Kết quả khảo sát có 94,9 % số GVCN trao đổi với cha mẹ HS nội dung
khá toàn diện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều GVCN chưa hỏi gia đình về biện
pháp GD con em và có góp ý nếu thấy cần thiết và chưa hỏi gia đình về điều kiện học tập, tính cách, sở thích, mối quan hệ bạn bè … của HS.
Các nội dung trao đổi thường liên quan đến tình hình học tập và rèn luyện tu dưỡng của HS.
Biểu đồ số 20. Ý kiến cha
mẹ HS về
nội dung trao đổi của GVCN với gia đình.
Số liệu ở bảng 2.22.2 (phụ lục 1) và biểu đồ số 20 ở trên cho thấy về cơ
bản phù hợp với kết quả ở bảng 2.22.1. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy còn một số GVCN trao đổi với gia đình HS chỉ tập trung vào việc học sa sút của HS (91,7%), những khuyết điểm của HS mắc phải (79,2%) và bàn biện pháp phối hợp (93,1%), thiếu sự tìm hiểu hoàn cảnh của HS để bàn biện pháp phối hợp GD. Đặc biệt, có 27,8 % số cha mẹ HS cho rằng GVCN trao đổi về tình hình học tập sa sút của HS và gợi ý gia đình chuyển lớp, chuyển trường cho con em, điều này biểu hiện GVCN không có tâm huyết, thoái thác trách nhiệm GD học sinh.
2.3.6.2. Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở
các trường THPT thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai:
a. Thực trạng nội dung QL công tác chủ trưởng.
nhiệm lớp của các hiệu
QL công tác chủ nhiệm lớp bao gồm QL đội ngũ GVCN và QL các hoạt động chủ nhiệm lớp của GVCN.
* Quản lý đội ngũ GVCN về phân công công tác chủ nhiệm lớp.
Các ý kiến cho rằng GVCN lớp cần có những yêu cầu nhất định, được thể hiện qua các nội dung sau.
Biểu đồ số
21. Ý kiến CBQL
về phân công chủ
nhiệm lớp.
Số liệu ở bảng 2.23 (phụ lục 1) và biểu đồ số 21 ở trên cho thấy:
Một số yêu cầu tạo thuận lợi cho công tác của GVCN là cần thiết. Ý
kiến “GV đó phải trực tiếp giảng dạy tại lớp” chiếm tỷ lệ tuyệt đối. Song
còn nhiều CBQL chưa tán thành như GV làm công tác chủ nhiệm liên tục tại 1 lớp từ đầu đến cuối cấp và GV chỉ làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm, không kiêm thêm nhiệm vụ khác. Điều đó cho thấy Hiệu trưởng, CBQL chưa thực sự quan tâm đúng mức công tác chủ nhiệm lớp.
Có ý kiến cho rằng GVCN phải làm công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp đồng thời phải kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ khác nữa do có năng lực, công tác tốt, chiếm 69,2%. Nhưng điều này đã làm cho nhiều GVCN trong trạng thái quá tải.
* Về cường độ làm việc của GVCN lớp cũng là vấn đề đáng quan tâm.
Biểu đồ số
22.
Ý kiến của
CBQL về nhiệm lớp
cường độ
làm việc chủ
Biểu đồ
số 23.Ý kiến của
GVCN về GVCN.
cường độ
làm việc của
Số liệu ở bảng 2.24.1 và bảng 2.24.2 (phụ lục 1), biểu đồ 22 và 23 cho
thấy:
Đa số
ý kiến của cả
2 đối tượng khảo sát nhất trí là đủ
định mức,
61,5% (CBQL) và 66,7% (GVCN).
Vẫn có ý kiến thấy rằng GVCN làm việc quá mức độ cho phép so với quy định trong điều lệ trường THPT, có 23,1% ý kiến CBQL và 17,9% ý kiến GVCN.
Ngoài ra tôi cũng khảo sát ý kiến của các GVCN về qui định hiện hành 4 tiết/ tuần đối với công tác chủ nhiệm và thu được kết quả có 52/ 78 (66,7
%) GVCN cho rằng qui định như vậy là ít, vì thực tế trong 1 tuần GV phải dành một thời lượng nhiều hơn cho công tác chủ nhiệm; 26/ 78 GVCN (33,3
%) cho rằng qui định như vậy là bình thường.
Nhưng dẫu sao, Hiệu trưởng các trường cũng nên cân đối và điều chỉnh phân công để không có GVCN phải vượt định mức lao động, tạo điều kiện
cho GVCN về
thời gian tập trung cho công tác chủ
nhiệm, hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
* Quản lý các hoạt động của GVCN
+ Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm
Qua phỏng vấn cho thấy các trường sau khi phân công GVCN đều phát mẫu sổ chủ nhiệm và triển khai việc lập kế hoạch chủ nhiệm năm học.
Sau khi lập xong kế hoạch chủ nhiệm năm học các trường đều tổ chức kiểm tra việc lập kế hoạch chủ nhiệm. Trong năm học, GVCN tiếp tục cụ
thể
hóa kế
hoạch theo từng tuần và nhà trường tiếp tục kiểm tra (định kỳ
hoặc bất thường) và có đưa kết quả vào đánh giá xếp loại hồ sơ của giáo viên.
Tuy nhiên, qua khảo sát một số bản kế hoạch chủ nhiệm năm học thấy
rằng phần xác định các biện pháp thực hiện còn chưa cụ
thể, kế
hoạch tổ
chức các hoạt động trong các tuần của GVCN cũng chưa cụ thể. Kết quả
khảo sát việc thực hiện nhiệm vụ của GVCN theo Điều 31, Điều lệ trường phổ thông cũng cho thấy rõ sự hạn chế trong việc lập kế hoạch của nhiều GVCN.
+ Xây dựng nền nếp cho HS, xây dựng tập thể HS đoàn kết, thân ái:
Đầu năm học hiệu trưởng ban hành nội qui HS cho GVCN tổ chức phổ biến kỹ đến từng HS và cha mẹ HS. Đoàn thanh niên tổ chức đội Cờ đỏ theo dõi nền nếp của HS có tác dụng vừa theo dõi vừa hỗ trợ GVCN xây dựng nền
nếp cho HS. Hàng tuần hiệu trưởng kiểm tra sổ ghi đầu bài và tổng hợp
phiếu thông tin của GVCN để nắm tình hình nền nếp HS các lớp. Cuối học kỳ và cuối năm học đều có tổng hợp và chọn ra các tập thể HS tiên tiến.
+ Phối hợp với cha mẹ HS, các thành phần trong nhà trường:
Hiệu trưởng tổ chức các cuộc họp cha mẹ HS, mối năm học ít nhất 3 lần (đầu năm, cuối học kỳ 1, cuối năm học). Trước khi họp cha mẹ HS, hiệu trưởng có hướng dẫn GVCN về nội dung, cách thức tổ chức họp cha mẹ HS.
Ngoài ra, hiệu trưởng cũng có hướng dẫn GVCN khá cụ thể trong phối hợp với cha mẹ HS: lập sổ tiếp cha mẹ HS, cha mẹ HS xin phép cho con nghỉ học…
Hiệu trưởng có qui chế Đoàn thanh niên, Công đoàn.
phối hợp giữa GVCN với giáo viên bộ
môn,
+ Tìm hiểu học sinh và môi trường GD:
Hiệu trưởng đã hướng dẫn GVCN việc lập hồ sơ HS ngay từ đầu năm học và cập nhật trong năm học. Đây là công việc đã có nền nếp ở các trường. Tuy nhiên, hiệu quả QL, chỉ đạo GVCN tìm hiểu kỹ HS và môi trường GD còn thấp, nhiều GVCN chưa thực hiện tốt việc này.
+ Tổ chức các hoạt động GD học sinh:
Hiệu trưởng có yêu cầu và hướng dẫn GVCN xây dựng các kế hoạch
tổ chức hoạt động. Hiệu trưởng có giám sát, đôn đốc các hoạt động. Tuy
nhiên, nhìn chung kế hoạch tổ chức hoạt động của nhiều GVCN còn chưa đạt yêu cầu, hiệu quả các hoạt động còn thấp.
+ Đánh giá, xếp loại HS:
Các qui định về đánh giá, xếp loại HS đã được hiệu trưởng triển khai kỹ. Đồng thời hiệu trưởng đã hướng dẫn GVCN và tổ chức thận trọng, chu đáo việc đánh giá xếp loại HS. Kết quả khảo sát cho thấy đa số GVCN thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại HS.
b.Thực trạng biện pháp QL công tác chủ trưởng
nhiệm lớp của các hiệu
* Kế hoạch quản lý, chỉ đạo công tác chủ nhiệm
Biểu đồ số
24. Ý kiến của CBQL về kế hoạch QL chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp
Số liệu bảng 2.25 (phụ lục 1) và biểu đồ 24 ở trên cho thấy:
Các trường chưa chú trọng kế hoạch hóa công tác QL, chỉ đạo hoạt động của GVCN, chưa lập kế hoạch QL, chỉ đạo công tác chủ nhiệm thành bản riêng. Kế hoạch QL chỉ đạo công tác chủ nhiệm mới chỉ được lồng ghép, tích hợp vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học chung. Một số vấn đề cơ bản trong kế hoạch đã được các trường đề cập tới như cách thức phối hợp giữa GVCN với các lực lượng khác, lịch các cuộc họp giao ban về công tác
chủ
nhiệm, kế
hoạch kiểm tra công tác chủ
nhiệm của lãnh đạo trường
nhưng vấn đề bồi dưỡng GVCN chưa được các trường quan tâm đúng mức.
