Nhận Thức Của Học Sinh Về Vai Trò, Ý Nghĩa Của Tự Học


Bảng 2.1. Nhận thức của học sinh về vai trò, ý nghĩa của tự học



TT


Vai trò, ý nghĩa của tự học


Điểm TB


Thứ bậc

1

Giúp học sinh hiểu sâu bài

5.7

5

2

Giúp học sinh củng cố kiến thức

6.1

3

3

Giúp học sinh mở rộng tri thức

4.4

7

4

Giúp học sinh hình thành tính kỷ luật tự giác

5.0

6

5

Giúp học sinh có kết quả cao trong kiểm tra và các kỳ thi

5.0

6

6

Giúp học sinh có phương pháp học tập tốt

5.8

4

7

Giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ

động, sáng tạo trong học tập

8.5

1

8

Giúp học sinh rèn luyện được cách học tập, làm việc, tư

duy khoa học

7.0

2

9

Giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách

3.9

8

10

Giúp học sinh tự biến đổi và tự hoàn thiện nhân cách

3.7

9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an - 5

Kết quả bảng 2.1 cho thấy học sinh của nhà trường nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tự học ở các mức độ khác nhau. Trong đó, tự học nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập; rèn luyện cách học tập, làm việc, tư duy khoa học được học sinh đánh giá quan trọng hàng đầu. Đối với vai trò, ý nghĩa chiều sâu như hình thành và phát triển nhân cách; tự biến đổi và tự hoàn thiện nhân cách học sinh đánh giá thấp.

Qua phỏng vấn trực tiếp một số học sinh thì mức độ nhận thức của các em về vai trò, ý nghĩa của tự học cũng ở những mức độ khác nhau:

Học sinh Nông Văn Toàn - Lớp 12A5 cho rằng: “Tự học có vai trò rất quan trọng trong việc củng cố kiến thức đã học, mở rộng thêm tri thức mới bổ trợ cho những bài học trên lớp. Tự học còn giúp hình thành, hoàn thiện thói quen tư duy độc lập, sáng tạo trong học tập và công tác sau này”.



Học sinh Bàn Huy Dũng - Lớp 10A7 thì cho rằng: “Tự học có vai trò quan trọng trong việc giúp bản thân hiểu bài và có kết quả cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi”.

Như vậy, học sinh của nhà trường đều nhận thức được vai trò, ý nghĩa của tự học đối với bản thân. Nhưng phần lớn các em mới chỉ nhận thức được vai trò, ý nghĩa của tự học đối với hiệu quả học tập trước mắt mà không thấy được hiệu quả lâu dài của tự học trong hình thành và phát triển nhân cách, cũng như tự biến đổi và tự hoàn thiện nhân cách.

2.2.2. Thực trạng lập kế hoạch tự học, sử dụng thời gian tự học của học sinh

Hoạt động tự học chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi học sinh biết cách quản lý việc tự học của mình thông qua việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, nghĩa là lượng hoá được thời gian tự học tương ứng với từng nhiệm vụ học tập.

* Lập kế hoạch tự học

Khảo sát thực trạng việc lập kế hoạch tự học và mức độ thực hiện các loại kế hoạch tự học trong học sinh, kết quả thể hiện trong bảng 2.2

Bảng 2.2. Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh



TT


Các loại kế hoạch tự học

Lập kế hoạch

Mức độ thực hiện

%

Không

%

Tốt

%

Khá

%

TB

%

Yếu

%

1

Kế hoạch tự học từng ngày

91

9

47

44

3

5

2

Kế hoạch tự học từng tuần

77

23

30

51

9

5

3

Kế hoạch tự học từng tháng

65

35

20

41

22

7

4

Kế hoạch tự học từng học kỳ

62

38

25

34

17

9

5

Kế hoạch tự học cả năm học

60

40

28

27

21

10

Kết quả bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ học sinh có kế hoạch tự học từng ngày, từng tuần cao, đặc biệt 91% học sinh có kế hoạch tự học từng ngày; tỷ lệ học sinh có kế hoạch tự học từng tháng, học kỳ và năm học thấp, trong đó học sinh có kế hoạch năm học chiếm tỷ lệ thấp nhất (60%). Mức độ thực hiện tốt và khá đối với kế hoạch từng tuần chiếm tỷ lệ cao nhất (91%), đối với kế hoạch tự học theo năm học thì mức



độ thực hiện thấp nhất (55%). Như vậy, giữa việc lập kế hoạch tự học và mức độ thực hiện các loại kế hoạch tự học ở học sinh hoàn toàn tỷ lệ thuận với nhau và tỷ lệ thuận với mức độ nhận thức của học sinh ở lứa tuổi THPT.

Việc lập kế hoạch rất quan trọng để giúp học sinh định hướng các nội dung công việc cần hoàn thành, nhưng nhận thức của học sinh đối với việc lập kế hoạch tự học còn rất đơn giản, hầu hết các em hiểu qua loa. Từ đó ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch tự học và hoàn thành nội dung công việc theo kế hoạch.

Qua phỏng vấn học sinh Lang Thanh Quý - Lớp 12A3, em cho rằng: “Việc lập kế hoạch tự học là việc quy định thời gian học tập cho từng môn học, từng nội dung học trong thời gian tự học do nhà trường quy định, hàng ngày em tự học theo thời khoá biểu của ngày hôm sau”.

Qua nghiên cứu trực tiếp hồ sơ học tập của học sinh các lớp được khảo sát thì chỉ những học sinh khá, giỏi mới có kế hoạch tự học mà phần lớn các em cũng chỉ có kế hoạch học tập theo ngày. Còn lại phần lớn học sinh không có kế hoạch tự học, các em quan niệm kế hoạch tự học là thời khoá biểu và thực hiện thời khoá biểu là thực hiện kế hoạch tự học.

Đây là mâu thuẫn giữa nhận thức và thực tiễn trong công tác lập kế hoạch tự học và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh. Từ đó đặt ra cho nhà trường phải có những biện pháp quản lý công tác xây dựng kế hoạch học tập của học sinh.

* Sử dụng thời gian tự học

Căn cứ quy định của Bộ Công an, nhà trường quy định thời gian tự học ngoài giờ của học sinh:

- Buổi chiều từ 14 giờ đến 16 giờ 30 phút.

- Buổi tối từ 19 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút.

- Ngoài thời gian tự học theo quy định, các em có thể tự học trong thời gian sinh hoạt văn hoá thể thao, buổi chiều thứ bảy và cả ngày chủ nhật.

Khảo sát về việc thực hiện thời gian tự học hàng ngày trong học sinh, kết quả thể hiện trong bảng 2.3.


Bảng 2.3. Thời gian dành cho hoạt động tự học



TT


Thời gian dành cho hoạt động tự học

Mức độ (%)

Thường xuyên

Không

thường xuyên

Không bao giờ

1

Học vào buổi sáng trước giờ lên lớp

40

49

11

2

Theo quy định của nhà trường

78

12

10

3

Học vào lúc đêm khuya

10

60

30

4

Học khi chuẩn bị kiểm tra và thi

85

13

2

5

Ngày hôm sau có giờ, có bài liên quan

65

28

7

Kết quả bảng 2.3 cho thấy 85% học sinh sử dụng thời gian tự học khi chuẩn bị kiểm tra và thi, 78% theo quy định của nhà trường ở mức độ thường xuyên. Bên cạnh đó, 10% học sinh không bao giờ chấp hành thời gian tự học theo quy định mà thường xuyên học bài vào đêm khuya, ảnh hưởng tới hoạt động chung của học sinh tại ký túc xá nhà trường.

Quan sát hoạt động học tập của học sinh trên giảng đường vào các buổi chiều và buổi tối thì thấy: học sinh chấp hành tương đối tốt về thời gian quy định, đến thời gian tự học, các em tập trung trên giảng đường. Trong thời gian tự học đảm bảo duy quân số; nhưng thực tế trong thời gian tự học một số em còn ngủ hoặc làm việc riêng như nói chuyện, chơi cờ, nghe nhạc .v.v. gây mất trật tự, ảnh hưởng chung đến chất lượng các giờ tự học.

2.2.3. Thực trạng nội dung tự học của học sinh

Nội dung tự học của học sinh sẽ quyết định đến kết quả học tập của các em. Bởi khi các em xác định được cần phải học cái gì và hoàn thành nội dung tự học theo mình đề ra nghĩa là các em đã có kế hoạch tự học và thực hiện được kế hoạch tự học.

Khảo sát thực trạng các nội dung tự học của học sinh thu được kết quả: 21% học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn; 6% học nguyên văn theo sách giáo khoa; 38% kết hợp học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn và học nguyên văn theo sách giáo khoa; 65% kết hợp học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn, học nguyên văn theo sách giáo khoa và các tài liệu nâng cao, tài liệu tham khảo.



Như vậy, 65% học sinh đã xác định nội dung tự học tốt khi biết kết hợp học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn, học nguyên văn theo sách giáo khoa và các tài liệu nâng cao, tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó còn 21% học sinh chỉ học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn, 6% chỉ học nguyên văn theo sách giáo khoa không biết nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo hay các tài liệu nâng cao để mở rộng, đào sâu kiến thức.

2.2.4. Thực trạng sử dụng các phương pháp tự học của học sinh

Phương pháp tự học quyết định tới kết quả học tập của học sinh. Qua khảo sát thực trạng việc sử dụng phương pháp tự học thì 68% học sinh có phương pháp tự học khoa học khi biết kết hợp nhiều phương pháp học tập khác nhau để đạt được mục tiêu học tập. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều học sinh chưa có phương pháp học tập khoa học, hợp lý; việc tự học của các em mới chỉ dừng lại ở những phương pháp đơn lẻ để hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể trước mắt, chưa biết kết hợp giữa các phương pháp tự học để mở rộng, đào sâu kiến thức nâng cao hiệu quả học tập: 14% lập kế hoạch tự học và thực hiện theo kế hoạch tự học; 19% xác định mục tiêu tự học; 8% tự đào sâu suy nghĩ để đạt được mục tiêu; 15% thực hiện trao đổi cùng nhóm bạn để hoàn thành nhiệm vụ; 13% hỏi thầy, hỏi bạn để hoàn thành nhiệm vụ khi gặp khó khăn; 17% kết hợp các phương pháp ghi nhớ, tư duy, vận dụng để giải quyết nhiệm vụ học tập.

Từ các kết quả phân tích trên có thể rút ra nhận xét về thực trạng hoạt động tự học của học sinh như sau: Nhận thức về vai trò của tự học trong học sinh chưa toàn diện, năng lực tự học của học sinh còn hạn chế, các em chưa có kế hoạch tự học hoặc có kế hoạch tự học nhưng việc thực hiện kế hoạch chưa triệt để. Nội dung tự học của học sinh chưa mở rộng, vẫn bó gọn trong vở ghi, sách giáo khoa, chưa biết mở rộng các vấn đề. Phương pháp tự học chưa khoa học, chưa khai thác được những lợi thế của môi trường nội trú, năng lực vận dụng thực hành của học sinh còn ở mức trung bình.


2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an

Chức năng quản lý là hoạt động cơ bản, cụ thể của hoạt động quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu xác định. Do đó, để đạt được mục tiêu đề ra thì phải thực hiện tốt các chức năng quản lý. Xác định được tầm quan trọng của việc thực hiện các chức năng quản lý trong hoạt động quản lý, đặc biệt là trong quản lý hoạt động tự học của học sinh. Công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá đã được nhà trường quan tâm thực hiện nghiêm túc:

* Công tác lập kế hoạch

- Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an và điều kiện thực tế của nhà trường. Ban giám hiệu chỉ đạo phòng Đào tạo dự thảo kế hoạch công tác năm học của nhà trường trong từng năm học. Kế hoạch dự thảo được lãnh đạo các phòng, bộ môn thảo luận, đóng góp ý kiến bổ sung trong giao ban lãnh đạo nhà trường với lãnh đạo các đơn vị. Sau khi kế hoạch được thông qua, Hiệu trưởng nhà trường duyệt để thực hiện.

- Căn cứ kế hoạch công tác của nhà trường, các phòng, bộ môn lập kế hoạch chi tiết để thực hiện. Các cá nhân căn cứ chương trình, kế hoạch của đơn vị, căn cứ nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch công tác. Kế hoạch chi tiết của các phòng, bộ môn được báo cáo Ban giám hiệu nhà trường; kế hoạch cá nhân được báo cáo lãnh đạo phòng, bộ môn để làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát thực hiện.

- Công tác lập kế hoạch của nhà trường luôn được quan tâm chú trọng, do đó tạo sự thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế công tác lập kế hoạch của các phòng, bộ môn trong những năm qua đôi lúc còn chậm tiến độ, một số kế hoạch chưa sát với thực tế của nhà trường nên khi triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc phải điều chỉnh mới phù hợp. Công tác lập kế hoạch của một số giáo viên còn nặng hình thức, thủ tục, hiệu quả thực thi không cao.


* Công tác tổ chức

- Hiệu trưởng nhà trường triển khai kế hoạch tới toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên trong Hội nghị triển khai công tác năm học.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị và từng cá nhân, sắp xếp bố trí cán bộ theo chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị để triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, những vướng mắc đều được thông qua Hội nghị giao ban cán bộ lãnh đạo để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.

* Công tác chỉ đạo

- Hiệu trưởng nhà trường ra các quyết định quản lý để chỉ đạo, điều hành kế hoạch. Duy trì quan hệ phối hợp của các đơn vị và cá nhân để đảm bảo cho toàn bộ hệ thống quản lý đạt hiệu quả.

- Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Hiệu trưởng thiết lập các kênh thông tin phản hồi theo nhiều hướng khác nhau để ra các quyết định quản lý điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.

- Nhà trường luôn phát huy quyền dân chủ, tính năng động sáng tạo của mọi cán bộ, giáo viên và học sinh nhằm phát huy cao nhất nội lực trong thực hiện chức năng chỉ đạo.

* Công tác kiểm tra đánh giá

- Mục đích của kiểm tra đánh giá là tìm hiểu việc thực hiện kế hoạch, đồng thời kiểm tra lại các quyết định quản lý đã ban hành. Từ đó có biện pháp điều chỉnh những sai lệch, bổ sung kịp thời kế hoạch hoặc ra các quyết định để cho bộ máy quản lý vận hành có hiệu quả.

- Ban giám hiệu chỉ đạo, giao cho phòng Đào tạo dự thảo các chương trình, kế hoạch, các nội quy, quy chế; đồng thời giúp Ban giám hiệu kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch. Phân cấp cho lãnh đạo phòng Đào tạo thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch.

Trong những năm qua, nhà trường thực hiện tương đối tốt chức năng quản lý. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó đội ngũ giáo viên mặc dù được đào tạo cơ bản, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, đặc biệt là với đối tượng học sinh đặc thù như của nhà trường, nên hiệu quả công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh chưa cao.



Để đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh chúng tôi thiết kế mẫu phiếu số 2, trưng cầu ý kiến của 10 cán bộ quản lý (Ban giám hiệu; lãnh đạo phòng Đào tạo; lãnh đạo bộ môn KHXH, bộ môn KHTN) và 40 giáo viên đang trực tiếp làm công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp.

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường về vai trò, ý nghĩa của quản lý hoạt động tự học

Khảo sát thực trạng mức độ nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và ý nghĩa của công tác quản lý hoạt động tự học theo mẫu phiếu số 2 (câu 1). Với mỗi vai trò, ý nghĩa chúng tôi khảo sát ở 3 mức độ (M1: rất quan trọng; M2: tương đối quan trọng; M3: không quan trọng). Kết quả được phản ánh cụ thể trong bảng 2.4.

Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường về vai trò, ý nghĩa quản lý hoạt động tự học


TT

Vai trò, ý nghĩa quản lý hoạt động tự học

Mức độ quan trọng (%)

CBQL

GV

M1

M2

M3

M1

M2

M3


1

Hình thành tính kỷ luật tự giác, thói quen và nền nếp

học tập cho học sinh


80


20


-


80


20


-


2

Giúp học sinh phát huy được

tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập


80


20


-


87,5


12,5


-


3

Giúp học sinh rèn luyện

được cách học tập, làm việc, tư duy khoa học suốt đời


80


20


-


72,5


15


12,5

4

Hình thành và phát triển

nhân cách học sinh

80

20

-

80

20

-

5

Giúp học sinh tự biến đổi và

tự hoàn thiện nhân cách

70

30

-

65

35

-

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2022