Khả Năng Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tại Tỉnh Phú Thọ


TSDB = 0,424*TSDB1 + 0,352*TSDB2 + 0,431*TSDB3 QHDN = 0,312*QHDN1 + 0,425*QHDN2 + 0,451*QHDN3

KNTN = 0,348*KNTN1 + 0,361*KNTN2 + 0,328*KNTN3 + 0,363*KNTN4 NLLD = 0,271*NLLD1 + 0,322*NLLD2 + 0,267*NLLD3 + 0,312*NLLD4

+ 0,202*NLLD5

CSTD = 0,147*CSTD1 + 0,204*CSTD2 + 0,180*CSTD3 + 0,200*CSTD4

+ 0,237*CSTD5 + 0,264*CSTD6 + 0,221*CSTD7

Các hàm hồi quy có hệ số nhân tố đều lớn hơn 0, chứng tỏ các biến quan sát tác động thuận chiều đối với từng nhân tố. Do vậy:

- Đối với các nhân tố ảnh hưởng ngược chiều (Chí phí vay vốn; Lịch sử vay nợ của doanh nghiệp) thì chỉ cần hạn chế bất kỳ một trong các biến quan sát sẽ giảm tác động tiêu cực của nhân tố đó, qua đó sẽ nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV;

- Đối với các nhân tố ảnh hưởng thuận chiều (chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương, tài sản đảm bảo, mối quan hệ của doanh nghiệp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn, và chính sách tín dụng của NHTM) thì chỉ cần một sự tác động tích cực đến bất kỳ một trong các biến quan sát thì đều làm tăng giá trị của nhân tố đó, qua đó sẽ nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

2.2.8.4. Phân tích kết quả nghiên cứu định lượng

a. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm “Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ”

Phân tích Bảng 2.8 cho thấy khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại tỉnh Phú Thọ được đánh giá ở mức 3,20/5 điểm, điều đó cho thấy các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ cho rằng khả năng tiếp cận vốn tín dụng


ngân hàng của họ chỉ ở mức trung bình10. Mặc dù DNNVV dễ dàng vay được vốn tín dụng ngân hàng được đánh giá ở mức 3,29/5 điểm, song lượng vốn mà doanh nghiệp vay lại chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp (được đánh giá thấp hơn ở mức 3,10/5 điểm).

Điểm

Độ lệch



trung bình

chuẩn

TCTD1

Doanh nghiệp dễ dàng vay được vốn tín

3,29

1,11


TCTD2

dụng ngân hàng khi có nhu cầu

Lượng vốn vay đáp ứng đủ nhu cầu của


3,10


1,07


doanh nghiệp



TCTD

Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân

3,20

0,99


hàng của DNNVV



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ - 16

Bảng 2.8. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ

Ký hiệu Tên biến quan sát


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS 20.

Căn cứ kết quả kiểm định phương sai đồng nhất và kết quả kiểm định ANOVA ta có tổng hợp kết quả so sánh sự khác biệt về “Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV” giữa các nhóm DNNVV tại Bảng 2.9.

Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả so sánh sự khác biệt về “Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa”


Chỉ tiêu

Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất (Sig.)

Kết quả kiểm định ANOVA (Sig.)

1. Khác biệt về tuổi doanh nghiệp 0,918 0,000

2. Khác biệt về loại hình doanh nghiệp 0,942 0,182




10 Với thang đo Likert 5 điểm. Giá trị khoảng cách = (5–1)/5 = 0,8. Ý nghĩa các mức như sau: 1,00 – 1,80: Rất thấp; 1,81 – 2,60: Thấp; 2,61 – 3,40: Trung bình; 3,41 – 4,20: Cao; 4,21 – 5,00: Rất cao [62].



3. Khác biệt về lĩnh vực hoạt động của

doanh nghiệp

0,114 0,504

4. Khác biệt về quy mô doanh nghiệp 0,305 0,000 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Phân tích Bảng 2.9 cho thấy:

- Chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng giữa các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ (khác biệt về loại hình doanh nghiệp, khác biệt về lĩnh vực hoạt động).

- Đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng giữa các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ (khác biệt về thời gian hoạt động, khác biệt về quy mô).

* Phân tích sâu Anova (khác biệt về thời gian hoạt động)

Kết quả phân tích sâu Anova (Phụ lục 19.1) cho thấy:

- Có sự khác biệt về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng giữa nhóm DNNVV có thời gian hoạt động dưới 3 năm với nhóm DNNVV có thời gian hoạt động từ 3 năm đến dưới 7 năm có ý nghĩa với độ tin cậy 95%. Trong đó, khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của nhóm DNNVV có thời gian hoạt động dưới 3 năm thấp hơn 0,7978 điểm so với nhóm DNNVV có thời gian hoạt động từ 3 năm đến dưới 7 năm.

- Có sự khác biệt rất lớn về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng giữa nhóm DNNVV có thời gian hoạt động dưới 3 năm với nhóm DNNVV có thời gian hoạt động từ 7 năm trở lên có ý nghĩa với độ tin cậy 95%. Trong đó, khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của nhóm DNNVV có thời gian hoạt động dưới 3 năm thấp hơn 0,9909 điểm so với nhóm DNNVV có thời gian hoạt động từ 7 năm trở lên.

- Chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng giữa nhóm DNNVV có thời gian


hoạt động từ 3 năm đến dưới 7 năm với nhóm DNNVV có thời gian hoạt động từ 7 năm trở lên.

* Phân tích sâu Anova (khác biệt về quy mô doanh nghiệp)

Kết quả phân tích sâu Anova (Phụ lục 19.2) cho thấy:

- Có sự khác biệt về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ so với nhóm doanh nghiệp nhỏ có ý nghĩa với độ tin cậy 95%. Trong đó, khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp siêu nhỏ thấp hơn 0,3248 điểm so với doanh nghiệp nhỏ.

- Có sự khác biệt về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ so với nhóm doanh nghiệp vừa có ý nghĩa với độ tin cậy 95%. Trong đó, khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp siêu nhỏ thấp hơn 0,5438 điểm so với doanh nghiệp vừa.

- Chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng giữa nhóm doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa tại tỉnh Phú Thọ.

b. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố “Chi phí vay vốn”

Kết quả Phụ lục 18 cho thấy “Chi phí vay vốn” được các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ đánh giá ở trung bình (2,77/5 điểm). Khi chi phí vay vốn ngân hàng lớn, DNNVV sẽ chuyển hướng sang phương án khác như vay cá nhân, vay doanh nghiệp khác,... để lựa chọn nguồn vốn có chi phí thấp hơn. Trong trường hợp không còn phương án nào khác, DNNVV buộc phải vay vốn NHTM thì DNNVV sẽ tìm cách đầu tư mạo hiểm để bù đắp chi phí bỏ ra, hệ quả là nợ xấu của NHTM có rủi ro tăng cao.

Việc mất quá nhiều chi phí để có được quyền sử dụng vốn của NHTM là rào cản chính khiến các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ khó có thể tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng. Kết quả khảo sát cho thấy “Doanh nghiệp mất nhiều chi phí thuê tư vấn của các bên liên quan để thỏa mãn các điều kiện cấp tín


dụng của ngân hàng” tác động mạnh nhất đến “Chi phí vay vốn” của DNNVV. Điều này hàm ý rằng ngoài chi phí lãi vay và các chi phí khác kèm theo mà DNNVV phải bỏ ra để có được khoản vay ngân hàng thì DNNVV cũng mất khá nhiều chi phí để thuê tư vấn của các bên liên quan, đặc biệt là chi phí cho cán bộ của NHTM để nhận được sự hỗ trợ tư vấn vay vốn.

Kết quả nghiên cứu của tác giả về khoản chi phí cho cán bộ của NHTM để nhận được sự hỗ trợ tư vấn vay vốn cũng phù hợp với nghiên cứu của VCCI (2018) và nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng & Hà Thị Quỳnh Hoa (2018). Kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017 khi thực hiện điều tra 5.438 doanh nghiệp đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp phải chi phí cho cán bộ của NHTM để được vay vốn được đánh giá ở mức 2,43/4 điểm, giảm 0,06 điểm so với năm 2016 [50]. Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng & Hà Thị Quỳnh Hoa (2018) cũng cho thấy xác suất doanh nghiệp có thể tiếp cận được món vay của NHTM tăng lên khi doanh nghiệp có các khoản chi phí cho cán bộ của NHTM [14].

c. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố “Lịch sử vay nợ của doanh nghiệp”

Kết quả Phụ lục 18 cho thấy “Lịch sử vay nợ của doanh nghiệp” được các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ đánh giá ở mức trung bình (2,68/5 điểm). Căn cứ vào hệ số nhân tố cho thấy biến quan sát LSVN1 có tác động mạnh nhất đến nhân tố “Lịch sử vay nợ của doanh nghiệp”, khi doanh nghiệp không thực hiện đúng lịch trả gốc và lãi cho NHTM thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định cấp tín dụng của NHTM. Tuy nhiên, lại có không ít doanh nghiệp xảy ra tình trạng trả gốc và lãi không đúng hạn cho NHTM, điểm đánh giá tình trạng này ở mức trung bình (2,80/5 điểm). Phân tích Phụ lục 18 cho thấy “Lịch sử vay nợ của doanh nghiệp” được đánh giá ở mức thấp nằm ở nhóm các DNNVV có thời gian hoạt động từ 7 năm trở lên (2,49/5 điểm). Điều này hàm ý rằng các DNNVV hoạt động lâu năm có kinh nghiệm sử dụng nợ tốt hơn và


mức độ rủi ro đầu tư vốn của NHTM thấp hơn so với nhóm các DNNVV còn lại.

Điều đáng chú ý ở đây là trong 4 biến quan sát cho nhân tố “Lịch sử vay nợ của doanh nghiệp” thì có 1 biến quan sát NHTM phải thu thập thông tin từ báo cáo tài chính của DNNVV là biến quan sát LSVN4 “Doanh nghiệp có các khoản nợ đọng thuế, bảo hiểm và khoản phải trả nhà cung cấp lớn”. Tuy nhiên, trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá, dựa vào hệ số Cronbach’s alpha biến quan sát LSVN4 bị loại. Điều này hàm ý rằng tỷ số nợ của DNNVV có thể đã được các DNNVV “làm đẹp” trên báo cáo tài chính khi nộp cho NHTM để vay vốn, dẫn đến việc NHTM đánh giá không đúng tình hình tài chính của DNNVV.

d. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chính phủ và địa phương”

Kết quả Phụ lục 18 cho thấy “Chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương” được các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ đánh giá ở mức trung bình (3,31/5 điểm). Chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và tỉnh Phú Thọ được hầu hết các DNNVV đánh giá là có tác dụng tích cực trong việc nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, tăng sức cạnh tranh cho DNNVV, giúp DNNVV duy trì sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, đời sống cho người lao động. Trong đó, đầu tư cơ sở hạ tầng tại tỉnh Phú Thọ được đánh giá cao nhất mức 3,40/5 điểm, nhưng việc tuyên truyền phổ biến chính sách tới các DNNVV được đánh giá thấp nhất ở mức 3,13/5 điểm.

e. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố “Tài sản đảm bảo”

Kết quả Phụ lục 18 cho thấy “Tài sản đảm bảo” được các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ đánh giá ở mức cao (3,95/5 điểm), điều này cho thấy DNNVV đã có thể đáp ứng điều kiện tài sản đảm bảo khi vay vốn NHTM. Tuy nhiên, kết của khảo sát cho thấy “Bên thứ ba có tài sản đảm bảo” có giá trị (4,05/5


điểm) và Lãnh đạo doanh nghiệp có khối tài sản cá nhân lớn (3,95/5 điểm) cao hơn so với mức đánh giá của biến quan sát “Doanh nghiệp có nhiều tài sản đảm bảo có giá trị” (3,86/5 điểm), điều này hàm ý rằng để vay được vốn của NHTM, các DNNVV thường sử dụng tài sản đảm bảo của bên thứ ba hoặc của chủ doanh nghiệp; và DNNVV đang thiếu tài sản có giá trị thuộc quyền sở hữu của DNNVV để làm tài sản thế chấp.

