Thống Kê Chương Trình Đào Tạo Của Nh Nam Á Giai Đoạn 2011-2015


hơn tại Vietcombank. Tại Vietcombank, nhân viên thường xuyên được đào tạo bài bản và lộ trình thăng tiến được vạch ra rất rõ ràng, tất cả các nhân viên đều có cơ hội tham dự các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ, được ngân hàng tài trợ chi phí.

Ta cùng tìm hiểu về các chính sách hiện hữu của NamABank:


Chính sách đào tạo nghiệp vụ ngân hàng: Phòng nhân sự và Đào tạo thường xuyên tổ chức các lớp học đào tạo về nghiệp vụ vào mỗi dịp cuối tuần hoặc vào buổi tối các ngày trong tuần cho các nhân viên giao dịch, chuyên viên quan hệ khách hàng…

Bảng 2.9 Thời khóa biểu đào tạo định kỳ tại NamABank


STT

Lp nghip v

Đi tượng tham d

Thi gian

1

Quy trình chất lượng dịch

vụ

Giao dịch viên,Chuyên viên tư vấn,

Chuyên viên tín dụng, NV bảo vệ

Định kỳ hàng tháng

2

Quy trình nghiệp vụ thu chi

Giao dịch viên, Nhân viên ngân quỹ

Định kỳ hàng tháng

3

Quy trình kiểm soát nội bộ

Chuyên viên Phòng kiểm soát nội bộ

Định kỳ hàng tháng

4

Quy trình giao dịch tại quầy

Giao dịch viên

Định kỳ hàng tháng

5

Quy trình giao dịch một cửa

Giao dịch viên

Định kỳ hàng tháng

6

Nghiệp vụ kế toán

Chuyên viên kế toán

Định kỳ hàng tháng

7

Nghiệp vụ tín dụng

Chuyên viên tín dụng

Định kỳ hàng tháng

8

Nghiệp vụ thanh toán

Giao dịch viên,Chuyên viên thanh toán

Định kỳ hàng tháng

9

Nghiệp vụ Ngân hàng điện

tử

Giao dịch viên và Chuyên viên Phòng

Ngân hàng điện tử

Định kỳ hàng tháng

10

Nghiệp vụ thẻ

Chuyên viên thẻ

Định kỳ hàng tháng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Nguồn: Chính sách nhân sự năm 2015 – NH TMCP Nam Á


Đặc biệt, NamABank còn chú trọng vào đào tạo chất lượng phục vụ của Nhân viên bảo vệ, những kỹ năng giao tiếp lịch sự như chào đón khách hàng,chu đáo dắt xe, chủ động lấy ô cho khách khi trời mưa, hướng dẫn tận tình cho khách đến tận quầy giao dịch… Một ngân hàng đẹp, dịch vụ tốt thì cần đào tạo đội ngũ nhân viên hoàn toàn đồng bộ từ trên xuống dưới, từ cao xuống thấp, tất cả đều có chung một nụ cười và sự ân cần niềm nở.

Chính sách đào tạo kỹ năng mềm:


Nổi bật trong năm 2014-2016 là công cuộc đào tạo triệt để của Bộ phận thúc đẩy kinh doanh đến từ Trung tâm Dịch vụ khách hàng- Ngân hàng Nam Á, bộ phận


này được thành lập với nhiệm vụ là thúc đẩy hỗ trợ kinh doanh thông qua cải tiến giao dịch và nâng cao chất lượng dịch vụ. Chuyên viên thuộc bộ phận này đi khắp các Chi nhánh, Phòng giao dịch, các Phòng ban ngân hàng nhằm phổ biến về Bộ quy chuẩn chất lượng phục vụ mới, kiểm tra lại toàn bộ kiến thức của các nhân viên về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng và đào tạo thêm một số kỹ năng như Kỹ năng bán hàng, Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, Kỹ năng quản lý thời gian… để tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn tại các Đơn vị kinh doanh.

