Tình Hình Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Của Mẫu Điều Tra Các Dnnvv Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh‌


giữ phần lớn cổ phần. Những ngân hàng lớn như VietinBank, BIDV hay Vietcombank thường ưu tiên rót vốn vào những dự án lớn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoặc các đối tác lớn. Điều này như một thông lệ bất thành văn.

Theo báo cáo tài chính quí 4-2013, trong tổng dư nợ cho vay của VietinBank năm 2013, có tới gần 150.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp nhà nước vay, tương đương 40% tổng dư nợ. So với năm 2012, dư nợ cho vay dành cho doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước tại VietinBank tăng 31%, trong khi đó, tín dụng dành cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm nhẹ 3%. Khoản vay dành cho phía doanh nghiệp nhà nước của BIDV cũng lên tới 93.000 tỷ đồng, chiếm 24% dư nợ cho vay. Ở Vietcombank, con số này lần lượt là 78.000 tỉ đồng và 28%.

2.2.2. Tình hình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của mẫu điều tra các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh‌

Thông qua trao đổi và thống kê từ số liệu thứ cấp cho thấy hiện nay các DNNVV của Việt Nam nói chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có những nét cơ bản về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng theo những đặc điểm sau:

DNNVV là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo.

Trong bối cảnh nền kinh tế chung gặp nhiều khó khăn kéo dài, sản xuất kinh doanh bị đình đốn, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng khó khăn, đặc biệt đối với những DNNVV không còn tài sản thế chấp khi vay vốn (do DN đã thế chấp để vay vốn NH từ các năm trước, đến nay chưa tất toán được nợ cũ).

Không ít doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có dự án khả thi hoặc đã ký được hợp đồng thương mại có giá trị tốt, cần vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất kinh doanh, thực hiện hợp đồng nhưng không đủ điều kiện tín chấp và tài sản thế chấp (hoặc có tài sản thế chấp, nhưng do NH định giá quá thấp


dẫn đến vốn tín dụng ngân hàng cấp không đủ để doanh nghiệp triển khai dự án) nên phải hoạt động cầm chừng, mất đi cơ hội phát triển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất; một số dự án sản xuất mới, nâng công suất dự kiến đầu tư của doanh nghiệp do khó khăn về vốn đã bị tạm ngừng hoặc không triển khai nên năng lực sản xuất tăng thêm từ các dự án mới còn ít, không phát huy được tính tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Trong các năm gần đây do thiếu vốn trầm trọng, đã có không ít doanh nghiệp phải giải thể, phá sản hoặc tạm ngưng hoạt động.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 7

Nghiên cứu thực tế về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV mới thấy được các DNNVV đang trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Mặc dù Chính phủ đã triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho các DNNVV nhưng trên thực tế chỉ có một số lượng nhỏ các doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách hỗ trợ. Phần lớn các doanh nghiệp còn lại gặp các trở ngại như sau:

55% trở ngại do thủ tục vay (hồ sơ vay vốn phức tạp, không đủ thủ tục vay vốn đơn giản cho các DNNVV);

50% trở ngại yêu cầu thế chấp (thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng không đa dạng hóa tài sản thế chấp như hàng trong kho, các khoản thu…);

80% tỷ lệ lãi suất chưa phù hợp;

Các điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp với DNNVV.

Khó khăn nhất vẫn là thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều doanh nghiệp vẫn phải chịu vay ở mức lãi suất cao 15 - 18%). Điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp với DNNVV, rất ít các doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện không được nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn.


Thông qua việc khảo sát của nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kết quả như sau:

Hình 2.2 Các DNNVV đã vay vốn ngân hàng và có nhu cầu vay vốn ngân hàng trong mẫu điều tra

Đơn vị tính: %


33.82%

85.99%

100.00%

66.18%

Có vay

Không vay Có nhu cầu

Không nhu cầu

14.01%

[Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra]

Theo Hình 2.2 thì có 66,18% DNNVV hiện đang tiếp cận vốn vay, nhưng có đến 85,99% các doanh DNNVV lại có nhu cầu vay vốn. Qua đó cho thấy tiềm năng nhu cầu tín dụng trong các DNNVV rất lớn, mặc dù đã có vay vốn tại các ngân hàng nhưng nguồn vốn vay chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên các DNNVV vẫn phát sinh nhu cầu vay vốn trong đó có 73,43% các doanh nghiệp có nhu cầu vay để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.3. Đánh giá thực trạng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa‌‌

2.3.1. Những vấn đề còn hạn chế

2.3.1.1. Từ phía ngân hàng

Chất lượng tín dụng của ngân hàng

Hoạt động tín dụng luôn gắn liền với nó là những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Hoạt động này càng tăng trưởng thì những rủi ro tín dụng cũng tiềm ẩn tăng theo. Vấn đề về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khoanh, nợ chờ xử lý có những biểu hiện khả quan (tỷ lệ năm sau cải thiện hơn năm trước); tuy nhiên nó vẫn tồn tại trong hoạt động tín dụng. Nguyên nhân là do những yếu kém trong công tác thẩm định tài sản đảm bảo, hồ sơ, kiểm tra mục đích sử dụng vốn,


xem xét khả năng tài chính… của doanh nghiệp. Những NHTM có chất lượng tín dụng kém sẽ bị hạn chế khả năng cung ứng sản phẩm tín dụng, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV.

Định hướng kinh doanh của ngân hàng

Vấn đề then chốt trong quản trị điều hành của các ngân hàng thương mại cổ phần chính là cách xác định hướng hoạt động của ngân hàng, đặt ra mục tiêu chiến lược, các kế hoạch phải thực hiện và phương thức thực hiện như thế nào. Ngân hàng sẽ thực sự kinh doanh vì lợi nhuận hay vẫn tiếp tục có một phần hoạt động với tư cách là ngân hàng chính sách chịu sự tác động của các cấp chính quyền về việc cho vay. Năng lực quản trị của các nhà lãnh đạo ngân hàng sẽ quyết định các chính sách về phát triển của ngân hàng như chiến lược phát triển dài hạn, chính sách đầu tư, chính sách huy động vốn, chính sách đầu tư vào con người, cơ sở vật chất, công nghệ… và đặc biệt là chính sách khách hàng mục tiêu. Hiện nay chính sách này ở các NHTM phần lớn tập trung vào lượng khách hàng cá nhân hoặc những doanh nghiệp có quy mô lớn, điều này sẽ khiến các DNNVV không được hưởng những ưu đãi từ chính sách khách hàng mục tiêu như giảm lãi suất vay, tăng tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản, nhận những tài sản bảo đảm mang tính kém an toàn hơn bất động sản (như quyền đòi nợ, hàng tồn kho luân chuyển…) hoặc thậm chí là tín chấp cho khoản vay. Và điều này tất nhiên làm hạn chế việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của chính các DNNVV.

Trình độ và đạo đức của cán bộ ngân hàng

Vấn đề then chốt có tính quyết định trong đổi mới phương thức quản lý là con người. Ngày nay, sự hiểu biết và nhận thức của con người ngày càng phát triển, việc cập nhật kiến thức để phục vụ cho các hoạt động, trong đó có công tác tín dụng doanh nghiệp trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Không những thế, không phải ngân hàng nào cũng thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho đội ngũ cán bộ do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Chính điều này làm cho năng lực, trình độ cán bộ sẽ bị lạc hậu trong việc phân tích, dự báo tình hình thị trường, dự báo những rủi ro sẽ xảy ra trong tương lai… Thêm vào đó, thiếu thông tin, chính sách, định hướng phát


triển các ngành nghề là một trợ ngại cho cán bộ tín dụng doanh nghiệp dẫn đến việc cho vay những dự án thiếu khả thi và từ chối những dự án tốt.

Bảo đảm tiền vay

Khi vay vốn, DNNVV phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có tài sản thế chấp hay được bên thứ ba bảo lãnh. Chính vì lẽ đó không phải DNNVV nào cũng có thế tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng một khi không có tài sản đảm bảo.

Bên cạnh đó, việc định giá tài sản còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Mặc dù đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của ngân hàng như phương án kinh doanh khả thi, năng lực tài chính ổn định, có tài sản đảm bảo… nhưng DNNVV cũng chỉ nhận được những khoản vay dựa trên giá trị tài sản thế chấp. Do đó, công tác định giá trở thành một khâu rất quan trong. Tuy nhiên, việc định giá theo giá trị thị trường vẫn chưa có một cơ sở tham khảo đáng tin cậy. Ngoài ra, việc NHTM định giá dựa trên những thủ tục, quy trình do chính ngân hàng xây dựng cũng không thể đánh giá một cách đầu đủ và chính xác, bởi giá trị tài sản còn phục thuộc vào nhiều yếu tố khác. Thêm vào đó, việc định giá còn bị chi phối bởi cán bộ thẩm định (mang tính chủ quan), sự hiểu biết, trình độ đánh giá, năng lực thẩm định…

Thông tin doanh nghiệp

Vấn đề thông tin doanh nghiệp là một trở ngại không nhỏ đối với các quyết định cho vay vốn của ngân hàng. Thời gian quan, các NHTM thường căn cứ vào Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng (CIC – Credit Information Center) để xác định lịch sử giao dịch tín dụng của DNNVV, tuy nhiên kết quả này chưa mang tính cập nhật cũng như thường xuyên phát sinh lỗi hệ thống khi truy cập và hỏi tin. Một cách tiếp cận khác là các bộ tín dụng thẩm định trực tiếp doanh nghiệp nhằm xem xét tình hình hoạt động thực tế, nhưng thông tin thu thập vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, việc tiếp cận những nguồn thông tin khác lại không đầy đủ và chính xác do đặc thù các DNNVV ít khi công bố thông tin đại chúng. Chính vì những trở ngại trong việc thu thập thông tin DNNVV đã khiến cho cán bộ tín dụng gặp khó khăn trong việc


xem xét cho vay cũng như đánh giá mức độ uy tín của DNNVV, điều này làm cho các NHTM thường e dè trong việc cung ứng vốn cho các DNNVV.

2.3.1.2. Từ phía các DNNVV

Quan điểm của DNNVV

Theo quan điểm của nhiều DNNVV ở Việt Nam là vẫn ngại khi tiếp xúc với các NHTM do nhiều yếu tố như sợ bị khai thác thông tin doanh nghiệp, sợ bị tiết lộ thông tin về nghề nghiệp, bí quyết sản phẩm… Ngoài ra, một vấn đề quan trọng là khi đi vay, các DNNVV phải có tài sản đảm bảo hay tài sản bảo lãnh để đảm bảo cho khoản vay, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có sẵn để mang thế chấp hay bảo lãnh.

Năng lực quản lý kinh doanh

Khả năng quản lý của DNNVV là cơ sở để các NHTM đánh giá được khách hàng có khả năng xoay sở trong mọi tình huống hay không và là một điều cần thiết để quyết định đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của ngân hàng.

Một thực tế cho thấy năng lực quản lý, điều hành hoạt động của các DNNVV còn yếu kém, chế độ báo cáo tài chính, kế toán còn lỏng lẻo, không rò ràng, thiếu trung thực và khách quan. Người quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh không có khả năng dự đoán được sự biến động về giá cả của thị trường, các đối thủ cạnh tranh, thị hiếu của người tiêu dùng… Điều này không chỉ ảnh hưởng tới khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng được vay vốn tín dụng ngân hàng của khách hàng

Tư cách đạo đức của khách hàng

Đó là khả năng trả nợ ngân hàng, mục đích sử dụng vốn vay. Đối với những DNNVV đã từng vay vốn của ngân hàng nhưng không thực hiện đúng những quy định của ngân hàng về thời hạn trả gốc, lãi của ngân hàng hay đưa ra những dự án giả để vay vốn ngân hàng, sử dụng sai mục đích tín dụng trong hợp đồng. Điều đó sẽ khiến cho ngân hàng mất niềm tin vào nhóm khách hàng này, và khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng của ngân hàng lần thứ hai là không dễ dàng.

Tài sản bảo đảm nguồn vốn vay


Trong tất cả những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của khách hàng thì đây là nhân tố quan trọng nhất, gây trở ngại nhiều nhất cho hầu hết các DNNVV khi tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Khi DNNVV có đủ số tài sản bảo đảm cho lượng vốn mà DN vay theo yêu cầu của ngân hàng thì DN có thể vay vốn của ngân hàng một cách thuận tiện hơn rất nhiều so với khi DN có số tài sản không đủ, hoặc không có tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình, khi đó số vốn mà họ được vay sẽ không như mong muốn của họ, mà sẽ phụ thuộc vào sự quyết định của ngân hàng.

Khả năng tiếp cận thông tin

Hầu hết các DNNVV không kịp cập nhật về những thay đổi trong chính sách của ngân hàng, như những thay đổi về lãi suất hay những nới lỏng về chính sách tín dụng, những đợt khuyến mại lớn của ngân hàng… Chính vì thiếu thông tin về ngân hàng điều đó đã làm cho DNNVV không mạnh dạn tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng.

Phương án sản xuất kinh doanh

Bên cạnh nhân tố quan trọng về tài sản đảm bảo thì các phương án sản xuất kinh doanh cũng ảnh hưởng tới lượng vốn mà DNNVV sẽ được vay theo quy định của ngân hàng. Khi các dự án, phương án sản xuất kinh doanh được khách hàng lập và thông qua sự thẩm định của cán bộ tín dụng, nếu khả thi DNNVV sẽ nhận được đủ lượng vốn cần vay, còn ngược lại nguồn vốn mà họ được vay sẽ rất hạn chế.‌

2.3.2. Nguyên nhân tồn tại

2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan

Do môi trường kinh doanh không ổn định

- Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới: Nền kinh tế Việt Nam còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp, thủy sản, dầu thô, may gia công… vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. Ví dụ như: Ngành dệt may trong một số năm gần đây đã gặp không ít khó khăn vì bị khống chế hạn ngạch làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của


các doanh nghiệp nói riêng và của các ngân hàng cho vay nói chung; Ngành thủy sản cũng gặp nhiều lao đao vì các vụ kiện bán phá giá…

- Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế: Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm nợ xấu gia tăng, khi tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.

- Sự tấn công của hàng nhập lậu, hàng nhái: Việc không kiểm soát tốt của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hàng nhập lậu, hàng nhái… sẽ làm điêu đứng các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chân chính và các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này. Các mặt hàng kim khí điện máy, vải vóc, mỹ phẩm… là những ví dụ tiêu biểu cho rủi ro này.

- Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành: Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và do đó có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác và đây cũng là một hiện tượng khách quan. Tuy nhiên, ở Việt Nam thời gian qua, sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, sự bất lực trong vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia.

Do môi trường pháp lý chưa thuận lợi

- Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương: Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí