai, nhà xưởng,… Đồng thời, thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận


quyền sở hữu đối với tài sản gắn liền với đất để thuận lợi khi đăng ký giao dịch bảo đảm, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Khi đầu tư vào tài sản cố định, DNNVV nên chú trọng đầu tư vào những tài sản có giá trị, ít có rủi ro lạc hậu về công nghệ, dễ dàng tiêu thụ khi thanh lý. Điều này giúp DNNVV vừa có tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa làm tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng bổ sung vốn lưu động, cũng như tạo được nguồn thu nhập cao từ thanh lý tài sản cố định khi kết thúc dự án, tạo thêm nguồn trả nợ có giá trị cho NHTM.

DNNVV cũng cần cập nhật các chính sách, các chương trình cho vay ưu đãi cũng như chủ động tiếp cận các khoản vay thế chấp bằng hàng hóa, các khoản phải thu, khoản cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành trong tương lai,… Những khoản vay này các NHTM sẽ quản lý chặt chẽ hơn, điều kiện cấp tín dụng sẽ khó khăn hơn, cũng như lãi suất có thể cao hơn so với vay có tài sản đảm bảo, nhưng nếu DNNVV đáp ứng được sẽ có thêm cơ hội được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

3.2.1.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tăng cường xây dựng và củng cố mối quan hệ với ngân hàng thương mại, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp khác

DNNVV cần tăng cường thiết lập mối quan hệ nghiệp vụ, quan hệ xã hội với NHTM như mở tài khoản giao dịch, tăng cường hoạt động thanh toán, chuyển lương qua ngân hàng,… luôn có tinh thần hợp tác và giữ uy tín đối với NHTM, nhất là trong cung cấp thông tin về tiến độ thực hiện dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh và tài sản đảm bảo để NHTM có biện pháp hỗ trợ kịp thời khi phát sinh rủi ro. Trung thành với một NHTM trong quan hệ tín dụng, giúp giảm bớt tình trạng thông tin bất cân xứng, qua đó NHTM sẽ yên tâm hơn khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp. DNNVV cần tạo được lòng tin từ

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 27/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí