Thái Độ Hợp Tác Của Cha/mẹ Học Sinh Với Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Ở Trường Trung Học Cơ Sở

2.2.3. Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở

2.2.3.1. Khái niệm thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở.

Từ định nghĩa chung về TĐ, hợp tác và cách lý giải về TĐHT như đã nêu trên, chúng tôi quan niệm TĐHT giữa CMHS với GVCN lớp ở trường THCS như sau: Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với GVCN lớp ở trường THCS là sự sẵn sàng phản ứng có chọn lọc của cha/mẹ học sinh và GVCN lớp đối với sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong hoạt động giáo dục, được bộc lộ ra bên ngoài thông qua nhận thức, xúc cảm và hành vi của cha/mẹ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.

2.2.3.2. Các tiêu chí đánh giá thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở.

* Sự sẵn sàng phản ứng tâm - sinh lý trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở.

CMHS và GVCN lớp có thể hợp tác chặt chẽ, đồng bộ được với nhau trong hoạt động giáo dục học sinh sẽ xuất hiện TĐHT như sự sẵn sàng tâm lý nhằm định hướng hành động hợp tác của CMHS với GVCN lớp diễn ra theo một phương thức nhất định.

Sự sẵn sàng tâm lý của CMHS và GVCN lớp là cơ sở tạo nên tính tích cực lựa chọn các phản ứng về nhận thức, xúc cảm và hành vi của CMHS đối với sự hợp tác trong hoạt động giáo dục học sinh. Tuy nhiên, sự sẵn sàng phản ứng đó không phải bột phát mà mang tính chủ định, có ý thức, có chọn lọc của CMHS đối với giá trị, lợi ích của sự hợp tác trong hoạt động giáo dục có đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của CMHS hay không.

Mức độ sẵn sàng phản ứng trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp là khác nhau thông qua các mức độ biểu hiện của nhận thức, xúc cảm và hành vi. Sự sẵn sàng phản ứng càng cao đối với sự hợp tác của CMHS trong hoạt động giáo dục càng thể hiện sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc giá trị, lợi ích của sự hợp tác, đáp ứng được nhu cầu của CMHS từ đó sẽ nảy sinh xúc cảm, tạo động lực thúc đẩy CM có những hành động một cách chủ động, tích cực hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục.

*Tính lựa chọn trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở.

Sự hợp tác của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục học sinh rất phong phú và đa dạng với nhiều lĩnh vực, nội dung, hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, không phải bất kỳ sự lĩnh vực, hay hoạt động giáo dục nào CMHS cũng có biểu hiện TĐHT tích cực. CMHS chỉ có biểu hiện TĐHT tích cực đối với những hoạt động mà CMHS nhận thức được giá trị, lợi ích của sự hợp tác trong hoạt động giáo dục học sinh đáp ứng nhu cầu của, mong muốn của CM.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

* Tính ổn định, bền vững trong thái độ hợp táccủa cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở.

TĐHT của CMHS với GVCN lớp được thiết lập trên nền tảng mối quan hệ, sự hiểu biết về vai trò, trách nhiệm, giá trị, lợi ích đối với sự hợp tác, đáp ứng nhu cầu, mong muốn của CMHS được phối hợp chặt chẽ, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động giáo dục, được cấu thành bởi ba thành phần nhận thức, xúc cảm và hành vi có mối liên hệ khá vững chắc với nhau tạo nên tính ổn định, bền vững của TĐHT. Tính ổn định, bền vững trong TĐHT của CMHS tạo nên sự sẵn sàng lựa chọn ổn định, bền vững đối với sự hợp tác trong hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS có thể thay đổi, đổi mới khi có những tác động phù hợp.

Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 8

* Tính chủ thể trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở.

TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục mang tính chủ thể, bộc lộ xu hướng, tính tích cực lựa chọn TĐHT của CM đối với sự hợp tác trong hoạt động giáo dục. Sự hợp tác của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục rất phong phú và đa dạng với nhiều lĩnh vực, nội dung, hoạt động khác nhau. Tuy nhiên không phải hoạt động giáo dục nào CM cũng có TĐHT tích cực hoặc là trong một hoạt động giáo dục nhưng ở mỗi CMHS lại có biểu hiện TĐHT khác nhau.

2.2.3.3. Các mặt biểu hiện của thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở.

TĐHT của CM với GVCN lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục được biểu hiện thông qua ba thành phần: Nhận thức, xúc cảm và hành vi

*Biểu hiện nhận thức trong thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở

Nhận thức trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS giúp CM hiểu về giá trị, lợi ích của sự hợp tác, vai trò, trách nhiệm, mục tiêu, nội dung, các hình thức, phương tiện hợp tác trong các hoạt động giáo dục. Hình thành ở CMHS ý thức và niềm tin của mình về sự hợp tác với GVNC cũng như giá trị của nó đối với việc giáo dục học sinh. Từ đó dẫn đến sự sẵn sàng lựa chọn trong việc hợp tác: lựa chọn lĩnh vực hợp tác, nội dung và hình thức hợp tác phù hợp với nhận thức, ý thức và niềm tin đã có. Trong thực tiễn, việc CMHS có thái độ như thế nào đối với sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động học tập của học sinh; hoạt động giáo dục đạo đức; hoạt động đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục của nhà trường; hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường v.v là do sự sẵn sàng trong nhận thức, xúc cảm, hành vi trong TĐHT của CMHS. Ngược lại, tính sẵn sàng tâm lý của CMHS tạo nên tính lựa chọn của nhận thức trong TĐHT, làm cho nhận thức CM trở nên đúng đắn, sâu sắc hơn.

Thực tiễn cho thấy, nhận thức trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: trình độ học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, truyền thống văn hóa gia đình….khác nhau nên mức độ nhận thức về sự hợp tác trong hoạt động giáo dục cũng khác nhau, ảnh hưởng nhất định đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp.

Nhận thức trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp trường THCS trong hoạt động giáo dục được biểu hiện ở những mức độ khác nhau: nhận thức đầy đủ, sâu sắc hay phiến diện; đúng đắn hay lệch lạc... điều đó phụ thuộc vào CMHS, sự lựa chọn trong nhận thức của CMHS đối với sự hợp tác trong hoạt động giáo dục.

Biểu hiện nhận thức trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS, cụ thể như sau: Nhân thức đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc; Tương đối đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc; Chưa thực sự đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc; Nhận thức chưa đầy đủ, chưa đúng đắn, chưa rõ ràng; hiểu biết rất ít, hiểu không rõ ràng,

lệch lạc đối với sự hợp tác trong hoạt động giáo dục học sinh.

*Biểu hiện xúc cảm trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở.

Như đã trình bày ở phần trên, xúc cảm là thành phần cốt lõi trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp, phản ánh sự rung cảm của CMHS đối với giá trị, lợi ích, vai trò, trách nhiệm, mục tiêu của sự hợp tác trong hoạt động giáo dục như: Hoạt động học tập của học sinh; Hoạt động giáo dục đạo đức; Hoạt động đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục của nhà trường; Hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường, đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của CMHS, đóng vai trò động lực tạo ra sự sẵn sàng phản ứng có chọn lọc của CMHS đối với sự hợp tác. Nếu CMHS có xúc cảm tích cực, mạnh mẽ, sẽ thúc đẩy sự sẵn sàng tâm lý mạnh hơn, xúc cảm ổn định tạo nên tính ổn định trong TĐHT của CMHS. Ngược lại, nếu xúc cảm của CMHS yếu, tiêu cực rất có thể kìm hãm sự sẵn sàng tâm lý, sẽ làm lệch hướng nhận thức và hành vi trong TĐHT.

Xúc cảm trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp luôn mang sắc thái chủ thể, điều đó được thể hiện xu hướng, niềm tin của CMHS về sự hợp tác, từ đó hình thành các rung cảm khác nhau trong quá trình hợp tác. Ngay từ khi xuất hiện, cảm xúc đã thể hiện tính lựa chọn của CMHS đối với giá trị, lợi ích; vai trò, trách nhiệm của CMHS đối với sự hợp tác trong hoạt động giáo dục học sinh.

Xúc cảm trong TĐHT của CMHS thể hiện nhiều cung bậc khác nhau như vui, buồn, yêu, ghét, hài lòng, hứng thú, khó chịu, quan tâm thờ ơ… tạo nên sự sẵn sàng tâm lý của CMHS. Mức độ, tính chất xúc cảm của CMHS càng mạnh, ổn định thì sự sẵn sàng phản ứng có chọn lọc càng cao. Muốn có xúc cảm tích cực, mạnh mẽ và ổn định tạo ra sự lựa chọn hành vi chủ động, tích cực thì hệ giá trị của sự hợp tác trong hoạt động giáo dục phải đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của CMHS. Tuy nhiên, xúc cảm trong TĐHT phụ thuộc vào nhận thức của CMHS, nhận thức của CMHS càng đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc về giá trị, lợi ích của sự hợp tác, sẽ nảy sinh xúc cảm mạnh mẽ.

Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi xem xét biểu hiện xúc cảm trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS cụ thể như sau: Rất hài lòng, rất quan tâm; Hài lòng, quan tâm; Bình thường; Khó chịu, thờ ơ; Rất khó chịu, rất

thờ ơ đối với giá trị, lợi ích, vai trò, trách nhiệm, nội dung, các phương thức sử dụng để trao đổi hợp tác trong hoạt động giáo dục học sinh.

*Biểu hiện hành vi trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở

Hành vi trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp là hệ thống các thao tác biểu hiện ra bên ngoài của TĐHT, là chỉ báo quan trọng nhất để đánh giá của TĐHT của CMHS. Nhờ cường độ, mức độ tần số của các thao tác hành vi tác động vào sự hợp tác trong hoạt động giáo dục làm cho nhận thức của CMHS được bộc lộ, xúc cảm được nảy sinh mạnh hay yếu, thông qua đó mà chúng ta có thể nhận biết được TĐHT của CMHS. Nếu CMHS nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc về giá trị, lợi ích, vai trò, trách nhiệm, nội dung phương thức hợp tác; xúc cảm mạnh mẽ, tích cực nhưng lại không được thể hiện thông qua những hành vi cụ thể thì TĐHT đó vẫn chưa có ý nghĩa.

Hành vi trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục, đặc biệt là việc thực hiện hệ thống các thao tác một cách rất chủ động, tích cực gắn với nhu cầu thói quen của CMHS có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao TĐHT tích cực của CMHS.

Biểu hiện hành vi trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS thể hiện cường độ, tần số của các thao tác như sau: Hành vi thực hiện một cách rất chủ động, rất tích cực; Chủ động, tích cực; Tự giác, đáp ứng yêu cầu, làm theo; Thực hiện một cách thụ động, làm theo; Thực hiện một cách miễn cưỡng, bắt buộc.

Tóm lại: Ba thành phần biểu hiện TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS có quan hệ mật thiết với nhau, sự thống nhất giữa ba thành phần này tạo nên một TĐHT xác định của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục học sinh. Để tạo thống nhất từ nhận thức, xúc cảm và hành vi trong TĐHT của CMHS nhằm xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, đảm bảo cho các em có những điều kiện học tập, phương tiện học tập và rèn luyện tốt nhất cả về vật chất lẫn tinh thần, CMHS cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc về giá trị lợi ích, vai trò, trách nhiệm, mục tiêu của sự hợp tác trong hoạt động giáo dục, từ đó bộc lộ có xúc cảm tích cực, tạo động lực thúc đầy hành vi chủ động, tích cực, tự nguyện, tự giác hợp tác với GVCN. Tuy nhiên, tùy theo tình huống mà một thành phần nào đó

chiếm vị trí chủ đạo, chi phối TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục. Cho nên, chúng ta có thể nói rằng: từ tính thống nhất của nhận thức, xúc cảm và hành vi của CMHS chúng ta có thể xác định được TĐHT. Đây cũng chính là cơ sở cho việc xây dựng các thang đo TĐHT khi nghiên cứu vấn đề này.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở.

Quá trình hình thành, phát triển tâm lý người là quá trình con người tiếp thu, lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử thông qua hoạt động và giao tiếp. Quá trình đó phụ thuộc vào cả những tác động từ bên ngoài lẫn các điều kiện bên trong; trong đó, các tác động từ bên ngoài đóng vai trò quyết định. Theo chúng tôi, TĐHT của CMHS với GVCN lớp chỉ thực sự diễn ra trong quá trình giáo dục học sinh và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi nhận thấy rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS hiện nay là: Các yếu tố thuộc về CMHS; Các yếu tố thuộc về GVCN lớp; Các yếu tố thuộc về nhà trường; Các tác động từ phía xã hội

2.3.1. Các yếu tố thuộc về cha mẹ học sinh

2.3.1.1. Sự quan tâm đầu tư của cha/mẹ cho việc giáo dục con

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có những bước chuyển biến quan trọng, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể, dẫn đến sự biến đổi rất lớn trong các gia đình, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của công tác giáo dục, trong đó có việc đầu tư cho giáo dục con cái. Chính vì vậy, phần lớn các bậc CMHS không tiếc tiền của, tâm huyết dành cho việc học tập của con cũng như sẵn sàng hợp tác với nhà trường để sự đầu tư đó mang lại giá trị. Không những thế, CM còn dành thời gian nhiều hơn cho việc học tập của con, cùng con ôn bài, đưa đón con đến trường, động viên khích lệ con nỗ lực học tập tốt, quan tâm trò chuyện để nắm được suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của con, hiểu những thay đổi của con, theo đó TĐHT của CMHS với GVCN lớp trở nên tích cực hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận gia đình do hoàn cảnh kinh tế gia đình còn khó khăn, CMHS luôn phải lo lắng cho việc đảm bảo cuộc sống gia đình, nên mức độ quan tâm, đầu tư đến việc giáo dục con còn hạn chế. Họ ít có

thời gian trực tiếp theo dõi, liên hệ với nhà trường, GVCN lớp để nắm bắt tình hình học tập của con. Số khác cũng có sự quan tâm đầu tư nhưng không đúng cách, các gia đình lựa chọn đầu tư rồi phó mặc việc học tập của con cái cho nhà trường, những trung tâm có uy tín, thậm chí là phó mặc cho gia sư dạy kèm. Một số gia đình có kinh tế khá giả, CM chọn cho con ngôi trường tốt nhất với suy nghĩ đóng góp đầy đủ các khoản phụ phí theo quy định của nhà trường là làm tròn trách nhiệm. Chính vì sự phó mặc ấy mà dẫn đến hiệu quả đầu tư cho việc giáo dục của con cái là không cao, TĐHT của CMHS với GVCN lớp cũng trở nên thiếu tính tích cực. Theo một số tác giả, không phải lúc nào sự quan tâm đầu tư của cha mẹ cũng tỷ lệ thuận với kết quả học tập của con. Để sự đầu tư mang lại hiệu quả, đáp ứng được sự kỳ vọng của cha mẹ, ngoài việc đầu tư đúng cách cũng cần có sự nỗ lực phấn đấu của mỗi học sinh đồng thời giữ mối liên hệ vững chắc với nhà trường, GVCN lớp, giáo viên bộ môn để theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc học tập của con là hết sức cần thiết (Trần Đức Châm, 2014; Hoàng Hồng Trang, 2014)

2.3.1.2. Trình độ học vấn của cha mẹ

Gia đình là cái nôi của trẻ sinh ra và lớn lên, CM là người thầy giáo đầu tiên, thường xuyên, liên tục và lâu dài của mỗi con người (Lê Thị Bừng, 2004). TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục con phụ thuộc rất nhiều vào trình độ học vấn của CM. Nếu CMHS có trình độ học vấn cao, có kiến thức về khoa học giáo dục, nhận thức đầy đủ, sâu sắc giá trị, lợi ích, vai trò, trách nhiệm của mình trong việc hợp tác với GVCN lớp thì sẽ có TĐHT tích cực và ngược lại nếu CMHS có trình độ văn hóa thấp, thiếu kiến thức về khoa học giáo dục, thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm, sinh lý con em mình nên thường lúng túng trong việc giúp con học tập. Muốn quan tâm đến việc học tập, dạy bảo con cái, nhưng không biết nên làm thế nào. Một bộ phận khác chưa nhận thức đầy đủ về giá trị của sự hợp tác giáo dục mang lại cho con em mình và ảnh hưởng lẫn nhau giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường, thậm chí có những CMHS còn nhận thức sai lầm cho là việc giáo dục con cái mình là do nhà trường, phó mặc cho nhà trường…..vì thế CMHS thường có TĐHT với GVCN lớp một cách thụ động, hình thức đối phó, thậm chí có thái độ tiêu cực.

Trên thực tế, còn có những trường hợp, mối quan hệ giữa CMHS và GVCN lớp xuất hiện mâu thuẫn, do có sự khác nhau về nhận thức, quan niệm, phân định về trách nhiệm của CMHS với GVCN lớp. Một số CMHS có quan niệm, nhà trường, GVCN lớp phải có trách nhiệm trong việc dạy con em họ nên người, trong khi đó GVCN lại cho rằng, CMHS mới là người chịu trách nhiệm chính trong việc giáo dục con cái. Điều đó gây cản trở rất lớn trong việc duy trì mối quan hệ hợp tác giữa CMHS với GVCN lớp.

Để tạo sự thống nhất trong nhận thức, xúc cảm và hành vi trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục, cần phải có những biện pháp tác động hữu hiệu nhằm nâng cao nhận thức, xúc cảm và hành vi trong TĐHT của CMHS theo hướng tích cực đối với nhà trường nói chung và GVCN lớp nói riêng.

2.3.1.3. Truyền thống văn hóa gia đình

Truyền thống văn hóa gia đình có ảnh hưởng quan trọng đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục. Chẳng hạn, gia đình có “truyền thống hiếu học”, nhiều đời có các thành viên trong gia đình đạt trình độ học vấn cao; gia đình truyền thống “tôn sư trọng đạo” được thể hiện thông qua cách thức giáo dục trẻ em thành những con người phát triển toàn diện. Các gia đình này thường chú ý đến việc duy trì mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường, thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng nhà trường, các thầy cô giáo, họ hiểu được giá trị, lợi ích của sự hợp tác giáo dục với nhà trường và GVCN mang lại cho con em mình, vì vậy TĐHT của CMHS với GVCN lớp rất chủ động, thường xuyên và tích cực.

Hiện nay, tính chất gia đình trong xã hội hiện đại có nhiều biến đổi quan trọng, do những biến chuyển tất yếu của đời sống xã hội. Những thay đổi này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp. Không ít các gia đình hiện đại đang đứng trước những thách thức nặng nề trong việc giáo dục con và giữ gìn gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Nhiều gia đình thất bại trong việc giáo dục con, ít nhiều tạo nên gánh nặng cho nhà trường và xã hội. Vì vậy, sự hợp tác giữa CMHS và GVCN lớp hiện nay đòi hỏi những nội dung và yêu cầu mới hơn.

Một truyền thống gia đình tốt đẹp với những tấm gương ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo, ông bà, anh, chị, em yêu thương đoàn kết gắn bó với nhau có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/01/2023