Thực Trạng Tự Học Của Học Sinh Trường Văn Hoá I - Bộ Công An



Nội dung quản lý hoạt động tự học của học sinh bao gồm nhiều hoạt động như: quản lý việc bồi dưỡng động cơ tự học; xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học; xây dựng nội dung tự học; bồi dưỡng phương pháp tự học; xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả tự học; các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học.

* Quản lý việc bồi dưỡng động cơ tự học

Mọi hoạt động của con người đều có mục đích, được thúc đẩy bởi động cơ, động cơ hoạt động là lực đẩy giúp chủ thể vượt khó khăn để đạt được mục đích đã định. Hoạt động tự học của học sinh THPT phải được xây dựng bởi động cơ tự học, mà động cơ tự học lại được hình thành từ nhu cầu bản chất của vấn đề giáo dục, trong đó hình thành nhu cầu, động cơ tự học cho học sinh là yếu tố quyết định.

* Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học

Kế hoạch tự học là bảng phân chia nội dung tự học theo thời gian một cách hợp lý dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ tự học, khả năng của bản thân và các điều kiện được đảm bảo nhằm hướng tới việc nắm vững kiến thức của từng môn học. Có kế hoạch tự học, người học sẽ thực hiện nhiệm vụ học tập một cách khoa học, năng động, sáng tạo và hiệu quả hơn.

* Quản lý việc xây dựng nội dung tự học

Nội dung tự học là hệ thống kiến thức học tập có tính bắt buộc phải hoàn thành và hệ thống kiến thức tự đào sâu, mở rộng các vấn đề, nội dung học tập mà thầy cô giảng trên lớp.

* Quản lý việc bồi dưỡng phương pháp tự học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Tự học phải được xác định bắt đầu từ mục đích, động cơ học tập đúng đắn, qua đó hình thành cách học, biện pháp học, kỹ thuật học .v.v. mà có thể gọi là kỹ năng tự học. Do vậy, người học cần phải được hướng dẫn, bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng tự học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, từ đó mới có thể xây dựng được phương pháp tự học. Xây dựng phương pháp tự học của bản thân theo một kế hoạch hợp lý, là điều kiện đảm bảo giúp cho người học đạt hiệu quả học tập cao hơn. Mỗi học sinh cần phải xác định và chọn cho mình phương pháp tự học phù hợp; giáo viên, cha mẹ học sinh cần phải hướng dẫn và tạo điều kiện đảm bảo để học sinh xây dựng kế hoạch tự học và lựa chọn phương pháp tự học phù hợp.


Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an - 4

* Quản lý việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả tự học

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tự học của học sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, năm học và thực hiện kế hoạch tự học theo những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ học tập nhằm phát hiện những sai lệch giúp học sinh điều chỉnh kế hoạch tự học. Kiểm tra đánh giá kết quả tự học là chức năng nhiệm vụ của giáo viên và cán bộ quản lý thông qua hiệu suất đào tạo của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh.

* Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học

Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập trên lớp, thời gian dành cho tự học; sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết bị đồ dùng để thầy và trò cùng tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học.

Trong quản lý hoạt động tự học của học sinh cần phải phối hợp quản lý chặt chẽ tất cả các nội dung trong mối quan hệ thống nhất. Đồng thời cần phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để quản lý hoạt động tự học trong và ngoài giờ lên lớp nhằm đảm bảo thời gian tự học của học sinh.

1.3.4. Biện pháp quản lý hoạt động tự học

Theo từ điển tiếng Việt, biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành giải quyết một vấn đề cụ thể.

Biện pháp quản lý là tổ hợp các phương pháp, các hình thức tiến hành của chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để giải quyết những vấn đề cụ thể của hệ quản lý, làm cho hệ vận hành phát triển đạt được mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra và phù hợp với quy luật khách quan.

Biện pháp quản lý hoạt động tự học: là tổ hợp các phương pháp, các cách thức tiến hành của lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tác động đến toàn bộ quá trình tự học của học sinh nhằm thúc đẩy học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân học sinh.

Để quản lý tốt hoạt động tự học của học sinh có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, nhưng có thể chia thành ba nhóm biện pháp chính:



- Biện pháp quản lý có tính chất hành chính, quy chế: Căn cứ điều lệ trường THPT, điều lệnh CAND, quy chế quản lý giáo dục học sinh các trường CAND, quy định quản lý việc dạy học trên lớp của giáo viên và việc học tập của học sinh.

- Biện pháp quản lý có tính chất đặc thù: Thông qua việc soạn bài trước khi lên lớp, giáo viên thiết kế các tình huống để tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, thu hút học sinh vào hoạt động tự học ngay trong các giờ lên lớp. Thông qua việc giao nội dung lý thuyết, bài tập để học sinh tự học ngoài giờ lên lớp.

- Biện pháp quản lý mang tính chất kích thích hoạt động của cá nhân: Tổ chức các hoạt động thi đua giữa cá nhân, nhóm, tập thể lớp và trong toàn trường. Động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích cao trong học tập, những tập thể có phong trào tự quản tốt trong học tập để kích thích hứng thú và hình thành ý thức tự học trong học sinh.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Tự học là hoạt động độc lập, chủ yếu mang tính cá nhân của người học trong quá trình nhận thức, học tập để cải biến nhân cách, nó vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của quá trình đào tạo.

Quản lý hoạt động tự học thực chất là một hệ thống các tác động sư phạm có mục đích, phương pháp, kế hoạch của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đến toàn bộ quá trình tự học của học sinh nhằm thúc đẩy học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân. Tự học có vai trò quan trọng, quyết định đến kết quả học tập của người học,

đến sự hình thành và phát triển nhân cách của người học. Để tạo điều kiện thuận lợi cho tự học đạt kết quả, người cán bộ quản lý cần chú trọng đến việc quản lý kế hoạch, nội dung, phương pháp dạy học của giáo viên, quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu học tập và tham khảo cho người dạy và người học, đồng thời quản lý các hoạt động đảm bảo cho thời gian tự học đạt hiệu quả.

Để tăng cường quản lý hoạt động tự học của học sinh THPT dân tộc nội trú nói chung và hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I nói riêng, cần tập trung vào các nội dung: Nhận thức về vai trò và chức năng tự học, kế hoạch tổ chức hoạt động tự học cho học sinh, thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng dạy - tự học, cải tiến việc kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của học sinh, tạo môi trường thuận lợi phục vụ cho học sinh tự học, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin và huy động tối đa các lực lượng cùng tham gia quản lý hoạt động tự học của học sinh.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG VĂN HOÁ I - BỘ CÔNG AN

2.1. Khái quát về trường Văn hoá I - Bộ Công an

* Đặc điểm về môi trường dạy học

Trường Văn hoá I - Bộ Công an tiền thân là trường Hạ sỹ quan Công an III được thành lập ngày 30/7/1976 theo Quyết định số 2581/NV- QĐ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) trên cơ sở hợp nhất trường đào tạo cán bộ Công an Tây Bắc với trường đào tạo cán bộ Công an Việt Bắc. Trải qua 33 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã đào tạo được gần 6000 học sinh thuộc 26 dân tộc thiểu số, tạo nguồn cán bộ cho Công an các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, góp phần xây dựng lực lượng CAND ngày càng trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với những thành tích trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhà trường đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều bằng khen, cờ và huân chương cao quý như: Huân chương chiến công hạng nhất, Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng nhất.

Chức năng, nhiệm vụ hiện nay của trường là đào tạo hoàn thiện văn hoá THPT cho học sinh người dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, con các liệt sĩ CAND và con các liệt sĩ trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Đồng thời hướng nghiệp theo ngành Công an để học sinh theo học tiếp trong Học viện An ninh nhân dân và Trung cấp An ninh nhân dân.

Mục tiêu đào tạo của trường nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật. Đồng thời giáo dục để học sinh yên tâm học tập và phục vụ lâu dài trong lực lượng CAND.

Bộ máy tổ chức của nhà trường hiện nay thực hiện theo Quyết định số 106 - QĐ/BNV (X14), ngày 01/4/1989 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc chuyển trường Trung cấp An ninh nhân dân I thành trường Văn hoá I.


PHÒNG

ĐÀO TẠO

TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ

HẬU CẦN

BỘ MÔN

KHTN

KHXH

Sơ đồ 2. Bộ máy tổ chức của nhà trường


ĐẢNG ỦY

BAN GIÁM HIỆU

HĐ TƯ VẤN

ĐOÀN TN

CÔNG ĐOÀN

HỘI PHỤ NỮ

HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC

HỘI ĐỒNG KHCN

HỘI ĐỒNG TĐ, KT, KL


TỔ GIÁO VỤ - TỔNG HỢP

TỔ QUẢN LÝ HỌC SINH

TỔ TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ

TỔ BẢO VỆ

TỔ TÀI VỤ KẾ TOÁN, KHO QUỸ

TỔ Y TẾ

TỔ NHÀ ĂN

TỔ XE

TỔ TOÁN

TỔ LÝ - TIN - CÔNG NGHỆ

TỔ SINH – HOÁ - THỂ DỤC

TỔ VĂN

TỔ NGOẠI NGỮ

TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD

* Tình hình đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên của nhà trường hiện nay gồm 55 giáo viên: 100% có trình độ đại học trở lên, trong đó: 9,1% có trình độ thạc sĩ; 16,35% đang đào tạo trình độ thạc sĩ; 100% có nghiệp sư phạm từ bậc 2 trở lên, trong đó 87,3% có trình độ sư phạm bậc đại học.

Giáo viên của nhà trường đều được đào tạo trong ngành Công an hoặc đã được bồi dưỡng nghiệp vụ Công an, phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng chính trị vững vàng, yên tâm công tác, yêu ngành, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác.



Luôn xác định dạy tốt là lương tâm, trách nhiệm; không ngừng học tập, nghiên cứu về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Thường xuyên tham gia học tập thực tế, nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm nhằm ứng dụng vào công tác giáo dục đào tạo của nhà trường. Trong những năm gần đây chất lượng dạy học có chiều hướng ổn định và nâng cao, tỷ lệ giáo viên đạt dạy giỏi cấp trường hàng năm đều tăng; trong các năm học, giáo viên thi dạy giỏi cấp thành phố và cấp tỉnh Thái Nguyên 100% đạt loại giỏi.

* Tình hình học sinh

Học sinh của nhà trường được cử tuyển từ 22 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, gồm 26 dân tộc thiểu số khác nhau và học sinh người dân tộc Kinh là con các liệt sĩ CAND, con các liệt sĩ trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm (số học sinh dân tộc Kinh không thuộc đối tượng cử tuyển, phải thi vào Học viện An ninh nhân dân sau khi tốt nghiệp THPT, nếu không đỗ Học viện An ninh nhân dân được xét cử tuyển vào Trung cấp An ninh nhân dân).

Hàng năm, Bộ Công an giao chỉ tiêu tuyển sinh cho nhà trường từ 100 đến 120 học sinh. Nhà trường phối hợp với Công an các tỉnh xét tuyển học sinh đảm bảo đúng tiêu chuẩn, địa bàn. Tuy nhiên, do yêu cầu công tác đảm bảo an ninh trật tự các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc; trong 5 năm gần đây quy mô đào tạo của nhà trường được Bộ Công an nâng lên, mỗi năm nhà trường được giao tuyển sinh từ 180 đến 220 học sinh, nhưng đối tượng tuyển sinh không mở rộng.

Học sinh được tuyển vào trường đều có phẩm chất đạo đức tốt, lý lịch căn bản, rõ ràng, các em đều xác định rõ mục đích vào trường học tập là để công tác và phục vụ lâu dài trong lực lượng Công an. Các em luôn có ý thức phấn đấu tu dưỡng và rèn luyện theo 6 điều Bác Hồ dạy CAND, sống đoàn kết, thân ái, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Chấp hành nghiêm túc điều lệnh CAND, nội quy, quy định của nhà trường. Tích cực tham gia các hoạt động của ngành và nhà trường, chăm chỉ cần cù trong lao động.



Tuy nhiên học sinh của nhà trường vẫn còn một số điểm hạn chế, đó là:

- Việc xét tuyển học sinh vào trường hàng năm chủ yếu căn cứ theo tiêu chuẩn chính trị, địa bàn và thành phần dân tộc nên chất lượng đầu vào của học sinh thấp, có học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở nhưng chưa đọc thông, viết thạo.

- Đối tượng tuyển sinh là học sinh người dân tộc thiểu số sống ở những vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nên nhận thức của các em chậm hơn so với học sinh người dân tộc Kinh cùng lứa tuổi và học sinh sống ở các vùng thị xã, thị trấn.

- Do học sinh thuộc nhiều thành phần dân tộc, giữa các dân tộc có sự chênh lệnh về nhận thức.

2.2. Thực trạng tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an

Để nghiên cứu thực trạng hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an một cách khách quan, chúng tôi đã nghiên cứu các nội quy, quy định, các văn bản hướng dẫn của ngành, nhà trường; các báo cáo sơ kết, tổng kết của nhà trường. Đồng thời tiến hành quan sát hoạt động tự học của học sinh, kết hợp trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên để có những nhận xét sơ bộ về hoạt động tự học của học sinh.

Trên cơ sở nhận xét sơ bộ về hoạt động tự học của học sinh, chúng tôi đã thiết kế mẫu phiếu số 1 và tổ chức trưng cầu ý kiến đối với 100 học sinh thuộc 01 lớp 10, 01 lớp 11, 01 lớp 12 (10A1: 37, 11A1: 31, 12A1: 32). Kết hợp phỏng vấn một số học sinh, xử lý các số liệu thu được để đánh giá thực trạng hoạt động tự học của học sinh nhà trường.

2.2.1. Thực trạng nhận thức của học sinh về vai trò, ý nghĩa của tự học

Học sinh muốn tự học đạt kết quả thì phải có nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của tự học, từ đó các em định hướng đúng cho hoạt động tự học và ý thức về hoạt động tự học của bản thân.

Để xác định thực trạng nhận thức của học sinh về vai trò, ý nghĩa của tự học, chúng tôi dùng mẫu phiếu số 1 (câu 1) với 10 câu hỏi. Học sinh đánh giá về vai trò, ý nghĩa của tự học bằng cách cho điểm theo thang điểm từ 1 đến 10 tùy theo mức độ nhận thức, kết quả được thể hiện trong bảng 2.1.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 04/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí