Thực Hành Quyền Công Tố Và Kiểm Sát Việc Tuân Theo Pháp Luật Trong Việc Xét Xử Các Vụ Án Hình Sự

Nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động khởi tố điều tra các vụ án hình sự, bao gồm:

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

- Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra.

- Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết.

- Kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra.

- Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, cán bộ điều tra; xử lý nghiêm minh Điều tra viên, cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng.

- Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. [22, Điều 15]

1.2.2.3. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Căn cứ Điều 4 Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự bắt đầu từ khi Viện kiểm sát chuyển bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn cùng hồ sơ vụ án đến Tòa án để xét xử và kết thúc khi bản án, quyết

định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị hoặc không bị yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội - 6

Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử các vụ án hình sự Viện kiểm sát nhân dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa.

- Xét hỏi, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa.

- Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự của Tòa án.

- Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.

- Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

- Yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.

- Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

- Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị và nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát xét xử vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. [22, Điều 18, Điều 19]

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

1.3.1. Yếu tố quy định của pháp luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền trẻ em

Với mục tiêu xây dựng và phát triển Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì yêu cầu quy định về việc hoàn thiện quy định pháp luật tố tụng hình sự nói chung và pháp luật nói riêng là vô cùng cần thiết. Hoạt động này bảo đảm quyền trẻ em bằng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm việc tuân theo pháp luật của Cơ quan điều tra, Tòa án, người tham gia tố tụng khác.

Pháp luật nói chung, pháp luật hình sự và tố tụng hình sư nói riêng vừa là cơ sở pháp lý để các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng áp dụng nhằm bảo đảm quyền trẻ em, vừa là cơ sở để hạn chế lạm quyền, vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền trẻ em từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Đồng thời, nó còn là phương tiện để cơ quan, tổ chức được giao quyền kiểm sát, giám sát sử dụng để ngăn ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật, yêu cầu sửa chữa, khắc phục nhằm bảo đảm quyền trẻ em được thực thi đúng pháp luật.

Hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra và hoạt động xét xử vụ án hình sự là hoạt động chấp hành và áp dụng pháp luật để bảo vệ công lý, bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục nhưng thực tiễn cho thấy, không phải bao giờ hoạt động này cũng đúng pháp luật và bảo đảm được quyền trẻ em. Do đó, cần thiết phải có hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân vừa để bảo đảm cho pháp luật được chấp hành đúng, thống nhất, nghiêm minh vừa kịp thời vừa ngăn ngừa, hạn chế, loại trừ và sửa chữa được vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền trẻ em.

Hơn nưa, việc quy định riêng một chương về thủ tục tố tụng đặc biệt cho trẻ em trong Bộ luật Tố tụng Hình sự là thể hiện sự quan tâm, đảm bảo

của Nhà nước đối với các chủ thể trong mọi mặt của đời sống và trong quá trình tố tụng hình sự. Pháp luật tố tụng hình sự đã quy định cho người bị hại là trẻ em những quyền và lợi ích cụ thể, được pháp luật bảo vệ và đảm bảo thực hiện: quyền giữ bí mật đời tư, quyền được trợ giúp pháp lý,…Như vậy, thông qua các quy định của pháp luật và sự tương đồng nhất định với pháp luật quốc tế, Nhà nước ta thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến sự bảo đảm nhân quyền của công dân nói chung và của trẻ em nói riêng. Điều này thể hiện một thái độ chính trị tiến bộ, dân chủ, văn minh của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1.3.2. Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các quyền của trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục

Viện kiểm sát nhân dân luôn tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra và tăng cường các biện pháp phòng chống oan, sai đối với tất cả các vụ án hình sự, trong từng giai đoạn tố tụng, kiểm sát viên phối hợp với điều tra viên hoặc tự mình tiến hành lấy lời khai bị hại , hỏi cung đối với từng bị can. Đồng thời luôn chủ động, tích cực đảm bảo 100% các vụ án mới khởi tố đều đề ra yêu cầu điều tra, để điều tra viên tiến hành các hoạt động điều tra đúng trọng tâm, vừa đảm bảo chất lượng và thời hạn, từ đó các hoạt động điều tra vụ án đã đạt được kết quả đáng kể, không xảy ra oan sai và bỏ lọt tội phạm. Đối với hoạt động xét xử Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử là bảo đảm cho Tòa án xét xử có căn cứ và hợp pháp trong mỗi quyết định hoặc bản án đưa ra thi hành không gặp trở ngại khi chỉ thoả mãn tính có căn cứ nhưng lại vi phạm pháp luật về thủ tục tố tụng và ngược lại. Tất cả các phiên toà xét xử đều phải có mặt Kiểm sát viên vừa thực hiện chức năng công tố vừa thực hiện chức

năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử hình sự. Viện kiểm sát khi kiểm sát chỉ có quyền yêu cầu, kiến nghị hoặc kháng nghị, cho nên Viện kiểm sát không can thiệp được hoạt động xét xử mà chỉ phát hiện vi phạm để Tòa án xem xét sửa chữa, khắc phục. Hoạt động kiểm sát có vai trò rất quan trọng để Tòa án cùng cấp hoặc cấp dưới khắc phục, sửa chữa kịp thời thiếu sót, vi phạm pháp luật, qua đó quyền con người được bảo đảm. Đồng thời qua các kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát mà Tòa án cấp trên, các cơ quan giám sát khác có thể nắm được những hạn chế trong xét xử, để có giải pháp khắc phục.

Hai hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp không tách rời nhau mà luôn đi đôi để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc phát hiện vi phạm, ngăn ngừa được vi phạm pháp luật, bảo đảm quyền trẻ em, tránh hiện tượng lạm dụng quyền lực của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như người tiến hành tố tụng.

1.3.3. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức và cơ sở vật chất trong hoạt động tố tụng hình sự nhằm bảo đảm quyền trẻ em nói chung và trong các vụ án xâm hại tình dục nói riêng

Môi trường làm việc, trình độ năng lực của các Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, cơ sở vật chất là những yếu tố căn bản trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân nhằm bảo đảm quyền trẻ em trong lĩnh vực này. Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của Kiểm sát viên, cán bộ, công chức giúp việc cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của VKSND cấp tỉnh trong lĩnh vực này nói riêng và thi hành pháp luật nói chung. Thực tế cho thấy không ít cơ quan, tổ chức, đơn vị có môi trường làm việc, năng lực trình độ của các cán bộ, công chức chưa tốt dẫn đến những hậu quả có thể nhìn thấy được như: Chất lượng, hiệu quả làm việc

kém; mất đoàn kết; thậm chí cán bộ, công chức có trình độ, năng lực xin thôi việc hoặc chuyển công tác… Để xây dựng một môi trường làm việc tốt, mỗi Viện kiểm sát nhân dân cần phải xác định đây là nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên từng lĩnh vực nói chung và trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhằm bảo đảm cho hoạt động tố tụng hình sự nhằm bảo vệ quyền con người, quyền trẻ em.

Việc bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất như phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính… và các máy móc kỹ thuật hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tùy theo điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị để trang bị cho cán bộ, công chức nhưng phải đảm bảo các yếu tố của một cơ quan, công sở. Ngoài ra, cần thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn của mỗi chức danh, ngạch, bậc cán bộ, công chức Kiểm sát viên. Quá trình xây dựng môi trường làm việc cũng như nâng cao chất lượng trình độ cho các cán bộ, công chức làm công tác trong lĩnh vực này là một trong những nội dung, nhiệm vụ hàng đầu mà cơ quan, tổ chức hay đơn vị phải quan tâm thực hiện, đáp ứng với yêu cầu công việc, nhiệm vụ đã được đề ra.

Tiểu kết chương 1


Qua chương 1 của luận văn, chúng ta có thể thấy, Nhà nước và Đảng đặt vấn đề bảo đảm quyền trẻ bị xâm hại vào một trong những mục tiêu quan trọng. Việc bảo đảm quyền trẻ em là nhu cầu tất yếu của xã hội. Trong các hoạt động bảo đảm quyền trẻ em thì bảo đảm bằng pháp luật của Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng. Theo đó, bằng việc ban hành pháp luật và thực thi pháp luật, Nhà nước sẽ tiến hành các phương thức bảo đảm quyền trẻ em đầy đủ.

Việc Hiến pháp 2013 và Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 trao cho Viện kiểm sát nhân dân chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong đó có hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết các vụ án xâm hại tình dục góp phần quan trọng vào việc bảo đảm quyền trẻ em. Thông qua việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân bảo vệ quyền con người, quyền trẻ em, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Việc bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được thực hiện thông qua các hoạt động như: đảm bảo quyền trẻ em trong giai đoạn tin báo, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở lý luận để tác giả tập trung phân tích thực trạng vấn đề đảm bảo quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội.

Chương 2

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TRẺ EM TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM HẠI TÌNH DỤC TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI‌

2.1. Khái quát về Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 01/QĐ ngày 31/12/1960 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố; nhằm đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất trên địa bàn Thủ đô. Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội khoá XII, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất Viện kiểm sát nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội (cũ) và Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Hà Tây, Viện kiểm sát nhân dân huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi hợp nhất, Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân thành phố đã kịp thời ổn định tổ chức, sắp xếp trụ sở, bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất; bổ sung và hoàn thiện hệ thống các quy chế hoạt động quản lý, quy chế nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, đảm bảo thống nhất trong hai cấp kiểm sát thành phố [43].

Kế thừa và phát huy những thành quả và kinh nghiệm hoạt động của Viện công tố trong cách mạng dân tộc, dân chủ, kể từ khi thành lập đến nay, được sự quan tâm lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân tối cao, Thành uỷ Hà Nội, sự giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố, sự giúp đỡ của các cấp uỷ Đảng, Ủy ban nhân dân, các sở, ban, ngành thành phố, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan nội chính và sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân Thủ đô, Viện kiểm sát nhân dân thành phố đã không ngừng được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/02/2023