Hiệu Quả Hoạt Động Và Tác Động Của Cấu Trúc Tài Chính Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại


vốn chủ sở hữu, nhưng vốn chủ sở hữu càng lớn nói lên sức mạnh tài chính của các NHTM càng cao, là dấu hiệu phản ánh khả năng thanh toán của ngân hàng điều đó giải thích được hành vi của các khách hàng (ở đây là những người gửi tiền) trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đây cũng chính là một trong các yếu tố quyết định đến khả năng hoạt động hiệu quả của các NHTM.

Vốn chủ sở hữu/tổng nợ (Equity to liabilities- EQD) : Đây là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn chủ sở hữu mà các NHTM có chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với tổng số nợ của các NHTM, hay có thể nói lên việc một đồng nợ của ngân hàng được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này được tính toán như sau:

EQD = Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng nợ

Vốn chủ sở hữu/tổng các khoản dư nợ cho vay (Equity to Total Loans- EQL): Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ của vốn chủ sở hữu so với tổng số tiền mà các ngân hàng đem cho vay. Cho vay là nguồn thu lớn nhất của bất kỳ một NHTM nào vì thế tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng cho vay sẽ chỉ ra việc vốn chủ sở hữu đã được các ngân hàng đẩy ra như một khoản vay như thế nào. Hơn nữa, tỷ lệ này cũng nhằm cho biết mức độ cẩn thận của các ngân hàng trong việc cho vay. Chỉ tiêu này được tính toán như sau:

EQL= Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng dư nợ cho vay

Vốn chủ sở hữu/tổng tiền gửi của khách và tài trợ ngắn hạn (Equity to customer deposit and Short term funding- EQS): Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tiền gửi của khách và các khoản tài trợ ngắn hạn thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng là bao nhiêu. Vốn chủ sở hữu góp phần bảo vệ lợi ích của người gửi tiền: kinh doanh ngân hàng gắn liền với rất nhiều rủi ro. Khi đó, các khoản tổn thất của ngân hàng sẽ được bù đắp bằng vốn chủ sở hữu. Trường hợp ngân hàng phá sản hoặc ngừng hoạt động, thứ tự các khoản được hoàn trả là: các khoản tiền gửi, nghĩa vụ với chính phủ và người lao động, các khoản vay, cuối cùng là các giấy nợ có khả năng chuyển đổi, cổ phần ưu đãi, cổ phần thường. Do đó, nếu quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn, người gửi tiền và người cho vay sẽ thấy yên tâm hơn đồng thời cũng góp phần giảm bớt rủi ro cho cơ quan bảo hiểm tiền gửi. Thêm nữa, cấu trúc vốn của các ngân hàng khác với các công ty tài chính khác, vì tiền gửi thường không sẵn có cho các công ty. Đối với các doanh nghiệp, khoản tiền gửi có thể được xem như là khoản nợ ngắn hạn, và các khoản tiền gửi không phải là khoản nợ dài hạn. Các nhà nghiên cứu quan sát thấy hầu hết các ngân hàng đều đang tài trợ tài sản bằng tiền gửi. Chỉ tiêu này được tính toán như sau:

EQS = Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng tiền gửi của khách và tài trợ ngắn hạn


2.2. Hiệu quả hoạt động và tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

2.2.1. Quan niệm về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại

Theo thuật ngữ kinh tế hiệu quả là chỉ việc sử dụng các nguồn lực để tối đa hóa quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Xét một cách tương đối thì một hệ thống kinh tế được xem là hiệu quả hơn nếu hệ thống này có thể cung cấp thêm hàng hóa và dịch vụ cho xã hội mà sử dụng ít tài nguyên hơn. Còn nếu xét theo khía cạnh tuyệt đối thì một tình huống có thể được gọi là hiệu quả kinh tế nếu:

Tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại - 6

- Không ai có thể thực hiện được tốt hơn mà không làm cho người khác tệ đi (thường được gọi là hiệu quả Pareto).

- Số lượng đầu vào sẽ không tăng nếu như không thu được sản lượng bổ sung

- Chi phí sản xuất mỗi đơn vị là thấp nhất.

Hiệu quả đo lường về sự thích hợp của các mục tiêu được chọn và mức độ chúng được thực hiện. Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản hiệu quả là làm đúng việc, việc xác định đúng mục tiêu sẽ làm cho tổ chức đi đúng hướng. Các tổ chức sẽ đạt được kết quả tốt hơn khi các nhà quản trị xác định được mục tiêu đúng và hoàn thành chúng. Vì vậy hiệu quả chính là phép so sánh giữa kết quả đạt được với mục tiêu đúng đắn đã đặt ra.

Hiệu quả = Kết quả đạt được/Mục tiêu đề ra

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng như đã nêu trên chủ yếu bao gồm hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn, ngoài ra hoạt động kinh doanh của các ngân hàng theo quan niệm mở rộng còn bao gồm các hoạt động trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính. Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh doanh, có vai trò, chức năng đặc biệt trong nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng có thể được đánh giá, được đo lường theo những tiêu chí khác nhau. Dưới góc độ kinh doanh của ngân hàng, đó chính là hiệu quả hoạt động. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng có thể được xem là kết quả về lợi nhuận do hoạt động kinh doanh ngân hàng mang lại trong một khoảng thời gian nhất định. Theo một góc độ khác hiệu quả của ngân hàng là những đóng góp về mặt kinh tế xã hội mà các hoạt động của ngân hàng mang lại cho cả cộng đồng nói chung thông qua việc phát huy vai trò, chức năng của hệ thống NHTM đối với nền kinh tế và mang lại cho chính ngân hàng nói riêng. Sự lành mạnh của hệ thống NHTM quan hệ chặt chẽ với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế vì NHTM là trung gian tài chính kết nối khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế. Do vậy sự bất


ổn của hệ thống NHTM sẽ tác động rất lớn đến các ngành nghề kinh tế khác nói riêng cũng như cả nền kinh tế nói chung. Có nhiều quan niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM:

Berger và cộng sự (2002) cho rằng : “Hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng thương mại thể hiện qua mối quan hệ giữa doanh thu đầu ra và chi phí sử dụng các nguồn lực đầu vào hay chính là khả năng biến các nguồn lực đầu vào thành các đầu ra tốt nhất trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại”

Phạm Thị Bích Lương (2007) cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại thể hiện trực tiếp, mang lại hiệu quả cho ngân hàng, làm lợi cho ngân hàng. Một trong các chỉ tiêu, một số chỉ tiêu hoặc tất cả: lợi nhuận, số lượng khách hàng, tăng thị phần...đều nói lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng”

Nguyễn Việt Hùng (2008) cho rằng: “Hiệu quả là phạm trù phản ánh sự thay đổi công nghệ, sự kết hợp và phân bổ các nguồn lực, trình độ lành nghề của lao động, trình độ quản lý. Nó phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”, theo tác giả trong hoạt động của các NHTM hiệu quả được hiểu qua hai khía cạnh sau: “(1)Khả năng biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra, hay khả năng sinh lời, hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác. (2)Xác suất hoạt động an toàn của các ngân hàng”.

Tóm lại, quan điểm về hiệu quả hoạt động là đa dạng tùy theo mục đích nghiên cứu có thể xem xét hiệu quả hoạt động theo những khía cạnh khác nhau. Thực chất quan niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả hoạt động là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

Từ phân tích trên và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, quan điểm của tác giả về hiệu quả hoạt động của các NHTM như sau: hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại là phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích thu được từ các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại xem xét trong mối quan hệ giữa kết quả thu được với tiềm lực của các ngân hàng thương mại đó là tài sản, vốn chủ sở hữu, vốn vay, các nguồn tài trợ khác... để đạt được mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.

Nghiên cứu của Hult và các cộng sự (2008) đánh giá cách thức đo lường hiệu quả hoạt động trong các nghiên cứu khoa học đã đưa ra ba tiêu chí đo lường hiệu quả


hoạt động là hiệu quả tài chính (financial performance), hiệu quả kinh doanh (operation performance) và hiệu quả tổng hợp (overall performance).

Hiệu quả tài chính gồm tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận biên, thu nhập cổ phần thường, thị giá cổ phiếu, tăng trưởng doanh thu.

Hiệu quả kinh doanh được đo lường bởi thị phần, tần suất giới thiệu sản phẩm mới và sáng chế, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, năng suất lao động, mức độ hài lòng và duy trì lực lượng lao động.

Hiệu quả tổng hợp bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả tổng hợp được các công ty sử dụng nhiều. Do nó giúp các nhà quản trị đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả của công ty.

Nhưng trên thực tế trên thị trường Việt Nam những chỉ tiêu tài chính đáng tin cậy thường có trong các báo cáo tài chính được kiểm toán phổ biến hơn nhiều các dữ liệu khác về thị trường,về chất lượng sản phẩm/dịch vụ, về mức độ hài lòng và lực lượng lao động… nên quan điểm về hiệu quả mà tác giả sử dụng trong luận án để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM là dựa trên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại

Để thể hiện hiệu quả tài chính của các NHTM các nhà nghiên cứu như Berger (1997), Demirguc và Huizinga (2000), Berger (2002), Bashir (2003), Anthanasoglou và cộng sự (2005), Chen và Shih (2006), Pratomo và Ismail (2006), Bach (2006), Kosmidou và Zopounidis (2008), Gropp và Heider (2009), Garza-Garcia (2011), Buyuksalvarci và Abdlioglu (2011), Hoffmann (2011), Osborne, Fuertes và Milne (2011), Prof. (Dr). T. Velnampy & J. Aloy Srilanca (2012), Awunyo và Badi (2012), Kundid (2012), Saeed (2013) thường sử dụng các chỉ tiêu như sau:

Nhóm chỉ số thể hiện khả năng sinh lợi

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on total assets-ROA):

ROA = Thu nhập ròng dành cho cổ đông thường /Tổng tài sản

Chỉ tiêu ROA cho biết hiệu quả sử dụng tổng tài sản của NHTM hay nói một cách chính xác đó chính là thước đo hiệu quả của ngân hàng vì mọi tài sản của ngân hàng đều là những khoản đầu tư, ROA cũng cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lợi nhuận sau thuế (LNST) được tạo ra từ lượng vốn đầu tư, tức là cứ một đồng đầu tư vào tổng tài sản thì tạo ra được bao nhiêu đồng LNST. Tài sản của một ngân


hàng được hình thành từ nợ và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của ngân hàng. Khi so sánh các ngân hàng với nhau người ta thường so sánh chỉ tiêu ROA, nếu ROA của một ngân hàng cao nói lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tốt, phân bổ cơ cấu tài sản hợp lý linh hoạt trong việc điều động giữa các hạng mục tài sản, Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà ngân hàng phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một ngân hàng có tỷ số ROA cao hơn chi phí vay hay chi phí huy động vốn thì đó là một dấu hiệu tốt cho ngân hàng, nhưng nếu ROA quá cao khi đó ngân hàng có khả năng gặp phải những rủi ro do việc thực hiện các hoạt động đầu tư mạo hiểm hoặc do việc giảm dự trữ xuống quá mức cần thiết. Nếu ROA của một ngân hàng thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay của ngân hàng đó không năng động hoặc do chi phí hoạt động của ngân hàng quá cao.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return on common equity-ROE):

Đây là chỉ số thể hiện khả năng sinh lời là của ngân hàng, đây là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.

ROE = Thu nhập ròng dành cho cổ đông thường /Vốn cổ phần thường

Tỷ số này là thước đo để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng LNST. Hầu hết các nhà đầu tư và các cổ đông đều rất quan tâm đến tỷ số này bởi vì nó thể hiện mức lợi nhuận mà họ có thể nhận được. ROE cao chứng tỏ hiệu quả sinh lời của ngân hàng cao. Thêm nữa ROE cao càng chứng tỏ được rằng ngân hàng sử dụng vốn của các chủ sở hữu một cách có hiệu quả, điều này tức là tỷ lệ vốn chủ sở hữu và vốn đi vay của ngân hàng đã được cân đối một cách hài hòa để phát huy lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và mở rộng quy mô. Khi phân tích các nhà đầu tư có thể so sánh xem ROE thấp hơn hoặc bằng lãi suất huy động của ngân hàng điều này nói lên rằng nếu ngân hàng có khoản vay nợ bằng hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra được cũng chỉ để trả lãi. Và ngược lại khi ROE lớn hơn lãi suất huy động thì phải xem ngân hàng đã khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường khi sử dụng nợ vay hay chưa và trong tương lai có thể tăng tỷ lệ ROE hay không.

Nhóm chỉ số về giá trị thị trường

Tỷ số hệ số giá trên thu nhập (P/E):

P/E= Giá thị trường một cổ phiếu/Thu nhập một cổ phiếu


Tỷ số này cho thấy sự liên hệ giữa thu nhập của một cổ phiếu và giá trị thị trường của chính cổ phiếu đó, khi tỷ số này cao nguyên nhân có thể do giá thị trường của cổ phiếu này cao hoặc thu nhập từ cổ phiếu này thấp và ngược lại khi tỷ số này thấp có thể do giá thị trường cổ phiếu này thấp hoặc thu nhập từ cổ phiếu cao nguyên nhân giá thị trường thấp có thể do thị trường chưa có nhiều thông tin về cổ phiếu này hoặc do kết quả kinh doanh kém nên thị trường định giá cổ phiếu thấp.

Chỉ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (Tobin, s Q)

Tobin, s Q = ( Giá thị trường vốn chủ sở hữu+ Nợ phải trả)/Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho thấy mối quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của một doanh nghiệp, ngân hàng. Chỉ tiêu này phán ánh sự kỳ vọng của các nhà đầu tư, khi chỉ số này cao thì cổ phiếu này được thị trường đánh giá tốt và hấp dẫn các nhà đầu tư và ngược lại.

Theo Peter S. Rose (2004), về mặt lý thuyết, giá trị thị trường (hay thị giá) của cổ phiếu là chỉ số tốt nhất phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của một công ty bởi vì nó thể hiện sự đánh giá của thị trường đối với công ty đó. Tuy nhiên chỉ số này thường không đáng tin cậy trong lĩnh vực ngân hàng: lý do ở đây là hầu hết cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt là cổ phiếu của các ngân hàng nhỏ và vừa không được giao dịch tích cực trên thị trường quốc tế cũng như thị trường trong nước. Đặc biệt ở Việt Nam số ngân hàng niêm yết rất ít nên số liệu không đủ để tác giả thu thập. Từ những thực tế này nên tác giả sử dụng nhóm chỉ số về khả năng sinh lợi để đại diện cho nghiên cứu về hiệu quả tài chính thay cho nhóm chỉ số về giá trị thị trường để phân tích cho nghiên cứu này.

2.2.2. Tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả hoạt động của các NHTM

2.2.2.1. Lý thuyết cấu trúc vốn

Lý thuyết M & M

Modigliani và Miller (1958) cung cấp các lý thuyết giải thích về cấu trúc vốn và giá trị của các công ty trong giả định điều kiện thị trường vốn hoàn hảo. Nó được giả định rằng trong điều kiện không có chi phí phá sản, thị trường vốn không biến động và không có thuế, giá trị của công ty là độc lập với cấu trúc vốn. Tuy nhiên, khi thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí vốn tồn tại, giá trị thị trường của các công ty đang tích cực liên quan đến các khoản nợ dài hạn được sử dụng trong cấu trúc vốn của họ (Modigliani và Miller, 1963). Lý thuyết này được nêu cụ thể như sau:

Mệnh đề I:


+ Trong trường hợp không có thuế thu nhập doanh nghiệp: giá trị công ty có vay nợ (VL) bằng giá trị công ty không vay nợ(VU):

VL = VU

+ Trong trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp: giá trị công ty có vay nợ (VL) bằng giá trị công ty không vay nợ (VU) cộng với hiện giá của lá chắn thuế :

VL = VU +T.D

Trong đó: T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và D là nợ vay » Chi phí sử dụng vốn


Ke

Kwacc

Ku


Kd

D/E


Hình 2.1: Lợi nhuận kỳ vọng vốn cổ phần trong trường hợp không có thuế thu nhập doanh nghiệp của lý thuyết cấu trúc vốn M&M

Nguồn: Modigliani và Miller (1958)

Giả định không có thuế thu nhập doanh nghiệp rất hiếm xảy ra trong thực tế do đó Modigliani và Miller (1963) nghiên cứu trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp

“Mệnh đề II:

+ Trong trường hợp không có thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần có quan hệ đồng biến với hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Ke = Ku+(Ku – Kd)(D/E)

Trong đó: Ke : lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần; Ku : chi phí sử dụng vốn nếu tổng vốn của công ty là vốn cổ phần; Kd : chi phí sử dụng nợ; D: Giá trị của nợ; E: giá trị vốn cổ phần; Kwacc: chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền.


+ Trong trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần có quan hệ đồng biến với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và nghịch biến với thuế suất thuế thu nhập DN:

Ke = Ku+(Ku – Kd)(1-T)(D/E)”

Chi phí sử dụng vốn


Ke

Kwacc

Ku Kd


Hình 2.2: Lợi nhuận kỳ vọng vốn cổ phần trong trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp của lý thuyết cấu trúc vốn M&M

Nguồn: Modigliani và Miller (1963)

Lý thuyết này khuyến khích các DN vay nợ nhiều hơn nhằm tối đa hóa giá trị DN, khi đó cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc được tài trợ hoàn toàn bằng nợ. Đây chính là điểm hạn chế của lý thuyết này do không tính tới rủi ro của việc vay nợ vì khi vay nợ nhiều sẽ phát sinh chi phí kiệt quệ tài chính, đến một lúc nào đó chi phí kiệt quệ tài chính tăng vượt qua lợi ích thu được từ lá chắn thuế, khi đó chính là lúc giá trị của công ty giảm dần, điều này sẽ được giải quyết ở các lý thuyết về cấu trúc vốn sau này.

Lý thuyết đánh đổi (Trade- off Theory):

Lý thuyết này được kế thừa từ lý thuyết M&M, lý thuyết này cho rằng một công ty trong thực tế phải chấp nhận đánh đổi khi họ ra quyết định về lựa chọn cấu trúc vốn bởi vì ngoài việc xem xét khoản lợi ích có được từ lá chắn thuế được hưởng từ lãi vay họ phải cân nhắc đến nguy cơ kiệt quệ tài chính do sử dụng nợ quá cao như giả định của M&M. Kraus và H. Litzenberger (1973) đã đưa ra các kết luận trong nghiên cứu của họ đó là các doanh nghiệp có mức độ sử dụng nợ tối ưu phản ánh sự đánh đổi giữa lợi ích của khoản tiết kiệm thuế từ lãi vay và các chi phí phá sản .Trong nghiên cứu của mình Myers (1984) đã đưa ra kết luận rằng các doanh nghiệp đi theo cách tiếp cận của lý thuyết đánh đổi sẽ thiết lập một tỷ số nợ mục tiêu dựa trên sự cân bằng giữa khoản tiết kiệm thuế từ lãi vay và chi phí phá sản, và sau đó, điều chỉnh dần dần cấu trúc vốn theo hướng mục tiêu đó.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/12/2022