Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa


DNTD = DNTDDNNVV(t) - DNTDDNNVV(t-1) (1.2)

DNTD

%DNTD =

DNTDDNNVV(t-1)

x 100% (1.3)

Trong đó: + ∆DNTD: Mức tăng dư nợ tín dụng DNNVV.

+ %DNTD: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng DNNVV.

+ DNTDDNNVV(t): Dư nợ tín dụng DNNVV năm t.

+ DNTDDNNVV(t-1): Dư nợ tín dụng DNNVV năm t-1.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

- Ý nghĩa: Dư nợ tín dụng DNNVV phản ánh số tiền mà DNNVV đang vay của NHTM tại một thời điểm nhất định. Khi ∆DNTD > 0 (hay %DNTD > 0%) thì chứng tỏ số tiền mà DNNVV vay được của NHTM ngân hàng tăng, NHTM có xu hướng mở rộng tín dụng đối với DNNVV, qua đó khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tăng, và ngược lại.

* Tỷ trọng dư nợ tín dụng DNNVV trên tổng dư nợ:

Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ - 9

- Công thức tính:

DNTDDNNVV

TDNTD =

∑DNTD

x 100% (1.4)

Trong đó: + TDNTD: Tỷ trọng dư nợ tín dụng DNNVV trên tổng dư nợ tín dụng.

+ DNTDDNNVV: Dư nợ tín dụng DNNVV.

+ ∑DNTD: Tổng dư nợ tín dụng.

- Ý nghĩa: TDNTD cho biết trong 100 đồng dư nợ tín dụng thì có bao nhiêu đồng là dư nợ tín dụng DNNVV. So sánh chỉ tiêu này giữa các thời kỳ sẽ cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu tín dụng của NHTM. Nếu tỷ trọng này có xu hướng tăng cho thấy NHTM chú trọng mở rộng tín dụng DNNVV, và ngược lại.

b. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

- Công thức tính:


DNNVV = DNNVVTCTD(t) - DNNVVTCTD(t-1) (1.5)

DNNVV

%DNNVV =

DNNVV TCTD(t-1)

x 100% (1.6)

Trong đó: + ∆DNNVV: Mức tăng số lượng DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

+ %DNNVV: Tốc độ tăng trưởng số lượng DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

+ DNNVVTCTD(t): Số lượng DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng năm t.

+ DNNVVTCTD(t-1): Số lượng DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng năm t-1.

- Ý nghĩa: Số lượng DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng là số DNNVV được NHTM chấp thuận cho vay vốn (giải ngân) trong năm. Khi

DNNVV > 0 (hay %DNNVV > 0%) chứng tỏ số DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng tăng qua các năm, qua đó khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tăng và ngược lại.

c. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

* Tỷ lệ DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng trên số DNNVV đăng ký kinh doanh:

- Công thức tính:

DNNVVTCTD

TTCTD/DNĐK =

∑DNĐK

x 100% (1.7)

Trong đó: + TTCTD/DNĐK: Tỷ lệ DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng trên số DNNVV đăng ký kinh doanh.

+ DNNVVTCTD: Số lượng DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

+ ∑DNĐK: Tổng số doanh DNNVV đăng ký kinh doanh.


- Ý nghĩa: TTCTD/DNĐK cho biết trong 100 DNNVV đăng ký kinh doanh thì có bao nhiêu DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. So sánh chỉ tiêu này giữa các thời kỳ sẽ cho thấy khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tăng nếu TTCTD/DNDK có xu hướng tăng và ngược lại.

* Tỷ lệ DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng trên số DNNVV thực tế hoạt động:

- Công thức tính:

DNNVVTCTD

TTCTD/DNHĐ =

∑DNHĐ

x 100% (1.8)

Trong đó: + TTCTD/DNHĐ: Tỷ lệ DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng trên số DNNVV thực tế hoạt động.

+ DNNVVTCTD: Số lượng DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

+ ∑DNHĐ: Tổng số doanh DNNVV thực tế đang còn hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Ý nghĩa: TTCTD/DNHĐ cho biết trong 100 DNNVV thực tế đang còn hoạt động sản xuất kinh doanh thì có bao nhiêu DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. So sánh chỉ tiêu này giữa các thời kỳ sẽ cho thấy khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tăng nếu TTCTD/DNHĐ có xu hướng tăng và ngược lại.

d. Dư nợ tín dụng bình quân một doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Công thức tính:

DNTDDNNVV

DNTDBQ=

DNNVVDN

(1.9)

Trong đó: + DNTDBQ: Dư nợ tín dụng bình quân một DNNVV

+ DNTDDNNVV: Dư nợ tín dụng DNNVV.

+ DNNVVDN: Số lượng DNNVV còn dư nợ.


- Ý nghĩa: DNTDBQ cho biết dư nợ tín dụng bình quân mỗi DNNVV là bao nhiêu tiền tại một thời điểm nhất định. So sánh chỉ tiêu này giữa các thời kỳ, nếu DNTDBQ có xu hướng tăng cho thấy số tiền NHTM chấp thuận cấp tín dụng cho mỗi DNNVV có xu hướng tăng lên, qua đó phản ánh khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tăng và ngược lại.

e. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo các nhân tố ảnh hưởng

Để đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại một thời điểm bất kỳ, ta có thể tính toán và phân tích dựa trên các nhân tố ảnh hưởng. Khi nhân tố tác động tích cực tăng, hoặc nhân tố tác động tiêu cực giảm thì sẽ làm khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tăng và ngược lại. Do đó, tác giả đề xuất chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV theo các nhân tố ảnh hưởng được thể hiện qua hàm hồi quy1 sau:

TCTD = f(các nhân tố ảnh hưởng) Trong đó:

- TCTD: Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

- Các nhân tố ảnh hưởng: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV được phân tích chi tiết tại mục 1.3.4 của luận án.

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ kết quả tổng hợp các lý thuyết nền và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan, cùng sự bổ sung và phát triển của tác giả, có thể phân chia các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV


1 Hàm hồi quy được xây dựng và phân tích chi tiết trong chương 2 của luận án.


thành ba nhóm: (i) Nhóm các nhân tố thuộc về DNNVV; (ii) Nhóm các nhân tố thuộc về NHTM; (iii) và nhóm các nhân tố khác.

1.3.4.1. Nhóm các nhân tố thuộc về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thứ nhất, năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn.

Trình độ của người lao động, đặc biệt là của chủ DNNVV là yếu tố khiến NHTM lo ngại khi cấp tín dụng cho DNNVV. Năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp là yếu tố căn bản quyết định đến sự thành công của DNNVV. Những doanh nhân có nền tảng giáo dục cao ít gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng vì họ có khả năng quản lý, khả năng tiếp cận thông tin tốt hơn, trình bày thông tin tài chính, kế hoạch kinh doanh và duy trì mối quan hệ với NHTM tốt hơn, ngày càng giúp DNNVV hoạt động hiệu quả hơn. Khi chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm và trình độ thì khả năng tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng sẽ cao hơn.

Thứ hai, mối quan hệ của doanh nghiệp.

Mối quan hệ của doanh nghiệp cần duy trì để góp phần nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng là mối quan hệ với NHTM, chính quyền địa phương, và các doanh nghiệp khác,… Khi các DNNVV có ít mối quan hệ thì dẫn đến các NHTM thiếu tin tưởng DNNVV khi cấp tín dụng và đặt mối quan hệ tín dụng lâu dài.

Khi DNNVV có mối quan hệ tốt với NHTM sẽ giúp NHTM có nhiều thông tin hơn về doanh nghiệp, giúp cho NHTM nắm được tình hình tài chính và kiểm soát dòng tiền của DNNVV, qua đó giám sát và đảm bảo khả năng trả nợ của DNNVV, đảm bảo an toàn vốn cho NHTM. Mối quan hệ này thể hiện việc DNNVV thường xuyên có các giao dịch, sử dụng các dịch vụ của NHTM thì sẽ dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn. Nếu doanh nghiệp không có hoặc có thời gian giao dịch với NHTM ngắn thì NHTM sẽ thiếu các thông tin minh bạch về DNNVV, thiếu sự tin tưởng khi NHTM xem


xét cấp tín dụng cho DNNVV. Mặt khác, các NHTM không chỉ mong muốn các DNNVV vay vốn mà còn quan tâm đến việc DNNVV sử dụng các dịch vụ khác của NHTM như trả lương qua thẻ, chuyển tiền,… do đó, đối với các DNNVV có quan hệ sử dụng nhiều dịch vụ với NHTM sẽ được NHTM tin tưởng hơn, việc tiếp cận vốn cũng sẽ dễ dàng hơn. Mối quan hệ lâu dài giữa NHTM và DNNVV sẽ giảm bớt các vấn đề thông tin bất cân xứng, tạo ra tự tin tưởng giữa hai bên.

Mối quan hệ với chính quyền địa phương, các doanh nghiệp khác,… sẽ giúp DNNVV dễ dàng nắm bắt được những cơ hội đầu tư, những chính sách ưu đãi của nhà nước,… Đồng thời, thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, gặp gỡ giữa cơ quan quản lý nhà nước và DNNVV sẽ giúp DNNVV chớp được các cơ hội đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp, qua đó nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng tốt hơn các điều kiện cấp tín dụng của NHTM.

Ngoài ra, khi tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp cũng giúp DNNVV dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn. Các hiệp hội doanh nghiệp sẽ là cầu nối giúp DNNVV dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Hiệp hội doanh nghiệp sẽ liên kết với NHTM để lấy thông tin về các chương trình, khoản vay ưu đãi đến DNNVV, ngoài ra hiệp hội doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin về năng lực tài chính, uy tín của doanh nghiệp thành viên cho NHTM trong quá trình thẩm định và cấp tín dụng, cũng như giới thiệu các thành viên có năng lực tài chính tốt, uy tín trong việc sử dụng vốn để NHTM xem xét cấp tín dụng.

Thứ ba, tài sản đảm bảo.

Một trong những lý do dẫn đến việc DNNVV khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng là do thiếu tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo có giá trị thấp, quyền sở hữu tài sản không minh bạch,... DNNVV có tài sản thế chấp có giá


trị và có tính thanh khoản cao là một lợi thế trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. NHTM thường dựa vào tài sản đảm bảo để cấp tín dụng cho DNNVV nhằm giảm thiểu rủi ro, tổn thất cho NHTM trong trường hợp DNNVV không trả được nợ. Mặt khác, giúp DNNVV có ý thức hơn trong việc thực hiện nghiêm túc những điều khoản ghi trong hợp đồng tín dụng.

Thứ tư, khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Khả năng trả nợ của doanh nghiệp được thể hiện thông qua tính khả thi của dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh vay vốn, quy mô và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

(1) Tính khả thi của dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh.

Khi dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV khả thi thì NHTM sẽ dựa vào đó để quyết định cấp tín dụng, quy mô tín dụng DNNVV sẽ được mở rộng. Đây còn là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng món vay, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của NHTM.

Căn cứ vào dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV, cùng với các dữ liệu về mặt hàng kinh doanh, các đối tác của DNNVV, ngành nghề kinh doanh và thế mạnh của DNNVV, các NHTM sẽ đánh giá tính khả thi, dự đoán được liệu dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV có tạo ra dòng tiền trong tương lai để trả nợ cho NHTM hay không. Nếu DNNVV kinh doanh mặt hàng là thế mạnh của doanh nghiệp và sản phẩm mà DNNVV dự kiến tạo ra đang thu hút sự quan tâm của thị trường thì việc NHTM đáp ứng nhu cầu vốn của DNNVV trở nên dễ dàng hơn.

(2) Quy mô của doanh nghiệp.

Quy mô của DNNVV được đánh giá qua tiêu chí về vốn, tài sản, số lao động hằng năm. Quy mô của DNNVV ảnh hưởng đáng kể đến năng lực tài chính của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng của NHTM.


Vốn chủ sở hữu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để NHTM đánh giá tiềm lực tài chính của DNNVV, chỉ tiêu này phản ánh khả năng gánh chịu thua lỗ và uy tín kinh doanh của DNNVV. DNNVV muốn sản xuất kinh doanh hiệu quả thì phải cân đối hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay. Mặt khác, NHTM cũng sẽ chỉ cấp tín dụng với một tỷ lệ nhất định so với nhu cầu vốn của DNNVV. Vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh càng cao thì NHTM càng tin tưởng hơn khi cấp tín dụng cho DNNVV.

Tổng tài sản của DNNVV bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Khi thẩm định, các NHTM sẽ quan tâm nhiều hơn đến tài sản lưu động vì tài sản lưu động càng lớn thì càng thể hiện năng lực của DNNVV và khả năng trả nợ sẽ được bảo đảm hơn. Giá trị tài sản càng lớn chứng tỏ DNNVV có mức độ đầu tư cao, DNNVV đang có một thực lực về tài chính, khả năng huy động vốn đầu tư tốt, lợi nhuận tích lũy để đầu tư cao, cơ hội kinh doanh nhiều, nguồn thu tương lai tốt. Với quy mô tài sản lớn, DNNVV sẽ dễ dàng hơn trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

(3) Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu DNNVV có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh suy giảm, doanh thu, lợi nhuận không tăng, thì rất khó thuyết phục được NHTM đồng ý tài trợ vốn. Khi DNNVV hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì DNNVV mới có khả năng thực hiện đúng các cam kết với NHTM.

Đối với những DNNVV có lợi nhuận tăng trưởng tốt và ổn định, sẽ được NHTM ưu tiên cấp tín dụng. Lợi nhuận DNNVV tăng đồng nghĩa với việc DNNVV làm ăn có hiệu quả hơn năm trước, có khả năng sinh lời cao, đảm bảo khả năng thanh toán cho NHTM đầy đủ, đúng hạn thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp hơn. Ngoài ra, khi DNNVV đã có thương hiệu, thì ít bị ảnh hưởng bởi

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 27/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí