Thang đo hiệu chỉnh | Thang đo gốc | |
tham gia nhiều thử thách đầy thú vị. | taking on interesting challenges. | |
IM3 | Tôi có được sự thỏa mãn khi tôi thực hiện thành công những nhiệm vụ khó. | For the satisfaction I experience when I am successful at doing difficult tasks. |
Động lực ngoại sinh Điều chỉnh định danh | ||
IDENT1 | Đây là công việc tôi chọn để thể hiện phong cách sống của mình. | Because this is the type of work I chose to do to attain a certain lifestyle. |
IDENT 2 | Tôi chọn công việc này để đạt được mục đích nghề nghiệp của tôi. | Because I chose this type of work to attain my career goals. |
IDENT 3 | Đây là công việc tôi chọn để đạt được những mục tiêu quan trọng nhất định. | Because it is the type of work I have chosen to attain certain important objectives. |
Điều chỉnh hợp nhất | ||
INTE1 | Công việc hiện tại là một phần quan trọng thể hiện tôi là ai. | Because it has become a fundamental part of who I am. |
INTE2 | Công việc hiện tại thể hiện một phần phong cách sống của tôi. | Because it is part of the way in which I have chosen to live my life. |
INTE3 | Công việc này là một phần cuộc sống của tôi. | Because this job is a part of my life. |
Có thể bạn quan tâm!
-
Mối Quan Hệ Giữa Nguồn Lực Cá Nhân Và Động Lực Làm
-
Mối Quan Hệ Giữa Động Lực Làm Việc Và Hành Vi Cá Nhân
-
Quy Trình Thực Hiện Nghiên Cứu Sơ Bộ Định Tính
-
Đặc Điểm Mẫu Khảo Sát Nghiên Cứu Định Lượng Sơ Bộ
-
Thang Đo Các Thành Phần Hành Vi Khai Thác Và Khám Phá
-
Kết Quả Cfa (Chuẩn Hoá) Các Thang Đo Động Lực Làm Việc
Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả thảo luận nghiên cứu
3.2.2.4. Thang đo hành vi khám phá và hành vi khai thác
a) Thang đo hành vi khám phá
Thang đo EPR sử dụng thang đo của Mom và cộng sự (2009). Kết quả thang đo EPR sau khi đươc điều chỉnh trong nghiên cứu định tính còn giữ lại còn 6 biến được mã hóa từ EPR1 đến EPR6 cụ thể như bảng 3.6.
Bảng 3.6. Thang đo hành vi khám phá
Thang đo hiệu chỉnh | Thang đo gốc | |
EPR1 | Tìm kiếm các cơ hội mới liên quan đến sản phẩm / dịch vụ, quy trình | Searching for new possibilities with respect to products/ services, |
90
Thang đo hiệu chỉnh | Thang đo gốc | |
hoặc thị trường. | processes or markets | |
EPR2 | Đánh giá các lựa chọn đa dạng liên quan đến sản phẩm / dịch vụ, quy trình hoặc thị trường. | Evaluating diverse options with respect to products/ services, processes or markets |
EPR3 | Tập trung vào việc đổi mới mạnh mẽ các sản phẩm / dịch vụ hoặc quy trình. | Focusing on strong renewal of products/ services or processes |
EPR4 | Đòi hỏi khả năng thích ứng của tôi. | Activities requiring quite some adaptability of you |
EPR5 | Chưa phù hợp với chính sách hiện tại của công ty. | Activities that are not (yet) clearly existing company policy |
EPR6 | Đòi hỏi tôi phải học các kỹ năng hoặc kiến thức mới. | Activities requiring you to learn new skills or knowledge |
EPR7 | Lợi nhuận hoặc chi phí liên quan hiện tại còn chưa rõ ràng (bị loại) *. | Activities of which the associated yields or costs are currently unclear |
Nguồn: Kết quả thảo luận nghiên cứu
Ghi chú: *: Bị loại sau khi hiệu chỉnh thang đo.
b) Thang đo hành vi khai thác
Thang đo EPL cũng được chuyển ngữ từ thang đo của Mom và cộng sự (2009). Dựa trên kết quả phỏng vấn nghiên cứu định tính thang đo EPL, tác giả điều chỉnh và giữ lại 7 biến được mã hóa từ EPL1 đến EPL7 cụ thể như bảng 3.7.
Bảng 3.7. Thang đo hành vi khai thác
Thang đo hiệu chỉnh | Thang đo gốc | |
EPL1 | Đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm tích lũy. | Activities of which a lot of experience has been accumulated by yourself |
EPL2 | Phù hợp với chính sách hiện tại của công ty. | Activities which clearly fit into existing company policy |
EPL3 | Phục vụ khách hàng hiện tại | Activities which serve existing |
Thang đo hiệu chỉnh | Thang đo gốc | |
với các dịch vụ / sản phẩm hiện có. | (internal) customers with existing services/ products | |
EPL4 | Biết rõ cách thức tiến hành chúng. | Activities of which it is clear to you how to conduct them |
EPL5 | Tập trung chủ yếu vào việc đạt mục tiêu ngắn hạn. | Activities primarily focused on achieving shortterm goals |
EPL6 | Thực hiện đúng công việc bằng cách sử dụng kiến thức hiện tại của tôi. | Activities which you can properly conduct by using your present knowledge |
EPL7 | Thực hiện công việc giống như thói quen hằng ngày. | Activities which you carry out as if it were routine |
Nguồn: Kết quả thảo luận nghiên cứu
3.2.2.5. Thang đo hiệu quả công việc
Thang đo PERF nhân viên bán hàng được
Krishnan và cộng sự
(2002) tiến hành
kiểm định trong hai nghiên cứu thực nghiệm gồm nghiên cứu thứ nhất liên quan đến nhân viên bán hàng dịch vụ tin nhắn điện thoại, nghiên cứu thứ hai liên quan nhân viên kinh doanh bất động sản. Thang đo tự đánh giá PERF của nhân viên kinh doanh bất động sản được sử dụng gồm ba biến với thang đo 7 điểm từ 1 là tệ nhất so với người khác trong công ty cho đến 7 là tốt nhất so với người khác trong công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình đo lường đạt độ tin cậy cao với CFI đạt 0,94; NNFI đạt 0,93; RMSEA đạt 0,084. Kết quả hai nghiên cứu đạt độ phù hợp và độ tin cậy cao sau hai lần kiểm định, đặc biệt trong nghiên cứu thứ hai chọn đối tượng khảo sát là nhân viên thị trường bất động sản. Do đó, việc sử dụng thang đo tự đánh giá PERF của Krishnan, Netemeyer và Boles (2002) trong luận án này là thích hợp.
Thang đo gốc PERF của Krishnan và cộng sự (2002) gồm 3 biến với thang đo từ “tệ nhất so với người khác trong công ty” đến “tốt nhất so với người khác trong công ty”. Thang đo PERF sau khi phỏng vấn được hiệu chỉnh như bảng 3.8.
Bảng 3.8. Thang đo hiệu quả công việc
Thang đo hiệu chỉnh | Thang đo gốc | ||||||
PERF1 | Tôi bán. | đạt | kết | quả | doanh | số | How would you rate yourself in terms of the quantity of work (e.g., sales) you achieve? |
92
Thang đo hiệu chỉnh | Thang đo gốc | |
PERF2 | Tôi duy trì các mối quan hệ khách hàng. | How do you rate yourself in terms of the quality of your performance in regard to custome relations? |
PERF3 | Tôi hiểu sản phẩm của công ty và đối thủ cạnh tranh. | How do you rate yourself in terms of quality of your performance in regard to knowledge of your products, company, competitors' products, and customer needs?* |
PERF4 | Tôi hiểu được nhu cầu của khách hàng. |
Nguồn: Kết quả thảo luận nghiên cứu
Chi chú: * : Điều chỉnh thành hai biến PERF3 và PERF4
3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng
3.3.1. Thu thập dữ liệu
Do đặc thù công việc của nhân viên môi giới bất động sản thường di chuyển bên ngoài, thời gian làm việc thường phải di chuyển bên ngoài và không cố định tại một nơi làm việc. Họ thường xuyên tiếp xúc, tư vấn khách hàng, đưa khách hàng tham quan xem các sản phẩm dịch vụ bất động sản nên hẹn để trao đổi với đối tượng khảo sát rất khó. Do đó, để thu thập được thông tin cần phải có người tiếp cận các đối tượng khảo sát tại các điểm có dự án giao dịch hoặc thông qua các mối quan hệ với các Giám đốc/Phó giám đốc kinh doanh và Trưởng/Phó phòng kinh doanh/môi giới bất động sản hỗ trợ chuyển bảng câu hỏi khảo sát đến nhân viên.
Việc tiếp cận thu thập thông tin tại các dự án mở bán sản phẩm có sự hỗ trợ của các thực tập sinh đang thực tập ở vị trí nhân viên kinh doanh/môi giới bất động sản, dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các công ty kinh doanh/môi giới bất động sản tại TP.HCM. Các thực tập sinh được hướng dẫn kỹ các nội dung liên quan đến bảng câu hỏi khảo sát, cách thức thu thập, kiểm soát, phương pháp phỏng vấn, lựa chọn đối tượng trả lời bảng
câu hỏi... Ngoài ra, thông qua các mối quan hệ
khác của tác giả
(người quen, đồng
nghiệp, cựu sinh viên làm bất động sản) cũng tham gia hỗ trợ thu thập thông tin bảng câu
hỏi khảo sát (xem phụ
lục 5). Tất cả
những đối tượng hỗ
trợ
phỏng vấn đều được
hướng dẫn và hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của bảng câu hỏi.
3.3.2. Chọn mẫu
Mẫu nghiên cứu được chọn trong nghiên cứu định lượng sơ bộ và định lượng chính thức bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện thông qua kế hoạch hẹn trước với các tổ chức để nhờ trưởng các đơn vị, trung tâm, phòng ban phổ biến chuyển đến từng nhân viên bán hàng để điền bảng câu hỏi khảo sát. Ngoài ra, thông qua các mối quan hệ cá nhân và các sinh viên làm thực tập sinh tại các công ty môi giới bất động sản để thu thập thông tin trực tiếp từ các nhân viên môi giới bất động sản dưới dạng bảng câu hỏi khảo sát. Các thực tập sinh và những người hỗ trợ được hướng dẫn rõ cách thức giải thích, hiểu được ý nghĩa, các nội dung cơ bản câu hỏi và mục đích nghiên cứu của bảng câu hỏi.
Đối tượng khảo sát là nhân viên kinh doanh (môi giới) bất động sản làm việc tại các tổ chức kinh doanh/môi giới bất động sản ở các sàn giao dịch/phòng kinh doanh/trung
tâm môi giới bất động sản (đơn vị chọn mẫu) tại khu vực TP.HCM. Việc chọn thị
trường TP.HCM làm thị trường nghiên cứu chính thức vì TP.HCM được đánh giá là thị trường năng động nhất tại Việt Nam (Newell, 2021).
Bảng câu hỏi được thiết kế để sàng lọc, loại bỏ dữ liệu trả lời của các đối tượng có vị trí là Trưởng/Phó phòng kinh doanh/môi giới bất động sản và Giám đốc/Phó giám đốc. Những nhân viên có kinh nghiệm dưới 3 tháng cũng được loại bỏ do nhân viên chưa đủ thời gian để trải nghiệm/cảm nhận về những áp lực trong công việc. Hơn nữa, đối với nhân viên kinh doanh/môi giới bất động sản làm việc từ ba tháng trở lên có thể hiểu và cảm nhận được mức độ áp lực công việc hiện tại mình đang làm và theo đuổi.
Như vậy, trong quá trình thu thập mẫu nghiên cứu thì cần số lượng mẫu bao nhiêu để đáp ứng đủ điều kiện phân tích SEM trong nghiên cứu chính thức? Để tiến hành phân tích mô hình SEM thì cần phải có một lượng mẫu khảo sát đủ lớn để đánh giá độ tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Tuy nhiên, hiên tại có nhiều cách tính kích thước mẫu khác nhau. Ví dụ, Hair, Black, Babin và Anderson (2010) cho rằng nên sử dụng kích cỡ mẫu phân tích ước lượng ML phải đạt từ 100 đến 150. Các tác giả khác đề xuất nên chọn kích thước mẫu tối thiểu 200 mẫu (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011, trang 37). Bên cạnh đó Bollen (1989) đề xuất nên thiết kế theo tỷ lệ 5/1, có nghĩa là một
mẫu cần có tối thiểu 5 biến
trên mỗi thông số cần
ước lượng.
Tác giả Anderson và
94
Gerbing (1988) cho rằng trong thực tiễn nghiên cứu nên chọn cỡ mẫu từ 150 trở lên để
các tham số trong quá trình ước lượng có thể đạt sai số chuẩn vừa mức tối thiểu cần thiết. Luận án này lựa chọn kích thước mẫu trong nghiên cứu sơ bộ định lượng tối thiểu 100 bảng câu hỏi khảo sát (Hair và cộng sự, 2010), trong nghiên cứu định lượng chính thức tối thiểu 200 bảng (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).
3.3.3. Phân tích số liệu
Quá trình thực hiện phân tích dữ liệu qua hai giai đoạn
3.3.3.1. Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ định lượng
Bước
thứ
nhất trong nghiên cứu định lượng sơ bộ
là kiểm định
độ tin cậy
Cronbach’s Alpha các biến đo lường khái niệm với điều kiện Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0,3. Bước hai phân tích EFA dựa trên tiêu chí với KMO (KaiserrMeyerOlkin – KMO) nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1, giá trị Sig phải nhỏ hơn 0,5 và tổng phương sai trích lũy kế phải lớn hơn 50%, số lượng các nhân tố rút trích được xác định có hệ số Eigenvalue phải lớn hơn 1. Các tải nhân tố đạt từ 0,5 trở lên sẽ được giữ lại để tiếp tục phân tích các bước kế tiếp (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Công cụ sử dụng đánh giá Cronbach’s Alpha và EFA được thực hiện bằng phần mềm SPSS 24.0.
3.3.3.2. Giai đoạn nghiên cứu định lượng chính thức
Nghiên cứu chính thức định lượng được thực hiện với mẫu N = 431. Dữ liệu phân tích theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Đánh giá Cronbach’s Alpha và EFA (phép xoay Promax) dựa trên các tiêu chí đã nêu như trong bước nghiên cứu sơ bộ định lượng (chi tiết tại tiểu mục 4.3).
Bước 2: Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để kiểm định giá trị hội tụ, độ tin cậy tổng hợp, giá trị phân biệt, tính đơn hướng và giá trị liên hệ lý thuyết (chi tiết tại tiểu mục 4.3). Riêng giá trị liên hệ lý thuyết sẽ được phân tích trong mô hình lý thuyết.
+ Đo lường mức độ phù hợp mô hình với thông tin thị trường thông qua các chỉ tiêu đánh giá như Chibình phương (Chisquare), chỉ số thích hợp so sánh (Comparative Fit Index CFI), chỉ số Tucker và Lewis (Tucker và Lewis Index TLI), chỉ số phù hợp mô hình (GoodnessofFit Index GFI) và sai số xấp xỉ bình phương trung bình gốc (Root mean Square Error Approximation RMSEA), chỉ số PCLOSE để kiểm định giả thuyết
không (null) cho rằng giá trị RMSEA của tổng thể không lớn hơn 5% (Pvalue for the test
of CLOSEness of fit PCLOSE) và giá trị pvalue. Các tiêu chuẩn được trình bày tại bảng 3.9.
Giá trị hội tụ của thang đo đạt được khi các trọng số chuẩn hoá đạt từ 0,5 trở lên và
có ý nghĩa (p < 0,05) và tổng phương sai trích hay phương sai trung bình được trích (Average Variance Extracted AVE) của mỗi khái niệm đạt từ 0,5 trở lên.
Điều kiện thang đo đạt tính đơn hướng khi không có xảy ra tương quan giữa các sai số của các biến trong cùng thang đo.
Độ tin cậy hỗn hợp (Composite Reliability – CR) thang đo phải đạt trên 0,7.
Thang đo đạt giá trị phân biệt khi các phương sai chia sẻ tối đa (Maximum Shared Variance MSV) nhỏ hơn AVE và chỉ số MaxR(H) (Square root of AVE) lớn hơn giá trị tương quan chính trong thang đo của nó (innerconstruct correlations, thường lớn hơn 0,7).
Bước 3: Kiểm tra phương sai phương pháp chung
Phương sai phương pháp chung (CMV) có thể có dấu hiệu xuất hiện trong nghiên cứu này do cùng chung một đối tượng trả lời tại một thời điểm, thang điểm đánh giá cùng mức 1 đến 7, các thang đo được đánh giá theo sự cảm nhận của người trả lời phỏng vấn có thể dẫn đến sai lệch phương pháp chung (Podsakoff và cộng sự, 2003).
Bảng 3.9. Các tiêu chuẩn đánh giá dữ liệu nghiên cứu
Mức tiêu chuẩn | Ghi chú | |
Chisquare/df (CMIN/df) | < 3 tốt; < 5 đôi lúc vẫn cho phép | Byrne (2010) |
pvalue | > 0,5 | Byrne (2010) |
Chỉ số CFI | > 0,95 rất tốt; > 0,9 chấp nhận được; > 0,8 đôi khi chấp nhận được | Byrne (2010) |
Chỉ số GFI | > 0,9 | Byrne (2010), GFI < 0,9 có thể chấp nhận được (Hair và cộng sự, 2010) |
Chỉ số TLI | > 0,9 | Byrne (2010) |
Chỉ số RMSEA | < 0,05 tốt; 0,05 – 0,1 trung bình; > 0,1 xấu | RMSEA < 0,8 dữ liệu thị trường phù hợp mô hình (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang |
96
Mức tiêu chuẩn | Ghi chú | |
(2011) | ||
Chỉ số PCLOSE | > 0,5 | Byrne (2010) |
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hiện tại có nhiều cách kiểm định thống kê khác nhau. Tuy nhiên, tác giả áp dụng 3 phép thống kê để kiểm tra xem liệu có xảy ra hiện tượng phương sai phương pháp chung hay không. Phép kiểm định thứ nhất, kiểm định một nhân tố của Harman’s Test với điều kiện tổng phương sai trích tích lũy nhỏ hơn 50%. Thứ hai, kiểm tra sự tương quan giữa các biến với điều kiện nhỏ hơn 0,9 (Lindell và Whitney, 2001). Cuối cùng, so sánh trọng số chuẩn hóa của các biến giữa mô hình tới hạn và mô hình có nhân tố tiềm ẩn chung với điều kiện hiệu giữa tải trọng số mô hình tới hạn so với mô hình có nhân tố tiềm ẩn chung phải nhỏ hơn 0,2 hoặc 0,3 (Williams và McGonagle, 2016).
Bước 4: Kiểm định các giả thuyết bằng việc phân tích mô hình SEM theo phương pháp ước lượng ML.
3.4. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ
Dựa trên cơ sở kế thừa thang đo gốc và thông qua các cuộc thảo luận tay đôi để làm rõ nghĩa, phù hợp đối tượng, bối cánh từ đó rút trích được các biến phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Các thang đo được giữ lại sẽ được dùng trong nghiên cứu định
lượng sơ bộ thông qua bảng câu hỏi khảo sát để đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và EFA.
3.4.1. Cách tiến hành thu thập mẫu khảo sát
Sau khi trao đổi, giới thiệu và trình bày ý nghĩa của việc khảo sát với các cựu sinh viên, sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM hiện đang làm Giám đốc và Phó giám đốc sàn giao dịch, Trưởng phòng/Phó phòng kinh doanh hay môi giới bất động sản và các sinh viên hiện đang thực tập và làm việc ở các công ty môi giới bất động sản tại TP.HCM. Tất cả đồng ý tham gia vào việc hỗ trợ chuyển bảng câu hỏi đến nhân viên môi giới bất động sản để thu thập thông tin. Về phía đội ngũ tham gia hỗ trợ thu thập thông tin được hướng dẫn cách đặt câu hỏi, cách thức thu thập, kiểm tra dữ liệu, hướng dẫn trả lời thắc mắc và ý nghĩa của từng thang đo trước khi tiến hành đi thu thập. Thời gian tiến hành thu thập dữ liệu từ ngày 04/01/2021 đến 20/01/2021. Đơn vị nghiên