CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Sơ lược về tình hình kinh tế - xã hội, các DNNVV và hệ thống NHTM tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Sơ lược về tình hình kinh tế, xã hội của thành phố Hồ Chí Minh
Sau hơn 300 năm hình thành và phát triển, Sài Gòn xưa và thành phố Hồ Chí Minh nay giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 26,1% giá trị sản xuất công nghiệp và 44% dự án nước ngoài. Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product – GDP) trên địa bàn cả năm tăng 9,3% so với năm trước, cao hơn mức tăng 9,2% của năm 2012. Giá trị tăng thêm khu vực nông lâm thủy sản đạt 7.769 tỷ đồng, chiếm 1,02% GDP, tăng 5,6%. Giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 310.641 tỷ đồng chiếm 40,6% GDP, tăng 7,4%. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ đạt 446.151 tỷ đồng chiếm 58,4% GDP tăng 10,7%.
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội cơ bản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 – 2013
Năm | |||||
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
Tốc độ tăng trưởng GDP (%) | 8,0 | 11,8 | 10,3 | 9,2 | 9,3 |
Tổng GDP (tỷ đồng) | 332.076 | 414.068 | 502.227 | 592.000 | 764.561 |
GDP bình quân đầu người (USD/người) | 2.606 | 2.800 | 3.130 | 3.600 | 3.700 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiêu Chuẩn Phân Định Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Của Một Số Vùng
- Vai Trò Của Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- Công Trình Nghiên Cứu Của Francis Nathan Okurut, Yinusa Olalekan Và Kagiso Mangadi
- Tình Hình Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Của Mẫu Điều Tra Các Dnnvv Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
- Tổng Hợp Các Mẫu Được Phỏng Vấn
- Giải Thích Sự Tác Động Của Các Biến Có Ý Nghĩa Thống Kê Trong Mô Hình
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
[Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh]
Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh
chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
Tổng vốn đầu tư trên địa bàn năm 2013 ước thực hiện 227.033 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 4,7%. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn 12 tháng ước thực hiện 197.684 tỷ đồng, bằng 92,3% kế hoạch năm; tăng 4,6% so với năm 2012. Vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn thuộc ngân sách thành phố: 12 tháng ước thực hiện 18.941,9 tỷ đồng, đạt 90,4% kế hoạch năm, tăng 11,2% so với cùng kỳ.
Tính đến ngày 30/11, toàn thành phố đã cấp 38.344 giấy phép xây dựng và sửa chữa lớn, với diện tích sàn 6.619,8 ngàn m2.
Từ đầu năm đến ngày 15/12/2013, đã có 440 dự án có vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn thành phố với tổng vốn đăng ký đạt 963,1 triệu USD (vốn điều lệ 664,5 triệu USD). Vốn đầu tư bình quân một dự án đạt 2,2 triệu USD.
Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy... có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiế. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế.
Dân số bình quân trên địa bàn thành phố năm 2013 ước hiện có 7.990,1 ngàn người, tăng 2,5% so với năm 2012; khu vực thành thị là 6.591,9 ngàn người, chiếm 82,5% trong tổng dân số, tăng 2,7% so năm trước. Tỷ lệ tăng dân số cơ học 15,42‰; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,04‰.
Tính đến 30/11, trên địa bàn thành phố còn khoảng 18.542 hộ nghèo với 81.709 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 1,02% tổng số hộ dân, ước cả năm 2013 tỷ lệ này đạt 0,8%.
Quỹ giảm nghèo đến ngày 30/11 có 260,1 tỷ đồng, đang trợ vốn cho 31.519 hộ nghèo và 165 cơ sở sản xuất kinh doanh thu nhận 1.820 lao động nghèo với tổng số tiền 214,2 tỷ đồng.
Các ngành chức năng của thành phố đã lập danh sách và cấp phát 103.120 thẻ BHYT cho người nghèo-người cận nghèo, hỗ trợ 1,13 tỷ đồng cho 1.214 học sinh thuộc diện hộ nghèo. Đào tạo nghề cho 1.920 lao động nghèo và giới thiệu việc làm cho 12.441 lao động nghèo và 23 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Phát 63.182 phần quà với kinh phí 28,8 tỷ đồng chăm lo tết trong dịp Tết Nguyên Đán 2013…
Thành phố đã thu hút lao động, giải quyết việc làm 293,2 ngàn lượt người, vượt 10,6% kế hoạch năm, tăng 1,47% so với năm 2012. Số chỗ việc làm mới được tạo ra trong năm là 123 ngàn, vượt 2,5% kế hoạch năm, tăng 0,06% so với năm trước.
Qua số liệu thống kê qua các năm như trên, cho thấy tốc độ phát triển GDP của thành phố Hồ Chí Minh bình quân qua các năm là 10%, thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước. Đồng thời thành phố cũng là địa bàn tập trung đông dân cư nhất, là trung tâm tài chính, trung tâm thương mại, trung tâm du lịch, trung tâm giáo dụng đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật của Việt Nam. Chính vì vậy, đây là địa bàn rất thuận lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng trong đó có quan hệ tín dụng giữa DNNVV với các ngân hàng thương mại.
2.1.2. Tình hình phát trển DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì DNNVV là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo…
2.1.2.1. DNNVV thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển mạnh mẽ về số lượng
Tình hình phát triển số lượng DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến năm 2013 được thể hiện qua số liệu thống kê sau:
Hình 2.1 Biểu đồ số lượng DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến năm 2013
Đơn vị tính: Số DNNVV
100000
80000
60000
40000
20000
0
79083
85161
93053
95015
99779
2009 2010 2011 2012 2013
[Nguồn: Tổng cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh]
Ta thấy số lượng DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng đều qua các năm mặc dù tình hình kinh tế trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, so với năm 2009, số lượng DNNVV năm 2010 tăng 6.078 doanh nghiệp với tỷ lệ tăng 7,69%; so với năm 2010, số lượng DNNVV năm 2011 tăng 7.892 doanh nghiệp với tỷ lệ tăng 9,27%; so với năm 2011, số lượng DNNVV năm 2012 tăng 1.962 doanh nghiệp với tỷ lệ tăng 2,11%; so với năm 2012, số lượng DNNVV năm 2013 tăng 4.764 doanh nghiệp với tỷ lệ tăng 5,01%.
2.1.2.2. DNNVV luôn chiếm tỷ trọng rất lớn và có tốc độ phát triển nhanh nhất trong các loại hình doanh nghiệp tài thành phố Hồ Chí Minh
Tỷ lệ DNNVV luôn chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng số doanh nghiệp hiện có trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm gần đây, tốc độ ra đời các DNNVV cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
Bảng 2.2 Số lượng các DNNVV đăng ký thành lập mới và ngừng hoạt động qua các năm tại thành phố Hồ Chí Minh
Đơn vị tính: Số DNNVV
Năm | |||
2011 | 2012 | 2013 | |
Đăng ký thành lập mới | 24.301 | 23.708 | 25.349 |
Ngừng hoạt động | 16.521 | 21.746 | 20.585 |
[Nguồn: Tổng cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh]
Theo số liệu tại Bảng 2.2 số lượng DNNVV đăng ký thành lập mới không biến động nhiều qua các năm nhưng số lượng DNNVV ngừng hoạt động lại tăng qua các năm. Năm 2009 là 7.986 doanh nghiệp thì năm 2013 là 20.585 doanh nghiệp, tăng 158% so với năm 2009. Có thể nói số DNNVV ngừng hoạt động do giải thể hoặc phá sản ngày càng tăng cao là do tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn định trong thời gia vừa qua, đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách nhà nước và công ăn việc làm của người lao động.
2.1.2.3. DNNVV tham gia vào hầu hết các ngành nghề trong nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Với chính sách thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV, các DNNVV của thành phố không nhữn ngày càng phát triển mạnh về số lượng và chất lượng mà còn phát triển phong phú về ngành nghề hoạt động. Đến nay, các DNNVV của thành phố đã tham gia hầu hết các ngành nghề trong nền kinh tế, trong đó tập trung vào các ngành nghề như: buôn bán sửa chữa máy móc, thiết bị sinh hoạt; cung cấp dịch vụ, công nghiệp chế biến; khách sạn, nhà hàng; xây dựng… Các DNNVV trong các ngành này là nhân tố chủ yếu tạo nên sự đóng góp rất lớn của các ngành vào GDP của thành phố trong các năm qua.
2.1.3. Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
2.1.3.1. Thực trạng hệ thống NHTMCP hiện nay
Thập kỷ qua, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM) đã có nhiều thay đổi quan trọng. Sự xuất hiện của các ngân hàng (NH) 100% vốn nước ngoài và việc loại bỏ dần các hạn chế đối với hoạt động của chi nhánh NH đã khiến mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, buộc các NH Việt Nam phải tái cấu trúc để tiếp tục phát triển. Các NHTM cổ phần một mặt đang cấu trúc lại, có sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cùng lộ trình tăng vốn điều lệ. Tất cả các động thái này nhằm hướng tới sự phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Xuyên suốt năm 2012 và trong những tháng đầu năm 2013, dư luận đã chứng kiến nhiều vụ sáp nhập, mua bán (M & A) nằm trong kế hoạch tái cơ cấu của các ngân hàng Việt Nam. Như thương vụ sáp nhập ba ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng TMCP Đệ nhất (Ficombank); thương vụ Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB); thương vụ Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đại diện cho nhóm cổ đông lớn thâu tóm Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và thương vụ Mizuho Corporate Bank mua 15% cổ phần của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank) với giá 743 triệu USD…
Không chỉ các ngân hàng nhỏ nằm trong diện tái cơ cấu thục hiện M & A mà các ngân hàng lớn cũng đang tím kiếm đối tác phù hợp để hợp nhất, nhằm đẩy mạnh phát triển, mở rộng quy mô và nâng ca vị thế cạnh tranh. Giai đoạn hiện nay được xem là cơ hội để thực hiện chiến lược này khi chủ trương tái cơ cấu ngân hàng của NHNN đang được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng cũng tăng cường việc tìm kiếm đối tác ngoại, thu hút thêm nguồn vốn, củng cố năng lực tài chính để tái cơ cấu và phát triển tốt hơn.
Bên cạnh xu hướng tái cơ cấu, việc xử lý nợ xấu là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, còn chỉ tiêu tăng trưởng và lợi nhuận chỉ là thứ yếu. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2013, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, năm 2013, ngành ngân hàng phải tập trung đưa vốn ra nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận được tín dụng để tăng trưởng.
Một vấn đề khác, thời điểm này, việc tăng nguồn thu từ dịch vụ để bù đắp lợi nhuận từ tín dụng đang là điều mà ngân hàng nào cũng nhận thấy và muốn làm. Từng ngân hàng cũng đang cố gắng gia tăng tính ưu việt cho sản phẩm, thị phần của mình. Hy vọng với xu hướng tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu, tập trung đưa vốn ra nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể vực dậy và phát triển mạnh mẽ trở lại trong thời gian ngắn.
2.1.3.2. Vai trò của hệ thống NHTMCP tại thành phố Hồ Chí Minh
Đóng góp của hệ thống NHTMCP đối với nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh mang tính tích cực thể hiện ở tỷ lệ dư nợ của các NHTMCP/GDP luôn đạt mức hơn 50% mặc dù tỷ lệ này có giảm qua các năm. Điều này cho thấy hệ thống NHTMCP ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên mức đóng góp của hệ thống NHTMCP so với toàn hệ thống NHTM lại không tương xứng. Mặc dù số lượng các NHTMCP chiếm vị thế áp đảo so với số lượng ngân hàng toàn hệ thống nhưng mức độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chỉ đạt xấp xỉ 50% so với mức đóng góp của toàn hệ thống ngân hàng.
Bảng 2.3 Dư nợ tín dụng của hệ thống NHTMCP đối với nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh qua các năm
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
GDP theo giá hiện hành | 337.040 | 422.270 | 512.721 | 591.863 | 764.561 |
% tăng trưởng GDP | - | 11,8% | 10,3% | 9,2% | 9,3% |
Tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế | 700.007 | 889.000 | 764.003 | 821.300 | 952.900 |
Dư nợ của hệ thống NHTMCP | 385.046 | 506.730 | 388.527 | 416.400 | 527.400 |
Dư nợ của toàn ngành NH so với GDP | 207,69% | 210,53% | 149,00% | 138,77% | 124,58% |
Dư nợ NHTMCP so với GDP | 114,24% | 120,00% | 75,78% | 70,35% | 68,98% |
[Nguồn: Tổng cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh]
2.2. Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Tình hình cho vay của các NHTMCP đối với các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Do tình trạng khó khăn trong họat động kinh tế từ kéo dài từ năm 2012 đến nay đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tìn hình tài chính của các ngân hàng. Nợ xấu tiếp tục tăng đến các con số khổng lồ lên đến hàng nghìn tỷ đồng (chiếm 2-3 % tổng nợ trong đó hơn 90 % là tổng nợ nằm trong tiêu chuẩn). Tốc độ tăng trưởng của nợ xấu hàng năm liên tục tăng và không hề có dấu hiệu giảm. Sự khó khăn trong các ngành nghề như kinh tế, bất động sản dẫn đến hàng loạt các công ty phải rơi vào
tình trạng phá sản và không thể trả nợ. Chính điều này các NHTMCP hiện nay đang phải xiết chặt, đưa thêm hàng loạt các chỉ tiêu trước khi chấp nhận vay vốn đồng thời kêu gọi nhà nước hỗ trợ trong khoản thiệt hại vì nợ xấu.
Bảng 2.4 Dư nợ cho vay các DNNVV ở một số ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời điểm 31/12/2013
Đơn vị tính: Triệu đồng, %
Tổng dư nợ | Dư nợ của DNNVV | Tỷ lệ trên tổng dư nợ | |
ACB | 59,451,715 | 7,986,131 | 13.43% |
BIDV | 218,979,629 | 36,838,962 | 16.82% |
VPBank | 29,385,509 | 3,898,040 | 13.27% |
Eximbank | 46,678,370 | 5,810,515 | 12.45% |
MB | 49,136,032 | 8,797,301 | 17.90% |
Techcombank | 39,353,955 | 6,163,807 | 15.66% |
Vietcombank | 153,615,957 | 8,510,269 | 5.54% |
Vietinbank | 210,721,822 | 28,859,008 | 13.70% |
Sacombank | 60,394,995 | 8,139,143 | 13.48% |
[Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2013]
Từ Bảng 2.4 ta thấy tất cả các NHTMCP đều cho vay với đối tượng là DNNVV tuy nhiên dư nợ của khu vực này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dư nợ của các NHTMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đứng đầu về dư nợ của các DNNVV là Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV) với giá trị là 36.839 tỷ đồng; và đứng đầu về tỷ lệ cho vay DNNVV trong tổng dư nợ là Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) với giá trị là 17,9%. Còn lại hầu hết các ngân hàng đầu có mức tỷ lệ dao động bình quân từ 12% đến 16%, chỉ duy nhất Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam là có tỷ lệ cho vay đối với đối tượng này chưa đến 6%.
Theo công bố của cơ quan quản lý, tăng trưởng tín dụng trong năm 2013 của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam đạt 12,51%. Tuy nhiên, theo Hội DNNVV Việt Nam, chỉ khoảng 15% số doanh nghiệp nhỏ tiếp cận được với vốn ngân hàng.
Qua đó cho thấy tín dụng vẫn tập trung chủ yếu ở doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn lớn. Tăng trưởng tín dụng của hệ thống các TCTD Việt Nam phụ thuộc nhiều vào một số ít các ngân hàng thương mại lớn do Nhà nước quản lý hoặc nắm