Sau hơn 15 tháng triển khai và rèn luyện cho cán bộ nhân viên những kỹ năng cần thiết và hơn thế nữa, Bộ phận thúc đẩy kinh doanh đã đạt được nhiều thành quả bất ngờ,cụ thể,số lượng thẻ được bán ra tăng 40% so với năm 2014, doanh số huy động tăng 32 % so với năm 2014;chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ của đa số các nhân viên đều nhận được sự phản hồi tích cực từ phía khách hàng, ngay cả những khách hàng khó tính.

Chính sách đào tạo về sản phẩm dịch vụ mới:


Nhân viên NamABank thường xuyên được tham dự rất nhiều khóa học đào tạo về sản phẩm mới mỗi khi sản phẩm mới được ban hành, nhằm phổ biến đến các nhân viên hiểu rõ tính năng và điểm mạnh của sản phẩm,phục vụ cho việc tư vấn khách hàng và bán chéo sản phẩm.

Khi có công văn mới, quy trình mới hay quy định mới được ban hành, phòng Nhân sự và Đào tạo sẽ có lớp tập huấn, quán triệt và phổ biến các quy định mới đến toàn thể nhân viên, giúp nhân viên hiểu sâu và thực hiện đúng quy trình. Cụ thể là các chương trình khuyến mãi được triển khai theo từng thời kỳ:

+ Chương trình khuyến mãi mừng kỷ niệm ngày thành lập NamABank: Siêu ưu đãi thẻ tín dụng, Chương trình Tích điểm hoàn tiền khi sử dụng thẻ Master Card…

+ Chương trình tri ân khách hàng: Vay gửi trao tay, vận may trúng lớn…


+ Chương trình mừng xuân Nam Á: Tết rộn ràng lộc ngập tràn, Chương trình khuyến mãi Western Union tết 2016…


Bảng 2.10: Thống kê chương trình đào tạo của NH Nam Á giai đoạn 2011-2015


Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Định kỳ tổ chức

Hàng năm

Hàng quý

Hàng tháng

Hàng tháng

Hàng tháng


Nội dung


Nghiệp vụ kế toán;

Nghiệp vụ tín dụng;

Nghiệp vụ thanh toán; Kỹ năng bán hàng;

Kỹ năng đàm phán


Nghiệp vụ kế toán;

Nghiệp vụ tín dụng;

Nghiệp vụ thanh toán; Kỹ năng bán hàng;

Kỹ năng đàm phán


Nghiệp vụ kế toán;

Nghiệp vụ tín dụng;

Nghiệp vụ thanh toán; Quy trình giao dịch tại quầy; Quy trình thu chi;

Kỹ năng bán hàng;

Kỹ năng đàm phán


Nghiệp vụ kế toán; Nghiệp vụ tín dụng;

Nghiệp vụ thanh toán;

Nghiệp vụ thẻ ; Nghiệp vụ Ngân hàng điện tử; Quy trình giao dịch tại quầy; Quy trình thu chi;

Kỹ năng bán hàng; Kỹ năng đàm phán; Kỹ năng bán chéo sản phẩm

Nghiệp vụ kế toán; Nghiệp vụ tín dụng; Nghiệp vụ thanh toán; Nghiệp vụ thẻ ; Nghiệp vụ Ngân hàng điện tử;

Quy trình giao dịch tại quầy;

Quy trình thu chi; Quy trình giao dịch một cửa ;

Quy trình kiểm soát nội bộ;

Kỹ năng bán hàng; Kỹ năng đàm phán;

Kỹ năng bán chéo sản phẩm

Số lượng khóa học đào tạo nghiệp vụ


8


12


20


24


36

Số lượng khóa học đào tạo kỹ

năng mềm


4


4


12


15


18

Số lượng khóa học giới thiệu sản phẩm

– dịch vụ mới


0


0


0


6


12

Tổng khóa học đào tạo trong năm


12


16


32


45


66

Nguồn : Báo cáo của Phòng nhân sự NH Nam Á – năm 2015


Cơ hội thăng tiến

Bên cạnh việc chú trọng đào tạo, NamABank không ngừng khuyến khích nhân viên phát triển bằng các cơ hội thăng tiến như kiểm tra trình độ nghiệp vụ và kiến thức sản phẩm, ứng cử lên các vị trí cao hơn.

- Tháng 5/2015, NamABank đã tổ chức những cuộc thi online về kiến thức sản phẩm – dịch vụ nhằm đánh giá lại toàn bộ kiến thức của các cán bộ nhân viên,


đây cũng chính là một cơ hội tốt để chọn ra người tài giỏi và xuất sắc, giải thưởng lớn được đặt ra cùng với cơ hội thăng tiến lên những chức danh mới, những vị trí cao hơn dành cho những cá nhân có số điểm cao trong các kỳ thi.

- Nổi bật nhất chính là cuộc thi Trạng nguyên NamABank - được tổ chức với quy mô trên toàn hệ thống và bài bản như một cuộc thi trạng nguyên thời xưa. Theo đó, những nhân viên nào đạt kết quả Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi này ngoài giải thưởng bằng tiền mặt đươc trao, còn sẽ được đề bạt vào các chức danh quản lý, lộ trình thăng tiến được vạch ra. Chính cuộc thi này là một động lực, một kế hoạch thúc đẩy nhân viên nỗ lực không ngừng, nhất là đối với lớp nhân viên trẻ, luôn có tinh thần ham học hỏi và không ngừng nâng cao trình độ, tìm kiếm những cơ hội phát triển cá nhân, khẳng định năng lực của mình.

Cơ hội phát triển cá nhân

NamABank luôn tạo điều kiện cho mỗi nhân viên có nhiều cơ hội phát triển cá nhân, nhân viên được tự ứng cử vào các vị trí cao hơn một cách công bằng thông qua nộp đơn ứng tuyển và phỏng vấn nội bộ. Trong công cuộc tuyển dụng các chức danh mới cho các Đơn vị kinh doanh, luôn ưu tiên tuyển dụng nhân viên nội bộ.

Tác giả tiến hành phỏng vấn thêm ý kiến của 10 nhân viên tại Ngân hàng Nam Á: PGD Bến Thành, PGD Phú Nhuận và PGD Cộng Hòa (Phụ lục 12) đồng thời kết hợp từ các chính sách về đào tạo và thăng tiến đang được triển khai cùng việc khảo sát ý kiến nhân viên để đánh giá ưu, nhược điểm của yếu tố này.

Ưu điểm:Đa số nhân viên cảm thấy họ có động lực làm việc hơn khi được công tác trong một môi trường không ngừng đào tạo để phát triển.

- NamABank luôn tạo cơ hội công bằng cho tất cả ứng viên trên cơ sở lựa chọn những ứng viên tốt nhất vào vị trí phù hợp dựa trên phẩm chất,thái độ, năng lực, kinh nghiệm của ứng viên; không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo hay giới tính. Công tác tuyển dụng được tổ chức công khai, chuyên nghiệp và tôn trọng ứng viên.


- Mỗi nhân viên, dù ở vị trí nào, chức vụ nào, cũng thường xuyên được trau dồi và học tập những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mới để đáp ứng yêu cầu công việc và thăng tiến trong nghề nghiệp.

Nhược điểm:


- Về mặt đào tạo, những lớp học tuy được tổ chức thường xuyên và tương đối bài bản nhưng vẫn còn chưa chú trọng lắm đến thời gian mà các nhân viên có thể sắp xếp, học các buổi tối trong tuần nhiều hơn những ngày cuối tuần, khó đạt hiệu quả mong đợi. Địa điểm học tại Trụ sở chính, là trung tâm thành phố, nên khó khăn cho các cán bộ nhân viên ở những chi nhánh, phòng giao dịch xa trung tâm.

- Chưa có chính sách đào tạo nâng cao, ngoài những kỹ năng cần thiết và quy trình sản phẩm dịch vụ, cần tăng cường hơn nữa những kiến thức chuyên sâu cho cán bộ nhân viên tiềm năng. Lộ trình thăng tiến của ngân hàng vẫn chưa được vạch ra một cách rõ ràng và thông suốt. Chưa có chính sách quy hoạch nguồn cán bộ lâu dài để có thể đề xuất lên những vị trí chủ chốt.

Nguyên nhân


- Về hình thức đào tạo, chỉ có thể tổ chức ở một nơi thống nhất và nơi đó phải có hội trường rộng, thiết bị âm thanh, máy chiếu đầy đủ để công tác đào tạo diễn ra tốt hơn, nên những cán bộ ở xa phải chịu thiệt thòi một chút nhưng điều đó càng khiến họ thấy mệt mỏi hơn là có tinh thần sẵn sàng tiếp thu.

- Thứ hai,trong nội bộ vẫn còn đang cơ cấu lại một số phòng ban, một số chức danh theo định hướng mới,nhưng chưa có văn bản nào chính thức về việc điều chỉnh các chức danh,nên chưa thể thấy được các bậc thang thăng tiến lên những vị trí cao hơn. Điều đó dễ tạo nên một sự hoang mang trong tâm lý nhân viên,khi họ chưa thấy cơ hội phát triển hoặc chưa hình dung được con đường thăng tiến của mình,họ khó lòng cam kết gắn bó với tổ chức mà sẽ tìm kiếm những tổ chức khác có lộ trình thăng tiến vạch ra rõ ràng,khả thi hơn.


2.3.2 Phân tích thực trạng động viên NV theo yếu tố Lương và phúc lợi


Đây là yếu tố quan trọng đứng thứ hai ảnh hưởng đến sự động viên tại NamABank với hệ số β=0.193 (Phụ lục 11) và là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự động viên tại Vietcombank với hệ số β=0.374 (Phụ lục 14). So sánh các chỉ số thống kê, ta thấy điểm trung bình các nhân tố thuộc biến Lương và phúc lợi tại NamABank thấp hơn so với Vietcombank, điều đó chứng tỏ Chính sách lương và phúc lợi tác động đến sự động viên tại NamABank thấp hơn tại Vietcombank. Cụ thể, xét riêng từng biến quan sát, ta thấy điểm trung bình của biến TN3, TN4, TN5 tại Vietcombank cao hơn tại NamABank.

Bảng 2.11: Trung bình và độ lệch chuẩn của biến Lương và phúc lợi



Biến quan sát

NamABank

Vietcombank

N

TB

ĐLC

N

TB

ĐLC

TN1

Tiền lương cạnh tranh với các ngân

hàng khác

235

3.63

0.839

164

3.62

0.916

TN2

Chính sách phúc lợi xã hội ở ngân hàng

được thực hiện đầy đủ

235

3.18

0.813

164

3.03

1.132

TN3

Anh/chị được ưu đãi nhiều khi tham gia

các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

235

3.25

0.773

164

3.67

0.934

TN4

Anh/chị được nhận thêm phụ cấp

235

3.38

0.861

164

3.45

0.955

TN5

Anh/chị được nhận lương xứng đáng

với năng lực

235

3.38

0.830

164

3.68

0.836


Lương và phúc lợi

235

3.36

0.823

164

3.49

0.955


Nguồn Tạp chí điện tử diễn đàn đầu tư BizLIVE vn Hình 2 4 Lương bình quân 1


(Nguồn: Tạp chí điện tử diễn đàn đầu tư BizLIVE.vn)


Hình 2.4: Lương bình quân của các NH lớn trong 6 tháng đầu năm 2015


Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2016 vừa công bố, Vietcombank ghi nhận tổng lãi thuần 4.533 tỷ đồng. Chi phí lương và phụ cấp cho nhân viên của Vietcombank tăng mạnh lên 1.040 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ 792 tỷ. Hiện Vietcombank có khoảng 14.827 nhân viên, so với 14.099 người cùng kỳ. Như vậy, lương trung bình nhân viên Vietcombank là 23,4 triệu đồng một tháng.

Theo khảo sát thường niên vừa được Anphabe và Nielsen công bố ngày 11/03/2016 về Top 100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam 2015, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Vietcombank được đánh giá là 1 trong 3 công ty dẫn đầu về phúc lợi cho nhân viên năm 2015 cùng với Vinamilk và Petro Việt Nam. Vietcombank có nhiều chính sách ưu đãi dành riêng cho cán bộ nhân viên như Sản phẩm Ưu đãi vay vốn dành cho nhân viên với lãi suất thấp, ưu đãi mua căn hộ Novaland với khoản vay đến 80% giá trị căn hộ…Chính vì cơ chế lương và phụ cấp cùng với các chính sách ưu đãi cho nhân viên ở Vietcombank quá nổi trội so với các ngân hàng khác nên mức độ hài lòng về yếu tố này của nhân viên ở đây rất cao.

Ta cùng tìm hiểu thực trạng chính sách lương và phúc lợi của NamABank:


Bảng 2.12: Lương TB/tháng của nhân viên NH Nam Á giai đoạn 2011 – 2015


ĐVT: Đồng


Lương trung bình/tháng

2011

2012

2013

2014

2015

Ban lãnh đạo Đơn vị kinh doanh

35.020.000

37.099.000

39.520.000

40.015.000

41.011.000

Quản lý cấp trung

12.033.000

13.123.000

13.657.000

14.018.000

15.092.000

Nhân viên

5.578.000

6.012.000

6.500.000

7.200.000

7.925.000

Nguồn: Báo cáo xét bậc lương – NH TMCP Nam Á

Chính sách tiền lương và phụ cấp:


Chế độ tiền lương cho Cán bộ Nhân viên của NamABank gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh và chất lượng hoạt động của mỗi cá nhân khi thực hiện công việc được giao. Cơ cấu lương tại NamABank bao gồm: Lương cơ bản (là mức lương người lao động được hưởng theo ngạch bậc phù hợp với chức trách công việc đảm nhiệm tại NamABank. Lương cơ bản luôn được đảm bảo bằng hoặc cao


hơn lương tối thiểu do Chính phủ quy định), Lương kinh doanh (là tiền lương mà người lao động được hưởng căn cứ vào hiệu quả kinh doanh của từng cá nhân tính theo KPI: Mỗi nhân viên sẽ được giao chỉ tiêu hàng tháng, nhân viên đạt được doanh số cao, cả về huy động, hoặc doanh số thẻ… sẽ nhận được thêm lương kinh doanh vượt trội), Phụ cấp (là các khoản bổ sung được tính thêm trong thu nhập như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp độc hại, phụ cấp đi lại…).

Bảng 2.13: Phụ cấp hàng tháng của NH Nam Á giai đoạn 2011 – 2015


ĐVT: Đồng


Phụ cấp hàng tháng

2011

2012

2013

2014

2015

Ban lãnh đạo Đơn vị kinh

doanh


1.000.000


1.200.000


1.500.000


1.800.000


2.000.000

Quản lý cấp trung

400.000

500.000

500.000

600.000

1.000.000

Nhân viên

200.000

200.000

300.000

400.000

500.000

Nguồn: Báo cáo xét bậc lương – NH TMCP Nam Á

Chính sách thưởng:


NamABank có chế độ thưởng định kỳ cho tập thể và cá nhân căn cứ theo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm và cuối năm tài chính hàng năm. Bên cạnh đó, có chế độ thưởng đột xuất cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong tháng hoặc trong quý, có đóng góp đáng kể trong lợi nhuận của ngân hàng. NamABank còn có chế độ thưởng cho các hoạt động thi đua theo chủ đề do NamABank phát động. Kết quả thi đua khen thưởng được sử dụng làm cơ sở để thực hiện các chính sách về qui hoạch, đào tạo nguồn dự trữ kế thừa, nâng cao, nâng bậc lương, đề bạt và bố trí chức vụ cao hơn.

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí