Đánh Giá Chung Và Nguyên Nhân Của Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Bồi Dưỡng Đội Ngũ Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Tại Các Trường Thpt Thị Xã Bình Minh,

69


Từ kết quả khảo sát, có thể nhận thấy hầu hết CBQL và GV đồng ý việc quản lí các điều kiện hỗ trợ cho HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT thị xã Bình Minh hiện nay với điểm trung bình chung là 3,63. Cụ thể như sau:

+ CBQL và GV đồng ý việc “HT tạo điều kiện về thời gian và môi trường sư phạm cho GVCN tham gia bồi dưỡng”. Theo đánh giá, có 70,8% CBQL và GV cho rằng các trường thực hiện việc này tốt với điểm trung bình tương ứng 3,71, xếp hạng ưu tiên 1.

+ Với số ĐTB: 3,70; ĐLC: 0,84 cho ta biết rằng CBQL và GV đồng ý “HT tổ chức các hoạt động giao lưu học hỏi về các vấn đề liên quan đến công tác chủ nhiệm” để tạo điều kiện cho GVCN giao lưu với các trường trong cụm, trong tỉnh, đặc biệt là các trường cùng đối tượng HS để cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm với tỷ lệ đồng ý hơn 70%.

+ Hơn thế nữa, CBQL và GV đều đồng ý rằng: “HT xây dựng đội ngũ cốt cán về công tác chủ nhiệm cho công tác bồi dưỡng GVCN lớp”, (ĐTB: 3,65 và ĐLC: 0,87). Qua phỏng vấn GVCN1 cho biết rằng: “Nhà trường có xây dựng một đội ngũ cốt cán về công tác chủ nhiệm ở tất cả các khối chủ nhiệm, đó là những GVCN giỏi, những người đứng đầu về các lĩnh vực. Đội ngũ này có nhiệm vụ nghiên cứu trước tài liệu, hướng dẫn đồng nghiệp tự nghiên cứu và điều khiển các buổi thảo luận nhưng nhà trường chưa có đủ kinh phí để đưa lực lượng này đi đào tạo sâu hơn”.

+ “Nhà trường cung cấp sách về các chuyên đề công tác chủ nhiệm và cách giải quyết các tình huống sư phạm cho đội ngũ GVCN lớp” được CBQL và GV đồng ý xếp hạng thứ 4 (ĐTB:3,64; 0,89). Sách về các chuyên đề công tác chủ nhiệm và cách giải quyết các tình huống sư phạm cho đội ngũ GVCN lớp là rất cần thiết cho HĐBD của GVCN. Tuy nhiên, qua thứ hạng cho ta thấy rằng Nhà trường có cung cấp tài liệu, sách về công tác chủ nhiệm nhưng không nhiều. Qua thực tế quan sát tủ sách thư viện, góc dành riêng cho GVCN chỉ được hơn 4 loại sách, tài liệu còn mang tính chất “cần” chứ chưa “đủ”, có nghĩa là các tài liệu chưa đảm bảo được những thông tin mà GVCN thực sự muốn tìm hiểu, nội dung biên soạn còn chung chung, chưa tiếp cận và giải đáp những vấn đề khó mà GVCN đang gặp phải.

70


+ CBQL và GV cũng đồng ý với nhận định “HT phối hợp giải quyết kịp thời chế độ chính sách trong HĐBD đội ngũ giáo viên chủ nhiệm” (ĐTB: 3,59; ĐLC: 0,89) nhưng xếp hạng cuối cùng trong 5 yếu tố được đề cập.

Nhìn chung, qua kết quả đánh giá trên, cho thấy việc quản lí các điều kiện, phương tiện trong HĐBD tại các trường THPT thị xã Binh Minh được đảm bảo tốt và đáp ứng được yêu cầu trong HĐBD cho GVCN lớp với tỷ lệ % đồng ý của CBQL và GV thấp nhất là 72,3% và cao nhất là 76,2%. Tuy nhiên, HT cần lưu ý đảm bảo tốt hơn việc đào tạo cán bộ cốt cán, bổ sung thêm nhiều tài liệu và dành thêm nguồn kinh phí để hỗ trợ cho HĐBD của GVCN lớp.

2.5. Đánh giá chung và nguyên nhân của thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường THPT Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long‌

Qua việc tiến hành khảo sát ý kiến của CBQL và GV về thực trạng hoạt động và quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, tác giả luận văn có thể rút ra những điểm mạnh và điểm yếu như sau:

2.5.1. Mặt mạnh‌

Hầu hết CBQL và GV các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long có nhận thức tốt về mục đích, ý nghĩa của HĐBD đội ngũ GVCN lớp. Nhà trường chú trọng bồi dưỡng những nội dung cần thiết cho GVCN như: những kiến thức, thông tin mới, gắn với chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, đặc biệt chú trọng nhiều đến vấn đề hiện đại trong phương pháp giáo dục HS, trang bị thêm cho GVCN những kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, cách giao tiếp ứng xử sư phạm cho phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Bên cạnh việc cân nhắc, lựa chọn nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN, các trường THPT thị xã Bình Minh còn chú ý việc thay đổi hình thức, phương pháp bồi dưỡng.

Mặc dù, còn hạn chế về nhiều mặt như: cơ sở vật chất, thời gian, tài chính..., nhưng Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện và hỗ trợ tích cực cho các HĐBD đội ngũ GVCN lớp trong nhà trường.

71


Trong công tác lập kế hoạch, nhà trường đã có sự quan tâm nhất định đến đổi mới phương pháp bồi dưỡng đội ngũ GVCN, đó là xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chú trọng cá nhân xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng và lồng ghép vào kế hoạch của tổ chuyên môn đạt được hiệu quả khá tốt. Đồng thời nhà trường xác định nội dung bồi dưỡng và thực hiện thường xuyên.

Trong công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, nhà trường đã tổ chức thường xuyên HĐBD ở các mặt sau: Hiệu trưởng xác định được đầy đủ các nhiệm vụ chính của HĐBD đội ngũ GVCN lớp và có sự phân công phù hợp năng lực cho từng GV làm công tác chủ nhiệm lớp. Ngoài ra, KH đổi mới phương pháp bồi dưỡng đội ngũ GVCN chú trọng yếu tố tự bồi dưỡng của đội ngũ GVCN lớp.

Trong công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, nhà trường đã đưa hoạt động tự bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của nhà trường để các thành viên thực hiện tốt nhất nhiệm vụ năm học. Nhà trường cũng quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của GVCN tham gia bồi dưỡng thể hiện qua việc hiệu trưởng luôn dành nguồn ngân sách trong hoạt động chuyên môn để thúc đẩy GVCN hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Trong công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, nhà trường chú ý đến việc xây dựng chuẩn kiểm tra, đánh giá. Ngoài ra Hiệu trưởng còn đề ra chế độ khen thưởng, phê bình hợp lý cho HĐBD này.

Điều kiện, phương tiện hỗ trợ cho HĐBD đội ngũ GVCN lớp đã được lãnh đạo nhà trường rất quan tâm.

2.5.2. Mặt yếu‌

Bên cạnh những ưu điểm, công tác quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp còn có những nhược điểm như sau:

Vẫn còn bộ phận CBQL và GV của các trường, chưa nhạn thức đúng ý nghĩa, mục đích của việc bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp.

Các hình thức bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN mà nghiên cứu đề cập, mặc dù, các trường thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, hình thức mời chuyên gia, nhà khoa học có kinh nghiệm về lĩnh vực công tác chủ nhiệm để tập huấn và báo cáo chuyên đề về công tác chủ nhiệm vẫn chưa được thực hiện thường xuyên.


Các phương pháp bồi dưỡng được các CBQL sử dụng thường xuyên. Tuy vậy, việc sử dụng Tự chọn chuyên đề bồi dưỡng và viết báo cáo Tự chọn chuyên đề bồi dưỡng và viết báo cáo có đến gần 50% GV cho rằng phương pháp này chưa mang lại hiệu quả vì thực tế GV ít thực hiện hoặc không thực hiện.

Nhà trường chưa sử dụng đồng bộ thường xuyên giữa các hình thức thực hiện kiểm tra đánh giá HĐBD cho đội ngũ GVCN lớp.

Trong khâu lập kế hoạch cho HĐBD đội ngũ GVCN lớp, hiệu trưởng còn phân vân khi đề ra kế hoạch bồi dưỡng cho GVCN. Có thể thấy nhà trường quan tâm chưa nhiều ở một số mặt như: khảo sát, phân tích nhu cầu GVCN; lập quy hoạch bồi dưỡng GVCN; hướng dẫn GVCN xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng. CBQL còn lúng túng trong việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN (rút ra kết luận từ ý kiến của CBQL và GV), việc sắp xếp thời gian cho HĐBD chưa thật sự hiệu quả.

Trong công tác tổ chức, việc tổ chức các HĐBD còn mang tính hình thức, chưa thật sự đi vào chiều sâu. Cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nên HĐBD tại chỗ, GVCN tự bồi dưỡng ít thường xuyên. Phần lớn nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN thực hiện theo kế hoạch bồi dưỡng ở cấp cấp trường một năm một đến hai lần, hiệu quả đạt mức trung bình.

Trong công tác chỉ đạo, mặc dù GVCN có nhận được sự chỉ đạo thường xuyên trong công tác bồi dưỡng nhưng hiệu quả chưa cao do Hiệu trưởng chỉ đạo chưa chặt chẽ công tác tổ chức HĐBD đội ngũ GVCN lớp nên chưa phát huy hết tính tích cực tham gia bồi dưỡng của họ. Sự đôn đốc, giám sát, phát hiện và điều chỉnh việc thực hiện các HĐBD; sự chỉ đạo các bộ phận quản lí cơ sở vật chất – kỹ thuật tạo điều kiện cho HĐBD còn chưa hiệu quả.

2.5.3. Nguyên nhân thực trạng‌

Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, tác giả đã khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả quản lí, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.16. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐBD đội ngũ GVCN lớp và quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp


S

TT


Nội dung

CBQL và GV

Đ

TB

Đ

LC


ạng

H


Yếu tố chủ quan

1

HT chưa đầu tư tài liệu và nguồn kinh phí

cho HĐBD đội ngũ GVCN lớp


,66

2


,64

0

1

2

Sự thiếu nhiệt tình của đội ngũ GVCN lớp

trong việc bồi dưỡng


,52

2


,80

0

2

3

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ

năng sư phạm của đội ngũ GVCN còn thấp


,40

2


,83

0

3


Yếu tố khách quan





1

Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội

ngũ GVCN lớp chưa tương xứng với công việc mà GVCN phải làm


,84


2


,81


0


1

2

Việc xây dựng kế hoạch chưa sát với nhu

cầu bồi dưỡng của GVCN


,58

2


,69

0

3

3

Nội dung, phương pháp và hình thức tổ

chức HĐBD đội ngũ GVCN lớp chưa đa dạng


,61

2


,63

0

2

4

Các tài liệu liên quan đến công tác chủ

nhiệm còn hạn hẹp


,47

2


,64

0

4

Điểm trung bình chung


,47

2



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long - 11


Qua bảng 2.16, cho thấy:

Xét về mặt khó khăn, CBQL và GV cho rằng, các yếu tố trên có ảnh hưởng ít cho các HĐBD đội ngũ GVCN lớp (ĐTBC: 2,47). Cụ thể:

- Sự ảnh hưởng của yếu tố chủ quan:

+ Yếu tố “Cán bộ quản lí chưa đầu tư tài liệu và nguồn kinh phí cho HĐBD đội ngũ GVCN lớp” là yếu tố có mức ảnh hưởng nhiều nhất (ĐTB: 2,66; ĐLC: 0,64) với sự đồng thuận đánh giá của 63,1% CBQL và GV.


+ Tiếp theo yếu tố được CBQL và GV đánh giá ảnh hưởng nhiều thứ hai đến quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp với 52,3% là Sự thiếu nhiệt tình của đội ngũ GVCN lớp trong việc bồi dưỡng” (ĐTB: 2,52; ĐLC: 0,80).

+ “Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm của đội ngũ GVCN còn thấp” không có ảnh hưởng nhiều (ĐTB: 2,40; ĐLC: 0,83). Có 52,3% CBQL và GV cho rằng việc yếu về trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm của GVCN ít ảnh hưởng đến chất lượng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp.

- Sự ảnh hưởng của yếu tố khách quan:

+ Có 64,6% CBQL và GV đánh giá yếu tố: Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ GVCN lớp chưa tương xứng với công việc mà GVCN phải làm là yếu tố khách quan có ảnh hưởng nhiều nhất đến HĐBD này (ĐTB: 2,84; ĐLC: 0,81). Kết quả phỏng vấn GVCN 2 cho biết “Công tác khen thưởng phải được làm thường xuyên nhằm động viên khuyến khích đội ngũ GVCN lớp làm tốt hơn, đáp ứng kỷ cương trách nhiệm của nhà giáo. Ngược lại, thiếu chính sách đãi ngộ với công việc mà GVCN phải làm sẽ thiếu đi động lực khuyến khích thúc đẩy sự nhiệt tình của GVCN trong HĐBD”.

+ “Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức HĐBD đội ngũ GVCN lớp chưa đa dạng” là yếu tố khách quan có ảnh hưởng xếp hạng thứ 2 đối với HĐBD đội ngũ GVCN lớp (ĐTB: 2,61; ĐLC: 0,63). Mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp cũng được 59,2% khách thể khảo sát đánh giá là ảnh hưởng nhiều.

+ “Việc xây dựng kế hoạch chưa sát với nhu cầu bồi dưỡng của GVCN” cũng có ảnh hưởng không ít đến HĐBD đội ngũ GVCN lớp (ĐTB: 2,58; ĐLC: 0,69). Yếu tố này cũng được 51,5% GVvà CBQL đánh giá là có ảnh hưởng nhiều đến thực trạng quản lí HĐBD cho GVCN của đơn vị.

+ Trái với 3 yếu tố khách quan nêu trên, có 53,0% CBQL và GV nhận định rằng yếu tố “Các tài liệu liên quan đến công tác chủ nhiệm còn hạn hẹp” có ảnh hưởng ít đến thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp (ĐTB:2,47; ĐLC: 0,64).

Tóm lại, từ kết quả của hai nhóm yếu tố chủ quan và khách quan, chúng tôi thu được những đánh giá khá chính xác về mức độ ảnh hưởng của hai nhóm này đến thực

75


trạng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp: Yếu tố nhận thức của con người và sự áp dụng, tuân thủ các qui chế quản lí của Nhà nước ảnh hưởng nhiều đến quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp. Vì vậy, để công tác quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp tốt hơn, các chủ thể quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp cần chú ý trước hết phải tác động đến nhận thức của con người sao cho tất cả mọi đối tượng tham gia HĐBD đội ngũ GVCN lớp đều có nhận thức và am hiểu thấu đáo về vai trò, nhiệm vụ cần thực hiện. Ngoài ra, khi thiết lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch, HT cần lưu ý đến nhu cầu của GVCN.


Kết luận chương 2‌

Tóm lại, bằng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: điều tra bằng bảng hỏi, quan sát và phỏng vấn trao đổi với các GV có làm công tác chủ nhiệm và CBQL tại 02 trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, người nghiên cứu đã đưa ra được bức tranh chung về thực trạng HĐBD đội ngũ GVCN lớp và thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, cho thấy:

- CBQL và GV đều nhận thức được tầm quan trọng của HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT.

- Đa số CBQL và GV thống nhất được mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp thực hiện.

- Hầu hết các trường THPT ở trong thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đều xây dựng được kế hoạch chương trình HĐBD đội ngũ GVCN lớp ngay từ đầu năm học, có quan tâm đến việc chỉ đạo tổ chức thực hiện, và kiểm tra đánh giá hoạt động này một cách có hiệu quả.

Tuy nhiên, việc tự bồi dưỡng của đội ngũ GVCN vẫn chưa được thường xuyên, chưa thực hiện đúng kế hoạch; chương trình HĐBD đội ngũ GVCN lớp của các nhà quản lí trường học ở một số trường còn mang tính hình thức. Việc tổ chức, chỉ đạo


thực hiện HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT được các cán bộ quản lí trường học quan tâm thường xuyên trong việc hướng dẫn quy trình tổ chức HĐBD đội ngũ GVCN lớp, xây dựng được lực lượng tham gia công tác này, thống nhất được mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp thực hiện cho HĐBD đội ngũ GVCN lớp. Song, việc tổ chức chuyên đề, giao lưu, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị trường học còn ít và còn bị lệ thuộc nhiều vào điều kiện thực tế chung của từng đơn vị. Ngoài ra, việc đưa nội dung bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp lồng vào sinh hoạt tổ chuyên môn ở các trường THPT chưa thực sự thường xuyên. Hiệu trưởng còn phân vân vấn đề này vì đa số các tổ dành nhiều thời gian cho công tác chuyên môn. Khâu kiểm tra, đánh giá HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT tuy đã cụ thể hóa được qui định các tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá một cách thường xuyên và theo định kỳ, chú trọng đến đánh giá của giáo viên tham gia HĐBD đội nhưng có lúc việc phối hợp các phương pháp đánh giá hoạt động này chưa phát huy hiệu quả, vẫn còn tư tưởng xem nhẹ HĐBD đội ngũ GVCN lớp so với hoạt động chuyên môn. Vấn đề huy động, sử dụng phương tiện, cơ sở vật chất, các nguồn lực cho việc tổ chức HĐBD đội ngũ GVCN lớp cũng được các nhà quản lí trường học quan tâm nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả, kết quả huy động nguồn kinh phí dành cho hoạt động này còn hạn chế, việc bố trí thời gian HĐBD đội ngũ GVCN lớp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thực tế của từng trường, nhất là áp lực nặng nề về phân phối chương trình và chất lượng giảng dạy ở các bộ môn văn hóa khác. Thêm vào đó, kinh phí dành cho chế độ khen thưởng GVCN ở các trường THPT còn hạn hẹp, thiếu những chính sách dành cho người dạy, người học về công tác chủ nhiệm... Đội ngũ cốt cán làm công tác tập huấn chuyên sâu về vấn đề công tác chủ nhiệm ở các trường trong thị xã rất hạn chế, thường giao cho GVCN hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chủ nhiệm tập huấn nên không có chiều sâu, không bài bản, hiệu quả thấp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/08/2023