Roa Và Roe Của Một Số Ngân Hàng Giai Đoạn 2008-2012


hình khó khăn của nền kinh tế nói chung và hệ thống NH nói riêng, mức sinh lời của các NHTM đều có xu hướng giảm so với các năm trước. ROA của ngành năm 2011 đạt 1,09% và ROE đạt 11,86%, từ mức lần lượt 1,29% và 14,56% của năm 2010.Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của VietinBank là ROA và ROE luôn ở mức rất cao so với trung bình của ngành. Cụ thể là ROA và ROE của VietinBank tương ứng là 1,96% và 25.4%, cao hơn so với Vietcombank là 1,3% và 17,5% và cao hơn nhiều so với mức trung bình của ngành là ~1,2% và ~15%.

Năm 2012, là năm khó khăn chung của toàn ngành tài chính, vì vậy tỷ suất sinh lời có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2011. Năm 2012, ROA và ROE của hệ thống lần lượt đạt 0,79% và 10,34%. Các chỉ số này chỉ bằng khoảng 40% so với mức của năm 2011. Mức lãi của hệ thống NH thấp chủ yếu do chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào giảm, chi phí dự phòng rủi ro gia tăng, tín dụng tăng trưởng thấp. Xét chỉ ROE năm 2012, dẫn đầu vẫn là CTG và MBB với tỷ lệ 19.83% và 20.17%. Tuy nhiên, với tổng tài sản khổng lồ, lợi nhuận cơ bản trên tài sản của các NH đều khá thấp dưới 1.5%, trong đó, tỷ lệ này của SHB chỉ đạt 0.03%. So sánh các chỉ tiêu hiệu suất sinh lời giữa các NH năm 2012, ta nhận thấy rằng CTG và MBB hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất. VCB tuy lợi nhuận năm 2012 tăng nhưng vốn chủ sở hữu lại khá cao, vì vậy ROE của VCB 14% thấp hơn khá nhiều so với CTG 23% và MBB 27%.

Hình 2 11 ROA và ROE của một số ngân hàng giai đoạn 2008 2012 Nguồn Báo cáo 1Hình 2 11 ROA và ROE của một số ngân hàng giai đoạn 2008 2012 Nguồn Báo cáo 2

Hình 2-11 -ROA và ROE của một số ngân hàng giai đoạn 2008-2012

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng từ 2008-2012


Tóm lại, Trong khoảng thời gian phân tích 2008-2012, chúng ta nhận thấy một sự chênh lệch về ROAbình quân giữa hai nhóm NH. Các NHTMCP đã sử dụng tài sản một cách có hiệu quảhơn hẳn các NH quốc doanh. Thế nhưng, khi so sánh ROE giữa hai nhóm NH, ta lại nhận thấy một sự chênh lệchkhông đáng kể. Đặc biệt, có thể thấy rằng các NH quy mô tài sản càng nhỏ càng dễ có khả năng có hệ số ROA cao, điển hình như MXB, GDB, DAB, RKB, KLB, WB. Các NH này đều có quy mô tài sản chỉ trong khoảng 1000 - 3000 tỷ đồng. Các NH có quy mô tài sản lớn nhất như AGB, BIDV, CTG, VCB đứng cuối bảng trong hiệu quả sử dụng tài sản.

So sánh hai chỉ số này của ngành NH với 21 ngành khác của nền kinh tế cho thấy ROE ở mức trung bình (thứ 11/21) và ROA ở mức thấp nhất, cũng có thể vì lý do này mà mặc dù tổng thu nhập của các tổ chức tín dụng tăng nhưng cổ phiếu của các NHTM vẫn chưa có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong thời gian qua. ROE của ngành NH chỉ ở mức trung bình. Điều đó có nghĩa là, so với nhiều ngành, ngành NH vẫn chịu áp lực rất lớn đối với các cổ đông và đối với rủi ro có thể gặp phải (lợi nhuận không có – hiệu quả, có thể không trang trải hết rủi ro gặp phải).

Nhìn rộng hơn ra hoạt động NH các nước trong khu vực và thế giới.Nghiên cứu của IMF năm 2009 cho thấy, ROE trung bình của các NHTM trên thế giới trong giai đoạn 2003 – 2008 hầu hết dưới 20%/năm, trừ các NH ở Indonesia. Nghiên cứu này không bao gồm các NH thương mại (NHTM) của Việt Nam. Như vậy, với ROE bình quân năm 2008 đạt khoảng gần 12% và năm 2010 cũng chỉ khoảng 14% cho thấy, ROA, ROE của NH Việt Nam thấp hơn bình quân ở các nướcvà hiệu suất sử dụng vốn chủ của các NH Việt Nam có thấp hơn so với mặt bằng chung của thế giới. Tỷ suất ROA của các NH Việt Nam trong những năm gần đây cũng đang ở mức khá thấp so với các NH của các nước trong khu vực. Chỉ số ROE của các NH khu vực Đông Nam Á là từ 14% - 15% và thế giới thường ở mức 17% trong khi đó Việt Nam là hơn 1 % với ROA và ROE là 10%-15 %. So với các NH trong khu vực thì ROA vẫn còn thấp so với một số nước châu Á mới nổi (Indonesia trung bình khoảng 2%; Malaysia trung bình khoảng 1,5%; Philippines

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


khoảng 1,5% và Singapore khoảng 1,4%).Trong báo cáo “Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”, tỷ số ROA và ROE của Việt Nam là 1.0 và 9.7%, trong khi các con số tương ứng ở Malaysia là 18.5 và 1.5. Điều này làm giảm đáng kể tính cạnh tranh của NHTM Việt Nam trên trường quốc tế.

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian vừa qua:

2.1.4.1. Quy mô Tổng tài sản ngân hàng:

Ta có thể thấy, ngành NH tăng trưởng nhanh cả về số lượng và quy mô tài sản trong giai đoạn 2008-2012. Tổng tài sản tăng làm ảnh hưởng đến mẫu số, khiến tỷ suất sinh lời của các NH cũng giảm tương ứng. Diễn biến tổng tài sản của 3 khối NH trong giai đoạn 2008-2012 cho thấy xu hướng cũng tương đồng với xu hướng dịch chuyển của vốn chủ sở hữu. Tổng tài sản của khối NHTMNN tăng trưởng ổn định trong cả giai đoạn, trong khi khối NHTMCP sụt giảm tổng tài sản đến cuối năm 2012. Tuy nhiên đến hiện tại chỉ có 25.6% NH Việt Nam có vốn điều lệ trên 5000 tỷ đồng.

Hình 2 12 Diễn biến tổng tài sản cả các nhóm NH tỷ đồng Nguồn Xu hướng 3

Hình 2-12 -Diễn biến tổng tài sản cả các nhóm NH (tỷ đồng)


Nguồn:Xu hướng thay đổi cạnh tranh trong hoạt động NH tại Việt Nam

Tổng tài sản của 2 khối NHTMNN và NHTMCP tăng nhanh trong giai đoạn 2008-2012 là do quy mô hoạt động của nhiều NH được mở rộng, thặng dư cổ phiếu sau đợt IPO ra công chúng từ 3 NHTMNN hoặc phát hành thêm cổ phiếu hoặc gia


tăng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận của các NHTMCP. Nguyên nhân quan trọng hơn cảgiải thích sựtăng trưởng nhanh tổng tài sản của 2 khối NHTMNN vàNHTMCP là sự bùng nổ mạng lưới chi nhánh của một sốngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, ACB, Sacombank, Techcombank đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng vượt bậc về huy động vốn, khai thác hiệu quảnguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Cụ thể, sự thay đổi lớn của nhóm NHTMCP từ năm 2008 đã tạo ra sự chuyển dịch khác nhau về tổng tài sản giữa các khối. Sự chuyển đổi của một số NHTMCP trước đây chỉ hoạt động tại một khu vực nông thôn với địa bàn hẹp sang hoạt động trên phạm vi cả nước như NHTMCP Bưu điện Liên Việt, NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội, NTHMCP Tiên Phong… đã góp phần làm cho tổng tài sản của các NHTMCP tăng vọt từ năm 2008.Tuy nhiên, trong năm 2009, tăng trưởng tài sản các NH tụt lại so với tăng trưởng các khoản vay bởi các NH Việt Nam chú trọng nhiều hơn đến tăng trưởng tín dụng. Thay đổi này mang yếu tố hỗ trợ đối với một số tỉ suất quan trọng như ROA thế nhưng cũng khiến rủi ro tín dụng tăng cao. Chính vì lý do này ROA của các NH Việt Nam tăng trưởng nhẹ trong năm 2009. Tính đến ngày 31/12/2010, theo NHNN, tổng tài sản trong hệ thống đã lên tới hơn 2.690 nghìn tỷ VND và dự nợ cho vay ở mức 125 tỷ USD tương đương với 120% GDP của nền kinh tế.Như vậy, tổng tài sản ngành NH tăng gấp đôi trong giai đoạn 2007 – 2010: từ 1.097 nghìn tỷ đồng (52,4 tỷ USD) lên 2.690 nghìn tỷ đồng (128,7 tỷ USD). Việt Nam là nước nằm trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng tài sản ngành NH nhanh nhất trên thế giới theo thống kê của The Banker, đứng vị trí thứ 2 (chỉ sau Trung Quốc). Trong đó, Eximbank là NH duy nhất của Việt Nam nằm trong tốp 25 NH tăng trưởng nhanh nhất về tài sản trong 2010, đứng ở vị trí thứ 13. Do đó, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của năm 2010 có sự sụt giảm nhẹ.

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô năm 2011 nhiều khó khăn và ngành NH quyết liệt thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và tín dụng của các NHTM đã suy giảm nhiều so với những năm trước. Nguyên nhân thứ nhất là do các NHTM buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt giới hạn tăng trưởng tín dụng trong cả


năm 2011 là dưới 20%. Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái và những dự báo bi quan về triển vọng phục hồi, nhu cầu vay vốn kinh doanh của các doanh nghiệp và vay vốn tiêu dùng của các cá nhân đều sụt giảm là nguyên nhân thứ hai. Hơn nữa, do lãi suất cho vay tăng lên quá cao, có thời điểm trên 25%/năm, đã vượt quá khả năng chịu đựng của khách hàng.

Hình 2 13– Cơ cấu tổng tài sản NH năm 2011 2012 Nguồn KPMG Năm 2012 tổng tài 4

Hình 2-13– Cơ cấu tổng tài sản NH năm 2011-2012

Nguồn: KPMG

Năm 2012, tổng tài sản của khu vực NHTMNN vẫn tăng trưởng cao hơn so với năm 2011, trong khi khu vực NHTMCP giảm sút. Tính đến 31/12/2012, tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng tăng trưởng 2.54% so với năm 2011 lên 5,085 nghìn tỷ đồng. Như vậy, cả năm 2012 tổng tài sản của hệ thống tăng gần 126,000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng trưởng phần lớn được đóng góp bởi khối NHTM Nhà nước. Năm 2012, tài sản của nhóm này tăng thêm hơn 232,000 tỷ đồng (tương đương 11.78%). Ngược lại, tài sản của các NHTM cổ phần bị sụt giảm hơn 102,000 tỷ đồng so với năm 2011. Trong nhóm NH quốc doanh Agribank và CTG dẫn đầu về tổng tài sản lần lượt 560,000 tỷ đồng và 503,530 tỷ đồng. Trong nhóm NH TMCP Techcombank dẫn đầu với tài sản 179,732 tỷ đồng. Trong 7 NH niêm yết trên sàn, tổng tài sản sắp sếp theo thứ tự giảm dần lần lượt là: CTG, VCB, ACB, MBB, EIB, STB, SHB. Nguyên nhân tổng tài sản của khu vực


NHTMNN tăng một phần có sự đóng góp không nhỏ của việc Vietcombank bán 15% vốn cổ phần cho NH Mizuho của Nhật Bản, tương đương 11.800 tỷ đồng với thặng dư vốn cổ phần lên tới hơn 8.300 tỷ đồng.Nguyên nhân tổng tài sản khối NHTM cổ phần giảm là do tác động lớn nhất từ sự thu hẹp hoạt động trên thị trường liên NH để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, từ cuối 2011 đầu 2012, một hình thức giao dịch khác cũng đã phải tự hãm lại. Đó là qua ủy thác, mà vòng quay ở đây là đáng kể đổi với quy mô tổng tài sản. Ngoài nguyên nhân trên, tổng tài sản nhiều NH sụt giảm còn do khó khăn trên thị trường 1. Điều này khiến cho tín dụng tăng trưởng thấp và giảm quy mô tổng tài sản của NH.

Ta nhận thấy có sự cách biệt đáng kể về quy mô của các NH. 05 NH TMQD có quy mô lớn tương đương với 35 NH TMCP cộng lại. Không tính đến NH Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB), thì các NH TMQD đều có quy mô tập trung và đồng đều với Tổng tài sản (TTS) trên 100.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu (VCSH) trên 9.000 tỷ đồng. Tổng cộng số tài sản của những NH này chiếm đến 40,9% giá trị tài sản toàn bộ lĩnh vực NH.

Tăng trưởng tài sản các NH mang yếu tố hỗ trợ đối với một số tỉ suất quan trọng như ROA, thế nhưng cũng khiến rủi ro tín dụng tăng cao. Tổng tài sản của hệ thống NH tăng trưởng nhanh qua các năm, tuy nhiên, rất không đồng đều giữa các khối và chứa đựng yếu tố “tăng ảo”. Nhìn chung toàn hệ thống, tài sản của khối NHTMCP thường dẫn đầu, tiếp đến là khối NHTMNN. Điều này hàm ý, tổng tài sản đã bị tăng ảo mạnh và quy mô bảng tổng kết tài sản thường bị “thổi phồng”. Nhưng tổng tài sản không quá quan trọng. Giảm như vậy cũng không hẳn là đáng lo ngại. Quan trọng nhất vẫn là chất lượng tài sản.Để tổng tài sản tăng trưởng tốt, ngoài vốn chủ sở hữu được phát triển đều đặn, tăng trưởng huy động vốn sẽđóng góp chủyếu vào tốc độtăng trưởng của tổng tài sản. Huy động vốn từ nền kinh tế không chỉ giúp NH có nguồn vốn ổn định cho các hoạt động tín dụng, đầu tư mà còn là cơ sở ổn định thanh khoản hơn nếu NH phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ thị trường liên NH.


2.1.4.2. Chất lượng tài sản:‌

Theo số liệu của Cơ quan thanh tra giám sát NH Nhà nước (NHNN), từ năm

2008 đến nay, nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam có xu hướng tăng

nhanh. Trung bình giai đoạn 2008 -2012, dư nợ xấu bình quân khá cao, khoảng 51%. Cụ thể nợ xấu 2008 tăng 74%, 2009 tăng 27%, 2010 tăng 41%, 2011 tăng

0

0

0

0

0

0

0

0

0

64% và năm 2012 tăng 33%.


8 %

7 %

6 %

5 %

4 %

3 %

2 %

1 %

%

2008

20 9

2010

2 11

2012

0

0

Hình 2-14 - Tốc độ tăng nợ xấu


5%

4%

4%

3%

3%

2%

2%

1%

1%

0%

tỷ lệ nợ xấu toàn ngành

tỷ lệ nợ xấu /GDP

2008 2009 2010 2011 2012


Hình 2-15 - Tỷ lệ nợ xấu ngành NH và %nợ xấu/GDP


Nguồn:Nợ xấu từ các khu vực kinh tế - Thực trạng và một số khuyến nghị chính sách


Bản thân tỷ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống cũng có nhiều cách tính khác nhau, tùy theo thói quen điều hành tiền tệ mỗi quốc gia và định chế tài chính. Tuy nhiên,

tỷ lệ được các cơ quan quản lý Nhà nước ủa chính quốc gia công bố mới là hợp lý

hơn cả. Theo báo cáo của NH Nhà nước, nợ xấu toàn hệ thống tính đến 31/12/2008


là 27.610 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng dư nợ nền kinh tế và đến 31/12/2009 là 35.522 tỷ đồng chiếm 2,2% tổng dư nợ nền kinh tế; năm 2010 khoảng 38 nghìn tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2,5%; năm 2011 khoảng 78 nghìn tỷ đồng chiếm 3,2%; đến năm 2012 là 120 nghìn tỷ đồng chiếm 4,08% tổng dư nợ. Nợ xấu hiện nay của các NH được tích lũy từ trước đây do môi trường kinh doanh xấu đi kể từ năm 2008, khách hàng vay gặp nhiều khó khăn về tài chính và hoạt động, vì vậy, nợ xấu phát sinh mới chủ yếu là các khoản tín dụng đã được cấp trước đây, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh.

Nợ xấu của hệ thống NH Việt Nam có xu hướng tăng bắt đầu từ năm 2007 và đặc biệt được quan tâm chú ý từ cuối năm 2011 vì tốc độ tăng rất nhanh. Năm 2009, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank là 3% (con số này thời điểm đầu năm là gần 4%), của Eximbank chỉ còn trên 2% so với mức 4,71% cuối năm 2008 và 6% thời điểm đầu năm 2009. Các NH khác như ACB, Sacombank cũng có tỷ lệ nợ xấu ở mức rất thấp (đều dưới 1%). Tính đến cuối năm 2010 nợ xấu của hệ thống NH VN vào khoảng 2,5%.Con số nợ xấu 2,5% này chưa tính số nợ của Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thuỷ VN (Vinashin). Theo thống đốc, toàn bộ dư nợ của hệ thống NH đối với Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) chỉ dưới 26 nghìn tỷ đồng và hiện đang cơ cấu lại 16 nghìn tỷ đồng. Số này chưa đưa vào nợ xấu, và nếu tính vào thì nợ xấu toàn hệ thống NH VN cũng chỉ tăng 0,7%.

Đặc biệt, từ năm 2011, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hoá gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút…Điều này đã làm cho tốc độ tăng dư nợ tín dụng năm 2011 chậm lại đáng kể. Nợ xấu lớn đang làm chi phí vốn của các NH tăng lên cao, khiến cho nhiều NHTM, không muốn giản nợ và điều chỉnh giảm lãi suất do ảnh hưởng đến lợi nhuận. Đây chính là nguyên nhân khiến các NH phải giữ lãi suất cho vay cao hơn thị trường khoảng 2-3%.Đến cuối năm 2011 Tỷ lệ nợ xấu cũng như nợ nhóm 2 của các NHTM đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nợ xấu chung của hệ thống NH ở mức 3,2% tổng dư nợ, cao hơn so với mức 2.5% vào cuối năm 2010. Theo số liệu của NHTMcuối 2011 thì chỉ có VCB có tỷ lệ nợ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022