Hình 2-1 - Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1990-2012
Nguồn: Báo cáo của NH thế giới - điểm lại cập nhật tính hình phát triển kinh tế Việt Nam
So với các nước trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên ngoài Trung Quốc có tỷ lệ tăng trưởng sau khủng hoảng thấp hơn trước khủng hoảng. Các nước Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan đều phát triển kinh tế sau khủng hoảng (2010-13) nhanh hơn giai đoạn trước đó (2005- 08). Tốc độ tăng trưởng trước khủng hoảng của Trung Quốc là đặc biệt cao. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng hậu khủng hoảng của Việt Nam (5,8%) thấp hơn 1 điểm phần trăm so với thời kỳ trước khủng hoảng (6,8%). Indonesia và Philippines – hai nước có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với Việt Nam trong quá khứ - đã trở thành hai quốc gia tăng trưởng nhanh hơn Việt Nam từ năm 2010.Tăng trưởng năm 2010 là tăng trưởng rộng khắp, với tăng trưởng GDP thực ở các nền kinh tế đang phát triển thuộc Đông Á – Thái Bình Dương (EAP) vào khoảng 9,6% trong cả năm 2010, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng của Việt Nam là 6,42%. Những nước như Trung Quốc và Việt Nam với tốc độ tăng trưởng chậm lại không nhiều trong năm 2009 thì tăng trưởng trong năm 2010 lại không tăng tốc.
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Sinh Lời Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại
- Các Nghiên Cứu Gần Đây Về Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Sinh Lời Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại
- Tỷ Trọng Huy Động Và Cho Vay Của Các Nhóm Nh Năm 2010
- Roa Và Roe Của Một Số Ngân Hàng Giai Đoạn 2008-2012
- Hiệu Quả Quản Lý Và Ảnh Hưởng Của Nó Đến Hiệu Quả Sinh Lời Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam:
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Hình 2-2- Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam và các nước trong khu vực
Nguồn: Báo cáo của NH thế giới - điểm lại cập nhật tính hình phát triển kinh tế Việt Nam
Một cách tổng quát, tăng trưởng kinh tế 5 năm 2008-2012 không chỉ kém 5 năm trước về tốc độ, mà chất lượng cũng giảm sút. Nhìn lại mức tăng trưởng 5,25% của năm 2012, mức thấp nhất trong vòng hơn một thập niên qua, ta thấy rằng nền kinh tế Việt Nam có nguy cơ rơi vào vòng luẩn quẩn ngày một hiện hữu: tăng trưởng suy giảm có tác động làm gia tăng nợ xấu, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sinh lời của NHvà đến lượt mình, nợ xấu gia tăng cũng như tỷ suất sinh lời giảm sẽ làm tắc nghẽn dòng tín dụng nuôi dưỡng nền kinh tế thực và qua đó sẽ có tác động làm tăng trưởng tiếp tục suy giảm.
2.1.2.2. Lạm phát:
Với mức lạm phát vừa phải, tỷ giá hối đoái bình ổn, dự trữ tăng và các rủi ro quốc gia được giảm thiểu, Việt Nam đã cố gắng kết thúc một chu kỳ bất ổn kinh tế bắt đầu từ năm 2008. Năm 2008, CPI cả nước tăng 19,9% so với tháng 12/2007, chỉ số giá trung bình tăng 22,97% so với năm 2007.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2009 so với cùng kỳ chỉ tăng 6,52%; chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2009 so với năm 2008 tăng 6,88%; thấp hơn nhiều so với mức tăng tương ứng của năm 2008 là 19,89% và 22,97%. Lạm phát giảm trong 3 tháng đầu năm 2009 do các nhân tố bên cầu (đầu tư và tiêu dùng tăng ở mức
Lạm phát cho cả năm 2010 vào khoảng 9,19% - cao hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát 8% mà Quốc hội đề ra. So sánh cho thấy lạm phát trung bình ở Việt Nam trong gần thập kỷ qua là khoảng 8,8%, so với 2,7% của Thái Lan và 5,1% của Philippines. Năm 2011, lạm phát trên đà tăng cao, cán cân vãng lai thâm hụt mạnh, VND chịu áp lưc phá giá. Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngaỳ 24/2/2011 với những giải pháp đồng bộ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm baỏ an sinh xã hội. Lạm phát cuối kỳ tăng 18,13%, cao hơn mức 11,75% cuả năm 2010, đồng thời lạm phát bình quân đạt 18,58% so với mức tương ưng 9,19% năm 2010. Tuy nhiên, sức ép bên cầu lên lạm phát phần naò suy giảm do tăng trửơng kinh tế chậm lai trứơc giải pháp thắt chặt chính sách vĩ mô, do vậy các nhân tố bên cung là nguyên nhân chủ yếu khiến lạm phát năm 2011 tăng cao. Lạm phát tăng cao khiến lãi suất cao, các NH không tìm được đầu ra và không thể thúc đẩy cho vay, đưa nguồn vốn tới khu vực tư nhân, mà chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính điều này đã khiến lợi nhuận của NH sụt giảm do đó các tỷ suất sinh lời của NH cũng trở nên kém hơn thời gian trước.
2012, Tỷ lệ lạm phát (so sánh theo cùng kỳ năm trước) đã giảm từ mức đỉnh 23% vào T8/2011 xuống 9,21%.Trước nền kinh tế tăng trưởng chậm và tỷ lệ lạm phát thấp, NHNNVN đã giảm mạnh lãi suất trong nửa đầu năm 2012. Các lãi suất cơ bản đã giảm 500 điểm trong giai đoạn tháng 3 đến tháng 6 năm 2012. Trần lãi suất huy động tiền đồng cũng giảm từ 14% xuống 11%. Đồng thời, các quy định
Hình 2-3 - Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ lạm phát Việt Nam 2007-2012
Nguồn: Tái cơ cấu kinh tế: Một năm nhìn lại (TS. Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện NCQLKTTW)
2.1.3. Phân tích hiệu quả sinh lời trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đọan 2008-2012
2.1.3.1. Tình hình huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam:
2008, tín dụng tiếp tục tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế. Dư nợ cho vay của tòa hệ thống ngân hàng tăng 25,43%, thấp hơn so với mức tăng 53,89% của năm 2007. Trong đó tăng trưởng tín dụng bằng VND đạt 27,56% và tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ đạt 17,61%. Tăng trưởng tín dụng của các khối NH đều đạt mức khá. Trong đó, mức tăng trưởng tín dụng năm 2008 so với năm 2007 của khối NHTMNN, khối NHTMCP, khối NH liên doanh và nước ngoài, khối TCTD khác lần lượt là 19,25%, 22,49%, 46,55% và 46,27%.
Về cơ cấu tín dụng, tín dụng NH phục vụ phát triển nông thôn (gồm nhành nông lâm thủy sản) chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay theo nhành của hệ thống NH, đạt 28,84%. Tỷ trọng cho vay ngành thương nghiệp chiếm 18,67% cao hơn mức 18,24% của năm 2007. Tỷ trọng cho vay các ngành công nghiệp, xây dựng, vận tải kho bãi thông tin liên lạc về cơ bản vẫn duy trì như năm 2007, chiếm 25,81%; 13,76%; 5,29% tổng dư nợ cho vay toàn ngành.
Hình 2-4: Tỷ trọng cho vay nền kinh tế của từng nhóm NH so với tổng số năm 2008
hình 2-3
hình 2-4
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2008
2008, Huy động vốn của toàn hệ thống TCTD đạt 22,87%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 47,64% của năm 2007. Trong đó huy động vốn bằng VND tăng 21.38%, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 53,99% của năm 2007. Huy động vốn khối NHNN tăng 18,78%, huy động của khối NHTMCP, NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài và các TCTD phi NH tăng 29,92%.
Hình 2-5: Tỷ trọng huy động nền kinh tế của từng nhóm NH so với tổng số năm 2008
Sang năm 2009: Huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng 29,88%, cao hơn so với mức 22,84% của năm 2008. Trong đó, huy động vốn bằng VND tăng 30,07% (năm 2008: tăng 21,38%), huy động bằng ngoại tệ tăng 29,29% (năm 2008: tăng 27,74%). Huy động vốn tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm, đạt mức bình quân trên 3%/tháng (tháng 5/2009 tăng mạnh nhất, ở mức 4,02%). Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm, tốc độ tăng trưởng huy động vốn đã chậm lại, bình quân tăng 1,67%/tháng (tháng 8/2009 tăng thấp nhất, ở mức 0,82%).
Tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 37,53%, cao hơn nhiều so với mức tăng 23,38% của năm 2008 chủ yếu do tác động của các chính sách kích thích kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó, tín dụng bằng VND tăng 43,51%, cao hơn nhiều so với năm 2008 (tăng 25,02%), tín dụng bằng ngoại tệ tăng 15,12%, thấp hơn so với năm 2008 (tăng 17,62%). Trong 2 tháng đầu năm 2009, tín dụng VND tăng thấp theo xu hướng từ nửa cuối năm 2008. Từ tháng 3 đến tháng 9/2009, tín dụng đã tăng mạnh trở lại để hưởng ứng và tranh thủ chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, mức tăng đã chậm lại trong 3 tháng cuối năm 2009 do
mức độ được hỗ trợ lãi suất đã giảm dần. Cơ cấu tín dụng ngân hàng phân theo các ngành kinh tế thay đổi không nhiều so với tỷ trọng của năm 2008. Tỷ trọng tín dụng phục vụ phát triển nông thôn chiếm 22,8% (năm 2008: 28,84%); ngành thương nghiệp chiếm 19,2% (năm 2008: 18,67%). Tỷ trọng tín dụng đối với ngành khác như công nghiệp chiếm 26,5%; xây dựng chiếm 12,9% ; vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc chiếm 5,4%, ít biến động so với năm 2008.
Hình 2-6: tỷ trọng cho vay nền kinh tế của từng khối TCTD so với tổng số năm 2009
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2009
Hình 2-7: Tỷ trọng huy động vốn của từng khối TCTD so với tổng số năm 2009
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2009
Năm 2010: huy động vốn của hệ thống các TCTD có tốc độ tăng trưởng nhanh dần theo tháng, và tính chung cả năm 2010 tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. tính đến cuối tháng 12/2010, tổng huy động vốn từ nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 36,24% so với cuốinăm trước (đạt tốc đột ăng trưởng bình quân
3,02%/tháng), cao hơn mức tăng 29,88% của cùng kỳ năm 2009 (tăng trưởng bình quân 2,49%/tháng. Xét theo cơ cấu đồng tiền, huy động vốn VND tăng 20,95%. Huy động vốn VNDcó tốc độ tăng trưởng nhanh dần kể từ tháng 2/2010 đến tháng 6/2010 thì đạt tốc độ tăng là 6,47% và cao nhất là tháng 12/2010 đạt 6,89%. Trong khi đó huy động vốn bằng ngoại tệ vẫn giảm trong 8 tháng đầu năm 2010 so với tháng liền trước. bắt đầu từ tháng 9/2010, huy động vốn ngoại tệ mới có xu hướng tăng trưởng khá (tăng 3,49% trong tháng 20/2010, 5,67% trong tháng 11/2010 và 4,7% trong tháng 12/2010 so với táng liền trước) do nguồn thu ngoại tệ, nhất là từ hoạt động xuất khầu tăng. Xét theo các nhóm TCTD có sự phân hóa rò rệt, tăng mạnh tại nhóm NHTMCP và nhóm công ty tài chính, cho thuê tài chính đạt 36,61%; nhóm NHTM nhà nước đạt 24,12%; nhóm NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài đạt 17,66%.
Tổng tín dụng cho nền kinh tế tăng chậm trong 4 tháng đầu năm 2010, tuy nhiên đã bắt đầu có những dấu hiệu tăng nhanh (tốc độ tăng phổ biến trên 2%/ tháng) kể từ tháng 5/2010 cùng với nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất của NHNN theo nghị quyết số 18/NQ-CP. Tổng tín dụng của hệ thống NH cho nền kinh tế tính đến cuối tháng 12/2010 tăng 31,19% so với cuối năm 2009 (bình quân tháng tăng 2,6%) thấp hơn mức tăng 37,53% của năm 2009. Xét về cơ cấu đồng tiền, hoạt động tín dụng của hệ thống NH năm 2010 diễn biến ngược chiều so với cùng kỳ năm 2009. tín dụng cho nền kinh tế bằng VND trăng tur7ởng 27,24% trong năm 2010, thấp hơn nhiều mức tăng 43,51% của cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, dư nợ tín dụng ngoại tệ tăng nhanh (tăng 48,45% trong năm 2010), gấp hơn 3,2 lần so với mức tăng của năm 2009. tổng tín dụng tăng trưởng khá ở tất cả các nhóm TCTD. Trong đó nhóm NHTM cổ phần duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng caonhất trong toàn hệ thống, đạt 44,12%. Tiếp đến là tốc độ tăng trưởng tín dụng của nhóm NHTM nhà nước đạt 27,85%. NhómNH liên doanh và chi nhánh NH nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 24,47%. Nhóm công ty tài chính, cho thuê tài chính đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 20,91%. Cơ cấu tín dụng cho nền kinh tế theo các ngành kinh tế có sự thay đổi đáng kể so với cơ cấu của năm 2099 phản án sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng