Tiêu Chuẩn Phân Định Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Của Một Số Vùng


Bảng 1.2 Tiêu chuẩn phân định doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số vùng

lãnh thổ trên thế giới







Vùng kinh tế mới nổi

EU

USA

ASIA(Mlysia)

EGYPT

GHANA

BRAZIL

RUSSIA

INDIA

CHINA






Công nghiệp

Thương mại




Cách gọi

Small and Medium Enterprise

Small and Medium Business

Small and Medium Enterprise

Micro, Small and Medium Enterprise

Small and Medium Enterprise

Small and Medium Enterprise

Small and Medium Enterprise

Small and Medium Enterprise

Micro, Small and Medium Enterprise

Small and Medium Enterprise

Số người lao động

Siêu nhỏ

< 10

0

< 5

1 – 4

Đến 5

Đến 19

Đến 9

0

0

0

Nhỏ

< 50

< 100

5 – 50

5 – 14

6 – 29

20 – 99

10 – 49

15 – 100

0

< 300

Vừa

< 250

< 500

51 – 150

15 – 49

30 – 99

100 – 499

50 – 99

101 – 250

0

300 –

2000

Doanh thu

Siêu nhỏ

3 triệu $

0

250.000 RM

0

10.000 $

0

0

0

< 50 triệu

Rs

0

Nhỏ

13 triệu $

0

< 10 triệu RM

0

100.000 $

0

0

≤ 400

triệu RUB

≤ 60 triệu Rs

< 30 Y

Vừa

67 triệu $

0

Đến 25 triệu

RM

0

1 triệu $

0

0

≤ 1 tỷ

RUB

≤ 99 triệu

Rs

≤ 300

triệu Y

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 3

[Nguồn: Literature Review, tr.23]

Ở Việt Nam, tiêu chí phân loại DNNVV được quy định tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về Định nghĩa DNNVV:

DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Bảng 1.3 Phân loại DNNVV theo khu vực kinh tế ở Việt Nam



Quy mô

Doanh nghiệp siêu nhỏ


Doanh nghiệp nhỏ


Doanh nghiệp vừa

Khu vực

Số lao động

Tổng nguồn

vốn

Số lao động

Tổng nguồn

vốn

Số lao động

Nông, lâm

nghiệp và thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

Từ trên 10

người đến 200 người

Từ trên 20 tỷ

đồng đến 100 tỷ đồng

Từ trên 200

người đến 300 người

Công nghiệp và xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

Từ trên 10

người đến 200 người

Từ trên 20 tỷ

đồng đến 100 tỷ đồng

Từ trên 200

người đến 300 người

Thương mại và dịch vụ

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

Từ trên 10

người đến 50 người

Từ trên 10 tỷ

đồng đến 50 tỷ đồng

Từ trên 50

người đến 100 người

[Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, tr.27]


1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa‌

Bên cạnh những đặc điểm của Doanh nghiệp nói chung như hoạt động sản xuất kinh doanh hay dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp nhỏ và vửa cũng có những đặc điểm riêng.

DNNVV có những lợi thế rò ràng, chẳng hạn như:

- Đa dạng về loại hình sở hữu: DNNVV tồn tại và phát triển ở mọi loại hình khác nhau như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã.

- Năng động và linh hoạt trước những thay đổi của thị trường: do DNNVV có mức đầu tư ban đầu thấp, sử dụng ít lao động và tận dụng các nguồn lực tại chỗ nên khả năng chuyển hướng kinh doanh, chuyển đổi mặt bằng, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nhanh và dễ dàng.

- Tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý gọn nhẹ, các quyết định quản lý thực hiện nhanh, công tác kiểm tra, điều hành trực tiếp qua đó góp phần tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi nhanh, điều này tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh mạnh dạn đầu tư vào khu vực này.

Tuy nhiên, khu vực DNNVV cũng phát sinh nhiều nhược điểm như:

- Hạn chế về sản phẩm, dịch vụ: các DNNVV thường chỉ kinh doanh một vài sản phẩm dịch vụ phù hợp với trình độ và kinh nghiệp của chủ doanh nghiệp.

- Nguồn lực tài chính hạn chế: vốn kinh doanh của các DNNVV chủ yếu là vốn tự có của chủ sở hữu doanh nghiệp, vay mượn từ người thân, bạn bè, khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng thấp.

- Trình độ quản lý chưa cao: các chủ doanh nghiệp thường là những lao động phổ thông, kỹ thuật viên, kỹ sư tự đứng ra thành lập và vận hành doanh nghiệp. Họ vừa là người quản lý doanh nghiệp, vừa tham gia trực


tiếp vào sản xuất nên mức độ chuyên môn trong quản lý không cao. Các DNNVV hoạt động chủ yếu dựa vào năng lực và kinh nghiệm của bản thân chủ doanh nghiệp nên bộ máy quản lý thường gọn nhẹ, các quyết định trong quản lý cũng được thực hiện rất nhanh chóng.

- Trình độ tay nghề của người lao động thấp: các chủ DNNVV thường không đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong việc thuê những người lao động có tay nghề cao do hạn chế về khả năng tài chính. Ngoài ra, sự không ổn định khi làm việc cho các DNNVV, cơ hội để phát triển thấp tại các doanh nghiệp này cũng tác động làm cho nhiều lao động có kỹ năng không muốn làm việc cho khu vực này.

- Khả năng về công nghệ thấp do không đủ tài chính cho việc nghiên cứu, triển khai, nhiều DNNVV cho dù có những sáng kiến công nghệ nhưng không đủ tài chính cho việc nghiên cứu triển khai nên không thể hình thành công nghệ mới hoặc bị các doanh nghiệp lớn mua với giá rẻ.

1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa‌

DNNVV tuy là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lao động và doanh thu, nhưng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, bởi nó chiếm tỷ trọng lớn (Theo Hiệp Hội Các DNNVV, ở nước ta DNVVN chiếm khoảng 95% trong tổng số doanh nghiệp đăng ký), vì thế nó đóng góp vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.

Hiện nay, đối với nhiều quốc gia các DNVVN vẫn là xương sống trong sự phát triển của nền kinh tế. Trong điều kiện ngày nay, sự phát triển của chuyên môn hóa và hợp tác hóa đã không cho phép một doanh nghiệp tự khép kín chu trình sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả mà thay vào đó là các DNVVN là vệ tinh của doanh nghiệp lớn tỏ ra rất thích hợp.

Những nét cơ bản về vai trò của DNNVV cụ thể như sau:

- Các DNNVV cung cấp một lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ đáng kể cho nền kinh tế.


- Các DNNVV trong nền kinh tế góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Các DNNVV thu hút vốn đầu tư trong nền kinh tế .

- Hoạt động của các DNNVV góp phần làm cho nền kinh tế năng động, đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Các DNNVV có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế địa phương, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng. Phát triển các DNNVV sẽ giúp các địa phương khai thác thế mạnh về đất đai, tài nguyên, lao động trong mọi lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế địa phương.

- Các DNNVV tạo được mối liên kết chặt chẽ với các tổng công ty nhà nước, các tập đoàn xuyên quốc gia…

1.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm tín dụng ngân hàng‌

Theo khoản 14 và 16 Điều 4 Luật Các Tổ Chức Tín Dụng số 47/2010/QH12:

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền thep nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Nói cách khác, nếu xem xét tín dụng ngân hàng như một quá trình, có thể phát biểu tín dụng ngân hàng là sự vận động của giá trị vốn lần lượt qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn cho vay: chuyển giao cho bên đi vay một lượng giá trị nhất định biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật.

- Giai đoạn sử dụng vốn: bên đi vay sử dụng tạm thời tài sản trên trong một thời gian nhất định, hết thời gian thỏa thuận, bên đi vay hoàn trả lại cho bên cho vay.


- Giai đoạn hoàn trả: sau thời gian sử dụng vốn vay bên đi vay phải hoàn trả cho bên cho vay một giá trị vốn lớn hơn giá trị lúc cho vay. Phần chênh lệch đó có thể xem là lợi tức của bên cho vay.

1.2.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

Xuất phát từ đặc điểm của các DNNVV như quy mô vốn và tài sản nhỏ bé; sổ sách và báo cáo kế toán không rò ràng, minh bạch; sử dụng công nghệ lạc hậu trong sản xuất kinh doanh; trình độ tay nghề công nhân viên cũng như trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp còn ở mức thấp…. Do đó, quan hệ tín dụng giữa DNNVV với các ngân hàng thương mại có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, về quy mô tín dụng: rất thấp nếu tính bình quân trên một DNNVV.

Thứ hai, về thời hạn tín dụng: chủ yếu là vay ngắn hạn.

Thứ ba, về đảm bảo tín dụng: hầu hết các DNNVV phải có tài sản đảm bảo khi vay vốn các ngân hàng thương mại.

Thứ tư, về mục đích sử dụng của vốn vay: chủ yếu sử dụng bổ sung vốn lưu động.

Thứ năm, về lãi suất: ít được ưu đãi lãi suất, lãi suất theo sự ấn định của các ngân hàng thương mại do DNNVV chưa có sự tín nhiệm cao từ các ngân hàng thương mại.

Thứ sáu, về khả năng hoàn trả nợ vay: DNNVV dễ gặp khó khăn trong việc trả nợ vay khi có sự biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ như: lạm phát, khủng hoảng kinh tế, tài chính ….

1.2.3. Một số hình thức tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV

Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo mối quan hệ tín dụng ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp thông qua các hình thức khác nhau. Có rất nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng dựa vào các căn cứ khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên người ta thường phân loại theo một số tiêu thức sau:

Phân loại theo thời gian cấp tín dụng:


Theo quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng cùng với Quyết Định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2000 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam thì tín dụng được phân thành 3 loại sau:

Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân. Hình thức tín dụng này được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.

Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.

Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.

Thường thì tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất. Thời gian cho vay của hai hình thức này không được vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân.

Phân loại theo mục đích sử dụng vốn vay:

Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp cho các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh.

Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị gia đình... Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên.

Phân loại theo tính chất đảm bảo của các khoản cho vay:

Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết khấu và bảo lãnh.


Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Loại hình này thường được áp dụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với ngân hàng, khách hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối với ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ...

Phân loại theo từng sản phẩm tín dụng:

Cho vay theo hạn mức tín dụng: là số dư nợ cho vay cao nhất mà ngân hàng cam kết sẽ thực hiện cho một khách hàng, có hiệu lực trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở nhu cầu vay vốn của khách hàng và khả năng đáp ứng của ngân hàng. Khi đã được ngân hàng ấn định hạn mức tín dụng thì khách hàng được quyền vay vốn với số dư trong phạm vi của hạn mức tín dụng đó. Nếu khách hàng vay trả nhiều đợt trong kỳ thì tổng số tiền cho vay có thể vượt quá hạn mức tín dụng nhiều lần, điều này càng tốt vì vòng quay vốn tín dụng ngân hàng gia tăng. Cho vay theo hạn mức tín dụng có đặc điểm sau: (1) Luân chuyển vốn tín dụng ngân hàng tham gia toàn bộ vào vòng quay vốn của doanh nghiệp, từ khâu dự trữ đến khâu sản xuất và lưu thông; (2) Vốn tín dụng ngân hàng phát sinh theo nhu cầu của quá trình tuần hoàn luân chuyển vốn mà không phụ thuộc vào tình hình dự trữ vật tư, hàng hóa; (3) Do vốn tín dụng ngân hàng tham gia vào toàn bộ quá trình luân chuyển vốn của doanh nghiệp nên các thủ tục cho vay được thực hiện đơn giản dần, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhận được vốn kịp thời.

Cho vay từng lần: Áp dụng cho các tổ chức kinh tế có nhu cầu vay vốn không thường xuyên có tính chất đột xuất, không được ấn định hạn mức tín dụng. Cho vay từng lần có đặc điểm sau: (1) Vốn tín dụng ngân hàng chỉ tham gia vào một giai đoạn hay một quy trình nhất định trong chu kỳ sản xuất kinh doanh, chu kỳ luân chuyển vốn của đơn vị; (2) Về phía ngân hàng việc cho vay và thu nợ được xử lý theo từng món vay; (3) Mỗi lần phát sinh


nhu cầu vay vốn bắt buộc bên vay phải tiến hành các thủ tục làm đơn xin vay kèm theo các chứng từ hóa đơn xin vay để cán bộ tín dụng kiểm tra đối tượng vay vốn, nếu đối tượng vay vốn phù hợp sẽ giải quyết cho vay.

Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là một hình thức cấp tín dụng cho khách hàng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng chi vượt số dư có trên tài khoản thanh toán của khách hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Để được vay theo phương thức này, khách hàng phải là những khách hàng quen biết, thường xuyên giao dịch qua ngân hàng, tình hình tài chính tương đối ổn định.

Cho vay hợp vốn: Là loại hình cho vay, trong đó một nhóm ngân hàng thương mại cùng tham gia tài trợ chung một dự án vay. Trong đó một ngân hàng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp các ngân hàng còn lại để cùng cho vay. Loại hình này áp dụng trong trường hợp dự án có quy mô vốn lớn, vượt quá khả năng tài trợ của một ngân hàng hoặc vượt quá quy định giới hạn của luật pháp. Nó cũng được sử dụng với mục tiêu phân tán rủi ro của ngân hàng.

Bảo lãnh: là hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng theo thỏa thuận. Các loại hình bảo lãnh cơ bản bao gồm: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn tiền ứng trước, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, đồng bảo lãnh…

Phát hành tín dụng thư (Letter of Credit - L/C): là nghiệp vụ do ngân hàng thực hiện để phục vụ cho việc mua hàng hóa/ dịch vụ của các doanh nghiệp theo phương thức tín dụng chứng từ và thời gian thanh toán cho người thụ hưởng tuân thủ theo “Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (Uniform Cuctoms and Practice for Documentary Credits – UCP).

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí