Kết Quả Đo Lường Độ Tin Cậy Của Thang Đo - Nghiên Cứu Sơ Bộ



Bảng 1.3: Kết quả đo lường độ tin cậy của thang đo - Nghiên cứu sơ bộ




Biến quan sát

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha

CV: Đặc điểm công việc: Alpha=0.913, số biến=9

CV1

Công việc ở NH cần nhiều kỹ năng: giao tiếp, thuyết phục…

.837

.894

CV2

Anh/chị hiểu rõ quy trình dịch vụ của ngân hàng

.740

.900

CV3

Anh/chị hiểu rõ tính rủi ro trong công việc ngân hàng

.809

.895

CV4

Anh/chị nhận được sự phản hồi của cấp trên

.817

.895

CV5

Công việc ở ngân hàng thú vị và thu hút

.761

.898

CV6

Công việc ở ngân hàng phù hợp với tính cách anh/chị

.829

.894

CV7

Anh/chị được chủ động thực hiện công việc ở ngân hàng

.844

.893

CV8

Môi trường làm việc ở ngân hàng đầy đủ tiện nghi

.889

.890

CV9

Ngân hàng có nhiều biện pháp hạn chế rủi ro nghề nghiệp

.103

.956

DB: Đảm bảo công việc: Alpha=0.826, số biến=4

DB1

Anh/chị không phải lo lắng về mất việc khi làm việc ở NH

.684

.765

DB2

Công việc ở ngân hàng của anh/chị ổn định

.669

.772

DB3

Ngân hàng hoạt động hiệu quả

.605

.801

DB4

Ngành ngân hàng rất tiềm năng

.654

.782

CN: Được công nhận thành quả làm việc: Alpha=0.867, số biến=5

CN1

Anh/chị được khen ngợi thường xuyên sau khi hoàn thành chỉ

tiêu

.576

.866

CN2

Anh/chị được tưởng thưởng xứng đáng khi đạt chỉ tiêu hàng

tháng, hàng quý

.728

.834

CN3

Anh/chị được coi trọng tài năng và sự đóng góp cho ngân hàng

.619

.856

CN4

Anh/chị được đánh giá có nhiều tiến bộ trong việc xử lý các

nghiệp vụ ở ngân hàng

.751

.825

CN5

Anh/chị được công nhận thành tích trên toàn hệ thống ngân hàng

.807

.809

TN: Lương và phúc lợi: Alpha=0.888, số biến=5

TN1

Tiền lương cạnh tranh với các ngân hàng khác

.633

.888

TN2

Chính sách phúc lợi xã hội ở ngân hàng được thực hiện đầy đủ

.785

.852

TN3

Anh/chị được ưu đãi nhiều khi tham gia các sản phẩm dịch vụ

của NH

.744

.861

TN4

Anh/chị được nhận thêm phụ cấp

.687

.874

TN5

Anh/chị được nhận lương xứng đáng với năng lực

.811

.846

DT: Đào tạo và thăng tiến: Alpha=0.925, số biến=5

DT1

Anh/chị được đào tạo kỹ năng mềm thường xuyên

.804

.908

DT2

Anh/chị được đào tạo về sản phẩm dịch vụ mới thường xuyên

.761

.916

DT3

Anh/chị có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc ở ngân hàng

.764

.915

DT4

Anh/chị có cơ hội phát triển cá nhân khi làm việc ở ngân hàng

.824

.904

DT5

Anh/chị được đào tạo về nghiệp vụ ngân hàng

.866

.895

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.




Biến quan sát

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha

QH: Quan hệ trong công việc: Alpha=0.899, số biến=9

QH1

Cấp trên lắng nghe quan điểm của nhân viên

.718

.884

QH2

Nhân viên được đối xử công bằng

.771

.881

QH3

Cấp trên có năng lực quản lý tốt

.852

.876

QH4

Đồng nghiệp sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau

.814

.877

QH5

Cấp trên tôn trọng và tin tưởng nhân viên

.801

.878

QH6

Cấp trên tâm lý khi phê bình hay khiển trách nhân viên

.851

.874

QH7

Đồng nghiệp thân thiện, vui vẻ, hòa đồng

.770

.879

QH8

Cấp trên có đạo đức tốt

.810

.878

QH9

Cấp trên quan tâm đến nhân viên

.046

.951

TH: Thương hiệu của ngân hàng: Alpha=0.864, số biến=4

TH1

Anh/chị tự hào về ngân hàng của mình

.774

.801

TH2

Sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng vượt trội

.659

.847

TH3

Thương hiệu của ngân hàng giúp tự tin khi tiếp xúc với khách

hàng

.699

.832

TH4

Anh/chị tin tưởng vào tương lai phát triển của ngân hàng

.719

.823

DV: Động viên chung: Alpha=0.867, số biến=4

DV1

Anh/chị cảm thấy thích thú khi làm công việc ở ngân hàng

.673

.847

DV2

Anh/chị luôn làm việc ở ngân hàng này với trạng thái tốt nhất

.734

.825

DV3

Anh/chị cảm thấy được động viên trong công việc ở NH này

.646

.857

DV4

Tầm nhìn và định hướng phát triển của NH nơi anh/chị làm việc

là rõ ràng

.831

.786

Theo kết quả ở bảng trên (Phụ lục 8), các biến DB, CN, TN, DT, TH và DV đều có Cronbach alpha > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng > 0.3. Kết luận các thang đo trên đạt độ tin cậy. Tuy nhiên, các biến CV9 và QH9 lại có Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh thấp nhất < 0.3, ta tiến hành loại 2 biến này. Các biến được giữ lại sau khi phân tích Cronbach Alpha sẽ được đưa vào phân tích nhân tố EFA (Phụ lục 9). Kết quả phân tích EFA ta có KMO = 0.771 > 0.5 với kiểm định Bartlett’s có Sig

= 0.000 < 0.05. Tổng phương sai trích = 75.138% >50% với các điểm dừng trích đều > 1. Hệ số tải nhân tố tải lên mức cao nhất đều >0.5 và không có mức chênh lệch <0.3.

1.4.3 Nghiên cứu chính thức


Dữ liệu dùng cho nghiên cứu chính thức được thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Tác giả đã phát trực tiếp 300 bảng câu hỏi, đối


tượng được chọn là nhân viên đang làm việc tại NamABank- khu vực TPHCM. Kết quả thu về được 235 bảng câu hỏi hợp lệ.

- Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để xác định hệ số Cronbach Alpha, phân tích khám phá nhân tố EFA.

- Khảo sát thêm ý kiến của 10 nhân viên thuộc các đơn vị kinh doanh tại NamABank về những điểm hài lòng, những điểm chưa hài lòng đối với sự động viên nhân viên tại NamABank, tìm ra nguyên nhân cụ thể cho những vấn đề còn vướng mắc.

- Bên cạnh đó khảo sát 164 nhân viên thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)-là ngân hàng đối thủ có doanh số cao và thị phần chiếm lĩnh thị trường ngân hàng, sau đó lập bảng so sánh trung bình và độ lệch chuẩn của các yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên so với NamABank.

- Tổng hợp các ý kiến nêu trên để phân tích ưu,nhược điểm,nguyên nhân từ đó có cơ sở đề ra giải pháp nâng cao sự động viên nhân viên tại NamABank.

Kết quả phân tích thực trạng cụ thể sẽ được tác giả trình bày cụ thể trong chương 2 làm cơ sở phân tích thực trạng động viên nhân viên tại Ngân hàng TMCP Nam Á – khu vực TPHCM.


Tóm tắt chương 1


Nội dung chương 1 cho thấy tổng quan về cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm, học thuyết, các nghiên cứu trong nước và nước ngoài cho đề tài Động viên nhân viên.

Tác giả đã dựa vào các lý thuyết trên cùng một số mô hình nghiên cứu thực tiễn, đã tìm ra được mô hình kế thừa là mô hình của Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011) và mô hình của Lê Thùy Trang (2013), từ đó đề xuất được mô hình nghiên cứu, việc khảo sát các yếu tố trong mô hình, phân tích thực trạng tại Ngân hàng TMCP Nam Á sẽ được tiếp tục trình bày trong các chương sau.


Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á - KHU VỰC TPHCM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Nam Á


2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Tên ngân hàng: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á

- Tên Tiếng Anh: Nam A Commercial Joint Stock Bank

- Địa chỉ : 201-203 Cách mạng Tháng 8, phường 4, quận 3, TPHCM

- Vốn điều lệ: 3,021,000,000,000 VNĐ



Hình 2 1 Logo Ngân hàng TMCP Nam Á Ngân hàng TMCP Nam Á NamABank chính thức hoạt 1


Hình 2.1 : Logo Ngân hàng TMCP Nam Á


Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) chính thức hoạt động từ ngày 21/10/1992, là một trong những NH TMCP đầu tiên được thành lập sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng được ban hành vào năm 1990, trong bối cảnh nước ta đang tiến hành đổi mới kinh tế. Từ những ngày đầu hoạt động, NamABank chỉ có 3 chi nhánh với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng và gần 50 cán bộ nhân viên. Đến nay, qua những chặng đường phấn đấu đầy khó khăn và thách thức, NamABank đã không ngừng lớn mạnh, có mạng lưới gồm hơn 50 địa điểm giao dịch trên cả nước. So với năm 1992, vốn điều lệ hiện nay tăng gấp 600 lần, số lượng cán bộ nhân viên tăng gấp 20 lần, phần lớn là cán bộ trẻ, nhiệt tình được đào tạo chính quy trong và ngoài nước, có năng lực chuyên môn cao. Qua 24 năm hoạt động, cơ sở vật chất, công nghệ khoa học kỹ thuật và mạng lưới hoạt động của NH ngày càng mở rộng, đời sống cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện, uy tín của NH ngày càng được nâng cao.


Những danh hiệu và thành tích đạt được:


- Nam A Bank nhận chứng chỉ đạt tiêu chuẩn: ISO/IEC27001:2005 năm 2013.

- Nam A Bank đạt danh hiệu Nhãn hiệu nổi tiếng 2012.

- Bằng khen: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TPHCM trao tặng "Ngân hàng TMCP Nam Á đã có thành tích xuất sắc nhiệm vụ liên tục nhiều năm góp phần tích cực phong trào thi đua của thành phố".

- Giấy chứng nhận: Ngân hàng TMCP Nam Á nằm trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2010.

- Nam A Bank đạt danh hiệu Thương hiệu nổi tiếng quốc gia năm 2010.

- Nam A Bank đạt danh hiệu: “Nhãn hiệu Cạnh tranh quốc gia” 2006.

- Nam A Bank đạt danh hiệu "Doanh nghiệp Việt Nam Vàng năm 2009".

- Nam A Bank đạt giải thưởng "Thương hiệu vàng - Golden Brand Awards" năm 2008.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

38


Nguồn namabank com vn Hình 2 2 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Nam Á 39 2 1 3 Đặc 2


(Nguồn: namabank.com.vn)


Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Nam Á

39


2.1.3 Đặc điểm đội ngũ lao động của Ngân hàng TMCP Nam Á


So với năm 1992, hiện nay, số lượng cán bộ nhân viên tính đến cuối năm 2015 là 1203 nhân viên, phần lớn là cán bộ trẻ, nhiệt tình được đào tạo chính quy trong và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ trẻ chính là nguồn lực phát triển của ngân hàng trong tương lai. Về chất lượng lao động: Tất cả nhân viên tác nghiệp trong ngân hàng đều có trình độ từ cao đẳng trở lên. Trong 1203 nhân viên (số liệu tính đến ngày 31/12/2015) có 44 nhân viên có bằng cấp sau đại học. Không những thế đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng Nam Á không ngừng được bồi dưỡng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thích ứng với công việc được giao thông qua các lớp đào tạo tại chỗ hoặc tại các trường Đại Học.

Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự của Ngân hàng Nam Á tính đến ngày 31/12/2015


STT

Loại hình lao động

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Phân chia theo giới tính

1.

Lao động nam

577

48%

2.

Lao động nữ

626

52%

Tổng cộng

1203

100%

Phân theo trình độ

1.

Trên đại học

44

3.7%

2.

Đại học

799

66.4%

3.

Cao đẳng, Trung cấp

177

14.7%

4.

Lao động phổ thông

183

15.2%

Tổng cộng

1203

100%

(Nguồn Bản cáo bạch năm 2015 - Ngân hàng TMCP Nam Á)


2.1.4 Đặc điểm về tình hình tài chính giai đoạn 2011 - 2015


Căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 5 năm qua, có thể thấy: Trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng từ 31/12/2011 – 31/12/2015, các đối tượng huy động chính là cá nhân – (luôn chiếm trên 56% tổng tiền gửi khách hàng), tiền gửi của các tổ chức kinh tế (chiếm từ 25% - 38% tổng tiền gửi khách hàng) và không ngừng gia tăng qua các năm.

40


Bảng 2.2: Cơ cấu tiền gửi của Ngân hàng Nam Á tính đến ngày 31/12/2015


(Đơn vị tỷ đồng)


Chỉ tiêu

31/12/2011

31/12/2012

31/12/2013

31/12/2014

31/12/2015

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Tiền gửi của tổ chức kinh tế

1.090

16.51%

1.129

14.90%

2.708

23.62%

3.467

20.18%

7.771

27.63%

Doanh nghiệp ngoài quốc

doanh và các đối tượng khác

655

9.92%

766

10.11%

864

7.54%

1.800

10.48%

2.966

10.54%

Doanh nghiệp quốc doanh

429

6.50%

360

4.75%

1.841

16.06%

1.663

9.68%

4.750

16.89%

Doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài

5,5

0.08%

3,2

0.04%

3,2

0.03%

3,9

0.02%

54,9

0.20%

Tiền gửi của cá nhân

3.426

51.89%

4.305

56.83%

5.797

50.57%

9.479

55.18%

11.440

40.67%

Tiền gửi của các đối tượng khác

997

15.1%

1.012

13.37%

251

2.18%

764

4.46%

1.146

4.07%

Tổng cộng

6.602,5

100

7.575,2

100

11.464,2

100

17.176,9

100

28.127,9

100

(Nguồn: BCTC năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 của NamABank)


Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ của Ngân hàng Nam Á tính đến ngày 31/12/2015


(Đơn vị tỷ đồng)


Chỉ tiêu

31/12/2011

31/12/2012

31/12/2013

31/12/2014

31/12/2015

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Cho vay khách hàng

4.567

82.08%

5.348

86.47%

6.263

87.17%

11.570

86.31%

16.629

77.33%

Cho vay các TCTD

997

17.92%

837

13.53%

922

12.83%

1.836

13.69%

4.875

22.67%

Tổng cộng

5.564

100

6.185

100

7.185

100

13.406

100

21.504

100

Nguồn: BCTC năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 của NamABank

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí