giải quyết dứt điểm các vụ án có tính chất phức tạp, vướng mắc về chứng cứ, tội danh.
Viện kiểm sát nhân dân thành phố xác định, đơn vị phải tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra và coi đây là một nội dung quan trọng, có tính quyết định đến chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử. Vì thế, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã chủ động thực hiện xây dựng Kế hoạch, Chương trình công tác, yêu cầu tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, đề ra các biện pháp cụ thể để gắn chặt hơn công tố với hoạt động điều tra ngay từ khi giải quyết tố giác tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình điều tra, truy tố để bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội, và luôn chú trọng tới đảm bảo quyền trẻ em không bị xâm phạm trong quá trình tố tụng. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã chú trọng phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm, thiếu sót trong hoạt động điều tra, trong đó đã ban hành nhiều kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm và kiến nghị phòng ngừa trong hoạt động điều tra.
Trong giai đoạn này, để đảm bảo quyền cho trẻ em cũng như tạo tâm lý thoải mái nhất cho các em, Kiểm sát viên luôn phải chú trọng thực hiện các công tác sau: khi lấy lời khai của các em, phải thông báo cho người đại diện hoặc người bảo vệ quyền lợi ích của nạn nhân về thời gian, địa điểm lấy lời khai và đối với các vụ án xâm hại tình dục trẻ em thì việc lấy lời khai có thể diễn ra tại nhà riêng hoặc cơ sở chăm sóc trẻ em theo đúng quy định của pháp luật. Việc lấy lời khai phải theo đúng trình tự, thủ tục, thời gian, bảo đảm sự tham gia của người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi theo quy định tại Điều 183, Điều 421, các điều luật khác có liên quan của Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch số
03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/01/2018 hướng
dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Khi tiến hành lấy lời khai, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức của họ; xem xét áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất thời gian, số lượng lần lấy lời khai và số lần bị can tiếp xúc với bị hại phải tạm dừng ngay việc lấy lời khai khi thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng khai báo chính xác, đầy đủ. Ngoài ra, qua quá trình kiểm sát hoạt động điều tra, nếu phát hiện thấy có các hành vi thực hiện không đầy đủ, không đúng hoặc thâm chí xâm phạm tới các quyền của trẻ em thì Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội sẽ ban hành kiến nghị yêu cầu khắc phục tình trạng đó..
Ngoài ra, những vụ án điểm, được dư luận đặc biệt quan tâm Vện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã phối hợp với Cơ quan điều tra, Tòa án giải quyết nhanh chóng kịp thời như:
1. Vụ Nguyễn Trọng Trình bị truy tố về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi
*Nội dung vụ án: Khoảng 11h30 phút ngày 24/2/2019, Nguyễn Trọng Trình điều khiển xe máy nhãn hiệu Yamaha Taurus (không đeo biển kiểm soát) đi từ thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ theo đường tỉnh lộ 419 để về nhà ở thôn Lưu Xá, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Khi đi đến đoạn đường thuộc thôn Bài Trượng, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ thì Trình thấy cháu V.N.Q (sinh ngày 04/9/2009) đang đi bộ ở ven đường cùng chiều phía trước. Trình đã nảy sinh ý định hiếp dâm cháu Q nên đã tiếp cận, giả là người quen của bố cháu Q, bảo cháu Q lên xe để chở về. Sau đó, Trình đã đưa cháu Q đến vườn chuối của gia đình ông Lê Tất Nghinh ở thôn
Bài Trượng, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ. Tại đây, Trình đã dùng vũ lực bóp miệng, bẻ tay cháu Q, đưa ngón tay vào âm hộ của cháu Q, bắt cháu Q phải cầm dương vật của Trình; sau đó đưa dương vật vào âm hộ của cháu Q để thực hiện hành vi giao cấu với cháu Q. Khi thấy cháu Quỳnh bị thương tích vùng mặt, tay, âm hộ và la khóc, Trình sợ bị mọi người phát hiện nên đã bỏ mặc cháu Q tại vườn chuối rồi lấy xe máy bỏ về. Cháu Q bị thương tích nặng, gắng sức đi được ra ngoài đường thì được chị Bùi Thị Tuyên phát hiện đưa về nhà. Hậu quả hành vi của Nguyễn Trọng Trình đã làm cháu V.N.Q bị thương tích gãy răng số 3, gãy 1/3 xương quay tay phải, bị tổn thương tại nhiều vị trí ở vùng kín; tỷ lệ tổn hại sức khỏe là 09%.
*Quá trình giải quyết:
- Ngày 25/02/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Chương Mỹ quyết định tạm giữ đối với Nguyễn Trọng Trình về hành vi Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.
- Ngày 06/3/2019, Cơ quan CSĐT Công an huyện Chương Mỹ ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự (số 59) và Quyết định khởi tố bị can (số
132) đối với Nguyễn Trọng Trình về tội Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự; đồng thời có công văn đề nghị Viện kiểm sát nhân dân huyện Chương Mỹ hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giữ đối với Nguyễn Trọng Trình (lý do: bị can phạm tội ít nghiêm trọng, có nơi cư trú rõ ràng).
- Ngày 06/3/2019, Viện kiểm sát nhân dân huyện Chương Mỹ đã ban hành Quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Chương Mỹ đối với Nguyễn Trọng Trình về tội Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự; đồng thời ban hành Quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giữ đối với Nguyễn Trọng Trình.
- Ngày 19/3/2019, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 686/VKS-P2, yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân huyện Chương Mỹ phối hợp ngay với Cơ quan CSĐT Công an huyện Chương Mỹ thực hiện việc bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Trọng Trình; đồng thời yêu cầu ra quyết định chuyển vụ án đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội để điều tra theo thẩm quyền.
- Ngày 19/3/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Chương Mỹ đã ban hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Trọng Trình về tội tội Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự. Cùng ngày, Viện kiểm sát nhân dân huyện Chương Mỹ đã ban hành Quyết định (số 03) phê chuẩn Lệnh trên của Cơ quan điều tra; đồng thời ban hành Quyết định (số 02) chuyển vụ án đến Cơ quan Cảnh sát điều trà Công an thành phố Hà Nội để điều tra.
- Ngày 19/3/2019, sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội tiếp nhận hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 274 yêu cầu Cơ quan CSĐT Công an thành phố Hà Nội ra Quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự và thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Trọng Trình từ tội Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 146 Bộ luật Hình sự, sang tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 142 Bộ luật Hình sự.
- Ngày 22/3/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội ra Quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự (số 05) và Quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can (số 09) đối với Nguyễn Trọng Trình từ tội Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, sang tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã phê chuẩn quyết định trên của Cơ quan điều tra.
- Ngày 12/6/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội kết luận điều tra số 202 đề nghị truy tố đối với Nguyễn Trọng Trình về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
- Ngày 10/7/2019 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Trọng Trình về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi, theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 142 Bộ luật Hình sự.
*Kết quả giải quyết: Ngày 10/9/2019, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử tuyên phạt Nguyễn Trọng Trình tù chung thân về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
2. Vụ Cao Mạnh Hùng phạm tội Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.
*Nội dung vụ án: Khoảng 19h30 phút ngày 08/01/2017, tại khu vực nghách 250/41/31 Tân Mai, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà nội. Khi cháu T.Y.N (sinh ngày 27/12/2008) đang chơi cùng các bạn, thì 02 lần bị Cao Mạnh Hùng (sinh năm 1983; đăng ký HKTT tại tổ 3, thị trấn Đông Hưng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình; hiện ở số nhà 41, nghách 250/41, phố Tân Mai, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đến bế cháu N lên đi vào trong ngách 250/41/31 dùng tay sờ vào bộ phận sinh dục của cháu N. Lúc đó có cháu N.K.L và cháu N.M.Q nhìn thấy Hùng bế cháu N đi và cháu N kêu cứu nên đi theo L nhặt guốc của Nrơi. Cháu Q cầm chổi đánh vào lưng Hùng. Khi Hùng bế cháu N, cháu Quân đã đi sát theo Hùng vào trong nghách 250/41/31 Tân Mai và thấy Hùng luồn tay vào bên trong quần của cháu N sờ vào bộ phận sinh dục của cháu N, cháu N tiếp tục giãy dụa và kêu: “Thả cháu ra", thấy vậy cháu Q đã lấy đôi dép đang đi ở chân đánh vào tay, vào lưng của Hùng và nói: “Thả bạn cháu ra". Khi đó Hùng mới thả cháu N ra.
*Quá trình giải quyết:
- Ngày 13/3/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội Dâm ô đối với trẻ em quy định tại Điều 116 của Bộ luật Hình sự.
- Ngày 16/3/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội quyết định khởi tố bị can đối với Cao Mạnh Hùng về tội Dâm ô đối với trẻ em quy định tại Điều 116 của Bộ luật Hình sự.
- Ngày 18/5/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội kết thúc điều tra đề nghị truy tố đối với Cao Mạnh Hùng về tội Dâm ô đối với trẻ em quy định tại Điều 116 của Bộ luật Hình sự.
- Ngày 07/9/2017, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Cáo trạng truy tố đối với Cao Mạnh Hùng về tội Dâm ô đối với trẻ em theo quy định tại khoản 1 Điều 116 Bộ luật Hình sự.
* Kết quả giải quyết: Ngày 29/9/2017, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử tuyên phạt Cao Mạnh Hùng 02 năm tù về tội Dâm ô đối với trẻ em.
(Nguồn Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội)
2.2.3. Về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án xâm hại tình dục trẻ em
Bảng 2.3. Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2015 đến 2020:
Tổng số thụ lý | Tổng số đã giải quyết | Số đã xét xử | Số tạm đình chỉ | Số đình chỉ | Tỷ lệ giải quyết (%) | ||||||
Vụ | Bị cáo | Vụ | Bị cáo | Vụ | Bị cáo | Vụ | Bị cáo | Vụ | Bị cáo | ||
2015 | 61 | 68 | 53 | 60 | 53 | 60 | 87% | ||||
2016 | 53 | 55 | 49 | 51 | 49 | 51 | 92% | ||||
2017 | 53 | 64 | 44 | 55 | 44 | 55 | 83% | ||||
2018 | 63 | 70 | 56 | 62 | 56 | 62 | 89% | ||||
2019 | 63 | 65 | 56 | 58 | 56 | 58 | 89% | ||||
2020 | 87 | 94 | 66 | 71 | 66 | 71 | 76% |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Tỉnh Trong Bảo Đảm Quyền Trẻ Em Trong Các Vụ Án Xâm Hại Tình Dục
- Thực Hành Quyền Công Tố Và Kiểm Sát Việc Tuân Theo Pháp Luật Trong Việc Xét Xử Các Vụ Án Hình Sự
- Cơ Cấu Tổ Chức Viện Kiểm Sát Nhân Dân Thành Phố Hà Nội
- Đánh Giá Chung Về Công Tác Bảo Đảm Quyền Trẻ Em Trong Các Vụ Án Xâm Hại Tình Dục Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Thành Phố Hà Nội
- Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Và Quy Chế Phù Hợp Với Thực Tiễn
- Hướng Dẫn, Ban Hành Quy Chế Phối Hợp Giữa Các Cơ Quan Tiến Hành Tố Tụng
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
(Nguồn: Văn phòng Tổng hợp – VKSND thành phố Hà Nội)
Bảng số liệu trên được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Số vụ án xét xử Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý và giải quyết giai đoạn 2015 – 2020
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số vụ án thụ lý Số vụ án đã giải quyết
Hàng năm, số vụ án và số bị cáo đưa ra xét xử sơ thẩm ở mức cao, việc xét xử nhìn chung đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp đã đề ra. Mặc dù số lượng án không tăng nhiều, nhưng tính chất ngày càng phức tạp. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã chú trọng tập trung nhân lực cho việc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc xét xử. Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự đều hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền trẻ em dưới bốn khía cạnh sau: Thứ nhất, đó là đảm bảo việc Tòa án tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự; Thứ hai, kiểm sát hoạt động xét xử của Hội đồng xét xử có tuân thủ đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Hình sự Việt Nam không; Thứ ba, các quyền của bị hại và những người tham gia tố tụng khác có được đảm bảo hay không; Thứ tư, nếu có vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền trẻ em, Viện kiểm sát nhân dân thông qua hoạt động kiểm sát sẽ ban hành kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án. Do đó, chất lượng công tác kiểm sát xét xử được
nâng lên rõ rệt, hiện tượng tòa án đưa vụ án ra xét xử quá hạn luật định được hạn chế tối đa, việc chấp hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự trước, trong và sau phiên tòa được đảm bảo.
Qua đó, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án xâm hại tình dục đảm bảo quyền trẻ em như: phải mở phiên tòa đúng thời hạn luật định, thời gian, địa điểm mở phiên tòa xét xử đảm bảo được các quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, việc xét xử phải bình đẳng, công bằng, được cử người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người người bị hại là trẻ em theo quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày
29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng khách quan tại phiên tòa; được thực hiện việc xét xử kín nhưng công khai bản án theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 nhằm đảm bảo quyền được bảo vệ đời sống riêng tư của trẻ. Trong các vụ án xâm hại tình dục có bị hại là trẻ em, Hội đồng xét xử phải cách ly bị hại với bị cáo và trong suốt quá trình xét xử diễn biến về phiên tòa cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ được truyền qua hệ thống truyền hình trực tuyến có âm thanh hoặc được thực hiện bằng phương thức khác nhưng phải đảm bảo cho bị hại theo dõi đầy đủ diễn biến phiên tòa. Người đại diện hoặc người giám hộ, chuyện gia hoặc cán bộ tâm lý – xã hội, người làm công tác bảo hộ trẻ em phải có mặt ở phòng cách ly để hỗ trợ người bị hại tham gia phiên tòa… Hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử như trên góp phần đảm bảo pháp chế, bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, như đã đánh giá ở phần trên, chất lượng tranh tụng của các Kiểm sát viên tại các phiên tòa hình sự đã được nâng lên đáng kể. Thực hiện nhiệm vụ tranh luận đã được các kiểm sát viên hoàn thành tốt yêu cầu, góp phần cùng Tòa án làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, làm cho việc giải quyết các vụ án ngày càng có chất lượng tốt hơn, đảm bảo việc xét