* Bồi dưỡng đội ngũ GVCN
+ Mức độ tần suất bồi dưỡng GVCN
Kết quả khảo sát CBQL các trường cho thấy có 3/13 (23,1 %) CBQL thực hiện thường xuyên, 8/13 (61,5 %), CBQL thỉnh thoảng thực hiện, còn 2/13 (15,4 %) và CBQL không thực hiện.
+ Tình hình bồi dưỡng GVCN
Bảng 2.26. Kết quả khảo sát GVCN việc thực hiện bồi dưỡng của hiệu trưởng
Thực tế việc bồi dưỡng | Tán thàn h | Tỷ lệ % | |
1 | Chỉ tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở GD và ĐT | 19 | 24,4 |
2 | Tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở GD và ĐT và | 59 | 75,6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Biểu Hiện Về Khuyết Điểm Ở Hs Hiện Nay Thường Vi Phạm
- Mức Độ Thực Hiện Công Việc Của Các Gvcn
- Ý Kiến Gvcn Về Tổ Chức Hoạt Động Gd Cho Hs Trong Sinh Họat
- Kết Quả Khảo Sát Gvcn Về Các Nội Dung Bồi Dưỡng Gvcn
- Căn Cứ Xây Dựng Đề Xuất Các Biện Pháp Quản Lý Công Tác Chủ Nhiệm Lớp
- Biện Pháp 2. Tạo Các Điều Kiện Thuận Lợi Cho Gvcn Thực Hiện Nhiệm Vụ Quản Lý, Giáo Dục Học Sinh
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
tổ chức bồi dưỡng thêm những nội dung phù hợp với điều kiện của nhà trường. | |||
3 | Phương pháp bồi dưỡng chủ yếu là thuyết trình | 23 | 29,5 |
4 | Phương pháp bồi dưỡng đã có nhiều đổi mới: GV được thảo luận và làm bài tập thực hành | 55 | 70,5 |
5 | Hiệu trưởng trực tiếp làm giảng viên một số ND bồi dưỡng | 27 | 34,6 |
6 | Hiệu trưởng giao cho một số GV cốt cán làm giảng viên | 40 | 51,3 |
7 | Nội dung bồi dưỡng thiết thực | 44 | 56,4 |
8 | Nội dung bồi dưỡng ít thiết thực | 7 | 9,0 |
9 | Việc bồi dưỡng có hiệu quả | 40 | 51,3 |
10 | Việc bồi dưỡng ít hiệu quả | 4 | 5,1 |
11 | Ý kiến khác: | 3 | 3,8 |
Số liệu bảng 2.26 ở trên cho thấy:
Các hiệu trưởng trường THPT đã quan tâm bồi dưỡng GVCN, phương pháp bồi dưỡng đã có đổi mới, nội dung bồi dưỡng đã thiết thực đối với nhiều GVCN. Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn về thời gian, tài liệu, giảng viên nên hiệu quả bồi dưỡng GVCN còn nhiều hạn chế.
+ Nội dung bồi dưỡng GVCN
Bảng 2.27.1. Kết quả khảo sát CBQL về các nội dung bồi dưỡng
GVCN
Nội dung bồi dưỡng | Tán thành | Tỷ lệ % | |
1 | Nhận thức về vai trò quan trọng của công tác chủ nhiệm | 13 | 100,0 |
2 | Các qui định hiện hành như: Qui chế 40 về đánh giá, xếp loại HS trung học; Điều lệ trường trung học về nhiệm vụ của GVCN, của HS, những điều cấm, qui định về khen thưởng và kỷ luật HS; Chuẩn GV trung học,… | 13 | 100,0 |
3 | Nghiệp vụ của người GVCN: lập hồ sơ, chọn cử cán bộ lớp, cách thức nắm tình hình lớp, cách thức giao tiếp với CMHS, … | 11 | 84,6 |
4 | Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp | 13 | 100,0 |
5 | Xử lý các tình huống sư phạm đối với HS | 7 | 53,8 |
Cách tổ chức các hoạt động cụ thể cho HS để giáo dục đạo đức cho HS và để giảm bớt các thuyết giảng giáo điều | 5 | 38,5 | |
7 | Họat động chuyên môn: họat động ngoài giờ lên lớp; giáo dục hướng nghiệp; giáo dục kĩ năng sống;… | 4 | 30,8 |
8 | Nội dung khác: | 9 | 69,2 |
6
Số liệu bảng 2.27.1 ở trên cho thấy: có những nội dung bồi dưỡng
mang tính thiết thực nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục HS, song cũng chưa được các trường quan tâm đúng mức.