Phân tích Phụ lục 18 cho thấy “Tài sản đảm bảo” được đánh giá thấp ở nhóm DNNVV có thời gian hoạt động dưới 3 năm (2,82/5 điểm), nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ (3,87/5 điểm), điều này cho thấy ở các DNNVV mới thành lập cũng như doanh nghiệp siêu nhỏ chưa có nhiều điều kiện để tích lũy tài sản, chưa chú trọng đầu tư vào các tài sản có giá trị để dùng làm tài sản thế chấp khi vay vốn, cũng như chưa đủ thời gian và niềm tin để bên thứ ba chấp nhận cho sử dụng tài sản của họ làm tài sản thế chấp cho doanh nghiệp.

f. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố “Mối quan hệ của doanh nghiệp”

Kết quả Phụ lục 18 cho thấy “Mối quan hệ của doanh nghiệp” được các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ đánh giá ở mức cao (3,65/5 điểm). Trong đó, mối quan hệ với các doanh nghiệp lớn, các DNNVV khác (3,71/5 điểm) được đánh giá cao hơn so với mối quan hệ với NHTM (3,62/5 điểm) và mối quan hệ với chính quyền địa phương (3,63/5 điểm). Khi DNNVV có mối quan hệ rộng, một mặt thể hiện năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp tốt, ngoài ra khi các mối quan hệ được hình thành, thông tin về DNNVV sẽ được nhiều bên liên quan biết đến, qua đó NHTM dễ đánh giá hơn về năng lực cũng như uy tín của doanh nghiệp. Khi DNNVV có mối quan hệ tốt thì DNNVV có khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cao hơn vì việc tiếp cận thông tin khoản vay nhất là các khoản vay ưu đãi sẽ nhanh chóng và kịp thời, đồng thời thông qua những mối quan hệ này DNNVV cũng được trợ giúp rất nhiều về hoàn thiện hồ sơ, thủ tục xin vay, thời gian chờ đợi giải ngân,...


Tuy nhiên, trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá , dựa vào hệ số Cronbach’s alpha biến quan sát QHDN4 “Doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội DNNVV, Hiệp hội doanh nhân trẻ,...” bị loại cũng hàm ý rằng hiệu quả hỗ trợ tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng từ các hiệp hội doanh nghiệp đối với các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ vẫn chưa phát huy được hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DNNVV là chưa rõ ràng, kết quả này chưa đồng quan điểm với nghiên cứu thực nghiệm trước đó của Nguyễn Thị Cành (2008), Huỳnh Ngọc Chương & Lê Hoàng Đức (2017).

g. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố “Khả năng trả nợ của doanh nghiệp”

Kết quả Phụ lục 18 cho thấy “Khả năng trả nợ của doanh nghiệp” được các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ đánh giá ở mức cao (3,86/5 điểm). Thực tế cho thấy, khi DNNVV muốn vay vốn, NHTM sẽ dựa trên nhiều tiêu chí để đánh giá mức độ tín nhiệm của DNNVV đối với NHTM. Những DNNVV nào có số vốn đầu tư lớn, tài sản lớn, khả năng trả nợ cao, sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp có thương hiệu trên thị trường,... sẽ dễ dàng tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng với lãi suất thấp.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy “Dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được xây dựng khả thi, có hiệu quả” tác động thấp nhất đến “Khả năng trả nợ của doanh nghiệp”, đồng thời được các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ đánh giá ở mức cao (3,73/5 điểm) nhưng thấp nhất trong kết quả khảo sát của các biến quan sát, điều này chỉ ra một thực tế rằng kết quả kinh doanh của DNNVV phụ thuộc rất ít vào việc xây dựng dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh ban đầu và các dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ xây dựng chưa thực sự sát với thực tế sản xuất kinh doanh của DNNVV, trong nhiều trường hợp DNNVV lập dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh nhằm mục đích hoàn thiện hồ sơ vay vốn là chủ yếu.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2022