Thực Trạng Thái Độ Hợp Tác Của Cha Mẹ Học Sinh Với Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Ở Trường Trung Học Cơ Sở.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Để đánh giá khách quan thực trạng TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS, chúng tôi nghiên cứu theo một chu trình tổ chức chặt chẽ gồm các bước, các giai đoạn và kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đa dạng, đặc trưng của tâm lý học như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp thực nghiệm sư phạm. Các số liệu thu về được xử lý theo phương pháp định lượng và định tính một cách khoa học và tường minh với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS For Windows phiên bản 16.0.

Sử dụng thang 5 bậc (5 mức) để định mức các mức độ TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS, theo quy ước: Mức 5: TĐHT rất tích cực; Mức 4: TĐHT tích cực; Mức 3: TĐHT trung bình; Mức 2: TĐHT tiêu cực; Mức 1: TĐHT rất tiêu cực

Kết quả thu được đủ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học. Đặc biệt là sự kiểm chứng một số trường hợp cụ thể thông qua thực nghiệm tác động. Đây là cơ sở để có thể nhận được những kết quả nghiên cứu một cách khách quan và mang tính khoa học.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ HỢP TÁC

CỦA CHA MẸ HỌC SINH VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ‌

Trong chương này chúng tôi tập trung những vấn đề chủ yếu sau đây:

+ Phân tích kết quả khảo sát thực trạng TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trên địa bàn nghiên cứu.

+ Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS.

+ Đề xuất và thực nghiệm các biện pháp tác động tâm lý giúp cho CMHS nâng cao TĐHT với GVCN lớp ở trường THCS theo chiều hướng tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.

4.1. Thực trạng thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở.

Như đã trình bày trong phần lý thuyết, TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS được biểu hiện ở 3 mặt: Nhận thức; Xúc cảm; Hành vi. Để xác định mức độ biểu hiện TĐHT của CMHS với GVCN lớp, chúng tôi dựa vào các hoạt động giáo dục đã trình bày trong chương 3. Cụ thể:

(1) TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh.

(2) TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong việc tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

(3) TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục của nhà trường

(4) TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường.

Các kết quả khảo sát thực tế được phân tích theo logic từ khái quát chung đến các tiêu chí cụ thể về TĐHT của CMHS với GVCN lớp. Chúng tôi đáng giá TĐHT của CMHS với GVCN lớp theo mẫu chung và theo tham số: Học lực của của con, khối lớp học sinh, nghề nghiệp của cha/mẹ. Dưới đây là kết quả khảo sát.

4.1.1. Đánh giá chung về thái độ hợp tác của cha/mẹ với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở.

4.1.1.1. Đánh giá chung về thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở (mẫu chung)

Kết quả nghiên cứu TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong các hoạt động giáo dục được tập hợp bảng 4.1.

Bảng 4.1: Đánh giá chung về thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp


Nội dung

ĐTB

ĐLC

Tỷ lệ % các mức

1

2

3

4

5

TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động học tập

của HS


2.96


0.66


2.45


30.9


49.7


15.8


1.15

TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục

đạo đức cho HS


2.85


0.69


4.4


38.2


38.3


18.0


1.1

TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công

tác GD của nhà trường


2.77


0.72


8.7


58.0


20.7


12.0


0.6

TĐHT của CMHS với GVCN

lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường.


2.72


0.73


9.1


52.8


23.9


13.8


0.4

Tổng chung

2.82

0.70

6.13

44.9

7

33.1

7

14.9

0.81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 13


Kết quả thu được từ bảng 4.1 cho thấy, đa số CMHS tham gia trả lời phiếu trưng cầu ý kiến là những người thể hiện TĐHT với GVCN lớp ở trường THCS mức độ 3- mức độ TĐHT trung bình. Điều đó được thể hiện ở ĐTB chung và tỷ lệ phân phối các mức độ. ĐTB chung TĐHT của CMHS trong các hoạt động giáo dục

là 2.82; ĐLC: 0.70. Tỷ lệ % mức độ, những CMHS có biểu hiện mức độ 2 là 263 người, chiếm 44.97%; mức độ 3 là 195 người, chiếm 33.17%; 92 CMHS có biểu hiện TĐHT mức độ 4 và 5, chiếm 15.71%. Khi xem xét mối tương quan giữa các mặt biểu hiện của TĐHT trong các hoạt động chúng tôi nhận thấy có mối tương quan tỷ lệ thuận khá chặt chẽ ở mức xác suất có ý nghĩa thống kê với P < 0.05.

Đi sâu phân tích trong từng hoạt động cho thấy, TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động học tập của học sinh thể hiện sự tích cực hơn so với các lĩnh vực khác. Điều đó thể hiện ĐTB của các hoạt động lần lượt là: (Hoạt động học tập, ĐTB: 2.96, ĐLC: 0,66; Hoạt động giáo dục đạo đức, ĐTB: 2.85, ĐLC: 0,69; Đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục, ĐTB: 2.77, ĐLC: 0,72; Hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường, ĐTB: 2.72, ĐLC: 0,73). Nếu so sánh giữa nhóm CMHS có biểu hiện TĐHT mức độ 1 và mức độ 5 chúng ta thấy, tỷ lệ % mức độ 1 có chiều hướng tăngdần từ hoạt động học tập của học sinh đến hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường; còn tỷ lệ % mức độ 5 thì ngược lại, có sự giảm dần từ hoạt động học tập của học sinh đến hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường.

Tuy nhiên, trong nhóm CMHS có TĐHT mức độ 1 và mức độ 2 không phải biểu hiện trong tất cả các hoạt động mà vẫn có những CMHS có biểu hiện TĐHT mức độ 4, mức độ 5 trong hoạt động hoc tập, nhưng biểu hiện mức độ 1, mức độ 2 trong hoạt động đóng góp vật chất, tinh thần và hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường. Qua nghiên cứu thực tiễn chúng tôi được biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do có sự khác biệt trong nhận thức của CMHS về giá trị, lợi ích cũng như vai trò, trách nhiệm của CMHS về sự hợp tác trong từng hoạt động giáo dục học sinh, trình độ học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế gia đình…khác nhau nên dẫn đến sự lựa chọn trong TĐHT của CMHS cũng khác nhau trong các hoạt động. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi học tập là nhiệm vụ chính của mỗi học sinh và là mối quan tâm hàng đầu của gia đình.

Để làm rõ hơn về nhận định trên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn, quan sát một số cha/mẹ. Kết quả thu được hoàn toàn thống nhất với kết luận trên. Nhiều

cha/mẹ đã tâm sự: “….Trong thời buổi này chúng tôi luôn xác định việc học tập của cháu là quan trọng nhất. Chúng tôi hợp tác với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm

…..cũng chỉ mong muốn làm sao cho cháu có điều kiện học tốt nhất, trở thành con ngoan, trò giỏi” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 24/03/2015)

Khi gặp gỡ, trao đổi với GVCN lớp, điều mà CMHS quan tâm nhất là việc con cái mình học tập và rèn luyện ra sao, kinh phí phải đóng góp cho nhà trường như thế nào, rất hiếm khi CMHS đặt vấn đề về tình hình phát triển nhà trường. Một người bố cũng bày tỏ tâm sự của mình: “Vì con tôi đang học ở trường nên chúng tôi phải ủng hộ và tham gia đóng góp đầy đủ các khoản kinh phí theo yêu cầu của nhà trường cho hết trách nhiệm, còn việc phát triển nhà trường là công việc nội bộ của các thầy cô giáo, chúng tôi không nên can thiệp vào…..” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 26/03/2015)

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, một số GVCN và cán bộ quản lý nhà trường cũng cho biết thêm: “Phần lớn cha mẹ học sinh ở trường chỉ quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con cái mình như thế nào, chứ ít ai quan tâm đến công tác phát triển nhà trường ra sao. Mỗi khi nhà trường có sự kiện trọng đại (chẳng hạn kỷ niệm ngày thành lập trường) kêu gọi cha mẹ tham gia góp sức cùng với nhà trường, một số ít cha mẹ học sinh tham gia nhiệt tình, còn lại đa phần là từ chối hoặc tham gia một cách thiên cưỡng” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 26/03/2015)

Như vậy có thể thấy rằng, TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong các hoạt động giáo dục đạt mức độ 3, mức độ TĐHT trung bình, điều này ảnh hưởng nhất định đến công tác giáo dục toàn diện học sinh. Từ thực tiễn đó cho thấy sự cần thiết phải có biện pháp tác động nhằm nâng cao TĐHT của CMHS với GVCN lớp theo hướng tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.

4.1.1.2. Đánh giá chung về các mặt biểu hiện thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở

Kết quả nghiên cứu được chúng tôi tổng hợp trên những số liệu thu được và dựa theo sự cụ thể hóa các mặt, các tiêu chí. Bảng 4.2

Bảng 4.2. Đánh giá chung về các mặt biểu hiện thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm.


Nội dung

Biểu hiện

ĐTB

ĐLC

TB

TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động học tập của HS

Nhận thức

3.02

0.66

1

Xúc cảm

2.98

0.69

2

Hành vi

2.86

0.72

3

TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục đạo đức cho HS

Nhận thức

2.92

0.69

1

Xúc cảm

2.90

0.70

2

Hành vi

2.81

0.72

3

TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác GD của nhà trường

Nhận thức

2.82

0.76

1

Xúc cảm

2.72

0.77

2

Hành vi

2.59

0.78

3

TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường

Nhận thức

2.77

0.79

2

Xúc cảm

2.81

0.73

1

Hành vi

2.59

0.86

3


Kết quả thu được từ bảng 4.2 cho thấy, đa số cha/mẹ tham gia trả lời phiếu trưng cầu ý kiến là những người thể hiện TĐHT đối với GVCN trường THCS trong hoạt động giáo dục ở mức trung bình. Tuy nhiên, ĐTB của ba mặt nhận thức, xúc cảm, hành vi của 4 nội dung là khác nhau, trong đó, ĐTB nhận thức và xúc cảm đạt mức độ 3, ĐTB hành vi chỉ đạt mức độ 2. Khi xem xét mối tương quan giữa các mặt biểu hiện của TĐHT chúng tôi nhận thấy cả ba thành phần nhận thức, xúc cảm và hành vi điều có mối tương quan tỷ lệ thuận khá chặt chẽ ở mức xác suất có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.

Mối tương quan này cho biết: Khi ĐTB thành phần nhận thức có xu hướng tăng lên thì ĐTB của thành phần xúc cảm và hành vi cũng có xu hướng tăng và ngược lại nếu ĐTB của nhận thức giảm xuống thì ĐTB của các thành phần xúc cảm và hành vi cũng có xu hướng giảm. ĐTB của thành nhận thức, xúc

cảm trong các nội dung cao hơn so với các thành phần hành vi. Đây là điều kiện thuận lợi để hình thành tính tích cực trong TĐHT của CMHS với GVCN, đặc biệt là về phía cha mẹ.

Nếu xem xét tương quan giữa các hoạt động, TĐHT của CMHS với GVCN cũng có sự khác nhau. TĐHT của CMHS trong hoạt động học tập tích cực hơn so với các lĩnh vực khác. Điều đó thể hiện ĐTB chung của ba thành phần nhận thức, xúc cảm và hành vi trong các hoạt động (Bảng 4.2). Qua nghiên cứu chúng tôi được biết, nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do có sự khác biệt trong nhận thức của CMHS về vị trí, vai trò, giá trị của sự hợp tác trong từng hoạt động giáo dục mang lại cho con em họ là khác nhau.

TĐHT của CMHS với GVCN trong từng hoạt động cụ thể cũng thể hiện quy luật trên. Cụ thể, trong hoạt động học tập, TĐHT của CMHS biểu hiện mặt nhận thức cao hơn thành phần xúc cảm và hành vi lần lượt là: (Nhận thức, ĐTB 3.02 > Xúc cảm, ĐTB 2.98 > Hành vi, ĐTB 2.86). Xét đến hoạt động hợp tác trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh; đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục của nhà trường cũng có sự phản ánh tương tự. Duy nhất có hoạt động giáo dục và phát triển nhà trường, TĐHT của CMHS biểu hiện mặt xúc cảm cao hơn hai thành phần còn lại (Xúc cảm, ĐTB

2.81 > Nhận thức, ĐTB 2.77 > Hành vi, ĐTB 2.59).

4.1.1.3. Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở xét theo các tham số

Để làm rõ hơn thực trạng TĐHT của CMHS với GVCN lớp, chúng tôi phân tích kết quả khảo sát dưới các góc độ TĐHT của CMHS theo học lực của con, theo khối lớp học của con và theo nghề nghiệp của cha/mẹ. Dưới đây là các kết quả nghiên cứu.

* Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở xét học lực của con.

Bảng 4.3. Thái độ hợp tác của cha/mẹ với giáo viên chủ nhiệm xét theo học lực của con.


Nội dung

HL

ĐTB

Tỷ lệ % các mức

1

2

3

4

5

TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động học tập của HS.

Giỏi

3.0

1.5

32.6

41.2

21.7

2.5

Khá

2.81

3.5

30.9

46.4

17.9

1.3

TB

2.73

7.5

29.5

45.8

16.0

1.0

Kém

2.70

8.2

29.1

48.5

13.5

0.7

TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục đạo đức cho HS

Giỏi

2.91

1.9

39.3

35.7

20.4

2.7

Khá

2.75

4.4

39.2

35.3

19.6

1.5

TB

2.73

6.9

50.1

26.3

15.6

1.1

Kém

2.53

9.5

51.0

25.1

13.2

1.2

TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác GD nhà trường

Giỏi

2.90

2.5

29.3

39.3

25.8

3.1

Khá

2.61

2.0

39.5

35.4

19.9

3.1

TB

2.48

3.4

39.6

38.9

15.2

2.9

Kém

2.45

9.4

42.3

35.2

13.1

0.0

TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường.

Giỏi

2.89

2.7

33.2

38.2

23.2

2.7

Khá

2.70

3.8

39.1

34.7

20.4

2.0

TB

2.41

7.2

38.0

32.5

20.6

1.7

Kém

2.41

9.3

45.4

30.1

15.2

0.0


Kết quả bảng trên cho thấy, một điểm chung đó là những CMHS có con học lực “Giỏi”, “Khá” có TĐHT với GVCN lớp tích cực hơn so với nhóm CM có con học lực “Trung bình”, “Kém”, thể hiện ở ĐTB trong tất cả các hoạt động. Xét tỷ lệ % các mức chúng ta cũng nhận thấy điều này, mức độ 3 và mức độ 4 chiếm tỷ lệ cao hơn so với mức độ 1 và mức độ 2 (Bảng 4.3).

Xét mức độ biểu hiện TĐHT với GVCN lớp trong từng hoạt động chúng ta cũng nhận thấy có sự khác biệt. Cụ thể, hoạt động học tập của học sinh, mức độ TĐHT của nhóm CMHS có con học lực Giỏi, Khá có ĐTB cao hơn so với CMHS có con học lực TB, Kém lần lượt là: Giỏi, ĐTB: 3.0; Khá, ĐTB: 2.81;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/01/2023